Cách để Trả lời câu hỏi em bé được sinh ra thế nào

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trẻ em nổi tiếng ưa đặt những câu hỏi thú vị và đôi khi gây khó xử. Tuy nhiên, nếu trẻ hỏi về việc chúng được sinh ra như thế nào, bạn nên cố cho trẻ một câu trả lời thành thật để chúng hiểu. Điều này giúp chuẩn bị kiến thức cho trẻ khi lớn lên và trải nghiệm thế giới. Khi được hỏi như thế, hãy đảm bảo đánh giá đúng tình hình và gọt giũa câu trả lời sao cho phù hợp với độ tuổi của bé.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đánh giá tình huống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bình tĩnh và thư giãn khi trẻ hỏi về đề tài đó.
    Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể thắc mắc về sự ra đời của chúng, đó là điều bình thường. Bạn nên luôn chuẩn bị sẵn cho tình huống này, nhưng nếu chưa sẵn sàng, bạn cũng hãy bình tĩnh và đừng vội đưa ra câu trả lời. Hãy hít thở thật sâu và nói chuyện với trẻ bình thường như khi nói về các chủ đề khác.[1]
    • Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là phá lên cười hoặc lảng sang chuyện khác. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua câu hỏi của trẻ thì chúng sẽ càng tò mò hơn về chủ đề. Tốt nhất là nên trả lời câu hỏi cho bé.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chuyển trách nhiệm cho ba mẹ đứa bé nếu đó là con của người khác đặt câu hỏi cho bạn.
    Nếu bạn là người trông trẻ, những nhóc tỳ bạn chăm sóc có thể hỏi bạn về em bé hoặc vấn đề giới tính. Hãy bình tĩnh và vận dụng óc phán đoán để tiếp cận tình huống. Nếu đó là câu hỏi về cơ thể người thì hãy trả lời một cách khoa học. Nếu đó là câu hỏi bạn không thể hoặc nghĩ rằng không nên trả lời, hãy hãy bảo chúng hỏi ba mẹ.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể nói kiểu: “Chừng nào mẹ về thì con hỏi mẹ nhé, chắc bà sẽ biết nhiều hơn!”. Có khả năng bé sẽ quên khuấy mất việc đó, nhưng bạn có thể cho ba mẹ bé biết rằng chúng đang tò mò về em bé và giới tính.
    • Nếu bé cứ thúc giục và hỏi thêm nhiều câu hỏi riêng tư nữa, hãy bình tĩnh và xử lý tình huống như những khi chúng không ngoan. Nếu bé dùng từ bậy thì hãy nhắc nhở, và nói rằng nếu cứ tiếp tục như thế, bạn sẽ mách bố mẹ chúng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét lý do vì sao trẻ tò mò như thế.
    Trẻ con bẩm sinh ham học hỏi, nhưng cũng có những lý do khác kích thích chúng đặt câu hỏi. Ví dụ, có thể cô giáo ở trường có thai, hoặc chúng nhìn thấy em bé trên truyền hình hoặc ngoài đường.[3]
    • Nếu bạn có thai thì đứa con lớn có thể tò mò về em mình. Đây là điều rất bình thường khi trẻ em hỏi về em bé và bầu bí nếu chúng biết có em bé sắp ra đời.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi lại rằng chúng nghĩ em bé từ đâu mà ra.
    Trẻ con có thể hỏi bạn em bé từ đâu ra nhằm xác nhận những gì chúng đã biết. Nếu bị đặt câu hỏi như thế, hãy thử đánh đố: “Câu hỏi hay lắm! Vậy con đoán xem em bé từ đâu ra?”, và xem trẻ hiểu biết đến đâu về chủ đề này.[4]
    • Nếu các bạn đã từng thảo luận về em bé và mang thai trước đó, hãy bắt đầu bằng cách xác nhận những gì đã nói. Ví dụ như: “Chà, chúng ta đã từng nói về việc em bé chào đời là nhờ một người đàn ông và một người phụ nữ giao hợp với nhau đúng không?”. Nếu trẻ xác nhận chúng đã biết thông tin này, thì hãy bỏ qua và đi đến câu hỏi tiếp theo.
    • Nếu trẻ trả lời rằng chúng không biết, thì hãy trấn an trẻ, sau đó trả lời câu hỏi theo cách tốt nhất bạn nghĩ ra.
Phần 2
Phần 2 của 3:

Trả lời câu hỏi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trả lời câu hỏi trẻ đặt ra.
    Nhiều phụ huynh thường trở nên bối rối vì nghĩ rằng bản thân sẽ phải giải thích hết quá trình cho con mình. Thay vào đó, hãy tập trung cung cấp câu trả lời dựa theo câu hỏi của chúng thôi. Nếu trẻ hỏi cụ thể chúng ra khỏi cơ thể mẹ như thế nào, bạn có thể trả lời kiểu: “Em bé được sinh ra khi được mẹ đẩy ra ngoài thông qua đường sinh, một phần của âm đạo”.[5]
    • Sau khi được trả lời câu hỏi đầu tiên, trẻ có thể hỏi nhiều hơn hoặc hài lòng. Nếu trông bé chưa hài lòng với câu trả lời, hãy hỏi chúng: “Con còn muốn biết gì về em bé không?” hay “Con còn muốn hỏi gì nữa không?”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gọt giũa câu trả lời để phù hợp với độ tuổi.
    Một đứa bé còn nhỏ tuổi thì không cần phải biết chi tiết cụ thể về mang thai và quá trình tạo em bé. Với những trẻ dưới 6 tuổi, câu trả lời nên chung chung và đơn giản. Khi trẻ lớn hơn, bạn mới cần trả lời cụ thể hơn một chút.[6]
    • Ngoài ra, có khả năng đứa bé sẽ quên đi thông tin đã học được khi lớn lên, thế nên có thể bạn và trẻ sẽ phải nói chuyện với nhau nhiều lần về sự ra đời của em bé trước khi chúng thật sự ghi nhớ và hiểu thông tin.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh dùng từ lóng hay uyển ngữ khi nói về vấn đề giới tính hay cơ quan sinh dục.
    Hãy nói về cơ quan sinh dục như khi nói về mọi bộ phận cơ thể khác. Hãy dùng những từ như dương vật, âm đạo, tử cung, tình dục, tinh trùng, trứng khi đề cập đến vấn đề tạo ra em bé. Điều này đảm bảo cho trẻ không bị lẫn lộn khi lớn lên và học về những chủ đề như tình dục.[7]
    • Ví dụ, bạn có thể nói: “Đàn ông có dương vật và phụ nữ có âm đạo. Dương vật tạo ra tinh trùng và âm đạo giữ trứng”, để dạy trẻ về kiến thức phổ thông về giải phẫu sinh sản.
    • Bạn cũng có thể bắt đầu dạy trẻ về cơ quan sinh sản khi chúng đã học về các bộ phận còn lại. Vào khoảng thời gian 2-3 tuổi, trẻ em nên biết về cơ thể, mà cơ bản là phụ nữ có âm đạo còn đàn ông có dương vật.
    • Sẽ ổn thôi nếu bạn đề cập đến tình dục bằng từ “làm tình” khi trả lời câu hỏi về quá trình tạo ra em bé, miễn là chúng hiểu từ này có nghĩa là quan hệ tình dục. Điều này giúp trẻ liên hệ em bé với một điều gì đó tích cực chứ không phải thứ tiêu cực hay đáng sợ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đối với trẻ dưới 5 tuổi, hãy trả lời đơn giản nhưng thành thật.
    Trẻ nhỏ hơn có xu hướng tập trung vào việc mang thai và cách em bé ra đời. Hãy giải thích rằng phụ nữ tạo ra em bé bằng cách quan hệ tình dục, từ đó em bé được hình thành trong tử cung người phụ nữ.[8]
    • Ví dụ, nếu trẻ hỏi em bé được tạo ra như thế nào, bạn có thể trả lời kiểu “Trẻ em được tạo ra khi đàn ông và phụ nữ quan hệ với nhau, tinh trùng của đàn ông thụ tinh với trứng của người phụ nữ. Sau đó em bé lớn lên trong tử cung người mẹ suốt 9 tháng cho đến khi đủ lớn để chào đời”.
    • Nếu trẻ hỏi em bé ra đời như thế nào, hãy giải thích rằng em bé ra đời qua âm đạo, vốn nở rộng để em bé ra đời. Bạn cũng có thể nói thêm rằng một số người mẹ chọn hoặc buộc phải phẫu thuật để lấy em bé ra.
    • Đảm bảo giải thích đúng rằng tử cung là một phần của âm đạo, và chúng khác biệt với dạ dày. Bởi vì trẻ con thường quan sát và tưởng rằng chúng nằm trong dạ dày của mẹ, điều này khiến chúng nhầm lẫn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng hình ảnh để giải thích cho trẻ.
    Có rất nhiều cuốn sách giải thích quá trình tạo và mang thai một đứa trẻ. Những cuốn sách ấy thường kèm theo tranh minh họa phù hợp với trẻ và không kích dục.[9]
    • Nếu bạn không tìm được sách dành cho trẻ em thì hãy cố giải thích thật tốt quá trình bằng cách dùng sách giải phẫu học. Có thể hình ảnh sẽ hơi nhiều chi tiết, nhưng bạn có thể dùng chúng để chỉ nơi trẻ em lớn lên, và hình dạng cơ quan sinh dục như thế nào.
    • Sách giải phẫu học cũng là nguồn tư liệu tuyệt vời để trả lời những câu hỏi khó hơn như “Trứng từ đâu mà có?” hay “Tinh trùng được tạo ra như thế nào?”.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hãy bắt đầu nói chuyện về dậy thì khi con bạn được 6-12 tuổi.
    Đối với bé gái, giai đoạn dậy thì có thế bắt đầu sớm khoảng 8-9 tuổi, và đối với bé trai, giai đoạn đó rơi vào tầm 9-10 tuổi. Hãy nói với chúng rằng dậy thì có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể, tâm trạng, và cuộc sống thường ngày. Bạn cũng nên cho trẻ biết rằng giai đoạn này là dấu hiệu nữ giới có thể mang thai, và nói với chúng rằng dương vật có thể thụ tinh cho trứng nếu quan hệ tình dục.[10]
    • Ví dụ, nếu con gái bạn hỏi về chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bạn có thể trả lời: “Đa số nữ giới có kinh lần đầu khi họ 9-16 tuổi. Có cô gái có sớm, có cô có trễ. Kỳ kinh đầu tiên là dấu hiệu trưởng thành về mặt sinh dục, và con sẽ có thai nếu quan hệ tình dục”.
    • Cố gắng nói về dậy thì như là một điều bình thường và tự nhiên, bởi nó đúng là như thế. Hãy liên hệ với những cuộc đối thoại trước đó, và cho con biết rằng dậy thì sẽ khiến chúng nghĩ về tình dục nhiều hơn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đối với trẻ lớn hơn, hãy cho chúng biết bạn luôn sẵn sàng trả lời câu hỏi của chúng.
    Trẻ lớn luôn cho rằng chúng biết mọi thứ về giới tính, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng. Nếu bạn là người chúng có thể nói chuyện về những vấn đề nhạy cảm, thì hãy chuẩn bị tinh thần cho những câu hỏi cụ thể. Ví dụ, trẻ thiếu niên sẽ hỏi những câu như “Liệu quan hệ bằng miệng có khiến cháu mang thai không?”.[11]
    • Hãy nhắc trẻ thiếu niên biết rằng bạn sẽ luôn bên cạnh giải đáp những câu hỏi của chúng: “Ta biết rằng lớn lên có nhiều thứ lạ lẫm, nhưng nếu con có câu hỏi nào về các mối quan hệ hay cơ thể, con có thể luôn nói chuyện với ta”.
    • Dựa vào câu hỏi của chúng để nhắc nhở những rủi ro khi quan hệ tình dục mà không tỏ ra lên lớp dạy đời. Đối với ví dụ về quan hệ đường miệng, bạn có thể nói: “Cháu không thể mang thai nếu quan hệ bằng miệng, nhưng có thể mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”.
    • Đừng kết luận rằng trẻ con hỏi về tình dục là vì chúng đã quan hệ tình dục. Trẻ hỏi như thế có thể vì vô tình nghe được qua những cuộc đối thoại với bạn bè hoặc nhìn thấy trên TV.
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tiếp tục đối thoại

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đề cập thông tin về sinh sản trong những ví dụ hằng ngày.
    Điều quan trọng là phải cho trẻ biết rằng những câu hỏi về em bé và tình dục là bình thường. Hãy cố tìm những cách khác nhau để dạy trẻ về quá trình có thai ngay trước cả khi chúng đặt câu hỏi.[12]
    • Ví dụ, nếu đi sở thú và gặp một con vật đang có thai, bạn có thể chỉ ra: “Con có thấy bụng con hổ đó to hơn những con khác không? Nó đang mang thai và sắp sinh hổ con đấy!”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói chuyện với trẻ về những mối quan hệ tích cực và lành mạnh.
    Đối với trẻ hơn 6 tuổi, đây cũng là dịp tốt để nói về các mối quan hệ. Hãy giải thích rằng có những người dị tính, và những người đồng tính, song tính. Bạn nên thảo luận với trẻ về những gì xảy ra khi ta bước vào một mối quan hệ, và thế nào là tôn trọng lẫn nhau trong một mối quan hệ.[13]
    • Ở thời điển này, trẻ có thể cảm thấy “kinh tởm” với những cuộc thảo luận về mối quan hệ và tình dục. Nhưng đó vẫn là đề tài quan trọng cần được nhắc tới, và nhắc cho trẻ biết rằng một khi đã trưởng thành về sinh lý, chúng có thể mang thai nếu quan hệ tình dục.
    • Nhớ đề cập đến các biện pháp tránh thai, bệnh lây qua đường tình dục, và áp lực xã hội trong cuộc trò chuyện bất cứ khi nào phù hợp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hãy cho trẻ biết rằng chúng có quyền bảo vệ riêng tư và không gian cá nhân.
    Bạn nên đoan chắc với trẻ rằng cơ quan sinh dục là những bộ phận riêng tư và tình dục là trải nghiệm cá nhân. Hãy làm rõ rằng chỉ có ba mẹ hay bác sĩ mới được nhìn thấy những bộ phận đó trong trường hợp lau rửa hay kiểm tra sức khỏe. Nhắc cho trẻ biết rằng không ai được phép yêu cầu được chạm vào những bộ phận riêng tư đó hoặc bắt chúng chạm vào của họ.[14]
    • Bạn có thể giải thích với trẻ nhỏ hơn bằng cách nói: “Âm đạo và dương vật là những bộ phận riêng tư, không ai được chạm vào đó của con hoặc bắt con chạm vào của họ. Nếu chuyện đó xảy ra, con có thể kể với mẹ, mẹ sẽ không giận đâu”.
    • Dạy trẻ thoát khỏi những tình huống thiếu thoải mái hay đáng sợ bằng cách nói “Không” hoặc “Cháu phải đi”. Hãy cho trẻ biết rằng chẳng có gì sai khi từ chối người lớn nếu họ đáng sợ hoặc đáng ngờ.
    • Trấn an trẻ rằng chúng sẽ không gặp rắc rối nếu kể với bạn về “bí mật” có liên quan đến cơ thể hay bộ phận riêng tư.

Lời khuyên

  • Mô hình búp bê chuẩn xác về giải phẫu là cách hay để giới thiệu cho trẻ về cơ thể con người. Chúng có thể giúp trẻ đặt câu hỏi và hiểu về cơ chế hoạt động.

Cảnh báo

  • Nhớ rằng sinh sản là một phần tự nhiên của cuộc sống. Nếu bạn không thoải mái khi trẻ tìm đến xin hướng dẫn thì chúng sẽ tự tìm hiểu từ những nguồn thiếu tin cậy hơn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sylvia Rath
Cùng viết bởi:
Chuyên gia về kỹ năng làm cha mẹ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sylvia Rath. Sylvia Rath là chuyên gia về kỹ năng làm cha mẹ, giám đốc của Trường mẫu giáo Little Village tại Los Angeles, California. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Sylvia chuyên hướng dẫn cho các bậc cha mẹ về kỹ năng truyền đạt tôn trọng và phương pháp kỷ luật tích cực trong giai đoạn học mẫu giáo của con họ. Sylvia có bằng cử nhân về tâm lý học và giáo dục mầm non của Đại học Antioch. Trước khi làm việc tại Trường mẫu giáo Little Village, cô đã làm giáo viên mẫu giáo trong tám năm. Bài viết này đã được xem 3.830 lần.
Chuyên mục: Giáo dục
Trang này đã được đọc 3.830 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?