Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nấm tử thần (tên khoa học Amanita phalloides) là một trong các loài nấm độc nhất thế giới. Chúng ta cần biết cách nhận diện nấm tử thần vì sự nguy hiểm chết người của nó, nhất là khi nhiều người vẫn nhầm lẫn nấm tử thần với nấm rơm, một loại nấm ăn được. Nấm tử thần phần lớn là màu trắng, có các bào tử màu trắng và bốc ra mùi chất tẩy rửa khó chịu. Nếu bạn nghi ngờ một cây nấm nào đó là nấm tử thần thì tuyệt đối không được ăn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Nhận dạng mũ nấm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm sắc xanh lá hoặc vàng trên mũ nấm màu trắng.
    Quan sát thật kỹ mũ nấm. Màu sắc của nấm tử thần có thể khác nhau tuỳ vào môi trường sống. Tuy nhiên, nói chung mũ nấm có màu trắng ngà hơi ánh sắc xanh ô liu, xanh lá nhạt hoặc vàng. Những cây nấm rất già có thể chuyển sang màu gần như nâu. Nấm già cũng thường có 1-2 đường nứt to bên trên mũ nấm.[1]
    • Mũ nấm tử thần thường có một hoặc nhiều mảng có màng mỏng màu trắng.

    Ghi chú: Nấm César đại đế (Amanita caesarea), một loại nấm hoàn toàn ăn được (mặc dù đôi khi bị nhầm với nấm tử thần), có mũ màu cam sáng.[2]

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đo đường kính của mũ nấm xem có rơi vào khoảng 7,5 – 15 cm không.
    Đo mũ nấm khi nó vẫn đang mọc trong đất mà không nhổ lên để cây nấm khỏi chết. Dùng thước để đo đường kính của nó. Nếu bạn đang đối diện với cây nấm tử thần, mũ nấm sẽ có đường kính trong khoảng 7,5 – 15 cm.[3]
    • Bạn có thể chạm vào nấm mà không cần đeo găng tay. Độc tố của nấm chỉ có thể gây hại khi bạn nuốt phải.
    • Hãy thật thận khi đi hái nấm về để ăn. Nếu không chắc cây nấm nào đó có phải là nấm tử thần không, bạn đừng đụng đến nó.
    • Mũ của nấm rơm trưởng thành có kích thước và hình dạng gần giống với nấm tử thần, do đó bạn có thể khó phân biệt.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra các lá tia màu trắng san sát dưới mũ nấm.
    Nấm tử thần (và các loại nấm amanita) có các lá tia mỏng màu trắng dưới mũ nấm. Lật ngược cây nấm lên (bạn có thể khom người xuống sát đất) và nhìn vào mặt dưới của mũ nấm để quan sát các lá tia. Các lá tia mỏng này mọc sát nhau gần rìa ngoài của mũ nấm và gắn rất mượt mà với thân nấm.[5]
    • Màu sắc của các lá tia là một đặc điểm khác để phân biệt nấm tử thần với nấm rơm và các loại nấm ăn được. Các lá tia của nấm rơm có màu nâu phớt hồng.
    • Các loại nấm khác, chẳng hạn như các loại nấm thuộc chi Agaricus, cũng có các lá tia màu hồng, mặc dù chúng sẽ chuyển màu nâu ở các cây nấm già.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát mũ nấm tròn xoe ở các cây nấm tử thần còn non.
    Nghiêng cây nấm qua lại để xem xét hình dạng của mũ nấm. Ở những cây nấm còn non, bạn có thể thấy mũ nấm có hình bát rất tròn, đôi khi tròn đến mức nó bao quanh và gần như chạm vào thân nấm. Tuy nhiên, khi cây nấm lớn lên và đạt đến độ trưởng thành thì mũ của nó xoè phẳng ra. Nếu bạn để ý thấy mũ nấm gần như phẳng thì đó là cây nấm tử thần già.[6]
    • Những cây nấm puffball ăn được đôi khi trông giống nấm tử thần trong rừng. Cách tốt nhất để phân biệt hai loại nấm này là xẻ cây nấm ra. Nếu không có các lá tia thì đó là nấm puffball.[7]

    Lưu ý: Nấm tử thần dù non hay già đều có độc tính tương đương nhau. Lượng độc tố trong 1 cây nấm có thể giết chết một người trưởng thành, và chỉ vài miếng nấm cũng đủ để gây tử vong cho một đứa bé hoặc thú cưng.

    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Quan sát thân nấm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để ý thân nấm màu trắng ngà, cao khoảng 7cm-15 cm.
    Nhẹ tay đào nấm lên hoặc gạt đất quanh cây nấm. Nếu có thước đem theo, bạn hãy đo chiều cao thân nấm. Một trong các đặc điểm nổi bật nhất của nấm tử thần là thân nấm cao, mập, màu trắng ngà hoặc hơi vàng và nâng mũ nấm lên cao hơn thảm rừng. Thân nấm tử thần thường có một lớp vẩy mỏng mịn bao phủ.[8]
    • Thân nấm thường có màu sáng hơn mũ nấm.
    • Loại nấm ăn được Amanita caesarea có thân màu vàng và thường ngắn hơn thân nấm tử thần khoảng 5cm-7,5 cm.[9]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra gốc nấm xem có hình dạng như chiếc cốc màu trắng không.
    Nếu bao gốc của nấm không lộ ra, bạn hãy dùng thuổng đào xuống một chút để tìm phần dưới của thân nấm. Có thể bạn phải nhổ hẳn cây nấm lên. Phần gốc của thân nấm gọi là bao gốc, dấu vết còn lại của các mô bảo vệ các lá tia của nấm khi chúng mọc lên. Bao gốc của nấm tử thần khá lớn, đường kính có thể lên đến 4 cm.[10]
    • Phần dưới của thân nấm, kể cả bao gốc, thường nằm dưới đất xung quanh cây mà nó bám vào. Chân nấm cũng có thể bị vỡ hoặc rụng theo thời gian, vì vậy dù bạn không thấy có bao gốc ở chân nấm thì đó vẫn có thể là nấm Amanita.
    • Nấm rơm cũng có bao gốc với kích thước tương tự, do đó việc tìm thấy bao gốc là không đủ để xác định một cây nấm là nấm tử thần.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát phần đầu của thân nấm để tìm lớp màng rủ xuống như chiếc váy.
    Nghiêng cây nấm qua một bên và nhìn vào ngay bên dưới mũ nấm. Phần “váy” của nấm tử thần là một lớp màng mỏng bao quanh thân nấm, ngay bên dưới mũ nấm. Lớp màng này có màu trắng và gắn lỏng lẻo vào phần đầu thân nấm.[12]
    • Lớp màng mỏng này có thể bị phá vỡ nếu bạn đào lên và cầm vào cây nấm tử thần.
    • Nếu tình cờ bắt gặp một cây nấm tử thần còn rất non, bạn sẽ thấy lớp màng này mọc ra từ thân nấm đến rìa của mũ nấm, phủ kín các lá tia.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Cầm và ngửi nấm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngửi xem cây nấm có mùi giống amoniac không.
    Cầm cây nấm cách xa mũi khoảng 8 cm và ngửi. Nấm tử thần có mùi gần như amoniac trong các chất tẩy rửa gia dụng, tạo nên mùi hương đặc trưng khác biệt trong thế giới nấm.[13] Dùng cách thử này nếu bạn không phân biệt được nấm tử thần với các loại nấm khác qua hình dạng bên ngoài của chúng.
    • Tuyệt đối không nếm cây nấm. Dù không chết khi nếm một mẩu nhỏ nấm trong miệng, nhưng bạn vẫn có thể bị ngộ độc nặng.
    • Hầu hết các loại nấm khác không có mùi nồng gắt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng một hoặc hai ngón tay gõ vào mũ nấm xem có dính không.
    Gõ nhẹ để không làm gãy cây nấm hoặc bật gốc nấm. Mũ của nấm tử thần thường hơi dính và có thể để lại một lượng chất dính nhỏ trên ngón tay khi bạn gõ nhẹ vào đó. Bạn cũng có cảm giác hơi nhớt khi sờ vào mũ nấm.[14]
    • Nhớ rửa tay thật kỹ sau khi sờ vào nấm tử thần. Bạn có thể bị bệnh vì độc tố của nấm tử thần nếu ăn mà chưa rửa tay.

    Lời khuyên:Bạn hoàn toàn có thể sờ vào nấm tử thần, vì độc tính của nó chỉ nguy hiểm nếu nuốt phải. Nếu cảm thấy không yên tâm sờ vào nấm độc, bạn hãy đeo găng tay vào.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lấy dấu in bào tử và tìm các bào tử trắng để lại.
    Để lấy dấu in bào tử của nấm tử thần, bạn sẽ đặt mũ nấm lên một mảnh giấy sẫm màu, úp phần lá tia xuống mặt giấy. Để yên cây nấm như vậy qua đêm, sáng hôm sau nhấc mũ nấm ra và tìm các dấu in bào tử màu trắng trên tờ giấy. Nấm tử thần sẽ để lại dấu in bào tử màu trắng.[15]
    • Nếu đó là cây nấm rơm vô hại, bạn sẽ thấy dấu in bào tử màu hồng trên giấy.
    • Tuyệt đối không để trẻ em hoặc thú cưng vào căn phòng mà bạn đang lấy dấu in bào tử nấm.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Xác định nơi sinh trưởng của nấm tử thần trong thiên nhiên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cảnh giác với nấm tử thần trong rừng ôn đới có nhiều cây sồi.
    Nấm tử thần có nguồn gốc từ châu Âu, và vẫn được tìm thấy trong nhiều khu rừng ôn đới thuộc châu Âu. Chúng sinh trưởng rải rác khắp trái đất và có thể phát triển mạnh trong các rừng ôn đới, đặc biệt là ở những khu rừng đầy cây sồi. Nấm tử thần thường xuất hiện ở Bắc Phi, nhưng thường thì không sống ở các khu vực khác của lục địa này.[16]
    • Nấm tử thần cũng sinh trưởng mạnh mẽ ở các vùng rừng thuộc miền nam Australia, đặc biệt là quanh các thành phố như Adelaide và Canberra.[17]

    Ghi chú: Ở Hoa Kỳ, nấm tử thần được tìm thấy giữa các cây sồi ở vùng ven biển, chẳng hạn như New Jersey, Oregon và vùng vịnh San Francisco thuộc bang California.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm nấm tử thần vào cuối mùa hè và suốt mùa thu.
    Ở các vùng ôn đới, nấm tử thần được tìm thấy trong khoảng thời gian từ cuối hè đến cuối thu. Nhiệt độ trong khoảng thời gian này thuận lợi cho nhiều loại nấm sinh sôi, kể cả nấm tử thần.[18] Nấm tử thần rất hiếm khi được tìm thấy trong tự nhiên vào mùa đông hoặc mùa xuân.
    • Ở Bắc Mỹ và châu Âu, khoảng thời gian cuối mùa hè đến hết mùa thu là từ cuối tháng tám đến cuối tháng mười một. Ở Australia và Nam Mỹ, khoảng thời gian này là từ cuối tháng hai đến cuối tháng năm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm nấm tử thần bên dưới các cây trong bán kính 30 cm – 5m tính từ thân cây.
    Đôi khi bạn sẽ phải đến khá gần gốc cây để xác định vị trí nấm tử thần. Như nhiều loài nấm khác (ví dụ như nấm rơm), nấm tử thần thường gặp nhất ở các khu vực nhiều cây cối, vì chúng có mối quan hệ cộng sinh với rễ cây. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy chúng mọc lên ngay từ rễ cây.[19]
    • Nấm tử thần cũng thường mọc dưới cây sồi và cây thông, một số cây bạch dương, cây dẻ và cây bạch đàn.
    • Bạn cũng có thể bắt gặp nấm tử thần ở một số đồng cỏ, mặc dù trường hợp này tương đối hiếm.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nấm tử thần thường bị nhầm với nấm rơm ăn được (Volvariella volvacea).
  • Nấm tử thần có xuất xừ từ châu Âu, nơi chúng vẫn được tìm thấy giữa những cây bần và cây vân sam Na Uy. Từ đây, chúng lan sang cả Bắc Mỹ và Bắc Phi, nay đã đến Australia và cả Nam Mỹ.[20]
  • Một số loài nấm thuộc họ Amanita, chẳng hạn như nấm Amanita caesarea (nấm Caesar đại đế), có thể ăn được, nhưng nếu bạn không thể phân biệt được với họ hàng chết người của chúng thì tốt nhất là đừng đụng vào.[21]

Cảnh báo

  • Nếu bạn vô tình ăn phải một trong các loài nấm độc thuộc họ Amanita, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Càng để lâu, chất độc càng gây tác hại cho cơ thể. Phác đồ điều trị ngộ độc nấm Amanita ban đầu là sử dụng chiết xuất cây kế sữa để ngăn chặn độc tố tấn công gan, kèm theo đó là thẩm tách albumin để loại bỏ độc tố.
  • Uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể nếu bạn nuốt phải bất cứ bộ phận nào của nấm Amanita . Các trường hợp nghiêm trọng có thể phải ghép gan.
  • Nấm tử thần và các loài nấm độc Amanita khác tấn công cơ thể bằng cách ngăn chặn sự hình thành một số protein trong gan và thận, dẫn đến hôn mê và tử vong. Độc tố của nấm tử thần hiện diện trong tất cả các mô của nó.[22]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 4.484 lần.
Chuyên mục: Sinh học
Trang này đã được đọc 4.484 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo