Tải về bản PDFTải về bản PDF

Quy trình rửa mắt không chỉ cần thiết cho những nơi có độ rủi ro cao như phòng thí nghiệm hóa học. Những gia đình sử dụng sản phẩm lau rửa thường xuyên hoặc có trẻ nhỏ cũng cần tìm hiểu kỹ thuật rửa mắt để loại bỏ các chất độc hại. Thậm chí trong các tình huống không nguy cấp thì rửa mắt bằng nước cũng có thể làm dịu mắt bị mỏi nhờ tác dụng tăng độ ẩm và tuần hoàn cho mắt.[1] Ngoài ra các chuyên gia y khoa cũng khuyến cáo nên rửa mắt trong những trường hợp khác. Hãy học cách sử dụng dung dịch rửa mắt để áp dụng trong các tình huống có thể xảy ra sau này.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 6:

Chuẩn bị trước khi rửa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định xem bạn có cần được chăm sóc y tế khẩn cấp không.
    Một số hóa chất có thể gây bỏng hoặc các tổn thương khác, vì vậy bạn cần kiểm tra nhãn trên bao bì hóa chất để biết cách rửa mắt. Liên hệ với phòng cấp cứu của bệnh viện để biết cách xử lý khi có hóa chất nào đó bắn vào mắt.
    • Chăm sóc y tế khẩn cấp khi xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, nhức đầu hoặc mê sảng, song thị hoặc suy giảm thị lực, chóng mặt hoặc bất tỉnh, phát ban hoặc sốt.
    • Nếu gặp trường hợp mà rửa mắt cũng không hiệu quả thì bạn nên đến bệnh viện ngay để được điều trị. Nhờ người khác chở đến bệnh viện nếu bạn không thể tự đi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định cần rửa mắt trong bao lâu.
    Thời gian rửa phụ thuộc vào loại chất dính vào mắt, nghĩa là phạm vi thay đổi rất rộng, nhưng bạn không bao giờ được rửa quá lâu khi mắt đã tiếp xúc với chất gây hại. Thận trọng khi quyết định thời gian rửa mắt, bạn nên rửa:[2]
    • 5 phút đối với hóa chất kích ứng nhẹ như xà phòng rửa tay hay dầu gội đầu
    • 20 phút hoặc lâu hơn đối với chất gây kích ứng trung bình tới mạnh, ví dụ như ớt cay
    • 20 phút đối với chất ăn mòn nhẹ như một số loại axít, ví dụ axít trong bình ắc quy[3]
    • Tối thiểu 60 phút đối với chất ăn mòn mạnh, bao gồm các loại kiềm gia dụng như chất thông nghẹt cống, thuốc tẩy và dung dịch amôniắc[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trữ dung dịch rửa mắt ở nhà.
    Dung dịch rửa mắt thương mại đã được vô trùng và có độ pH cân bằng là 7.[5] Điều này có nghĩa sử dụng dung dịch rửa mắt luôn luôn tốt hơn nước thường.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng nước vô trùng.
    Nếu không có sẵn dung dịch rửa mắt thương mại, bạn có thể dùng nước vô trùng. Nước máy vẫn còn chứa các thành phần độc hại khiến mắt bị kích ứng nhiều hơn.
    • Bạn cũng có thể dùng nước đóng chai.
    • Sữa có khả năng làm dịu cảm giác nóng do thực phẩm gây ra, chẳng hạn ớt. Tuy nhiên bạn vẫn nên dùng dung dịch vô trùng rửa mắt sau đó. Nếu dùng sữa, bạn phải chắc chắn sữa chưa hỏng; nếu không, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mắt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đảm bảo dung dịch có nhiệt độ phù hợp.
    Đặc biệt chú ý khi sử dụng nước đóng chai hoặc sữa, bạn nhớ không được dùng ngay khi mới lấy chúng ra khỏi tủ lạnh. Bất kể lựa chọn loại chất rửa nào, dung dịch rửa mắt nên có nhiệt độ trong khoảng 15,6–37,8°C.[6]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chọn phương pháp sử dụng dung dịch rửa mắt.
    Bạn phải biết cách đưa nước hoặc dung dịch rửa vào mắt một cách an toàn và vệ sinh. Có một số vật dụng trong nhà bạn có thể dùng như tô, cốc nhỏ hay ống nhỏ mắt. Bất kể sử dụng phương tiện nào, bạn cũng phải rửa thật sạch bằng xà phòng và nước, để khô trước khi rót nước hoặc dung dịch vô trùng vào.
    • Chiếc tô là lựa chọn tốt nhất cho dù bạn muốn rửa chất gây hại, dị vật hay chỉ đơn giản là rửa cho hết mỏi mắt. Tô phải đủ lớn để bạn có thể nhúng toàn khuôn mặt vào đó.
    • Nếu bạn dùng cốc nhỏ thì nó phải khớp với rìa hốc mắt, như cốc rượu. Tuy nhiên, cốc nhỏ chỉ dùng để rửa chất gây hại hoặc chống mỏi mắt, không thể rửa lấy dị vật.
    • Tránh sử dụng ống nhỏ mắt trong đa số các trường hợp, vì nó chỉ điều trị được mắt khô và mỏi.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Không trì hoãn rửa sạch hóa chất.
    Như đã thảo luận, thời gian đôi khi là yếu tố rất quan trọng, nhất là khi mắt dính axít hay kiềm. Làm cách nào để rửa sạch hóa chất càng nhanh càng tốt còn quan trọng hơn việc tìm dung dịch vô trùng, đảm bảo nhiệt độ phù hợp và v.v... Nếu mắt đã tiếp xúc với chất gây ăn mòn, bạn chỉ đơn giản chạy đi rửa mà không cần do dự.
    • Tổn thương càng lớn khi bạn để mắt tiếp xúc với chất ăn mòn/axít càng lâu, vì vậy mục tiêu là phải rửa sạch thật nhanh.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 6:

Rửa mắt trong tô

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một chiếc tô.
    Đưa dung dịch rửa vào mắt bằng tô là phương pháp chính được áp dụng khi mắt tiếp xúc với chất gây hại hay có dị vật nhỏ rơi vào, cũng là cách lý tưởng để rửa mắt mỏi mỗi ngày. Tô phải hoàn toàn sạch và đủ lớn để bạn có thể nhúng toàn khuôn mặt vào đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rót dung dịch rửa vào tô.
    Bất kể là dung dịch rửa thương mại hay nước lọc, nhiệt độ phù hợp vào khoảng 15,6–37,8°C.[7] Không rót dung dịch đầy sát miệng tô, vì nó sẽ trào ra khi bạn nhúng mặt vào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhúng mặt vào tô.
    Hít thật sâu và nhúng toàn khuôn mặt vào tô để dung dịch ngập qua mắt, nhưng bạn không được nhúng quá sâu; nếu không, dung dịch sẽ chảy vào mũi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mở và đảo mắt.
    Bạn cần để toàn bộ bề mặt mắt tiếp xúc với nước. Động tác đảo mắt theo vòng tròn giúp nước chảy vào mắt dễ hơn và rửa sạch chất gây hại hay bụi bẩn.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngẩng đầu lên và chớp mắt.
    Chớp mắt vài lần giúp nước phủ đều hơn lên toàn bộ bề mặt mắt.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lập lại nếu cần.
    Để trị mắt khô và mỏi, bạn chỉ cần nhúng mặt vào nước 1-2 lần cho đến khi mắt hết mỏi. Muốn thật sự rửa mắt khỏi chất gây hại thì bạn phải làm theo hướng dẫn trong Phương pháp 1 về thời gian cần rửa.
    • Nhắc lại là bạn không được rửa mắt quá lâu. Nếu mắt tiếp xúc với chất gây kích ứng, đặc biệt là hóa chất, bạn có thể rửa lâu hơn thời gian khuyến nghị.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Lau khô mặt bằng khăn sạch.
    Không lau trực tiếp vào mắt mà chỉ thấm khô mí mắt khi đang nhắm bằng khăn khô.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 6:

Rửa mắt trong cốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không dùng phương pháp này nếu có dị vật rơi vào mắt.
    Phương pháp này chỉ phù hợp nhất để rửa mắt bị mỏi. Nếu mắt dính phải chất gây hại thì rửa bằng tô là phương pháp lý tưởng. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi áp dụng cách này cho các trường hợp khác ngoài việc rửa mắt bị mỏi.[9]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rót dung dịch...
    Rót dung dịch rửa vào một chiếc cốc nhỏ và sạch, tốt nhất là có đường kính tương đương với hốc mắt. Ví dụ điển hình là cốc rượu rửa thật sạch.
    • Dung dịch rửa mắt thương mại hay nước vô trùng nên có nhiệt độ khoảng 15,6–37,8°C.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đặt cốc khớp vào mắt.
    Cúi đầu hướng vào cốc sao cho rìa cốc khớp vào hốc mắt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ngửa đầu ra sau.
    Trong khi đang giữ cốc ép vào hốc mắt, bạn ngửa đầu ra sau để mắt và đáy cốc đều hướng lên trên, như vậy dung dịch sẽ tiếp xúc trực tiếp với mắt.
    • Chắc chắn dung dịch sẽ đổ ra chút ít. Bạn nên nghiêng người vào bồn rửa trong khi rửa mắt để dung dịch không chảy xuống mặt và dính vào quần áo. Nếu lo ngại vấn đề này, bạn có thể quấn khăn tắm quanh cổ để giữ người khô ráo.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhìn xung quanh và chớp mắt.
    Khi bạn đảo mắt nhìn theo hình vòng tròn và chớp nhiều lần, dung dịch rửa sẽ phủ đều hơn trên toàn bề mặt mắt, giúp tạo ẩm và loại bỏ chất gây hại.[11]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lập lại nếu cần.
    Sau đó bạn cúi thấp đầu để lấy cốc ra mà không làm đổ dung dịch lên người. Chỉ cần rửa một lần là đủ để trị mắt khô và mỏi, nhưng nếu muốn rửa chất gây hại thì bạn nên lập lại lần nữa.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Lau khô mặt bằng khăn sạch.
    Không lau trực tiếp vào mắt mà chỉ thấm khô mí mắt khi đang nhắm bằng khăn khô.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 6:

Rửa bằng ống nhỏ mắt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không dùng phương pháp này nếu có dị vật rơi vào mắt.
    Tốt nhất chỉ áp dụng để rửa mắt mỏi hay rửa mắt cho trẻ nhỏ khi các bé không biết rửa bằng những phương pháp khác. Nếu mắt dính phải chất gây hại thì rửa bằng tô là phương pháp lý tưởng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hút dung dịch rửa vào ống nhỏ mắt.
    Nhúng đầu ống vào dung dịch hay nước rửa, sau đó bóp và thả phần thân ống để rút nước vào.
    • Bạn có thể sử dụng ống tiêm nhựa vô trùng, loại không có đầu sắc hoặc không gắn kim tiêm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhỏ vài giọt dung dịch vào mắt.
    Ngửa đầu ra sau, đưa ống nhỏ lên trên mắt đang mở và bóp nhẹ thân ống để nhỏ ra vài giọt.
    • Không để đầu ống chạm vào mắt hay lông mi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chớp mắt nhiều lần.
    Để dung dịch phủ đều trên mắt, bạn phải chớp mắt nhiều lần. Cố gắng chớp sao cho dung dịch chảy vào mắt thay vì tụ lại rồi chảy xuống má.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lập lại nếu cần.
    Chỉ cần nhỏ vài giọt là đủ để trị mắt khô và mỏi, nhưng nếu muốn thật sự rửa sạch chất gây hại thì bạn phải lập lại rất nhiều lần.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng khăn.
    Đối với trẻ nhỏ, có một phương pháp thay thế là nhúng khăn sạch vào dung dịch và nhẹ nhàng chấm lên mí mắt đang nhắm của bé. Bạn chỉ cần chấm với lực nhẹ cũng đủ để dung dịch chảy ra trên mí mắt và lông mi, sau đó khi bé nháy mắt, dung dịch sẽ tự tràn vào.
    • Lập lại nếu cần, nhưng không nhúng cùng một vị trí khăn vào dung dịch để đảm bảo vệ sinh, thay vào đó bạn dùng một phần khăn khô khác hoặc sử dụng một chiếc khăn mới.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 6:

Tự pha chế dung dịch rửa mắt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nấu sôi nước.
    Lưu ý, dung dịch rửa mắt thương mại luôn luôn tốt hơn loại tự pha chế. Cho dù bạn cẩn thận cỡ nào thì vẫn có rủi ro vô tình gây kích ứng mắt hoặc tiềm ẩn khả năng nhiễm trùng nặng.[12] Đã có những trường hợp tự điều chế nước muối tại nhà và bị nhiễm trùng amíp, vì vậy đây là lựa chọn rủi ro. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu các rủi ro nhưng vẫn muốn pha chế dung dịch rửa mắt tại nhà thì có một số biện pháp để đảm bảo dung dịch sạch và an toàn nhất có thể. Đầu tiên bạn nấu sôi một ấm nước để diệt hết vi khuẩn và vi sinh vật, duy trì nước ở trạng thái sôi hoàn toàn trong ít nhất một phút rồi để nguội trước khi sử dụng.[13]
    • Tốt hơn bạn nên sử dụng nước tinh khiết vô trùng thay cho nước máy thường. Nước máy chứa nhiều vi khuẩn và phụ gia hơn nước vô trùng.
    • Nếu không muốn pha chế dung dịch rửa mắt, bạn luôn có thể dùng nước máy. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng nước máy có thể gây kích ứng hơn và có nguy cơ chứa vi khuẩn nhiều hơn, v.v....[14]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thêm muối vào nước.
    Thêm một thìa cà phê muối ăn vào mỗi cốc nước trong khi nước đang sôi. Độ mặn của dung dịch càng gần với độ mặn của nước mắt thì mắt càng bớt bị sốc khi tiếp xúc với dung dịch. Độ mặn của nước mắt thay đổi tùy theo đó là nước mắt do cảm xúc (đau, buồn v.v...) hay chỉ đơn giản là chất bôi trơn trong quá trình hoạt động, nhưng nói chung độ mặn này thường thấp hơn 1% theo khối lượng muối.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khuấy tan muối.
    Đảm bảo lượng muối thêm vào phải tan hết trong nước. Vì nước đang sôi và lượng muối cũng khá ít nên bạn sẽ không mất nhiều thời gian để khuấy cho muối tan hoàn toàn. Khuấy cho đến khi bạn không còn thấy hạt muối ở đáy ấm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Để dung dịch nguội.
    Không bao giờ sử dụng dung dịch rửa mắt còn nóng, nếu không bạn sẽ khiến mắt tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là mù. Tắt bếp và để nước nguội xuống nhiệt độ phòng, sau đó rót nước muối vào một bình chứa khác đã được rửa thật sạch bằng xà phòng với nước vô trùng. Khi nhiệt độ dung dịch bằng nhiệt độ phòng (hoặc thấp hơn) là bạn có thể sử dụng.
    • Đóng kín nắp bình trong thời gian chờ nguội để vi khuẩn mới không thể xâm nhập.
    • Mắt bạn sẽ dễ chịu hơn khi sử dụng dung dịch được giữ mát, nhưng không được làm lạnh nước muối dưới 15,6°C.[15] Nước lạnh hơn nhiệt độ này có thể làm mắt đau và thậm chí tổn thương nhẹ.
    • Cho dù bạn bảo quản nước muối kỹ cỡ nào thì cũng phải đổ bỏ sau 1-2 ngày. Vi khuẩn mới có thể xâm nhập vào dung dịch sau khi nước hết sôi.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 6:

Rửa mắt khi khẩn cấp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết những tai nạn buộc phải rửa mắt ngay lập tức.
    Trong một số trường hợp khi mắt tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây hại nghiêm trọng, bạn không cần bận tâm đến dung dịch rửa vô trùng. Thay vào đó, bạn phải tập trung rửa thật kỹ và thật nhanh rồi đến bệnh viện để được trợ giúp. Nếu bạn vô tình để hóa chất bắn vào mắt, chẳng hạn axít, kiềm hoặc chất ăn mòn, hãy ngay lập tức ngừng việc đang làm và xối nước rửa mắt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nếu đang sống...
    Nếu đang sống tại Mỹ, bạn hãy gọi cho Trung tâm Kiểm soát Chất độc theo số (800) 222-1222 để được tư vấn. Họ sẽ hướng dẫn bạn rửa mắt hoặc tìm phương pháp chăm sóc y tế kịp thời dựa trên loại hóa chất dính vào mắt.[16]
    • Ví dụ, một số loại hóa chất phản ứng mãnh liệt với nước, như hầu hết các kim loại kiềm. Họ dễ dàng tìm ra các bước đi đúng đắn để hướng dẫn bạn.
    • Nếu họ hướng dẫn gọi 911 và yêu cầu rửa mắt trong lúc chờ, bạn có thể nhờ người khác gọi cấp cứu trong khi bạn tập trung rửa mắt. Đến bệnh viện càng nhanh thì khả năng ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng hoặc mù càng cao.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng bồn rửa mắt.
    Đa số những khu vực đã được lường trước nguy cơ bắn hóa chất vào mắt đều có trang bị bồn rửa mắt, là nơi được thiết kế chuyên dụng cho tình huống này.[17] Nhanh chóng tiến tới bồn rửa và nhấn cần gạt (được đánh dấu nổi bật và dễ tiếp cận), đưa mặt vào trước vòi và nước sẽ phun ra với áp lực thấp. Mở mắt càng to càng tốt. Bạn nên dùng ngón tay vạch cho mắt mở rộng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa mắt trong 15 phút.
    Nước hầu như không thể trung hòa bất kì hóa chất nào, nhưng nó có thể pha loãng và rửa sạch hóa chất, vì vậy bạn phải rửa mắt với thật nhiều nước. Lượng nước cần phun vào mắt tối thiểu là 1,5 lít/phút trong thời gian 15 phút.[18]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa bằng nước máy nếu không có bồn rửa mắt.
    Nếu không thể tìm thấy bồn rửa mắt ngay, bạn chạy nhanh đến bồn rửa nào gần nhất. Nước máy không thật sự tốt để rửa mắt vì không được vô trùng như nước tinh khiết trong phòng thí nghiệm, nhưng việc rửa sạch hóa chất còn quan trọng hơn nhiều so với nỗi lo nhiễm trùng.[19] Xối nước rửa càng nhiều càng tốt, thời gian xối nước ít nhất là 15-20 phút.[20]
    • Nếu bồn rửa có vòi điều chỉnh được, bạn hãy hướng vòi trực tiếp vào mắt và mở nước với áp lực nhẹ, hơi ấm, trong khi dùng ngón tay mở to mắt.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tìm sự chăm sóc y tế.
    Nếu Trung tâm Kiểm soát Chất độc hướng dẫn bạn đến gặp bác sĩ sau khi rửa mắt xong, bạn phải đến bệnh viện để được chăm sóc ngay sau đó.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thay đổi dung dịch rửa cho từng mắt để không lây vi khuẩn qua lại.
  • Một số nhà thuốc bán bộ dụng cụ rửa mắt bao gồm chiếc cốc nhỏ vừa kích thước mắt và dung dịch rửa vô trùng.

Cảnh báo

  • Không sử dụng quá nhiều muối. Dung dịch quá mặn có thể làm vỡ một số tế bào, khiến bạn khó chịu hoặc đau.
  • Không sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Tuân theo tất cả quy trình an toàn khi làm việc với hóa chất, bao gồm đeo thiết bị bảo vệ mắt. Các biện pháp an toàn không thể đảm bảo tránh thương tích 100%, nhưng rủi ro sẽ giảm đáng kể.

Những thứ bạn cần

  • Tô cỡ lớn
  • Cốc vừa kích thước hốc mắt
  • Ống nhỏ mắt
  • Dung dịch rửa mắt
  • Nước hơi ấm
  • Khăn tắm hoặc khăn giấy

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Theodore Leng, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật mắt
Bài viết này đã được cùng viết bởi Theodore Leng, MD. Tiến sĩ Leng là bác sĩ nhãn khoa được cấp phép hành nghề và bác sĩ phẫu thuật mắt, võng mạc tại Đại học Stanford. Ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu phẫu thuật mắt và võng mạc tại Đại học Stanford vào năm 2010. Bài viết này đã được xem 12.994 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 12.994 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo