Cách để Thông tắc ống tuyến nước bọt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Các tuyến nước bọt là bộ phận quan trọng của cơ thể với vai trò sản xuất nước bọt. Ống tuyến nước bọt bị tắc có thể gây đau và dẫn đến nhiễm trùng. Sỏi tuyến nước bọt thường là thủ phạm của tình trạng này, và nguyên nhân có thể là do mất nước, chấn thương, và thuốc lợi tiểu hoặc thuốc cholinergic. Bạn có thể thông tắc ống tuyến nước bọt tại nhà bằng cách uống nhiều nước, ngậm món ăn vặt vị chua hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng và không thông tắc tại nhà được, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết hiện tượng khô miệng.
    Miệng khô là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tắc ống tuyến nước bọt. Nguyên nhân có thể là do việc giảm sản xuất nước bọt vì có thứ gì đó làm tắc nghẽn ống tuyến nước bọt. Khô miệng gây cảm giác khó chịu và dẫn đến nứt nẻ môi và hơi thở hôi. Đáng chú ý là cảm giác có vị khó chịu trong miệng. Đây là một trong các dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tắc ống tuyến nước bọt.[1]
    • Lưu ý rằng miệng khô cũng có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề khác nữa, ví dụ như sử dụng một số loại thuốc, mất nước, điều trị ung thư và sử dụng thuốc lá. Bạn cần loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây khô miệng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý cảm giác đau ở mặt hoặc miệng.
    Các tuyến nước bọt nằm ở một số khu vực trong miệng: bên dưới lưỡi, bên trong má và ở sàn miệng. Tình trạng tắc nghẽn có thể gây đau nhẹ hoặc nặng ở bất cứ vị trí nào thuộc những khu vực đó, tùy vào vị trí của ống tuyến, kích thước sỏi và thời gian bị tắc. Cơn đau có thể xảy ra từng đợt, nhưng thường sẽ nặng hơn theo thời gian.[2]
    • Khoảng 80-90% sỏi được tìm thấy trong tuyến dưới hàm, nhưng sỏi cũng có thể hình thành trong tuyến mang hoặc tuyến dưới lưỡi, vì đây là 3 tuyến nước bọt chủ yếu trong cơ thể.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát hiện tượng sưng ở mặt hoặc cổ.
    Khi nước bọt không thể thoát ra khỏi tuyến bị tắc, tình trạng sưng sẽ xảy ra. Bạn có thể thấy sưng phía dưới hàm hoặc tai, tùy vào tuyến nào bị tắc. Sưng có thể kèm với đau tại chỗ, gây khó khăn khi ăn và uống.[3]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý cảm giác đau tăng lên khi ăn uống.
    Một vấn đề chính đi kèm với tắc ống tuyến nước bọt là việc khó ăn uống. Một số người bị đau nhói ngay trước hoặc trong bữa ăn. Cơn đau có thể xuất hiện khi nhai hoặc khi mở miệng. Bạn cũng có thể khó nuốt khi ống tuyến nước bọt bị tắc.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý những dấu hiệu nhiễm trùng.
    Tắc ống tuyến nước bọt không được điều trị có thể gây nhiễm trùng ở tuyến nước bọt. Khi nước bọt bị ứ lại trong tuyến, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển và lây lan. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm hiện tượng đỏ và mưng mủ xung quanh viên sỏi. Sốt cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng.[6]
    • Khi nghi ngờ bị nhiễm trùng, quan trọng bạn phải hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và kê toa thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thông tắc ống tuyến nước bọt tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng.
    Một trong những bước đầu tiên bạn nên làm khi bị tắc ống tuyến nước bọt là tăng lượng nước uống vào. Uống nước là cách duy trì nước trong cơ thể và tăng dòng chảy của nước bọt, nhờ đó cũng có thể giảm tình trạng khô miệng. Bạn nên mang theo người một chai nước và nhấp nước trong cả ngày để đảm bảo cơ thể có đủ nước.[7]
    • Khuyến nghị lượng nước uống với phụ nữ là 2,7 lít và với nam giới là 3,7 lít mỗi ngày. Tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc và môi trường, mức hoạt động và cân nặng của bạn. Những người thường xuyên tập thể dục, sống trong vùng khí hậu nóng ẩm hoặc thừa cân sẽ cần uống nhiều nước hơn.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc không kê toa để giảm đau và sưng.
    Nếu bị đau dữ dội vì tắc ống tuyến nước bọt, bạn có thể giảm các triệu chứng bằng thuốc giảm đau không kê toa. Một số thuốc thông dụng để giảm đau và viêm bao gồm ibuprofen và acetaminophen. Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để biết phải uống vào lúc nào và bao lâu một lần.[9]
    • Bạn cũng có thể ăn các thức lạnh như đá viên hoặc kem que để giúp giảm đau và sưng nếu không có sẵn thuốc ở nhà.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngậm hoa quả họ cam chanh hoặc kẹo cứng hoa quả chua để đánh tan sỏi.
    Một cách rất hay để thông tắc ống tuyến nước bọt là ngậm thứ gì đó có vị chua trong miệng, chẳng hạn như một mẩu chanh hoặc kẹo chua. Những thứ này có thể tăng lưu lượng nước bọt và dần dần đánh tan sỏi làm tắc ống. Ngậm kẹo hoặc hoa quả càng lâu càng tốt thay vì nhai và nuốt ngay.[10]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng ngón tay xoa bóp tuyến nước bọt.
    Một liệu pháp khác để chữa tắc ống tuyến nước bọt là xoa bóp vùng bị đau. Động tác xoa bóp nhẹ nhàng bằng các ngón tay có thể giúp giảm đau và đẩy sỏi đi qua ống tuyến. Để xoa bóp đúng cách, bạn cần xác định chính xác vị trí ống bị tắc, có thể là ở vùng má ngay trước tai hoặc bên dưới hàm gần cằm. Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên chỗ đau hoặc sưng, vừa ấn nhẹ vừa di chuyển dọc theo tuyến nước bọt.
    • Bạn có thể xoa bóp tuyến nước bọt bao nhiêu lần tùy ý cho đến khi thông được ống tuyến bị tắc. Ngừng xoa bóp nếu thấy quá đau.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chườm gạc ấm vào cổ để làm dịu đau và sưng.
    Chườm từng đợt 10 phút và lặp lại trong cả ngày khi cần. Bạn có thể tự làm gạc chườm hoặc mua ở hiệu thuốc.[11]
    • Làm gạc chườm bằng cách đổ nước ấm vào bát, đảm bảo nước không quá nóng. Nếu bạn nhúng tay vào nước mà thấy rát hoặc khó chịu thì nghĩa là nước quá nóng. Dùng khăn bông sạch nhúng ngập trong nước. Vắt bớt nước sao cho chỉ còn ẩm. Gấp khăn lại và đắp lên chỗ đau, để yên như vậy nhiều phút. Khi khăn đã nguội, bạn hãy lặp lại thao tác này với khăn và bát nước ấm khác.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều trị y tế nếu bạn không thể thông tắc ở nhà.
    Nếu mọi nỗ lực tự thông tắc của bạn đều không thành công, bạn hãy liên lạc với bác sĩ, nhất là khi bị đau nhiều. Quan trọng là phải cho bác sĩ biết nếu bạn nghi ngờ nhiễm trùng do sỏi ống tuyến nước bọt. Nếu không lấy sỏi ra được, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bệnh viện để phẫu thuật.[12]
    • Nếu tắc nghẽn là do sỏi gây ra, có thể bác sĩ chỉ cần xoa bóp hoặc ấn vào viên sỏi đế lấy nó ra khỏi ống.[13]
    • Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm hình ảnh để xác định vị trí của sỏi, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc chụp CT nếu không thể tìm được sỏi qua thăm khám.[14]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc nội soi tuyến nước bọt để lấy sỏi ra.
    Nội soi là phương pháp lấy sỏi tuyến nước bọt ít xâm lấn hơn. Với phương pháp này, đèn nội soi sẽ được đưa vào đầu mở của ống tuyến và sỏi sẽ được lấy ra bằng một dụng cụ rất nhỏ. Thủ thuật này mất khoảng 30-60 phút và bệnh nhân hồi phục rất nhanh. Tác dụng phụ duy nhất là đau và sưng ở tuyến nước bọt, thường không kéo dài quá lâu.[15]
    • Bác sĩ sẽ cân nhắc kích thước, hình dạng và vị trí của viên sỏi để xác định liệu có thể lấy sỏi bằng kỹ thuật nôi soi không. Sỏi có kích thước nhỏ thường được lấy ra bằng thủ thuật này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phẫu thuật để lấy các viên sỏi to ở tuyến nước bọt.
    Các viên sỏi nhỏ hơn 2 mm thường được lấy ra bằng phương pháp không phẫu thuật, nhưng các viên sỏi to hơn sẽ khó loại bỏ hơn, và phẫu thuật có thể là lựa chọn duy nhất của bạn. Phẫu thuật lấy sỏi tuyến nước bọt bao gồm một vết rạch nhỏ trong miệng.[16]
    • Phẫu thuật cũng có thể cần thiết đối với những người có sỏi tuyến nước bọt tái đi tái lại.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Tuyệt đối không dùng dụng cụ sắc để thông tắc ống tuyến nước bọt. Bạn có thể làm mình bị thương hoặc nhiễm trùng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Erik Kramer, DO, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012. Bài viết này đã được xem 1.562 lần.
Trang này đã được đọc 1.562 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo