Cách để Trò chuyện với Người đang Hấp hối

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trò chuyện với người đang hấp hối không bao giờ là chuyện dễ dàng. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải cung cấp tình yêu thương và sự hiện diện của bạn thay vì lo lắng về cách để lắp đầy sự im lặng hoặc để trình bày câu nói hoàn hảo nhất. Mặc dù dành thời gian cho người đó có thể sẽ khá khó khăn nhưng hành động này thậm chí có thể cung cấp cho cả hai khoảng thời gian tận hưởng sự chân thành, niềm vui, và tình yêu được chia sẻ.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Hiểu rõ Điều Nên Nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trung thực và tử tế.
    Bạn không cần thiết phải giả vờ như thể người thân yêu của bạn vẫn khỏe mạnh, hoặc thậm chí là hành động theo kiểu mọi chuyện đang trở nên tươi sáng hơn trong khi sự thật không đúng như vậy. Người đó sẽ trân trọng sự trung thực và sự cởi mở của bạn và không muốn bạn hành xử như mọi chuyện vẫn ổn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đối xử với người thân yêu của bạn bằng sự tử tế và bảo đảm rằng bạn thận trọng trước nhu cầu của người đó. Bạn có thể sẽ không biết phải nói điều gì, nhưng trong thời điểm này, bạn nên nhớ nói với người mà bạn yêu thương càng nhiều điều khiến họ cảm thấy tốt hơn càng tốt.
    • Một vài cá nhân và nền văn hóa thường không thoải mái khi trò chuyện về cái chết. Nếu người bạn yêu thương là một trong số đó, bạn nên tránh bàn về chủ đề này.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi xem liệu bạn có thể giúp gì cho họ.
    Một điều khác mà bạn có thể thực hiện khi trò chuyện với người thân yêu là hỏi xem bạn có thể làm gì để giúp họ. Điều này có thể có nghĩa là thực hiện một vài công việc lặt vặt, gọi điện thoại thay họ, hoặc thậm chí là đi lấy thức ăn nhẹ cho họ. Có lẽ là người đó muốn bạn mát-xa tay cho họ hoặc chỉ đơn giản là muốn lắng nghe một câu chuyện cười; bạn không nên ngần ngại khi phải hỏi thăm về điều mà bạn có thể thực hiện để xoa dịu nỗi đau của họ. Người đó sẽ nghĩ rằng họ sẽ làm phiền bạn nếu nhờ bạn giúp đỡ, vì vậy, bạn nên ngỏ lời trước. Nếu người đó thật sự không cần bạn giúp, bạn nên chấp nhận điều này và tiến bước.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khuyến khích họ trò chuyện nếu họ muốn.
    Người mà bạn yêu thương sẽ muốn ôn lại kỷ niệm cũ và sẽ muốn chia sẻ một câu chuyện hoặc một ý tưởng nào đó với bạn. Bạn chỉ cần có mặt vì họ và cho họ biết rằng bạn quan tâm đến điều họ nói. Nếu họ không có khả năng suy nghĩ rõ ràng hoặc quên mất những gì họ muốn nói, bạn có thể giúp họ. Khuyến khích người đó bằng cách giao tiếp bằng mắt với họ và đưa ra câu hỏi phù hợp sau khi họ nói.[2]
    • Nếu người đó đang khiến bản thân trở nên khích động bằng cách trò chuyện, bạn có thể bảo họ nói chậm lại hoặc nghỉ ngơi đôi chút. Nhưng nhìn chung, người đó có quyền trò chuyện, vì vậy, bạn nên cho phép họ trở thành người dẫn dắt câu chuyện.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Không nên nhắc đến chủ đề gây đau đớn.
    Mặc dù bạn cần phải thành thật và cởi mở với người đang hấp hối, bạn cũng có thể giấu đi một vài yếu tố nếu cần thiết. Đôi khi, trở nên quá trung thực sẽ chỉ khiến người đang hấp hối cảm nhận được nỗi đau của bạn và cảm thấy mất đi quyền kiểm soát bởi vì họ không thể làm gì để chấm dứt chuyện này. Ví dụ, nếu mẹ của bạn hỏi bạn xem liệu bạn và anh/em trai của bạn vẫn còn hờn giận nhau, tốt nhất là bạn nên nói rằng cả hai đang hàn gắn ngay cả khi bạn chỉ đang trong bước đầu cố gắng thực hiện điều này; trong trường hợp này, giúp đối phương yên tâm một chút sẽ tốt hơn là nói cho họ biết về sự thật phũ phàng.
    • Khi bạn nhìn lại những lời nói dối vô hại này, bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ hối hận vì đã quá thành thật trong giây phút mà bạn có thể khiến nó trở nên tốt đẹp hơn bằng lời nối dối vô hại.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận thức sự gợi ý trong quá trình đàm thoại từ phía đối phương.
    Chắn hẳn bạn sẽ nghĩ rằng khi một người nào đó đang hấp hối, mọi thứ phải trang nghiêm, nhưng người thân yêu của bạn có thể không nghĩ vậy. Có lẽ họ chỉ muốn dành những ngày cuối đời để cười vang, trò chuyện về bóng đá thời đại học, hoặc kể lại câu chuyện hài hước ngày xưa. Nếu bạn đang cố gắng khiến mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn, người đó sẽ muốn bạn thỉnh thoảng thay đổi chủ đề để cải thiện tâm trạng. Bạn hoàn toàn được phép trêu đùa, kể những câu chuyện vui đã xảy đến với bạn trong buổi sáng, hoặc hỏi ý kiến người đó xem liệu họ có muốn xem phim hài không. Cải thiện tâm trạng có thể đem lại niềm vui cho tình huống căng thẳng.[3]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Không ngừng trò chuyện ngay cả khi người đó không hồi đáp.
    Thính giác thường sẽ là bộ phận cuối cùng ngừng hoạt động khi người đó qua đời. Bạn có thể sẽ nghĩ rằng giao tiếp với người đang hôn mê hoặc đang nghỉ ngơi là hành động vô ích, nhưng họ sẽ nghe rất rõ mọi điều bạn nói. Chỉ cần âm thanh giọng nói của bạn cũng đủ đem lại sự bình yên và sự thoải mái cho họ. Hãy nói bất kỳ điều gì mà bạn nghĩ, ngay cả khi bạn không chắc liệu họ có thể nghe được nó hay không. Từ ngữ của bạn cũng đủ để tạo nên sự khác biệt, thậm chí khi người mà bạn đang trò chuyện không trả lời bạn ngay lập tức hoặc không thể nghe được bạn.[4]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Biết rõ điều cần nói nếu người đó đang bị ảo giác.
    Nếu người mà bạn yêu thương đang sống trong những giây phút cuối cùng, họ có thể gặp ảo giác do thuốc hoặc cảm thấy mất phương hướng. Trong trường hợp này, có hai điều mà bạn có thể thực hiện. Nếu người đó đang trông thấy một yếu tố khá khó chịu nào đó và đang sợ hãi hoặc đau đớn bởi nó, bạn có thể nhẹ nhàng dỗ dành họ trở về với thực tại bằng cách nói rằng nó không có thật; nhưng nếu người đó nhận thấy yếu tố khiến họ vui vẻ, không có lý do gì để bạn nói với họ rằng họ chỉ đang gặp ảo giác; hãy cho phép họ tận hưởng sự thoải mái.[5]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Biết rõ Điều Nên Làm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không nên ép buộc bản thân phải nói những điều hoàn hảo.
    Nhiều người cảm thấy rằng họ cần phải nói điều đúng đắn và bày tỏ tình yêu thương đối với người đang hấp hối để đem lại sự bình yên cho họ. Mặc dù đây là suy nghĩ khá tốt đẹp, nếu bạn dành thời gian để cố gắng hình thành từ ngữ hoàn hảo, bạn có thể sẽ mất đi khoảnh khắc quý giá. Bạn nên trò chuyện mà không tỏ thái độ quá e dè, và nói rõ cho người đó biết rằng bạn yêu thương và quan tâm họ nhiều như thế nào.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lắng nghe.
    Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng hành động tốt nhất mà bạn có thể thực hiện cho người đang hấp hối đó chính là nói những lời nói giúp họ thoải mái hơn, nhưng thật ra, đôi khi, điều tốt nhất đó là lắng nghe họ nói. Người thân yêu của bạn có thể muốn ôn lại chuyện xưa, chia sẻ về suy nghĩ của họ trong ngày cuối đời, hoặc thậm chí là cười vang trước sự kiện nào đó diễn ra gần đây. Bạn không cần phải ngắt lời họ hoặc trình bày sự khôn ngoan hoặc suy nghĩ của mình. Bạn chỉ cần nhìn vào mắt họ, nắm tay họ, hoặc dành trọn tinh thần và thể xác cho họ.[6]
    • Giao tiếp bằng mắt hoặc nắm tay người đó trong khi họ trò chuyện. Bạn không cần phải nói quá nhiều để cho họ thấy rằng bạn đang lắng nghe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sống trong từng khoảnh khắc.
    Có lẽ là bạn sẽ lo lắng rằng liệu đây có phải là lần cuối cùng bạn có thể trò chuyện với người đó, có phải đây là lần cuối người đó gọi bạn bằng tên “cúng cơm”, hoặc liệu bạn sẽ có thể tiếp tục vui cười với người đó. Mặc dù đây là cảm giác bình thường, bạn có thể giữ lấy những suy nghĩ này cho đến khi kết thúc chuyến viếng thăm để bạn có thể tập trung vào hiện tại, tận hưởng từng khoảnh khắc với người đó, và không để cho sự lo lắng ngăn cản bạn tập trung hoàn toàn vào người đó.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đôi khi, bạn nên cố gắng cầm nước mắt.
    Tuy bạn sẽ bị choáng ngợp trước sự đau buồn, hối tiếc, hoặc thậm chí là cơn giận dữ, bạn không nên cho người đang hấp hối thấy bộ mặt này của bạn. Mặc dù bạn không nên nói dối và hành động như thể bạn hoàn toàn chấp nhận điều đang diễn ra, bạn cũng không nên trò chuyện với người đó với đôi mắt sưng húp và tinh thần sầu muộn mỗi khi bạn gặp gỡ người đó, hoặc nếu không, bạn sẽ chỉ khiến họ buồn phiền hơn. Bạn nên tìm cách đem niềm vui và sự lạc quan đến với người đó mỗi khi có thể. Người thân yêu của bạn đã có đủ chuyện để lo lắng, và thường xuyên cố gắng an ủi bạn về cái chết sắp đến của họ sẽ không phải là điều họ muốn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bạn nên nhớ rằng hành động nói nhiều hơn từ ngữ.
    Trong khi, trò chuyện với người đó và luôn có mặt để lắng nghe họ là điều cần thiết, bạn cũng nên nhớ rằng điều quan trọng nhất là hành động của bạn chứng tỏ mức độ quan tâm mà bạn dành cho người đó. Điều này có nghĩa là bạn nên đến thăm người đó càng thường xuyên càng tốt và kiểm tra họ mỗi khi bạn không thể đến thăm. Là xem phim, xem lại album ảnh, chơi bài, hoặc làm bất kỳ điều gì mà cả hai đã từng rất thích được cùng nhau thực hiện. Ngoài ra, nó cũng là có mặt mỗi khi bạn nói rằng bạn sẽ đến và thể hiện tình yêu của bạn trong mọi hành động mà bạn làm.[8]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Hiểu rõ Điều Nên Tránh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không nên chờ đến phút chót.
    Có thể bạn đang sở hữu cảm xúc phức tạp đối với người đang hấp hối, và mối quan hệ của cả hai cũng không thật sự tốt đẹp. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên trò chuyện với người đó trước khi quá muộn. Khi người mà bạn quan tâm đang hấp hối, ngay cả khi bạn đang có một mối quan hệ khá khó khăn với người đó, đây không phải là thời điểm để bạn cố gắng “cân bằng tỷ số” hoặc “nói rõ đúng sai”, mà chính là lúc bạn cần phải có mặt vì họ. Nếu bạn chờ đợi quá lâu để có thể bắt đầu trò chuyện với người đó, bạn đang đánh mất cơ hội của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhớ nói “Tôi yêu bạn”.
    Khi sở hữu cảm xúc hỗn độn đối với người đang hấp hối, bạn có thể quên mất từ ngữ quan trọng này. Ngay cả khi trước đây bạn chưa từng trình bày nó với người đó hoặc đã nhiều năm bạn không hề sử dụng chúng, bạn nên cố gắng thổ lộ chúng khi bạn vẫn còn có thể dành thời gian ý nghĩa với người đó. Bạn sẽ hối tiếc nếu bạn không thể tìm thấy thời điểm phù hợp để nói điều này. Hãy ngừng tìm kiếm khoảnh khắc hoàn hảo và chỉ cần thành thật với cảm xúc của bản thân.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói cho người đó biết ý nghĩa của họ đối với bạn.
    Bạn nên trò chuyện về kỷ niệm yêu thích hoặc sự mạnh mẽ mà bạn đã xây dựng nhờ có họ. Điều này có thể sẽ gây xúc động nhưng người đó chắc hẳn sẽ rất muốn biết về nó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Không nên cung cấp sự đảm bảo sai lệch.
    Bạn sẽ muốn nói với người đang hấp hối rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn. Người đó chắc chắn đã biết rõ tình trạng thể chất của mình và sẽ trân trọng khi bạn cố gắng giúp đỡ họ mà không tô vẽ sự thật. Bạn nên tập trung vào việc có mặt vì người đó thay vì cung cấp cho họ sự hy vọng giả tạo khi giây phút cuối cùng đang đến rất gần.[9]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho họ biết về tin tức tốt lành.
    Người thân yêu của bạn vẫn quan tâm đến bạn và muốn biết về cuộc sống của bạn. Chia sẻ điều tốt đẹp trong cuộc sống với người đang hấp hối sẽ giúp họ cảm thấy hạnh phúc vì được trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Hơn nữa, nếu người đó sẽ sớm rời bỏ cuộc sống này, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết rằng bạn đang gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.[10]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh nói những câu vô vị.
    Mặc dù có đôi khi bạn sẽ không biết phải nói gì, bạn nên cố gắng tránh nói những điều chẳng hạn như “Mọi chuyện đều nằm ở ý Chúa”, hoặc “Mọi việc xảy ra là có lý do của nó”. Trừ khi người đó là người sùng đạo hoặc họ cũng sử dụng từ ngữ này, câu nói này có thể khiến họ bực bội. Nó thậm chí sẽ nghe như là người đó xứng đáng phải ra đi và phải chịu đựng đau đớn vì một vài nguyên nhân nào đó và không có lý do gì để họ phải chiến đấu hoặc cảm thấy tức giận. Do đó, bạn nên tập trung tận hưởng thời điểm hiện tại với người đó thay vì cố gắng đưa ra lý do vì sao người đó lại lâm vào tình cảnh này.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tránh cung cấp lời khuyên bảo.
    Nếu người thân yêu của bạn chỉ còn sống khoảng vài ngày hoặc vài tháng, đây không phải là thời điểm phù hợp để bạn tự nguyện cung cấp cho họ lời khuyên y tế. Người đó có thể đã thử qua mọi biện pháp và xem xét mọi lựa chọn, và cuộc trò chuyện này sẽ chỉ khiến họ cảm thấy thất vọng, tổn thương, và khá thô lỗ. Vào thời điểm này, người đó chỉ muốn được bình yên. Đưa ra lời khuyên sức khỏe khác sẽ chỉ gây căng thẳng hoặc bực bội cho họ.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Không nên thúc ép người đó trò chuyện.
    Nếu họ đang rất mệt và chỉ muốn tận hưởng sự hiện diện của bạn, bạn không nên ép buộc họ phải trò chuyện. Hành động này hoàn toàn khác với việc cố gắng giúp một người bạn đang buồn trở nên vui vẻ hơn, và người thân yêu của bạn có thể đang cảm thấy kiệt sức về mặt thể chất và cảm xúc. Trong khi bạn sẽ muốn xây dựng cuộc trò chuyện hoặc nghĩ rằng nói chuyện sẽ tốt hơn là im lặng, bạn nên cho phép người đó quyết định xem liệu có nên nói hay không. Bạn sẽ không muốn họ phải sử dụng quá nhiều năng lượng trong suốt quá trình cố gắng.[11]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy nhẹ nhàng và cảm thông nhưng không ủy mị.
  • Thảo luận về căn bệnh và phương pháp điều trị y tế nếu người đang hấp hối mong muốn. Cuộc sống của họ sẽ tập trung quanh những yếu tố này và chúng có thể là mối quan tâm hàng đầu của họ.
  • Bạn có thể sở hữu quan điểm mạnh mẽ về kiếp sau, sự phục sinh, luân hồi, sự tồn tại của thần thánh, tôn giáo, v.v. Bạn không nên nói về chúng trừ khi bạn biết rõ người đang hấp hối cũng chia sẻ đức tin tương tự bạn, và quan trọng nhất là không nên cố gắng áp đặt chúng lên họ. Đừng biến mình thành trọng tâm.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 8.783 lần.
Trang này đã được đọc 8.783 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo