Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hầu hết chúng ta đều đã nghe về chứng ợ nóng, nhưng bạn có biết đó là gì hoặc nguyên nhân gây nên tình trạng này? Ợ nóng, hay trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là triệu chứng phổ biến nhất của việc tích trữ quá nhiều axit dạ dày. Lượng axit dạ dày dư thừa tràn lên thực quản, gây đau đớn và thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bị ợ nóng thường xuyên (hơn một lần một tuần), có thể bạn đã bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc GERD. Vì vậy bạn nên điều trị phòng ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn. Bài viết này sẽ đề cập đến một vài phương pháp điều trị đối với chứng bệnh này.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Tìm hiểu chứng ợ nóng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghiên cứu vai trò của axit dạ dày trong đường tiêu hóa.
    Dạ dày sản xuất chất lỏng axit tự nhiên để cơ thể chia nhỏ và tiêu hóa thức ăn. Axit dạ dày được tiết ra bởi tế bào thành dạ dày để đáp ứng với kích thích của gastrin. Axit cũng diệt mầm bệnh trong đường tiêu hóa để ngăn ngừa viêm nhiễm. Axit dạ dày không thể bị loại bỏ hoàn toàn.
    • Nếu cảm thấy đau hoặc viêm, bạn cần tìm hiểu xem liệu có phải do axit dạ dày dư thừa gây nên hay không.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
    Lưu ý bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đau liên quan đến GERD. Chúng bao gồm:[1][2][3]
    • Nóng rát và/hoặc đau ngực, dưới xương ức. Cảm giác nóng rát có thể lan sang lưng, cổ, và hàm, kéo dài vài giây cho đến vài giờ. Nhiều người nhầm lẫn với bệnh tim (chẳng hạn như đau tim hoặc đau thắt ngực). Nếu cảm thấy đau ở xương hàm hoặc tay hoặc nghi ngờ đau ngực, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế.
    • Gia tăng dịch dạ dày trong thực quản và miệng (có vị như chất lỏng chua và nóng). Chất này có thể làm cho vị giác khó chịu và tăng cường tiết nước bọt. Ngoài ra bạn cũng có cảm giác trong họng đang mắc thứ gì đó.
    • Ít thấy đói hoặc nhanh no (không cần hấp thụ nhiều thức ăn).
    • Buồn nôn hoặc đau nói ở bụng giữa hoặc trên.
    • Ho mạn tính do kích ứng họng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu nguyên nhân gây nên GERD.
    Cơ thể của chúng ta có vòng cơ bắp gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES), có chức năng siết chặt và đóng miệng thực quản tiếp xúc với dạ dày. Điều này giúp ngăn cản những thứ trong dạ dày trào ngược ra ngoài và chỉ cho phép dạ dày mở ra khi đang nuốt hoặc ợ. Đôi khi, LES có thể bị suy yếu, khiến cho axit dạ dày trào ra ngoài dạ dày và chảy ngược lên thực quản. Hiện tượng này có thể xảy ra nếu:[4][5][6]
    • Dạ dày quá no (ăn nhiều) hoặc sau khi ăn thực phẩm gây phình bụng và tăng cường khí (chẳng hạn như cải bắp, bông cải xanh, cải bắp con, rau đậu, sản phẩm từ sữa, thực phẩm béo cao).
    • Cơ thể cứng lại thường xuyên, giống như khi nhấc vật nặng, hoặc tập luyện cường độ cao ngay sau khi ăn.
    • Bạn mắc chứng sa ruột dưới. Điều này xảy ra khi phần trên dạ dày di chuyển lên khe hở cơ hoành (vị trí kết nối từ thực quản đến bụng)
    • Bạn bị thừa cân, béo phì, hoặc mang thai. Thừa cân gây áp lực lên dạ dày, LES, và thực quản.
    • Bạn nằm xuống ngay sau khi ăn. Thông thường trong lực có tác dụng hỗ trợ LES bằng cách giữ các chất trong dạ dày nằm cố định ở phần dưới dạ dày. Nếu bạn nằm xuống ngay sau khi ăn, các chất trong dạ dày có thể trào lên LES.
    • Bạn ăn thực phẩm gây kích ứng thành thực quản và cổ họng, gây viêm và giãn nở LES. Một số chất gây kích thích bao gồm cà-phê-in, rượu bia, thức ăn cay, thức ăn chua, và ni-cô-tin có thể tăng cường sản xuất axit.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Điều chỉnh lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều chỉnh chế độ ăn uống.
    Chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng là bước đầu tiên trong điều trị axit dạ dày. Bạn nên ăn uống lành mạnh, cân bằng chứa nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, và sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo (tránh sản phẩm từ sữa có chứa đường và calo cao). Bạn cũng nên ăn thịt nạc (ít béo), chẳng hạn như thịt gia cầm, cá, và đậu. Hạn chế chất béo bão hòa và chuyển hóa, cholesterol, và tránh thực phẩm chứa nhiều muối và đường.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh các loại thực phẩm có thể kích hoạt axit dạ dày.
    Mặc dù không có chế độ ăn uống nào được chứng minh là chữa GERD, bạn vẫn có thể khắc phục triệu chứng bằng phương pháp tự nhiên hoặc tránh các loại thức ăn gây ợ nóng. Một số thực phẩm kích thích bao gồm:[10][11][12]
    • Cà-phê-in: cà phê, trà, soda
    • Rượu bia
    • Hóa chất tương tự cà-phê-in: sô-cô-la, kẹo bạc hà
    • Thực phẩm cay: ớt, cà ri, mù tạc
    • Thức ăn chua: chanh, cà chua, nước sốt cà chua và giấm
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thay đổi cách thức ăn uống.
    Tránh ăn nhiều thức ăn cùng một lúc. Thức ăn chưa được nhai kỹ có thể làm đầy bụng vì dạ dày cần nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thứ ăn. Thay vào đó, bạn nên ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ.[13] Điều này giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và không sản sinh khí dư thừa gây phình bụng.
    • Ăn chậm. Dạ dày cần tối đa 20 phút để truyền tín hiệu cho bộ não rằng bạn đã ăn no. Do đó, những người ăn nhanh thường ăn nhiều và cảm thấy quá no.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Duy trì cân nặng vừa phải.
    Sử dụng máy tính chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định phạm vi cân nặng dựa trên chiều cao và giới tính.[14] Để giảm hoặc duy trì cân nặng, bạn có thể tính toán lượng calo bằng cách ước lượng nhu cầu calo hằng ngày và theo dõi lượng calo tiêu thụ. Để ước tính nhu cầu calo hằng ngày, áp dụng công thức nhân chỉ số cân nặng tính bằng pound (một pound tương đương 0,45 kg) cho 10. Con số này có thể thay đổi, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, và mức độ hoạt động. Để ước tính dễ dàng và chính xác, bạn có thể dùng ứng dụng theo dõi hoặc điện thoại trực tuyến.[15][16][17][18][19]
    • Chỉ số BMI thông thường là từ 18,5 đến 24,9. BMI dưới 18,5 là thiếu cân, từ 25,0-29,9 là thừa cân, và trên 30,0 là béo phì.
    • Tỷ lệ giảm cân tốt nhất là khoảng 0,45 kg mỗi tuần. 0,45 kg chất béo tương đương 3500 calo. Nếu giảm lượng tiêu thụ calo hằng ngày xuống 500, bạn sẽ giảm cân khoảng 0,45 kg một tuần ) 500 calo x 7 tuần/ngày = 3500 calo/7 ngày = 0,45 kg/tuần).[20]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tập luyện bài bản và thường xuyên để giảm hoặc duy trì cân nặng lý tượng.
    Người lớn nên tập ít nhất 30 phút bài tập cường độ vừa phải tối thiểu 5 ngày một tuần (tổng cộng 150 phút). Hoặc tập 25 phút thể dục nhịp điệu cường độ cao ít nhất 3 lần một tuần và rèn luyện cơ bắp cường độ trung bình hoặc cao tối thiểu 2 lần một tuần.[21] Bạn nên cố gắng tập luyện càng nhiều càng tốt, ngay cả khi đơn giản chỉ là đi bộ quãng ngắn.[22]
    • Nếu tập luyên trên mức hoạt động hằng ngày thông thường, bạn sẽ đốt cháy lượng calo có thể thêm vào số lượng hấp thụ calo hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi các hoạt động này trên ứng dụng tập luyện.[23]
    • Không tập thể dục nhiều sau khi ăn. Bạn nên để cho cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn (3 đến 5 tiếng) hoặc ăn bữa nhỏ trước khi tập luyện.[24][25]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Sử dụng liệu pháp tự nhiên và thay thế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sử dụng baking soda.
    Baking soda, hoặc natri bicarbonate, có thể hoạt động làm chất chống axit để trung hòa axit dạ dày. Để sử dụng baking soda làm phương pháp điều trị, hòa ½ thìa trà baking soda vào một ly nước và uống. Bạn có thể sử dụng 2 tiếng một lần để khắc phục chứng ợ nóng.[26]
    • Baking soda có sẵn ở dạng viên nang hoặc viên thuốc có bán sẵn tại quầy thuốc hoặc được bác sĩ kê toa. Nếu dùng baking soda để chữa trị cho trẻ em, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.[27]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống trà gừng hoặc hoa cúc.
    Ép 2 hoặc 3 miếng gừng và nấu trong nước khoảng 5 phút. Uống trà gừng hoặc hoa cúc có tác dụng giảm căng thẳng, buồn nôn, và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn nên uống 1 đến 2 cốc trà gừng trước bữa ăn 20 phút để làm dịu dạ dày và tiêu hóa tốt.[28]
    • Nếu nhận thấy rằng GERD trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm xuống, bạn nên uống một cốc trà hoa cúc 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ. Phương pháp này có thể giúp giảm viêm dạ dày và cân bằng nồng độ axit.[29]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng cam thảo.
    Loài thực vật này được xem là có tác dụng giảm triệu chứng GERD. Bạn có thể tìm chiết xuất cam thảo (DGL) ở dạng bột hoặc thuốc viên. Nhai chậm 2 viên hoặc uống ½ thìa trà bột 15 phút trước khi ăn.[30] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng sản phẩm cam thảo có chứa tinh dầu bạc hà, cúc la mã, carum, nhựa chanh, mù tạt, bạch tiền, bạch chỉ, và kế 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần có thể giảm triệu chứng GERD.[31]
    • Cam thảo các khả năng tương tác thuốc, vì thế bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.[32]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhai kẹo cao su hoặc dùng viên ngậm.
    Nhai kẹo cao su hoặc dùng viên ngậm sau bữa ăn giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt. Chúng làm cho miệng tiết nhiều nước bọt, có tác dụng trung hòa axit dạ dày.[33] Nhai kẹo cao su hoặc dùng viên ngậm không đường để tránh tiêu thụ calo.
    • Tránh nhai kẹo cao su hoặc viên ngậm có đường vì có thể gây hại men răng và gây sâu răng.[34]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Uống nước ép lô hội.
    Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng một vài nghiên cứu đã khẳng định rằng uống ½ cốc nước ép lô hội có tác dụng giảm viêm thực quản.[35] Bạn có thể uống nước ép lạnh hoặc ấm trước khi ăn.
    • Lô hội có tác dụng nhuận tràng, vì thế bạn nên chuẩn bị trước khi uống.[36]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thử điều trị châm cứu.
    Châm cứu là liệu pháp cổ đại sử dụng kim tiêm lên cơ thể có phương pháp để kích thích huyệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp này có thể chữa bệnh trào ngược và ợ nóng. Đặc biệt, châm cứu có thể làm thay đổi sự tiết axit dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, và giảm đau.[37]
    • Bạn nên tìm bác sĩ châm cứu có trình độ và được cấp giấy phép. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc phòng khám địa phương để tìm hiểu.[38]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Chữa ợ nóng bằng thuốc hoặc phẫu thuật

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết thời điểm đi khám bác sĩ.
    Nếu thay đổi lối sống và chế độ ăn uống nhưng không thấy triệu chứng giảm thiểu, bạn nên đi khám bác sĩ. Việc điều trị GERD đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương hoặc viêm thực quản. Thực quản càng bị viêm hoặc tổn thương kéo dài, bạn càng có nguy cơ bị ung thư thực quản.[39][40]
    • Mặc dù niêm mạc thực quản có thể tự bảo vệ khỏi axit dạ dày, nhưng GERD kéo dài có thể ăn mòn niêm mạc.
    • Bạn có thể bị nhiễm trùng dạ dày Helicobacter pylori (H. pylori) gây nên triệu chứng GERD. Bác sĩ sẽ xét nghiệm vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày và khuyến nghị phương pháp điều trị.[41][42]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu xét nghiệm GERD.
    Thông thường GERD được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng do bạn mô tả. Tuy nhiên, nếu bị trào ngược trong thời gian dài hoặc thuốc không có tác dụng, bạn cần tiến hành sàng lọc nội soi trên. Quy trình này sử dụng máy quay kết nối với ống mềm đưa vào trong cổ họng để quan sát bên trong cổ họng, thực quản, và dạ dày. Bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết hoặc mô để xác định mức độ viêm của dạ dày và thực quản. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra chương trình điều trị.[43][44]
    • Trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ kiểm tra sự hiện diện của H. pylori, vi khuẩn gây nên triệu chứng GERD. Nếu bác sĩ tìm ra chúng, bạn sẽ được điều trị ba phần bao gồm thuốc ức chế bơm proton (đối với axit dạ dày dư thừa), amoxicillin và clarithromycin (thuốc kháng sinh), uống hai lần một ngày từ 7 đến 14 ngày.[45][46]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng thuốc kháng axit.
    Để trị GERD dạng nhẹ hoặc vừa, bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng thuốc kháng axit, kết hợp với thay đổi lối sống và theo dõi chế độ ăn uống. Thuốc kháng axit, chẳng hạn như canxi cacbonat, Tums, hoặc Maalox là những loại thuốc bán sẵn tại quầy thuốc có tác dụng trung hòa axit và sử dụng khi cần theo hướng dẫn trên bao bì. Mặc dù thuốc kháng axit có tác dụng nhanh, nhưng chúng sẽ giảm hiệu quả sau một giờ. Chỉ dùng thuốc nếu có triệu chứng từ một đến hai lần một tuần.[47][48]
    • Nếu dùng quá liều thuốc kháng axit, bạn sẽ bị “hội chứng sữa kiềm,” bao gồm các triệu chứng như là buồn nôn, nôn mửa, suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần, và tổn thương/suy giảm chức năng thận. Lý do là vì hấp thụ quá nhiều canxi làm cho cơ thể hình thành quá nhiều kiềm .
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng chất hoạt tính bề mặt.
    Thành phần hoạt tính bề mặt, chẳng hạn như sucralfate/Carafate bao phủ bề mặt thực quản và dạ dày để bảo vệ và làm lành. Bạn có thể dùng ở dạng thuốc hoặc chất lỏng 2 đến 4 lần một ngày từ 4 đến 8 tuần để trị GERD dạng nhẹ và vừa. Tác dụng phụ không đáng kể, trừ khi bạn dùng sai cách trong thời gian dài.[49][50]
    • Nhiều trong số chất hoạt tính bề mặt có chứa nhôm, và có thể gây nhiễm độc nhôm nếu dùng không phù hợp. Triệu chứng nhiễm độc nhôm bao gồm đau xương/cơ, suy nhược cơ thể, thiếu máu, và chóng mặt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng thuốc đối kháng thụ thể Histamine 2 (H2RA).
    H2RA, chẳng hạn như cimetidine, ranitidine/Zantac, famotidine/Pepsid, nizatidine chặn tín hiệu trong tế bào dạ dày giảm tiết axit. Dùng H2RA dạng viên hai lần một ngày từ 2 đến 6 tuần để trị GERD nhẹ hoặc vừa. Một số loại thuốc có bán sẵn ở quầy thuốc và tương đối an toàn.[51][52]
    • Tác dụng phụ hiếm xảy ra bao gồm: tăng kích thước vú ở nam giới, liệt dương, rối loạn chức năng gan, chóng mặt, lo lắng, huyến áp thấp, nhịp tim thấp, và thiếu máu.[53][54]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI).
    Thuốc PPI, chẳng hạn như omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole, dexlansoprazole, rabeprazole là những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong việc ngăn chặn tiết axit trong dạ dày. Nếu bị GERD nặng với từ 2 cơn trào ngược trở lên xảy ra một tuần, bạn nên dùng PPI (một số loại có thể mua tại hiệu thuốc). Nói chung, bạn nên dùng 1 viên một ngày, 30 phút trước khi ăn, trong vòng 8 tuần. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm:[55][56][57]
    • Nhiễm khuẩn hệ thống tiêu hóa gây tiêu chảy (chẳng hạn như C. difficile, Campylobacter, Salmonella) và viêm phổi. Do axit dạ dày giảm đi và không ngăn chăn nhiều vi khuẩn, do đó tình trạng nhiễm khuẩn có thể phát sinh.
    • Kém hấp thu: tuy ảnh hưởng không nhiều, nhưng PPI có thể giảm hấp thu sắt, vitamin B12, ma-giê, và canxi. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu và loãng xương nếu dùng PPI trong thời gian dài.
    • Tương tác thuốc: sử dụng PPI có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ và chuyển hóa của thuốc khác. Ví dụ phổ biến đó là tương tác với thuốc clopidogrel, được dùng để ngăn ngừa đông máu.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tiến hành phẫu thuật.
    Mặc dù điều này rất hiếm, nhưng nếu thuốc không có tác dụng giảm triệu chứng GERD, bạn cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật cũng là phương pháp dành cho người trẻ cần liệu pháp có tác dụng lâu dài. Một trong những loại phẫu thuật được gọi là fundoplication, là thủ thuật dùng phần trên của dạ dày quấn vòng quanh phần dưới của thực quản để cơ thắt thực quản dưới siết chặt hơn, và thực hiện khâu tay hoặc laser qua nội soi để làm cho LES chặt hơn.[58][59]
    • Một loại phẫu thuật khác đóng phần dưới thực quản bằng cách quấn dây hạt từ tính xung quanh dạ dày, thực quản, và LES. Các hạt có thể giãn nở để đưa thức ăn vào.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tránh ăn khuya. Đầu giường ngủ cần nâng cao khoảng 15-20 cm, và không nằm ngay sau khi ăn.
  • Không dùng cà-phê-in, rượu bia, và thuốc lá.
  • Số lượng nghiên cứu về tác dụng của phương pháp tự nhiên, chất bổ sung thảo dược, hoặc liệu pháp thay thế đối với GERD không nhiều. Có thể bạn đã nghe bạc hà có thể hữu ích, nhưng trên thực tế dầu bạc hà có thể làm chứng ợ nóng trở nên nặng hơn.[60][61][62] Sữa cũng được biết đến là có tác dụng giảm triệu chứng. Tuy nhiên, sữa có thể trung hòa tạm thời axit dạy dày, nhưng chất béo và axit lactic có thể kích thích tiết axit nhiều hơn.
  • Nhiều loại thuốc có thể mua trực tiếp tại quầy cũng được kê toa để thanh toán bằng bảo hiểm.

Cảnh báo

  • Nếu đang cố gắng điều trị ợ nóng tại nhà nhưng triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần đi khám bác sĩ để được kê toa.
  • Nhiều loại thuốc trị GERD có thể mua tại hiệu thuốc (OTC), nhưng bạn cần trao đổi với bác sĩ nhằm đảm bảo kế hoạch điều trị phù hợp.

Tham khảo

  1. Kahrilas, Peter J. “Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-gastroesophageal-reflux-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=4~150>.
  2. Fass, Ronnie. “Tiếp cận bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó chữa ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/approach-to-refractory-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=2~150>.
  3. Kahrilas, Peter J. “Sinh lý bệnh học của viêm thực quản trào ngược.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pathophysiology-of-reflux-esophagitis?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=9~150>.
  4. Kahrilas, Peter J. “Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-gastroesophageal-reflux-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=4~150>.
  5. Fass, Ronnie. “Tiếp cận bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó chữa ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/approach-to-refractory-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=2~150>.
  6. Kahrilas, Peter J. “Sinh lý bệnh học của viêm thực quản trào ngược.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pathophysiology-of-reflux-esophagitis?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=9~150>.
  7. http://www.choosemyplate.gov/dietary-guidelines.html
  8. http://www.cnpp.usda.gov/DietaryGuidelines
  9. http://www.usada.org/resources/nutrition/
  1. Kahrilas, Peter J. “Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-gastroesophageal-reflux-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=4~150>.
  2. Fass, Ronnie. “Tiếp cận bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó chữa ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/approach-to-refractory-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=2~150>.
  3. Kahrilas, Peter J. “Sinh lý bệnh học của viêm thực quản trào ngược.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pathophysiology-of-reflux-esophagitis?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=9~150>.
  4. http://www.npr.org/sections/thesalt/2012/08/13/158097387/got-heartburn-maybe-you-should-rethink-your-drink
  5. http://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/adult_bmi/english_bmi_calculator/bmi_calculator.html
  6. http://www.mayoclinic.org/calorie-calculator/itt-20084939
  7. https://www.supertracker.usda.gov/default.aspx
  8. https://www.myfitnesspal.com/
  9. “Dietary Guidelines.” USDA. <http://www.choosemyplate.gov/dietary-guidelines.html>.
  10. “Assessing Your Weight.” CDC. <http://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/index.html>
  11. Bray, George A. “Thừa cân ở người lớn: Liệu pháp chế độ ăn uống.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/obesity-in-adults-dietary-therapy?source=search_result&search=weight+loss&selectedTitle=4~150>.
  12. “Khuyến cáo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đối với Hoạt động Thể chất ở Người lớn.” Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. <http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp>
  13. http://www.cdc.gov/physicalactivity/everyone/guidelines/index.html
  14. “Khuyến cáo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đối với Hoạt động Thể chất ở Người lớn.” Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ <http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp>
  15. Picco, Michael F. “Tiêu hóa: Mất thời gian bao lâu.” MayoClinic. <http://www.mayoclinic.org/digestive-system/expert-answers/faq-20058340>.
  16. “Chuyển tiếp Tiêu hóa: Mất thời gian bao lâu?” ColoState. <http://www.vivo.colostate.edu/hbooks/pathphys/digestion/basics/transit.html>.
  17. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/sodium-bicarbonate-oral-route-intravenous-route-subcutaneous-route/proper-use/drg-20065950
  18. http://www.healthline.com/health/gerd/baking-soda#Application3
  19. “15 Phương pháp Tự nhiên Điều trị Ợ nóng & Trào ngược Axit Nghiêm trọng.” Everydayroots. <http://everydayroots.com/heartburn-remedies>.
  20. “15 Phương pháp Tự nhiên Điều trị Ợ nóng & Trào ngược Axit Nghiêm trọng.” Everydayroots. <http://everydayroots.com/heartburn-remedies>.
  21. http://www.drweil.com/drw/u/QAA400477/What-Quenches-Heartburn.html
  22. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/881.html
  23. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/881.html
  24. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16246942
  25. http://well.blogs.nytimes.com/2011/01/13/remedies-chewing-gum-for-heartburn/
  26. http://everydayroots.com/heartburn-remedies
  27. http://everydayroots.com/heartburn-remedies
  28. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16799881
  29. http://mx.nccaom.org/FindAPractitioner.aspx
  30. Kahrilas, Peter J. “Kiểm soát y tế bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150>.
  31. Soll AH, Nimish BV. “Dược lý Thuốc chống loét.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5>.
  32. Pandolfino JE, Kahrilas PJ. “Helicbacter pylori và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/helicobacter-pylori-and-gastroesophageal-reflux-disease?source=see_link>.
  33. Crowe, Sheila E. “Phương pháp điều trị đối với Helicobacter pylori.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/treatment-regimens-for-helicobacter-pylori?source=see_link>.
  34. Pandolfino JE, Kahrilas PJ. “Helicbacter pylori và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/helicobacter-pylori-and-gastroesophageal-reflux-disease?source=see_link>.
  35. Crowe, Sheila E. “Phương pháp điều trị đối với Helicobacter pylori.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/treatment-regimens-for-helicobacter-pylori?source=see_link>.
  36. Pandolfino JE, Kahrilas PJ. “Helicbacter pylori và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/helicobacter-pylori-and-gastroesophageal-reflux-disease?source=see_link>.
  37. Crowe, Sheila E. “Phương pháp điều trị đối với Helicobacter pylori.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/treatment-regimens-for-helicobacter-pylori?source=see_link>.
  38. Kahrilas, Peter J. “Kiểm soát y tế bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150>.
  39. Soll AH, Nimish BV. “Dược lý học thuốc chống loét.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5>.
  40. Kahrilas, Peter J. “Kiểm soát y tế bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150>.
  41. Soll AH, Nimish BV. “Dược lý học thuốc chống loét.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5>.
  42. Kahrilas, Peter J. “Kiểm soát y tế bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150>.
  43. Soll AH, Nimish BV. “Dược lý học thuốc chống loét.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5>.
  44. Kahrilas, Peter J. “Kiểm soát y tế bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150>.
  45. Soll AH, Nimish BV. “Dược lý học thuốc chống loét.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5>.
  46. ref>Kahrilas, Peter J. “Kiểm soát y tế bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150>.
  47. Soll AH, Nimish BV. “Dược lý học thuốc chống loét.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5>.
  48. Wolfe, MM. “Tổng quan và so sánh thuốc ức chế bơm proton điều trị rối loạn axit.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/overview-and-comparison-of-the-proton-pump-inhibitors-for-the-treatment-of-acid-related-disorders?source=see_link#H59974871>.
  49. ref>Kahrilas, Peter J. “Kiểm soát y tế bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/medical-management-of-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=5~150>.
  50. Soll AH, Nimish BV. “Dược lý học thuốc chống loét.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pharmacology-of-antiulcer-medications?source=search_result&search=h2ra%27s&selectedTitle=1~150#H5>.
  51. Kahrilas, Peter J. “Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-gastroesophageal-reflux-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=4~150>.
  52. Fass, Ronnie. “Tiếp cận bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó chữa ở người lớn.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/approach-to-refractory-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=2~150>.
  53. Kahrilas, Peter J. “Sinh lý bệnh học của viêm thực quản trào ngược.” UpToDate. <http://www.uptodate.com/contents/pathophysiology-of-reflux-esophagitis?source=search_result&search=reflux&selectedTitle=9~150>.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Roy Nattiv, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Roy Nattiv, MD. Roy Nattiv là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Los Angeles, California. Nattiv specializes chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm, suy dinh dưỡng, chứng loạn khuẩn ở ruột non, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nattiv tốt nghiệp Đại học California, Berkeley và nhận bằng bác sĩ y khoa (MD) tại Trường Y khoa Sackler ở Tel Aviv, Israel. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Montefiore, Đại học Y Albert Einstein. Nattiv tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đào tạo về tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Đại học California, San Francisco (UCSF). Anh từng là học viên nghiên cứu sinh của Viện Y học Tái sinh California (CIRM) và đã được Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu về viêm loét đại trang ở trẻ em. Bài viết này đã được xem 1.812 lần.
Trang này đã được đọc 1.812 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo