Cách để Xác định bạn có lên cơn đau tim hay không

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 735.000 người lên cơn đau tim và 525.000 trường hợp trong số đó lên cơn đau tim lần đầu tiên.[1] Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới. Nhận biết dấu hiệu sớm và triệu chứng của cơn đau tim là bước quan trọng để giảm nguy cơ tử vong và tránh tình trạng mất khả năng hoạt động thể chất. Có khoảng 47% trường hợp tử vong đột ngột do lên cơn đau tim ở ngoài bệnh viện, cho thấy nhiều người vẫn đang phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của cơ thể. [2] Trang bị khả năng nhận biết triệu chứng của cơn đau tim và gọi ngay cho trung tâm y tế gần nhất có thể giúp giảm đau tim tái phát và có thể giữ được mạng sống.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Xác định triệu chứng cơ bản của cơn đau tim

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cảnh giác với tình trạng khó chịu hoặc đau vùng ngực.
    Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, 92% trường hợp nhận biết rằng đau ngực là triệu chứng của cơn đau tim, nhưng chỉ có 27% nhận thức được tất cả các triệu chứng và biết khi nào nên gọi cấp cứu. [3] Mặc dù đau ngực là triệu chứng cơ bản, thường gặp nhưng ban đầu, người bệnh có thể cho rằng bản thân bị đau thượng vị nặng hoặc ợ nóng.
    • Đau ngực do cơn đau tim có cảm giác như có ai đó đang bóp chặt ngực bạn hoặc giống như có vật nặng như voi đè trên ngực. Thuốc kháng axit không giúp giảm triệu chứng đau ngực do lên cơn đau tim.
    • Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy 31% nam giới và 42% phụ nữ không có dấu hiệu đau ngực thường đi kèm cơn đau tim.[4] Bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ mắc các triệu chứng ít cơ bản hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý dấu hiệu đau phần trên cơ thể.
    Đau do lên cơn đau tim có thể lan từ ngực đến trên vai, cánh tay, lưng, cổ, răng hoặc hàm. Trên thực tế, bạn có thể không bị đau ở vùng ngực.[5] Đau răng hoặc đau lưng trên mãn tính có thể là dấu hiệu ban đầu của cơn đau tim.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cần biết rằng triệu chứng ban đầu có thể ở mức độ nhẹ.
    Hầu hết các cơn đau tim đều bắt đầu với những triệu chứng được mô tả ở trên với mức độ nhẹ. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan. Nếu triệu chứng không biến mất trong vòng 5 phút, bạn cần gọi cấp cứu ngay để được hỗ trợ điều trị y tế. [6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đánh giá xem cơn đau có liên quan đến cơn đau thắt ngực không nếu có tiền sử bị đau thắt ngực.
    Cơn đau thắt ngực của bạn có biến mất nhanh chóng ngay khi được điều trị không? Một số bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành có thể bị đau thắt vùng ngực . Tình trạng này xảy ra khi cơ tim không thể tiếp nhận đủ khí O2 để hỗ trợ hoạt động của cơ. Người bị đau thắt ngực có thể uống thuốc để giúp mở rộng động mạch ở tim và giảm cơn đau. Nếu cơn đau thắt ngực không biến mất nhanh chóng ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi hoặc điều trị, đó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim sắp đến.[7]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cảnh giác với cơn đau vùng bụng, triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
    Cơn đau do đau tim có thể được cảm nhận ở vùng bụng. Bụng sẽ có cảm giác giống như đang bị ợ nóng nhưng không thuyên giảm khi uống thuốc kháng axit. Bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và không thấy đau ngực hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày do vi-rút).[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Gọi cấp cứu ngay nếu nghi ngờ đang lên cơn tim.
    Đây là bước cấp thiết đầu tiên bạn cần làm. Đừng trì hoãn việc tiếp nhận chăm sóc y tế. Tiếp nhận điều trị y tế trong vòng một tiếng đầu tiên xuất hiện triệu chứng có thể giúp tăng cơ hội hồi phục và giảm thiểu thương tổn đến cơ tim.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Nhận biết các triệu chứng không điển hình của cơn đau tim.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết triệu chứng không điển hình ở nữ giới.
    [10] Nữ giới thường gặp các dấu hiệu không điển hình khác của cơn đau tim nhiều hơn nam giới. Một vài trong số đó bao gồm:
    • Đột ngột cảm thấy yếu người.
    • Đau người.
    • Cảm giác mệt mỏi, đôi khi giống như bị cúm.
    • Rối loạn giấc ngủ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cảnh giác với các cơn thở gấp bất thường.
    Thở gấp là dấu hiệu của cơn đau tim có thể xuất hiện trước dấu hiệu đau ngực. Bạn sẽ cảm thấy giống như trong phổi thiếu O2 hoặc giống như vừa chạy đua xong.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cảnh giác với triệu chứng đau đầu nhẹ, lo lắng và toát mồ hôi.
    Triệu chứng của cơn đau tim có thể bao gồm cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân. Bạn cũng có thể bị đau đầu nhẹ hoặc toát mồ hôi lạnh mà không thấy đau ngực hoặc các triệu chứng khác.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cảnh giác với dấu hiệu tim đập quá nhanh.
    Nếu cảm thấy tim đập nhanh, tim đập thình thịch trong lồng ngực, giống như bạn đang thấy hồi hộp, hoặc nhịp tim thay đổi, đó có thể là dấu hiệu không điển hình của cơn đau tim.[13]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Đánh giá yếu tố nguy cơ lên cơn đau tim

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu được rằng có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác nhau.
    Một số yếu tố có thể được thay đổi bằng cách thay đổi lối sống, trong khi một số khác thì không. Một khi nhận thức được những lựa chọn có thể làm tăng hoặc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và lên cơn đau tim, bạn có thể đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu được những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà bạn không thể thay đổi.
    Có những yếu tố không thể thay đổi được và cần được xem xét khi đánh giá nguy cơ lên cơn đau tim. Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi bao gồm:[14]
    • Tuổi tác: Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi có nguy cơ cao lên cơn đau tim.
    • Tiền sử gia đình. Nếu họ hàng gần có người từng lên cơn đau tim, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn.
    • Tiền sử bệnh tự miễn: Nếu có tiền sử mắc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hay Lupus, bạn có nguy cơ cao lên cơn đau tim.
    • Tiền sản giật: Đây là vấn đề sức khỏe trong giai đoạn mang thai.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hiểu được những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể thay đổi được.
    Bạn có thể thay đổi lối sống bằng cách tập thói quen tích cực, tránh thói quen tiêu cực để giảm các yếu tố nguy cơ sau:[15]
    • Hút thuốc lá: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ độc lập gây tử vong đột ngột do bệnh tim mạch ở người mắc bệnh động mạch vành. Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
    • Huyết áp cao
    • Mất khả năng hoạt động thể chất
    • Tiểu đường
    • Béo phì
    • Nồng độ cholesterol cao
    • Căng thẳng và dùng thuốc cấm[16]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giảm nguy cơ lên cơn đau tim.
    Sống tích cực mỗi ngày. Bạn nên tập đi bộ nhanh 15 phút sau bữa trưa và bữa tối. Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, ít muối, ít chất béo chuyển hóa và cacbon-hydrat, giàu chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe và giàu protein.
    • Bỏ thuốc lá.
    • Bạn cần tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ trong việc điều trị và dùng thuốc nếu có nguy cơ cao lên cơn đau tim hoặc vừa phục hồi sau khi lên cơn đau tim.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Hiểu được cơ chế điều trị y tế đối với cơn đau tim

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuẩn bị cho quy trình cấp cứu.
    Cơn đau tim có thể đe dọa tính mạng nhưng có thể phản ứng tích cực nếu được điều trị sớm và tức thời. Người bệnh có nguy cơ lên cơn đau tim sẽ được chăm sóc ngay lập tức khi ở trong phòng cấp cứu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chuẩn bị cho xét nghiệm điện tâm đồ.
    Điện tâm đồ là xét nghiệm giúp đo hoạt động điện học của tim. Xét nghiệm giúp bác sĩ biết có bao nhiêu cơ bị thương tổn hoặc liệu bạn có đang chuẩn bị lên cơn đau tim hay không. Cơ bị thương tổn sẽ không dẫn điện được như cơ khỏe mạnh bình thường. Hoạt động điện học của tim sẽ được truyền thông qua các điện cực đặt trên ngực và in ra giấy để được đánh giá.[17]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị cho xét nghiệm máu.
    Khi cơ tim bị thương tổn do lên cơn đau tim, một số hóa chất sẽ được tiết vào đường máu. Hoá chất Troponin sẽ còn trong máu lên đến 2 tuần, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp đánh giá hợp lý xem gần đây bạn có lên cơn đau tim mà chưa được chẩn đoán không.[18]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chuẩn bị cho quá trình thông tim.
    Bác sĩ có thể tiến hành thông tim để xác định thêm thông tin về tình trạng tim mạch của bạn. Trong quá trình này, ống thông sẽ được đưa vào mạch máu và vào tim.[19] Ống thông thường được đưa vào thông qua động mạch ở vùng háng. [20] Quy trình này tương đối không gây rủi ro.[21] Trong quá trình thông tim, bác sĩ có thể:[22]
    • Chụp X-quang bằng thuốc nhuộm tương phản. Chụp X-quang giúp bác sĩ xác định xem có động mạch nào hẹp hoặc tắc nghẽn không.
    • Kiểm tra huyết áp trong các buồng tim.
    • Lấy mẫu máu để đo lượng khí O2 trong buồng tim.
    • Tiến hành sinh thiết.
    • Kiểm tra khả năng bơm hiệu quả của tim.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chuẩn bị cho xét nghiệm tình trạng căng thẳng Stress Test sau khi cơn đau tim qua đi.
    Trong vài tuần sau khi khi cơn đau tim biến mất, bạn có thể cần xét nghiệm Stress Test để đánh giá phản ứng của mạch máu trong tim với hoạt động thể chất. Bạn sẽ được cho chạy trên máy chạy bộ và nối với máy đo điện tim để đo hoạt động điện học của tim. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị lâu dài cho tình trạng của bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cung cấp thông tin về các triệu chứng ít phổ biến khi lên cơn đau tim cho bạn bè và gia đình để tránh trường hợp cơn đau tim không được chẩn đoán hoặc không được điều trị.

Cảnh báo

  • Nếu gặp các triệu chứng này hoặc các triệu chứng lạ khác, bạn không được chần chừ mà cần gọi cấp cứu và tiếp nhận điều trị y tế ngay. Điều trị sớm giúp mang lại kết quả tốt hơn.
  • Không tự di chuyển nếu cho rằng bản thân đang lên cơn đau tim để tránh gây tổn thương thêm cho tim. Thay vào đó, bạn nên nhờ người khác gọi ngay cho cấp cứu.
  1. https://womenheart.site-ym.com/?page=Support_Symptoms
  2. http://www.cdc.gov/dhdsp/data_statistics/fact_sheets/fs_heartattack.htm
  3. http://www.cdc.gov/dhdsp/data_statistics/fact_sheets/fs_heartattack.htm
  4. http://www.secondscount.org/heart-condition-centers/info-detail?cid=673a03b4-eb6c-46a1-aa79-806bf55e1f56#.VXMopc9Viko
  5. https://womenheart.site-ym.com/?page=Support_Symptoms
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/basics/risk-factors/con-20019520
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/basics/tests-diagnosis/con-20019520
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/basics/risk-factors/con-20019520
  9. http://www.secondscount.org/tests/test-detail?cid=f292d9ed-c32a-4e4d-b1ee-94cfe53f3990#.VXM5-s9Viko
  10. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/SymptomsDiagnosisofHeartAttack/Cardiac-Catheterization_UCM_451486_Article.jsp#.VwV5_hMrJE4
  11. http://watchlearnlive.heart.org/CVML_Player.php?moduleSelect=cocath
  12. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/SymptomsDiagnosisofHeartAttack/Cardiac-Catheterization_UCM_451486_Article.jsp#.VwV5_hMrJE4
  13. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/SymptomsDiagnosisofHeartAttack/Cardiac-Catheterization_UCM_451486_Article.jsp#.VwV5_hMrJE4
  14. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/heartattack/signs.html
  15. http://www.mayoclinic.com/health/heart-attack-symptoms/HB00054
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0001246/
  17. http://www.cdc.gov/dhdsp/data_statistics/fact_sheets/fs_heartattack.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jonas DeMuro, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật hồi sức cấp cứu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jonas DeMuro, MD. Tiến sĩ DeMuro là bác sĩ phẫu thuật chăm sóc sức khỏe trẻ em được cấp bằng hành nghề tại New York. Ông đã nhận bằng MD của Trường Y khoa Đại học Stony Brook vào năm 1996. Ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu về Chăm sóc khẩn cấp trong phẫu thuật tại Hệ thống Y tế Do Thái North Shore-Long Island và từng là thành viên của Trường Đại học Phẫu thuật Hoa Kỳ (ACS). Bài viết này đã được xem 1.772 lần.
Trang này đã được đọc 1.772 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo