Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù bạn bị nứt môi do chơi thể thao hay do môi khô, quan trọng là phải xử lý vết thương cẩn thận. Để giúp vết thương mau lành, hãy bắt đầu bằng cách cầm máu và đánh giá độ sâu của vết nứt. Rửa vết nứt bằng nước và thoa thuốc mỡ kháng sinh. Trong vài ngày tiếp theo, bạn có thể hạn chế sưng bằng thuốc đắp. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Sơ cứu ban đầu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa tay.
    Trước khi chạm vào mặt hoặc môi bị thương, bạn cần rửa tay dưới vòi nước ấm ít nhất 20 giây và xoa xà phòng kháng khuẩn cho lên bọt. Nếu đang ở ngoài trời và không có nước để rửa, bạn có thể dùng khăn ướt chứa cồn lau sạch tay trước khi xử lý vết thương. Bước này giúp giảm thiểu vi trùng có thể lây lan từ các đầu ngón tay vào vết nứt.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rửa vết thương bằng nước và xà phòng dịu nhẹ.
    Mở vòi nước cho chảy vào chỗ môi nứt, rửa sạch bụi đất và các mẩu vụn. Chấm một ít xà phòng diệt khuẩn lên tăm bông hoặc viên bông gòn và bôi vào vết thương, sau đó rửa sạch xà phòng bằng nước. Không chà vào chỗ nứt để tránh bị nứt thêm.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chườm gạc lạnh lên vết nứt.
    Nếu miệng hoặc môi bị sưng hoặc bầm tím, bạn hãy chườm một túi đá nhỏ lên chỗ nứt vài phút cho đến khi bớt sưng. Túi rau củ đông lạnh hoặc khăn sạch nhúng nước lạnh cũng có hiệu quả tương tự nếu bạn không có túi đá. Cho trẻ em mút kem đá để làm tê cảm giác đau và giảm chảy máu.[4]
    • Nhiệt độ lạnh giúp cầm máu, nhờ đó bạn cũng có thể kiểm tra kỹ vết thương. Nếu vết thương không ngừng chảy máu sau vài lần chườm lạnh và ép nhẹ, bạn cần liên lạc với bác sĩ.
    • Tránh chườm viên đá trực tiếp lên môi, vì đá lạnh có thể làm tổn thương vùng da xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng đừng chườm gạc lạnh lên môi quá vài phút mỗi lần.[5]
    • Nếu bạn lo rằng có mảnh vụn trong vết thương, đặc biệt là thuỷ tinh, đừng ép thứ gì lên môi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đánh giá vết thương.
    Khi có thể quan sát rõ chỗ nứt, bạn hãy đến trước gương và cố gắng đánh giá độ sâu và độ rộng của vết thương. Nếu vết nứt rất sâu và bạn lo rằng nó sẽ không liền miệng bình thường, hoặc nếu vết thương khiến bạn khó nói chuyện, hãy xin lời khuyên của bác sĩ. Nếu quyết định tự chữa trị tại nhà, bạn cần kiểm tra lại vết thương hàng ngày.[6]
    • Nếu vết nứt có vẻ nghiêm trọng, bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ngay. Vết nứt thường sẽ rất mau lành, do đó vết sẹo khi đã hình thành thì sẽ khó khắc phục.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bôi thuốc mỡ giảm đau.
    Khi vết nứt trên môi đã sạch, bạn hãy bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng bằng cách bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ giảm đau hoặc thuốc kháng sinh. Chấm một lượng thuốc mỡ bằng hạt đậu lên tăm bông, sau đó bôi vào vết nứt. Bôi lại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.[7]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng băng cá nhân dạng lỏng hoặc băng thay thế chỉ khâu.
    Nếu vết nứt nông và bạn tự chữa trị được, bạn có thể mua một bộ băng cá nhân dạng lỏng hoặc hộp băng thay thế chỉ khâu. Cả hai loại này có công dụng khép miệng vết thương. Nếu dùng băng dạng lỏng, bạn sẽ lắc chai và xịt một lớp mỏng lên chỗ bị thương. Xịt thêm một lớp nữa sau khi lớp đầu tiên đã khô. Băng cá nhân lỏng đủ linh hoạt để chữa lành vết nứt và có thể bền đến 1 tuần.[8]
    • Chỉ xịt các lớp mỏng để tránh bị bong.
    • Phương pháp này thường có hiệu quả chữa lành vết nứt trên môi nhưng nếu bạn tự bôi lấy thì hơi khó.
    • Tốt nhất là nên tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn muốn có kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tìm sự chăm sóc y tế.
    Nếu vết nứt sâu đến mức hai mép vết thương không khép được dễ dàng, có lẽ bạn cần phải khâu. Nếu vết nứt nằm ở khoé miệng và chảy máu không ngừng sau 10 phút ép chặt, bạn cần phải đến bác sĩ để được kiểm tra. Bạn cũng nên đi khám nếu bạn lo rằng có dị vật hoặc mẩu vụn trong vết thương.[9]
    • Nếu vết nứt là do một vật gây ra hoặc nếu bạn lo ngại có mảnh vụn trong vết thương, hãy tìm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Có khả năng bạn cần phải chụp x-quang hoặc tiêm phòng bệnh uốn ván.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Giúp vết thương mau lành

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng bông gòn nhúng nước muối chấm lên vết thương.
    Pha 1 cốc nước ấm với 1 thìa canh muối trong một chiếc bát nhỏ. Nhúng viên bông gòn hoặc tăm bông vào dung dịch và chấm lên môi bị thương. Bạn sẽ thấy hơi xót hoặc rát một chút. Lặp lại nếu muốn.[11]
    • Muối sẽ giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng ở vết thương.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đắp bột nghệ.
    Đong 3 thìa cà phê bột nghệ cho vào bát, cho thêm 1 thìa cà phê nước và trộn thành bột nhão. Nhúng đầu tăm bông vào bột nghệ và chấm trực tiếp lên vết nứt. Chờ 3-5 phút và rửa sạch bằng nước mát.[12]
    • Nghệ có công dụng diệt vi khuẩn trong vết thương.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh các thực phẩm gây kích ứng.
    Lưu ý rằng trong thời gian hồi phục, môi của bạn rất nhạy cảm với các thức ăn mặn, cay hoặc chua. Hãy tránh xa nước cam hoặc cánh gà chiên cay chẳng hạn, trừ khi bạn muốn thử xem cảm giác xót như thế nào. Những thức ăn này cũng có thể khiến cho môi sưng trở lại và kéo dài thời gian hồi phục.[13]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh chạm tay và lưỡi vào vết thương.
    Bạn càng liếm môi nhiều thì môi càng khô và nứt. Hành động này còn có thể gây ra vết loét bên trong hoặc bên cạnh vết nứt. Ngoài ra, hãy cố gắng tránh cậy hoặc sờ lên chỗ bị thương. Bạn có thể làm vết thương nứt sâu hơn hoặc đưa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.[14]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ.
    Nếu vết nứt bắt đầu đỏ lên hoặc đau hơn sau khi đã sơ cứu ban đầu, bạn hãy liên lạc với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau răng nhiều hơn, hãy nói chuyện với nha sĩ vì có thể bạn đang có vấn đề về răng. Chuyên gia y tế cũng có thể giúp bạn chữa trị nếu bạn thường bị khô miệng và nứt nẻ môi.[15]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Bảo vệ đôi môi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thoa kem chứa kẽm.
    Nhiều người bị nứt nẻ môi là do tiếp xúc với nắng quá nhiều. Khi làm các công việc ngoài sân, xây dựng hoặc các công việc ở nơi nắng nóng, bạn hãy dùng sản phẩm có chứa kẽm thoa lên môi để bảo vệ môi.
    • Kem chống hăm cho em bé cũng có tác dụng bảo vệ tương tự khi thoa lên môi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thoa son dưỡng môi.
    Sau khi môi đã lành, bạn hãy mua son dưỡng môi sáp ong không mùi, không chứa thuốc để thoa môi thường xuyên. Nếu son dưỡng môi có chứa lanolin (dầu lông cừu) hoặc sáp dầu thì càng tốt. Một số kem dưỡng môi còn có chỉ số chống nắng và có thể bảo vệ môi khỏi khô do ánh nắng mặt trời.[16]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nhiều nước.
    Để cung cấp đủ nước cho cơ thể và ngăn ngừa môi khô nứt, bạn cần uống tối thiểu 8 cốc nước mỗi ngày. Để giúp vết nứt mau lành, bạn nên uống thêm vài cốc nữa.[17]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng kem đánh răng và nước súc miệng để chữa miệng khô.
    Có nhiều sản phẩm vệ sinh răng miệng đặc trị khô miệng hoặc ít nhất là giảm khô miệng. Các sản phẩm này có thể giúp môi khỏi nứt nẻ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng máy tạo ẩm.
    Mùa đông và thời tiết lạnh có thể tạo môi trường khô hanh khiến môi nứt nẻ. Các vết nứt nẻ này có thể thành các vết nứt sâu. Để phòng tránh tình trạng này, bạn hãy mở máy tạo ẩm trong phòng ban đêm, hoặc lắp thiết bị tạo ẩm trong máy sưởi và hệ thống làm mát trong nhà.
    • Đây là ý tưởng rất tốt nếu bạn thường thở bằng miệng khi ngủ khiến cho môi càng khô hơn.[18]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Theo dõi thuốc mà bạn đang uống.
    Nếu bạn thường xuyên bị nứt môi thì có thể nguyên nhân là các loại thuốc bạn đang dùng. Hãy đọc nhãn thuốc xem có cảnh báo nào về tình trạng khô không. Nếu bạn thấy có điều gì đó đáng lo ngại, hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc thay thế.[19]
    • Ví dụ, một số thuốc trị mụn trứng cá làm mất độ ẩm và dầu trên mặt, kể cả môi.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Uống multivitamin (đa sinh tố).
    Môi nứt thường là một dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin. Để phòng tránh vấn đề này, bạn nên uống multivitamin hàng ngày có chứa sắt và kẽm. B9 (folate) và các vitamin nhóm B khác cũng có công dụng chữa lành da. Thử vài loại vitamin kết hợp khác nhau với sự chỉ dẫn của bác sĩ để xem loại nào tốt nhất.[20]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cũng có thể kem đánh răng của bạn gây ra hiện tượng nứt hoặc nẻ môi. Có lẽ sẽ hữu ích nếu bạn đổi sang dùng hiệu kem đánh răng dành cho da nhạy cảm hoặc hoàn toàn tự nhiên.[21]
  • Nhớ giữ ẩm môi, đặc biệt là trong mùa đông.

Cảnh báo

  • Lưu ý rằng vắc xin tiêm phòng bệnh uốn ván chỉ có hiệu lực trong 7 năm. Thường thì bạn sẽ phải tiêm phòng uốn ván nếu bạn bị thương do một vật hoặc có mảnh vụn trong vết thương mà trong 7 năm qua bạn chưa tiêm phòng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Margareth Pierre-Louis, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ da liễu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Margareth Pierre-Louis, MD. Margareth Pierre-Louis là bác sĩ da liễu, chuyên gia bệnh học về da và người sáng lập của Twin Cities Dermatology Center và Equation Skin Care tại Minneapolis, Minnesota. Twin Cities Dermatology Center là phòng khám da liễu điều trị cho bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi thông qua phương pháp da liễu lâm sàng, da liễu thẩm mỹ và y tế từ xa. Equation Skin Care được thành lập để cung cấp các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, dựa trên bằng chứng xác thực. Pierre-Louis có bằng cử nhân sinh học và bằng MBA của Đại học Duke, bằng bác sĩ y khoa của Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về da liễu tại Đại học Minnesota và hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về bệnh học da tại Đại học Washington ở St Louis. Pierre-Louis được Ủy ban Da liễu và Bệnh học Hoa Kỳ chứng nhận là chuyên gia điều trị bệnh da liễu, phẫu thuật da và bệnh học da. Bài viết này đã được xem 1.070 lần.
Trang này đã được đọc 1.070 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo