Tải về bản PDFTải về bản PDF

Những người bị mắc bệnh ADHD (tăng động giảm chú ý) thường gặp khó khăn khi tập trung vào một việc nào đó. Tình trạng quá nhiều yếu tố kích thích sẽ gây ra sự phân tâm cao độ cho người bệnh[1] cũng như làm giảm khả năng tập trung của họ.[2] Có thể bạn vừa nhận ra rằng những khó khăn trước nay mình gặp phải đều có liên quan tới chẩn đoán về bệnh ADHD gần đây. Bước đầu tiên là bạn phải được chẩn đoán chứng bệnh này. Sau đó, hãy phát triển những chiến lược để giúp bản thân đối phó với những thử thách có khả năng xảy ra. Hãy can đảm và nắm lấy cơ hội thành công nếu bạn đã được chẩn đoán bị mắc chứng bệnh rối loạn này.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 9:

Chẩn đoán ADHD

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định liệu bạn có triệu chứng giảm chú ý của ADHD không.
    Để có đủ điều kiện chẩn đoán, bạn phải thể hiện ít nhất năm triệu chứng (đối với người trưởng thành) hoặc sáu triệu chứng (đối với trẻ em từ 16 tuổi trở xuống) trong nhiều hơn một môi trường trong ít nhất 6 tháng. Các triệu chứng phải không phù hợp với trình độ phát triển của người bệnh và gây ảnh hưởng tới công việc, giao tiếp xã hội và học tập. Các triệu chứng giảm chú ý của ADHD bao gồm: [3]
    • Gây ra những sai lầm vô thức, không chú ý tới chi tiết
    • Gặp khó khăn khi cần phải tập trung (trong khi làm việc hoặc vui chơi)
    • Có vẻ không chú ý khi người khác đang nói chuyện
    • Không hoàn tất chu đáo (bài tập, việc nhà, công việc); dễ bị phân tâm
    • Thiếu tổ chức
    • Né tránh những việc cần tới sự tập trung (như bài tập về nhà)
    • Không thể nhớ ra nơi cất hoặc luôn làm mất chìa khoá, kính, giấy tờ, dụng cụ, v.v...
    • Dễ bị phân tâm
    • Hay quên
    • Gặp khó khăn khi cần xác định cá tính hoặc những điều mình thích nhất
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định xem bạn có triệu chứng tăng động/bồng bột của ADHD không.
    Một số triệu chứng phải nằm ở mức độ “phiền toái” thì mới được tính đến khi chẩn đoán. Hãy ghi lại nếu bạn có ít nhất năm triệu chứng (đối với người trưởng thành) hoặc 6 triệu chứng (đối với trẻ em dưới 16 tuổi) trong nhiều hơn một môi trường trong ít nhất 6 tháng. [4]
    • Ngồi không yên, tay chân thường ngọ ngoạy
    • Cảm giác bồn chồn
    • Gặp khó khăn khi phải chơi hoặc thực hiện những hoạt động cần tới sự yên lặng
    • Di chuyển hoặc hành động như “bị gắn động cơ”
    • Nói nhiều quá mức
    • Buột miệng nói ngay cả khi người khác chưa hỏi xong
    • Gặp khó khăn khi phải chờ tới lượt
    • Hay ngắt lời người khác, thường xen vào các cuộc trò chuyện hoặc trò chơi
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá xem liệu bạn có mắc chứng ADHD dạng phối hợp không.
    Vài người mắc chứng ADHD có biểu hiện đồng thời các triệu chứng từ cả hai nhóm tăng động và giảm chú ý. Nếu bạn có năm triệu chứng (đối với người lớn) hoặc sáu triệu chứng (đối với trẻ em từ 16 tuổi trở xuống) thuộc cả hai nhóm nói trên, có thể bạn bị mắc ADHD dạng phối hợp. [5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gặp bác sĩ chuyên khoa sức khoẻ tâm thần để được chẩn đoán.
    Khi xác định mức độ ADHD của mình, hãy tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính thức.
    • Bác sĩ cũng có thể xác định xem liệu còn cách giải thích nào khác cho những triệu chứng của bạn không, hoặc có thể quy chúng cho một chứng bệnh rối loạn tâm thần nào khác không.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi bác sĩ chuyên khoa tâm thần về những bệnh rối loạn khác.
    Bên cạnh ADHD, cứ 1 trong số 5 người mắc bệnh này còn được chẩn đoán là mắc kèm một chứng rối loạn nghiêm trọng khác (phổ biến nhất là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực). Một phần ba số trẻ em mắc ADHD còn bị rối loạn hành vi (rối loạn cư xử, rối loạn thách thức chống đối). [6] ADHD còn có xu hướng đi kèm với tình trạng kém tiếp thu và lo âu.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 9:

Xây dựng các chiến lược đối phó về mặt cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phương pháp tự cách ly.
    Nhận ra khi nào bạn cảm thấy quá tải hoặc quá kích thích. Rời khỏi những tình huống đó khi bạn cần nghỉ ngơi. Tìm một nơi để có thể dành thời gian giải toả.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chuẩn bị cho những lúc tâm trạng thay đổi.
    Có thể tâm trạng của bạn sẽ thay đổi rất nhanh khi mắc ADHD. Nắm được những việc cần làm và cách để đối phó với tâm trạng thay đổi sẽ giúp bạn vượt qua dễ dàng hơn. Hãy tìm một hoạt động để thu hút sự chú ý của bạn khỏi tâm trạng xấu, ví dụ như đọc sách hoặc trò chuyện với bạn bè.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng cam kết làm những việc vượt quá khả năng.
    Người mắc ADHD thường hay cam kết quá khả năng của mình. Sự cam kết đó sẽ trở nên quá tải đối với họ. Hãy học cách từ chối. Ví dụ, nếu bạn được đề nghị tham gia vào buổi đi dã ngoại của con, hãy từ chối hoàn toàn hoặc ngỏ ý tham gia trong 1 tiếng hay vì 3 tiếng.[10]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử chơi trò nhập vai để chuẩn bị cho những tình huống mới.
    Người mắc ADHD thường cảm thấy lo lắng khi gặp phải các tình huống xa lạ. Để làm giảm sự lo âu và giúp mình làm quen với sự kiện sắp tới, chơi trò chơi nhập vai có thể hướng dẫn bạn những cách phản ứng phù hợp.[11]
    • Chiến lược này đặc biệt hữu ích để bạn chuẩn bị tinh thần gặp gỡ những người mới, xử lí mâu thuẫn với bạn bè hoặc phỏng vấn xin việc.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Biết chắc thời điểm bạn có thể xử lí mọi việc tốt nhất.
    Có thể bạn sẽ giải quyết được các tình huống tốt hơn tuỳ thuộc vào thời điểm trong ngày. Ví dụ, vài người mắc ADHD có thể làm việc tốt hơn vào buổi chiều, trong khi những người khác có thể giải quyết các tình huống căng thẳng tốt nhất vào buổi sáng.[12]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ.
    Người mắc chứng ADHD cần phải hiểu cách để nhận ra và giảm thiểu sự căng thẳng và bối rối trước khi bị mất kiểm soát và trở nên lo âu, trầm cảm hoặc thậm chí là nghiện ngập các chất kích thích. Hãy lên danh sách những người mà bạn có thể gọi để nhờ giúp đỡ khi cần vượt qua tình huống khó khăn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 9:

Sống có tổ chức

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng thời gian biểu hàng ngày.
    Thói quen sống có tổ chức và quy củ sẽ giúp bạn thực hiện tốt các hoạt động và công việc trong ngày. Hãy mua một cuốn sổ đủ rộng để có thể ghi chú hàng ngày.[13]
    • Trước khi đi ngủ, hãy xem lịch làm việc cho ngày hôm sau. Nhờ đó, bạn sẽ biết trước điều gì sắp đến và cần phải làm gì để hoàn thành công việc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chia nhỏ những công việc lớn.
    Nghĩ về một bức tranh toàn cảnh có thể khiến bạn cảm thấy quá sức. Hãy chia một công việc lớn thành những phần nhỏ dễ quản lí để có thể hoàn thành dễ dàng.[14]
    • Tạo danh sách những điều cần làm đối với mỗi công việc. Sau đó, viết các bước để hoàn thành toàn bộ công việc đó. Gạch đi những bước mà bạn đã làm xong.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dọn dẹp.
    Những thứ lộn xộn có thể làm tăng cảm giác bị quá tải và phân tâm. Hãy dọn bớt những đồ đạc trên mặt bàn và kệ sách. [15]
    • Xoá hết thư rác ngay lập tức và ngừng đăng ký theo dõi các loại quảng cáo mua sắm hay ưu đãi thẻ tín dụng.[16]
    • Đăng ký nhận sao kê tài khoản trực tuyến thay vì nhận bản in trên giấy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dành những chỗ cố định cho những đồ vật quan trọng.
    Bạn có thể cảm thấy quá tải nếu thường xuyên phải đi tìm chìa khoá hoặc ví tiền. Hãy chọn một vị trí cố định dành cho chìa khoá, ví dụ như treo bên cạnh cửa ra vào.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 9:

Tim kiếm sự hỗ trợ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi gặp chuyên gia về sức khoẻ tâm lý.
    Người trưởng thành bị mắc ADHD thường sẽ nhận được nhiều lợi ích từ các biện pháp trị liệu tâm lý.[17] Cách điều trị này giúp người bệnh chấp nhận bản thân, đồng thời giúp họ cải thiện tình trạng của mình.
    • Liệu pháp nhận thức-hành vi hướng trực tiếp tới bệnh ADHD rất hiệu quả đối với nhiều bệnh nhân. Liệu pháp này xác định một số vấn đề cốt lõi được gây ra bởi ADHD như khả năng quản lý thời gian và sống có tổ chức.[18]
    • Bạn cũng có thể đề nghị người thân trong gia đình tới gặp bác sĩ trị liệu. Việc trị liệu cũng cho phép người thân trong gia đình giải toả sự bối rối của mình một cách lành mạnh và xác định các vấn đề dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham gia một nhóm hỗ trợ.
    Rất nhiều tổ chức hỗ trợ các cá nhân và kết nối giữa các thành viên để họ có thể gặp gỡ trực tuyến hoặc trực tiếp và chia sẻ mọi vấn đề cũng như giải pháp. Hãy tìm một nhóm hỗ trợ tại khu vực sinh sống của bạn trên mạng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm nguồn hỗ trợ trên mạng.
    Trên mạng có rất nhiều nơi cung cấp thông tin cũng như sự ủng hộ những người bị ADHD và gia đình của họ. Một số ví dụ bao gồm:
    • Hiệp hội về Chứng rối loạn giảm chú ý (ADDA) cung cấp thông tin thông qua trang web của họ, các sự kiện trực tuyến và bản tin. Họ còn cung cấp những hỗ trợ điện tử, hỗ trợ cá nhân trực tiếp và tổ chức hội thảo cho người trưởng thành bị mắc ADHD.
    • Tổ chức dành cho Trẻ em và Người trưởng thành bị Rối loạn tăng động giảm chú ý (CHADD) được thành lập vào năm 1987 và giờ đã có tới 12.000 hội viên. Họ cung cấp thông tin, đào tạo và ủng hộ những người mắc ADHD và những người quan tâm tới người bệnh.
    • Tạp chí ADDitude là nguồn tư liệu trực tuyến miễn phí cung cấp thông tin, chiến lược và hỗ trợ dành cho người trưởng thành và trẻ em mắc ADHD, cũng như phụ huynh của họ.
    • ADHD & You cung cấp nhiều nguồn tư liệu dành cho người trưởng thành mắc ADHD, phụ huynh có con mắc ADHD, giáo viên và bác sĩ chăm sóc người mắc ADHD. Trên đó có một mục các đoạn phim trực tuyến dành cho giáo viên và hướng dẫn các nhân viên trong trường cách ứng xử phù hợp hơn với sinh viên mắc ADHD.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nói chuyện với gia đình và bạn bè.
    Có thể bạn sẽ thấy việc tâm sự về ADHD với gia đình và bạn bè thân tín là việc có ích. Đó là những người mà bạn có thể gọi khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 9:

Dùng thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc.
    Có hai nhóm thuốc cơ bản để điều trị ADHD: nhóm thuốc kích thích (như methylphenidate và amphetamine) và nhóm thuốc không kích thích (như uanfacine và atomoxetine). [19] Tình trạng tăng động được điều trị thành công bằng thuốc kích thích do phần mạch não được kích thích là nơi chịu trách nhiệm kiểm soát tính bốc đồng và cải thiện sự tập trung.[20] Các loại thuốc kích thích (Ritalin, Concerta và Adderall) giúp điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh (norepinephrine và dopamine). [21]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm soát tác dụng phụ của nhóm thuốc kích thích.
    Thuốc kích thích thường có những tác dụng phụ phổ biến như làm giảm sự ngon miệng và khó ngủ. Các vấn đề về giấc ngủ có thể được cải thiện bằng cách giảm liều lượng thuốc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi về nhóm thuốc không kích thích.
    Các loại thuốc không kích thích có thể có hiệu quả hơn đối với một số bệnh nhân ADHD. Thuốc chống trầm cảm không kích thích thường được sử dụng để điều trị ADHD. Chúng giúp điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh (norepinephrine và dopamine).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hợp tác với bác sĩ để tìm ra loại thuốc và liều lượng phù hợp.
    Xác định đúng loại thuốc và kê đơn thuốc cụ thể là việc khá khó khăn vì mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với các loại thuốc khác nhau. Hãy làm việc cùng bác sĩ để tìm ra loại thuốc và liều lượng sử dụng phù hợp.
    • Ví dụ: nhiều loại thuốc có thể nằm ở dạng phóng thích kéo dài, nhờ đó, bạn không cần phải dùng thuốc khi đang ở trường hoặc công ty. [25] Một số người không muốn sử dụng thuốc thường xuyên mà chỉ muốn dùng khi cần. Trong những trường hợp đó, họ muốn sử dụng loại thuốc có tác dụng nhanh. Đối với trẻ lớn và người trưởng thành có đủ khả năng kiểm soát những khó khăn của bệnh ADHD, việc dùng thuốc có thể là không cần thiết, hoặc chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt như thi xét tuyển hoặc thi cuối kỳ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng hộp chứa thuốc.
    Vài bệnh nhân ADHD có thể gặp khó khăn khi phải nhớ lịch uống thuốc, hoặc họ có thể uống tới hai liều thuốc một ngày. Bằng việc dùng hộp thuốc chia liều theo tuần, bạn có thể đảm bảo việc mỗi ngày chỉ uống một liều thuốc.[26]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tới gặp bác sĩ định kỳ để đánh giá đơn thuốc.
    Tính hiệu quả của thuốc có thể thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố đó có thể là giai đoạn tăng trưởng, thay đổi hooc-môn, thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi cân nặng và gia tăng tính kháng thuốc. [27]
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 9:

Kiểm soát ADHD nhờ chế độ ăn uống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn thực phẩm chứa carb phức hợp để gia tăng mức serotonin.
    Người mắc ADHD thường có mức serotonin và dopamine thấp. Nhiều người đã thử thay đổi chế độ ăn uống để hạn chế sự suy giảm các chất trên ở một mức độ nhất định. Các chuyên gia khuyến nghị một chế độ ăn giàu carb phức hợp để gia tăng mức serotonin nhằm cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và khẩu vị. [28]
    • Hãy bỏ qua các thực phẩm chứa carb đơn (đường, mật ong, thạch, kẹo, soda, vân vân...) [29]) có thể khiến serotonin tăng vọt tạm thời. [30] Thay vào đó, hãy chọn carb phức hợp như ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, củ quả chứa tinh bột và các loại đậu. [31] Chúng có tác dụng “phóng thích chậm” năng lượng cho bạn. [32]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cải thiện sự tập trung bằng cách tiêu thụ nhiều chất đạm hơn.
    Một chế độ ăn giàu đạm trong ngày có thể giữ dopamine ở mức cao. [33] Điều đó sẽ giúp bạn cải thiện sự tập trung.
    • Các chất đạm bao gồm thịt, cá và nhiều loại hạt, cũng như một số thực phẩm chứa gấp đôi lượng carb phức hợp như đậu. [34]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng chất béo chứa omega-3.
    Các chuyên gia điều trị ADHD khuyến khích việc cải thiện não bộ bằng cách tránh các “chất béo xấu” như trans-fat trong đồ ăn chiên rán, burger và pizza. Thay vào đó, hãy chọn các chất béo chứa omega-3 trong cá hồi, hạt óc chó, quả bơ, vân vân... [35] Những loại thực phẩm này có thể giúp làm giảm mức độ tăng động và tăng cường kĩ năng sống có tổ chức.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tăng cường hấp thụ kẽm.
    Hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc và các thực phẩm giàu kẽm khác, hoặc thực phẩm chức năng bổ sung kẽm đều có liên quan tới việc giảm tình trạng tăng động trong một số nghiên cứu.[36]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thêm gia vị vào đồ ăn.
    Đừng quên rằng một số loại gia vị còn có nhiều tác dụng hơn việc làm tăng hương vị cho món ăn. Ví dụ: nghệ tây có thể giúp chống lại trầm cảm, còn quế có thể làm tăng khả năng tập trung. [37]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thử loại bỏ một số thực phẩm nhất định.
    Vài nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ lúa mì và các sản phẩm từ sữa, cũng như đồ ăn chế biến sẵn, đường, phụ gia và phẩm màu (nhất là phẩm màu đỏ) có thể ảnh hưởng tích cực tới hành vi của trẻ em mắc ADHD. [38] Dù không phải ai cũng sẵn sàng làm như vậy nhưng thử nghiệm một chút cũng có thể đem lại những cải thiện và sự khác biệt. [39]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi chế độ ăn uống.
    Hãy nói về tất cả những thay đổi quan trọng trong chế độ ăn uống với bác sĩ, Điều đó bao gồm cả thay đổi trong việc dùng vitamin và thực phẩm chức năng. Hỏi bác sĩ về những tương tác xấu với loại thuốc điều trị ADHD mà bạn đang dùng.[40]
    • Bác sĩ cũng có thể đưa ra liều dùng khuyến nghị đối với các loại thực phẩm chức năng cũng như cảnh báo về tác dụng phụ.[41] Ví dụ, melatonin có thể cải thiện giấc ngủ cho những người mắc ADHD nhưng lại gây ra tình trạng mơ tỉnh rất khó chịu.
    Quảng cáo
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 9:

Kiểm soát các yếu tố kích thích từ môi trường

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận ra cách bạn phản ứng với môi trường.
    Một nơi ồn ào với tiếng nhạc lớn và buộc phải giao tiếp liên tục, không khí nồng nặc mùi nước xịt phòng, mùi hoa, thức ăn và hước hoa, những hiệu ứng ánh sáng đến từ màn hình TV và máy tính đều có thể trở nên quá tải đối với người mắc ADHD. [42] Một môi tường như vậy sẽ khiến người bệnh không thể giao tiếp đơn giản được chứ đừng nói tới việc phải nhạy bén trong kinh doanh hay giao tiếp khéo léo. Khi một lời mời xuất hiện vào khoảnh khắc đó, người bệnh có thể chọn cách khước từ, và việc đó có thể khiến họ để tuột mất cơ hội làm giàu hoặc bị cô lập. [43] Bị xã hội cô lập có thể dễ dàng dẫn tới bệnh trầm cảm.
    • Bạn có thể tâm sự với một người bạn đáng tin cậy, người có thể đóng vai trò như một “chiếc neo” trong những tình huống đó. Họ sẽ là điểm thu hút sự tập trung của bạn. Họ cũng có thể khuyên bạn bước ra ngoài một chút để tĩnh tâm khi tình huống đạt tới mức độ khó chịu nhất định.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm cách để kiểm soát sự bồn chồn.
    Khi mắc ADHD, việc phải ngồi yên hoặc ngừng bồn chồn là rất khó. Ví dụ: bạn có thể kiểm soát điều đó bằng cách bóp một quả bóng xả căng thẳng (stress ball). [44]
    • Nếu bạn thấy mình hay cựa quậy khi ngồi ở bàn làm việc, có thể bạn nên dùng bóng thể dục để ngồi lên.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cẩn trọng khi dùng rượu bia và chất kích thích.
    Người mắc ADHD có xu hướng dễ lạm dụng các chất kích thích và khó cai nghiện hơn. [45] Ước tính “một nửa số bệnh nhân mắc ADHD đã tìm cách tự chữa cho mình bằng rượu và các chất kích thích”. [46]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập thể dục nhiều hơn.
    Thể dục thể thao có thể cải thiện hiệu quả chức năng não bộ của người mắc ADHD vì nó khiến bạn tập trung vào việc tập luyện và giải toả mọi năng lượng dư thừa mà bạn đang có. Hãy thử những hoạt động cần tới nhiều năng lượng như bơi lội hoặc đạp xe.
    Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 9:

Lựa chọn nghề nghiệp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghĩ về việc tìm kiếm một trường đại học phù hợp với bản thân.
    Giáo dục đại học không dành cho tất cả mọi người, và đối với một số sinh viên mắc ADHD, việc không học đại học có thể là một sự giải thoát, thay vào đó, họ nên tìm trường dạy nghề hoặc làm những công việc phù hợp hơn. Tuy nhiên, ADHD không phải là rào cản đối với việc học đại học. Tuỳ thuộc vào mức độ ADHD và khả năng kiềm chế của bạn, bạn có thể tham gia một số chương trình giáo dục đại học. Có rất nhiều chương trình chuyên biệt để hỗ trợ sinh viên với những nhu cầu khác nhau. Một số tổ chức có uy tín đã phát triển hệ thống trợ giúp sinh viên mắc ADHD và có khả năng học tập hạn chế để đạt được thành công trong việc học cũng như tìm hiểu về bản thân nhiều hơn, đồng thời, sinh viên còn được học cách để vượt trội trong ngành nghề mà họ lựa chọn khi tốt nghiệp. [47]
    • Cân nhắc việc nộp một bài luận cùng đơn ứng tuyển để mô tả những thành quả mà bạn đã đạt được dù khả năng bị hạn chế.[48]
    • Tim dịch vụ hỗ trợ sinh viên tại trường đại học. Việc bạn có muốn liên lạc trước với dịch vụ này hay không là tuỳ vào bạn. Điều đó có thể hữu ích trong việc tìm nhà trọ hoặc các hỗ trợ khác.[49]
    • Cân nhắc việc học tại trường đại học gần nhà. Hầu hết các sinh viên mắc ADHD có thể cảm thấy việc đi học đại học trở nên đỡ căng thẳng và dễ đạt thành tích hơn nếu họ không cần phải ở quá xa nhà.[50] Những sinh viên này cũng nhận được lợi ích từ hệ thống trợ giúp tại trường đại học để có thể bù lại cho chứng bệnh rối loạn của mình.
    • Một trường đại học nhỏ có thể giúp bạn đỡ cảm thấy quá tải hơn.
    • Xem trang web của Chương trình Hỗ trợ Giáo dục Đại học để nắm được danh sách 40 trường đại học và cao đẳng có chương trình chuyên biệt dành cho sinh viên mắc ADHD.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lên danh sách những công việc bạn yêu thích.
    Tìm việc khi bạn không phải chịu đựng những khó khăn từ chứng ADHD đã là một quá trình đủ khó khăn. Một danh sách những công việc yêu thích sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin về những gì bạn thích và không thích, về năng khiếu và tính cách để đánh giá mức độ phù hợp với công việc đặc thù nào đó.[51]
    • Ngay cả những sinh viên đã biết rõ mình muốn gì cũng nên có một danh sách như vậy. Nó có thể hướng họ đi theo một con đường tập trung hơn, hoặc giúp họ nhận ra những nghề nghiệp phù hợp hơn mà họ chưa tính tới. Ví dụ: một chàng trai trẻ vốn tin rằng mình sinh ra để làm kiến trúc sư đã nói rằng mình luôn bị nghề làm vườn thu hút và cảm thấy đó sẽ là một sở thích lâu dài. Sau khi lên danh sách những công việc yêu thích, anh ta đã thấy rằng mình có thể kết hợp cả hai con đường trên nếu theo đuổi nghề kiến trúc cảnh quan.
    • Trao đổi với trung tâm hướng nghiệp hoặc nhà cố vấn để được cung cấp danh sách câu hỏi về nghề nghiệp. Bạn cũng có thể tìm được chúng ở thư viện, hiệu sách hoặc trên mạng. Một số cần tới sự trợ giúp, một số đã đi kèm với bản hướng dẫn để bạn tự làm.
    • Danh sách này sẽ giúp bạn tìm ra ngành nghề phù hợp khai thác được những phẩm chất của mình. Bạn có thể hợp với những nghề đòi hỏi sự sáng tạo, đột phá, tập trung cường độ cao, giàu năng lượng trong một môi trường làm việc căng thẳng và liên tục thay đổi. [52] Dù bị nhiều người hiểu sai, nhưng những người trưởng thành mắc ADHD có thể trở nên vượt trội trong ngành công nghiệp, chính trị, khoa học cũng như âm nhạc, nghệ thuật và giải trí và nhiều ngành nghề khác. [53]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét việc học nghề.
    Các trường dạy nghề cung cấp những khoá đào tạo nghề nghiệp thực tiễn và cấp bằng cho nhiều ngành khác nhau. Lựa chọn này có thể cung cấp cho sinh viên trình độ cần thiết để trở thành thợ điện, thợ sửa ống nước, thợ cơ khí, kĩ thuật viên tại trạm thú y, thiết kế đồ hoạ, thư kí, kĩ thuật viên chụp X-quang, điều dưỡng có chứng nhận, đại lí du lịch hoặc trợ lí cho nha sĩ; ngoài ra, còn nhiều ngành nghề đa dạng khác như trồng nho, chăm sóc trẻ em, thẩm mĩ, nghệ thuật ẩm thực, nhập liệu, bảo dưỡng máy bay, v.v...
    • Học nghề có thể là đáp án đối với một số bệnh nhân ADHD, những người phù hợp với việc học nghề thực tiễn hơn là học lý thuyết truyền thống.
    • Nhiều trường đại học cộng đồng cung cấp chương trình dạy nghề tương tự trong ngắn hạn hoặc chương trình liên kết 2 năm. Lựa chọn này phù hợp với người có khả năng hoàn thành một khoá học hai năm và đang băn khoăn với chương trình đại học bốn năm.
    • Khi hoàn thành, một số chương trình có thể được tính điểm để học lấy bằng bốn năm. Hãy trao đổi với người cố vấn khi lựa chọn chương trình học nghề.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc việc nhập ngũ.
    Nhập ngũ có thể là một lựa chọn khả thi đối với những người trưởng thành mắc ADHD, những người thích được sống trong khuôn phép và những người nhận được lợi ích từ chương trình dạy nghề và học đại học nhờ sự cống hiến của mình.
    • Trước đây, những người mắc ADHD đương nhiên bị từ chối nhập ngũ tại Mỹ. Tuy nhiên, những đạo luật mới đã cho phép người trưởng thành mắc ADHD mà không cần thuốc điều trị trong vòng một năm trở lên và không “thể hiện tình trạng tăng động hoặc giảm chú ý rõ rệt” có thể tham gia nhập ngũ tại Mỹ.[54]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hãy xem xét khả năng tham gia chương trình phục hồi nghề nghiệp.
    Các bang tại Mỹ đều cung cấp chương trình phục hồi nghề nghiệp (vocational rehabilitation) dành cho người bị khuyết tật cần trợ giúp để giữ hoặc xin việc làm.[55]
    • Đôi khi, chương trình này có thể trợ giúp tài chính để người bệnh đi học đại học hoặc học nghề,[56] ví dụ như tài trợ khách hàng tham gia trường dạy lái xe tải để nhận bằng lái xe thương mại (CDL license). Đôi khi, chương trình này sẽ bao mọi chi phí cho dịch vụ đào tạo nghề.
    • Hãy tham khảo thông tin tại địa phương để tìm nơi cung cấp chương trình phục hồi nghề nghiệp.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tới trung tâm giới thiệu việc làm.
    Nếu bạn đang tìm việc (hoặc bạn muốn có một công việc mới), hãy nhờ trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương giúp bạn từ khâu chuẩn bị hồ sơ. Tìm một công việc mới bao gồm rất nhiều công đoạn, từ tìm vị trí phù hợp cho tới điền các loại đơn từ, đính kèm văn bằng hợp lí vào đơn xin việc, viết lí lịch tự thuật, luyện tập phỏng vấn và ăn mặc để thành công.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Làm việc với người cố vấn nghề nghiệp.
    Đây là một dịch vụ được đảm bảo bởi các chương trình phục hồi nghề nghiệp. Bạn có thể độc lập thuê dịch vụ này, thường là thông qua một tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận. [57] Chuyên gia cố vấn nghề nghiệp sẽ hướng dẫn một nhân viên trong suốt ngày làm việc, ghi lại những vấn đề tiềm năng và đưa ra giải pháp. Người đó cũng có thể hướng dẫn sao cho nhân viên có đủ khả năng để duy trì công việc của mình. Một số vấn đề có thể tương đối đơn giản và nhân viên có thể tự giải quyết, nhưng cũng có những vấn đề mà họ cần được hướng dẫn nhiều hơn.
    • Ví dụ: kiểm soát viên muốn gặp một nhân viên nào đó một tuần một lần, anh ấy có thể hay hỏi nhân viên đó: “Này, cậu có rảnh không? Qua gặp tôi trong năm phút nữa nhé”. Câu đó có thể khiến nhân viên lo lắng tột độ nếu họ mắc ADHD và gặp khó khăn trong việc xử lí những tình huống nằm ngoài dự kiến. Chuyên gia cố vấn nghề nghiệp có thể yêu cầu kiểm soát viên đó thiết lập ngày giờ họp cụ thể.[58]
    • Một nhân viên mắc ADHD có thể cảm thấy bị quá tải bởi vô số các chi tiết trong công việc của mình. Quản lý thời gian là một vấn đề phổ biến đối với những người mắc ADHD, vì thế, người cố vấn có thể giúp họ lên lịch làm việc hàng tuần để chia nhỏ các nhiệm vụ với thời lượng hoàn thành hợp lý. Người cố vấn cũng có thể hướng dẫn nhân viên cách chia nhỏ các dự án lớn thành một loạt các bước nhỏ hơn. [59]
    • Chuyên gia cố vấn nghề nghiệp có thể được thuê trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, tuỳ vào tình huống, sau đó có thể chỉ xuất hiện khi cần thiết. Nhà tuyển dụng có thể dễ chấp nhận việc có thêm những cố vấn nghề nghiệp xuất hiện tại công ty. Người đó có thể giúp họ tránh được biến động về nhân sự và có một nơi làm việc ngăn nắp hơn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Nghĩ về việc đề nghị được hỗ trợ.
    Vài người mắc ADHD có thể nhận được lợi ích từ việc được hỗ trợ khi nhận việc làm. Nhà tuyển dụng bị cấm hỏi hoặc yêu cầu nhân viên cung cấp thông tin về tình trạng khuyết tật. Tuy nhiên, nếu bệnh ADHD của bạn ở mức nặng, có lẽ bạn nên thành thật với nhà tuyển dụng. Quyết định về việc thông báo và thời điểm làm điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. [60]
    • Các ứng viên có thể sẽ ngại phải chia sẻ những thông tin cá nhân như vậy, nhưng sẽ tới lúc sự thật phải được nói ra. [61] Ví dụ: nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lí thời gian, bạn có thể luôn đi làm muộn hoặc bỏ lỡ các cuộc họp. Trong trường hợp này, bạn có thể giải thích để được thông cảm và trợ giúp.[62]
    • Nếu nhà tuyển dụng thấy bạn bị tụt hậu hoặc phạm quá nhiều sai lầm, có thể họ sẽ thông cảm hơn khi biết được bệnh tình của bạn. Họ cũng có thể sẽ thay đổi công việc cho phù hợp với kĩ năng của bạn.[63]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Xác định những thay đổi nhỏ mà bạn có thể làm được.
    Người mắc ADHD nên tìm cách tạo ra những thay đổi nhỏ nhằm giải quyết một số vấn đề nhất định. Một người kể rằng: tại buổi họp với nhân viên, anh ta thường làm sếp nổi giận vì sự tập trung cao độ quá mức của mình. Vị sếp đó cảm thấy anh ta không tập trung hoặc anh ta đang nhìn chằm chằm vào người khác. Người này đã giải quyết vấn đề bằng cách ghi chép lại thông tin trong cuộc họp. Nhờ đó, anh ta có thể “làm được nhiều việc cùng một lúc mà vẫn tập trung cao độ, nhưng cũng không làm phiền ai cả”. [64]
    Quảng cáo
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 9:

Tìm hiểu về ADHD

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu về cấu trúc bộ não của người mắc ADHD.
    Các phân tích khoa học cho thấy bộ não của những người mắc ADHD hơi khác ở chỗ: có hai cấu trúc nhỏ hơn bình thường.[65]
    • Thứ nhất, hạch nền, nơi điều khiển chuyển động của các cơ và tín hiệu cần phải làm việc và nghỉ ngơi trong một số hoạt động nhất định.[66] Ví dụ: nếu một đứa trẻ đang ngồi tại bàn học, hạch nền cần phải gửi tín hiệu tới đôi chân để thông báo sự nghỉ ngơi. Nhưng đôi chân không nhận được tín hiệu đó nên vẫn ngọ ngoạy khi đứa trẻ đã ngồi một chỗ.[67]
    • Cấu trúc thứ hai bị nhỏ hơn bình thường là vùng vỏ não trước trán, [68] đó là trung tâm của bộ não, nơi thực hiện những nhiệm vụ điều khiển cấp cao[69]. Đây là nơi kí ức, quá trình học hỏi[70] và sự tập trung [71] cùng kết hợp để giúp chúng ta hoạt động trí tuệ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu các chất dopamine và serotonin ảnh hưởng tới người mắc ADHD như thế nào.
    Cấu trúc vỏ não trước trán nhỏ hơn bình thường cùng lượng dopamine và serotonin ít hơn mức cần thiết khiến người bệnh khó tập trung và xử lí hiệu quả tất cả các yếu tố kích thích xuất hiện trong não cùng một lúc. [72]
    • Vùng vỏ não trước trán ảnh hưởng tới lượng chất dẫn truyền thần kinh dopamine.[73] Dopamine có mối liên hệ trực tiếp với khả năng tập trung[74] và người mắc ADHD có lượng dopamine thấp hơn bình thường.[75]
    • Serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh khác ở vùng vỏ não trước trán, [76] gây ảnh hưởng tới tâm trạng, giấc ngủ và sự ngon miệng.[77] Ví dụ: ăn sô-cô-la có thể tạm thời làm tăng vọt lượng serotonin và tạo cảm giác phấn chấn; tuy nhiên, khi lượng serotonin giảm xuống, sự căng thẳng và lo âu sẽ xuất hiện. [78]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra ADHD.
    Nguyên nhân gây ra ADHD vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng nguyên nhân về gen vẫn đang được chấp nhận rộng rãi do người mắc ADHD thường có ADN bất thường. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa những đứa trẻ mắc ADHD với cha mẹ nghiện rượu hoặc hút thuốc, cũng như việc chúng bị tiếp xúc sớm với chì. [79]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy trân trọng việc mình có “khả năng kiểu khác”. Một số người không thích cụm từ “khuyết tật” và không coi bản thân mình là người khuyết tật. Thay vào đó, họ cho rằng mình có những kĩ năng và triển vọng đặc biệt, khiến họ trở thành những người có “khả năng kiểu khác”. [80] Dù cụm từ trên chưa thể thay thế hoàn toàn cho “khuyết tật”, những người biết trân trọng khả năng riêng của mình thường có cái nhìn tích cực và tự tin hơn vào bản thân.

Tham khảo

  1. The ADHD Update: Understanding Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder by Alvin and Virginia Silverstein and Laura Silverstein Nunn (2008).
  2. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006).
  3. Attention-Deficit / Hyperactivity Disorder (ADHD): Symptoms and Diagnosis found at http://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/diagnosis.html
  4. Attention-Deficit / Hyperactivity Disorder (ADHD): Symptoms and Diagnosis found at http://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/diagnosis.html
  5. Attention-Deficit / Hyperactivity Disorder (ADHD): Symptoms and Diagnosis found at http://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/diagnosis.html
  6. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006).
  7. The ADHD Update: Understanding Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder by Alvin and Virginia Silverstein and Laura Silverstein Nunn (2008).
  8. http://www.drhallowell.com/adult-adhd-50-tips-of-management/
  9. http://www.researchgate.net/profile/Grainne_McLoughlin/publication/24255722_Behavioral_neurocognitive_and_treatment_overlap_between_attention-deficithyperactivity_disorder_and_mood_instability/links/0912f50edcc37156a9000000.pdf
  1. http://psychcentral.com/blog/archives/2012/06/07/12-best-tips-for-coping-with-adhd/
  2. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  3. http://www.parenting.com/health-guide/adult-adhd/prevention
  4. http://psychcentral.com/blog/archives/2012/06/07/12-best-tips-for-coping-with-adhd/
  5. http://www.drhallowell.com/adult-adhd-50-tips-of-management/
  6. http://www.webmd.com/add-adhd/features/got-adult-adhd-get-organized_
  7. http://www.additudemag.com/adhd/article/729-2.html
  8. What Causes ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/publications/attention-deficit-hyperactivity-disorder/index.shtml?rf=71264#pub3
  9. https://www.psychologytoday.com/blog/here-there-and-everywhere/201210/cbt-adhd-interview-mary-solanto-phd
  10. What Causes ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/publications/attention-deficit-hyperactivity-disorder/index.shtml?rf=71264#pub3
  11. What Causes ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/publications/attention-deficit-hyperactivity-disorder/index.shtml?rf=71264#pub3
  12. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  13. What Medications Are Used to Treat ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/topics/mental-health-medications/mental-health-medications.shtml#part_149868
  14. What Medications Are Used to Treat ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/topics/mental-health-medications/mental-health-medications.shtml#part_149868
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2935643/
  16. What Causes ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/publications/attention-deficit-hyperactivity-disorder/index.shtml?rf=71264#pub3
  17. http://psychcentral.com/blog/archives/2012/06/07/12-best-tips-for-coping-with-adhd/
  18. What Causes ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/publications/attention-deficit-hyperactivity-disorder/index.shtml?rf=71264#pub3
  19. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  20. Making Sense of Foods—Carbohydrates: Simple versus Complex at http://www.nutritionmd.org/nutrition_tips/nutrition_tips_understand_foods/carbs_versus.html
  21. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  22. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  23. Healthy Diet at http://www.cdc.gov/actagainstaids/campaigns/hivtreatmentworks/livewell/healthydiet.html
  24. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  25. Healthy Diet at http://www.cdc.gov/actagainstaids/campaigns/hivtreatmentworks/livewell/healthydiet.html
  26. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  27. Vitamins and Supplements for ADHD at http://www.webmd.com/add-adhd/guide/vitamins-supplements-adhd
  28. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  29. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  30. What Causes ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/publications/attention-deficit-hyperactivity-disorder/index.shtml?rf=71264#pub3
  31. Vitamins and Supplements for ADHD at http://www.webmd.com/add-adhd/guide/vitamins-supplements-adhd
  32. Vitamins and Supplements for ADHD at http://www.webmd.com/add-adhd/guide/vitamins-supplements-adhd
  33. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  34. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  35. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  36. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  37. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  38. Colleges with Support Programs at http://collegeacademicsupport.com/programs.html
  39. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  40. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  41. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  42. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  43. 10 Best Jobs for Adults with ADHD, at http://www.healthline.com/health/adhd/best-jobs#Hiring
  44. The ADHD Update: Understanding Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder by Alvin and Virginia Silverstein and Laura Silverstein Nunn (2008).
  45. New Asthma and ADD/ADHD Policy: Military Softens Enlistment Standards by Rod Powers, found at http://usmilitary.about.com/od/joiningthemilitary/a/asthma.htm
  46. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  47. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  48. Putting On The Brakes: Young People’s Guide to Understanding Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) by Patricia O. Quinn & Judith M. Stern (1991).
  49. ADHD in the Workplace: Overcoming Obstacles and Getting the Job Done (NAMI.org) found at http://www2.nami.org/Template.cfm?Section=ADHD&Template=/ContentManagement/ContentDisplay.cfm&ContentID=106390
  50. ADHD in the Workplace: Overcoming Obstacles and Getting the Job Done (NAMI.org) found at http://www2.nami.org/Template.cfm?Section=ADHD&Template=/ContentManagement/ContentDisplay.cfm&ContentID=106390
  51. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  52. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  53. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  54. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  55. On Their Own: Creating an Independent Future for Your Child With Learning Disabilities and ADHD by Anne Ford (2007).
  56. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  57. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  58. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  59. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  60. Serotonin and Prefrontal Cortex Function: Neurons, Networks, and Circuits by M.V. Puig and A.T. Gulledge in Molecular Neurobiology, Vol 44, issue 3 (December 2011).
  61. Serotonin and Prefrontal Cortex Function: Neurons, Networks, and Circuits by M.V. Puig and A.T. Gulledge in Molecular Neurobiology, Vol 44, issue 3 (December 2011).
  62. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  63. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006).
  64. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  65. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  66. Why Is My Child’s ADHD Not Better Yet? Recognizing The Undiagnosed Secondary Conditions That May Be Affecting Your Child’s Treatment by David Gottlieb, Thomas Shoaf, and Risa Graff (2006)
  67. Serotonin and Prefrontal Cortex Function: Neurons, Networks, and Circuits by M.V. Puig and A.T. Gulledge in Molecular Neurobiology, Vol 44, issue 3 (December 2011).
  68. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  69. Fight Back With Food by Tana Amen, R.N. in ADDitude Magazine (Winter 2014).
  70. What Causes ADHD? (by National Institute of Mental Health) found at http://www.nimh.nih.gov/health/publications/attention-deficit-hyperactivity-disorder/index.shtml?rf=71264#pub3
  71. What It’s Like To Have ADHD? By Dr. Edward Hallowell, found at http://www.healthyplace.com/adhd/articles/whats-it-like-to-have-adhd/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: George Sachs, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi George Sachs, PsyD. George Sachs là chuyên gia tâm lý học và chủ sở hữu của Trung tâm Sachs có trụ sở tại New York, New York. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, tiến sĩ Sachs chuyên điều trị chứng ADD/ADHD và rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em, thiếu niên và người lớn. Ông có bằng cử nhân về tâm lý học của Đại học Emory. Tiến sĩ Sachs lấy bằng tiến sĩ tâm lý học (PsyD) tại Trường Tâm lý học Illinois, Chicago. Ông được đào tạo lâm sàng tại Bệnh viện Quận Cook ở Chicago, Bệnh viện Mt. Sinai và Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em. Ngoài ra, Tiến sĩ Sachs đã hoàn thành khóa thực tập và nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Trẻ em ở Los Angeles, nơi ông giám sát và đào tạo các nhà trị liệu về phương pháp Trị liệu Hành vi Nhận thức Tập trung vào Sang chấn (TFCBT). Ông được đào tạo làm chuyên gia trị liệu bằng liệu pháp Gestalt và được chứng nhận bởi Chương trình Đào tạo Cộng sự Gestalt của Los Angeles. Sachs là tác giả của các cuốn sách Giải pháp ADD cho Người Lớn, Giúp Trẻ em bị Sang chấn và Giúp chồng bạn mắc chứng ADD. Ông đã xuất hiện trên các kênh NBC Nightly News, CBS và WPIX để thảo luận về cách tiếp cận toàn diện đối với chứng ADD/ADHD. Sachs cũng tham gia viết bài cho tờ Huffington Post. Bài viết này đã được xem 5.212 lần.
Trang này đã được đọc 5.212 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo