Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tế bào là một trong các đơn vị cấu trúc quan trọng của các sinh vật sống. Khi bạn học môn sinh vật ở trường, thầy cô có thể giao cho bạn nhiệm vụ làm mô hình tế bào động vật để giúp bạn hiểu về chức năng của tế bào. Có thể bạn cũng muốn tạo một mô hình tế bào để trưng bày ở hội chợ khoa học. Chỉ với một số vật liệu đơn giản, bạn có thể tự làm cho mình một mô hình tế bào để củng cố kiến thức và dạy cho những người khác.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Chuẩn bị làm mô hình

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu về nhiệm vụ được giao.
    Nếu định làm mô hình để đem đến hội chợ khoa học hay để hoàn thành bài tập về nhà, bạn cần phải biết quy tắc và yêu cầu của nhiệm vụ này. Có nhiều loại mô hình tế bào động vật mà bạn có thể làm, và hẳn là bạn muốn làm tốt hết sức có thể. Đảm bảo bạn hoàn toàn hiểu rõ mình cần phải làm gì. Một số điều quan trọng bạn cần tự hỏi mình (hoặc hỏi giáo viên) bao gồm:
    • Bạn phải tự thiết kế mô hình hay sẽ làm theo hướng dẫn của giáo viên?
    • Mô hình có thể ăn được hay không ăn được?
    • Mô hình cần bao gồm các thành phần nào của tế bào động vật?
    • Kích thước của mô hình?
    • Thời hạn cần phải hoàn thành?
    • Mô hình có phải làm theo dạng 3D không?
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu các thành phần của một tế bào động vật.
    Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của mô hình tế bào động vật là phải thể hiện chính xác từng phần của tế bào. Nhớ rằng tế bào động vật và tế bào thực vật khác xa nhau: Chúng có các thành phần khác nhau, và tế bào động vật không đối xứng như tế bào thực vật.[1] Bạn cần nắm được từng thành phần của một tế bào, bao gồm chức năng, hình dạng và vị trí của chúng trong tế bào. Những yếu tố này sẽ giúp cho mô hình của bạn chính xác hơn. Các thành phần của tế bào động vật mà bạn sẽ làm bao gồm:
    • Nhân. Vi trí của nhân ở trung tâm tế bào. Trong nhân có DNA. Nhân cũng là nơi điều khiển quá trình tổng hợp protein.[2]
    • Hạt nhân. Bào quan này là nơi tổng hợp RNA. Hạt nhân nằm trong nhân của tế bào.[3] Hạt nhân thường có màu đậm hơn nhân một chút.[4]
    • Màng nhân. Đây là lớp màng mỏng bao bọc nhân.[5]
    • Trung thể. Các trung thể tạo nên các vi ống và nằm ngay bên ngoài nhân.[6]
    • Màng tế bào. Màng tế bào là lớp màng mỏng bao bọc tế bào, được tạo thành từ protein và chất béo.[7] Màng tế bào cho phép một số vật chất đi qua, đồng thời bảo vệ các vật chất hữu cơ khác bên trong tế bào.[8]
    • Bào tương. Đây là một chất trong tế bào, nằm bên ngoài nhân và bên trong màng tế bào. Bào tương có chứa các bào quan khác chịu trách nhiệm điều khiển chức năng tế bào, có kết cấu như thạch.[9]
    • Lysosome. Các bào quan này giúp tiêu hoá một số vật chất và có hình cầu.[10]
    • Ribosome. Ribosome rất nhỏ và có hình hạt. Chúng hỗ trợ quá trình tổng hợp protein.[11]
    • Bộ Golgi. Các bào quan này trông như một chồng các hình tròn dẹt. Chúng giúp tạo màng cho các bào quan khác.[12]
    • Không bào. Đây là các túi bất đối xứng chứa đầy dịch và có màng bao bọc. Chúng được dùng làm nơi chứa chất thải.[13]
    • Màng nội chất. Đây là một hệ thống ống gấp nếp và thông với nhau trong tế bào, có chức năng vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác bên trong tế bào. Màng nội chất được bao bọc bởi các ribosome có tên là màng nội chất nhám, và màng nội chất không được bao bọc bởi các ribosome gọi là màng nội chất trơn. Màng nội chất trơn toả ra từ màng nội chất nhám.
    • Ty thể. Ty thể có chức năng chuyển hoá glucose thành năng lượng cho tế bào.[14] Chúng có hình cầu hoặc hình que.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vẽ một sơ đồ tế bào động vật.
    Nếu không có bản sơ đồ có chú thích các thành phần của tế bào động vật, bạn nên tự vẽ ra. Bạn cần một sơ đồ chi tiết và hoàn chỉnh để dựa vào đó lên kế hoạch, thiết kế và thực hiện mô hình. Đảm bảo sơ đồ phải đủ lớn để bạn có thể ghi chú thích từng bộ phận của tế bào một cách rõ ràng và chính xác. Luôn để bản sơ đồ này bên cạnh để làm cho đúng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thực hiện ngay từ sớm.
    Tuỳ vào loại mô hình định làm, có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để lắp ráp. Ví dụ, đất sét phải có đủ thời gian cứng lại, gelatin phải đông, và có thể bạn phải đi mua các vật liệu khác nữa. Hãy cho mình thời gian rộng rãi một chút để lên kế hoạch và tạo một mô hình tế bào tốt nhất có thể.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Tạo mô hình ăn được bằng gelatin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua nguyên vật liệu ở cửa hàng thực phẩm.
    Bạn có thể dễ dàng làm mô hình tế bào ăn được bằng các nguyên liệu thông thường và không mấy đắt tiền ở siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm. Bạn có thể linh động chọn các nguyên liệu cụ thể để tạo hình các thành phần của tế bào. Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ cần gelatin có màu nhạt để tượng trưng cho bào tương, một túi ni lông làm màng tế bào, các loại kẹo, hoa quả và hạt khác nhau để thể hiện các bào quan và các thành phần khác của tế bào. Nói chung, một số nguyên liệu phù hợp mà bạn cần mua bao gồm:[16]
    • Hỗn hợp gelatin màu nhạt, chẳng hạn như thạch jello hương chanh. Bạn cũng có thể mua nước ép quả trong hoặc màu nhạt (như nước chanh) và các gói gelatin không hương vị. Nguyên liệu này sẽ được dùng làm bào tương. Quan trọng là bạn cần chọn màu sáng để cho các thành phần khác của tế bào được nổi bật.
    • Một loại quả to có hạt để tượng trưng cho nhân (quả) và hạt nhân (hạt). Tuỳ vào kích thước của mô hình, bạn có thể dùng quả mận, đào, mơ hoặc anh đào.
    • Kẹo hoặc hoa quả tròn, nhỏ. Nguyên liệu này sẽ tượng trưng cho lysosome. Ví dụ kẹo M&Ms, Skittles, kẹo cao su viên hoặc quả nho có thể rất phù hợp để làm lysosome.[17]
    • Kẹo hoặc hoa quả hình trứng hay hình que để tượng trưng cho ty thể. Nho khô, việt quất khô, kẹo Mike & Ike hoặc mơ khô đều dùng được tốt, tuỳ vào kích thước của mô hình.
    • Kẹo hoặc hoa quả to hơn và có hình dạng bất kỳ. Những thứ này sẽ tượng trưng cho không bào. Các lát chuối nhỏ, kẹo cứng hoặc kẹo dẻo hình nhẫn là các lựa chọn tốt.[18]
    • Kẹo nhỏ hình hạt. Nguyên liệu này sẽ được dùng làm ribosome, do đó chúng phải nhỏ hơn nhiều so với các nguyên liệu tạo hình các thành phần khác của tế bào. Một số lựa chọn phù hợp có thể là kẹo Tic-Tac, kẹo Nerds, hoặc kẹo hạt đậu jelly bean.[19]
    • Một mẩu kẹo tròn, đặc. Đây sẽ là trung thể của tế bào. Kẹo dẻo hoặc kẹo Gushers có thể rất phù hợp để làm trung thể.[20]
    • Các thanh kẹo dẻo dài có vân. Loại kẹo này sẽ tượng trưng cho màng nội chất. Nếu muốn chi tiết hơn nữa, bạn có thể mua một loại bọc đường (làm màng nội chất nhám) và một loại trơn ( màng nội chất trơn). Một số lựa chọn rất hay là kẹo dẻo con sâu, kẹo dẻo chua hình con sâu và các loại kẹo xoắn.[21]
    • Thanh kẹo dẻo dài, dẹp hoặc kẹo trái cây cuộn. Khi gấp một mẩu kẹo dài dẹp, bạn sẽ có một mô hình tuyệt vời của bộ Golgi. Thử dùng thanh kẹo cao su, kẹo hoa quả cuộn hoặc các loại kẹo dẻo trái cây khác để tượng trưng cho bào quan này.[22]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lót túi ni lông trong suốt vào bát hoặc cốc to.
    Nhiều mô hình sử dụng túi ni lông trong để làm màng tế bào. Quan trọng là phải dùng ni lông trong suốt để nhìn rõ được mô hình. Tìm một chiếc bát hoặc cốc to đựng được khoảng 4 lít chất lỏng và lót túi ni lông trong suốt vào đó. Đây sẽ là khuôn đổ gelatin và là vỏ của mô hình tế bào.[23]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị gelatin.
    Hầu hết các gói thạch rau câu hoặc gelatin đều có ghi hướng dẫn rõ ràng về cách đổ gelatin. Bạn cứ làm theo hướng dẫn này, ngoại trừ một : dùng lượng chất lỏng ít hơn so với công thức hướng dẫn. Như vậy, mô hình gelatin của bạn sẽ đông cứng và chắc hơn, nhờ đó dễ giữ nguyên hình dạng hơn.[24] Thông thường, hướng dẫn chuẩn bị gelatin sẽ như sau:
    • Hoà tan gelatin với nước sôi trong bát chịu nhiệt, nhớ khuấy kỹ.[25]
    • Rót thêm một lượng nước lạnh bằng với lượng nước sôi.[26]
    • Chờ cho gelatin nguội bớt.
    • Cẩn thận rót hỗn hợp vào bát đã lót ni lông.[27]
    • Đóng kín túi và cho vào tủ lạnh cho đến khi gelatin hơi đông (45 phút đến 1 tiếng).[28]
    • Lấy túi ni lông ra khỏi tủ lạnh khi gelatin đã đủ cứng để các nguyên liệu khác không bị chìm, nhưng phải đủ mềm để nhét kẹo và hoa quả vào sâu trong khuôn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gắn các thành phần của tế bào theo sơ đồ.
    Khi gelatin đã đông tương đối, bạn có thể nhét hoa quả, kẹo và quả hạch đã chọn để làm các bào quan và các thành phần của tế bào. Gelatin cần phải đủ mềm để bạn có thể dùng thìa, ống hút hoặc ngón tay đẩy các nguyên liệu vào đúng chỗ của chúng trong bào tương. Nhớ đối chiếu với sơ đồ đã vẽ trước đó để đảm bảo mọi thứ được đặt đúng chỗ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm một bản chú thích cho mô hình.
    Nếu đem mô hình đến trường hoặc đến hội chợ khoa học, bạn cần đính một bản chú thích vào mô hình để người xem phân biệt các thành phần khác nhau của tế bào. Nhớ ghi rõ loại kẹo nào tượng trưng cho các thành phần nào của tế bào.[29]
    • Nếu phải đem mô hình đi một đoạn đường dài, bạn nên dùng thùng đá để bảo quản mô hình cho khỏi bị chảy vì nóng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Làm mô hình ăn được bằng bánh kem

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua nguyên vật liệu.
    Để làm mô hình tế bào 3D bằng bánh kem, bạn sẽ cần các nguyên vật liệu phù hợp để tạo nên cấu trúc của tế bào (là bánh kem), nguyên liệu làm bào tương (kem phủ hoặc thạch rau câu màu sáng) và các vật liệu 3D để làm các thành phần của tế bào (quả hạch, hoa quả, kẹo hoặc fondant (kẹo đường). Bạn có thể linh hoạt trong việc thiết kế bánh và chọn nguyên vật liệu để làm các bộ phận của tế bào. Thông thường, những nguyên liệu cần phải có bao gồm:[30]
    • Bột làm bánh bông lan đủ để làm một chiếc bánh tròn hai lớp. Bạn có thể chọn bột bánh có hương vị ưa thích, màu nhạt hoặc đậm tuỳ ý. Thậm chí bạn có thể chọn nướng mỗi lớp bánh bằng một loại bột. Đây sẽ là nền của tế bào.
    • Bánh cupcake, một miếng hoa quả to hoặc khuôn cắt bánh quy tròn để tạo hình dạng nhân tế bào ở giữa chiếc bánh.
    • Ít nhất hai màu kem phủ khác nhau. Bạn có thể chọn hai hương vị khác nhau (như chanh và quả mâm xôi) hoặc pha màu vào kem phủ màu nhạt để tạo thêm một màu khác. Bạn nên sử dụng kem phủ màu nhạt hơn để làm bào tương trên mặt bánh, và dùng kem màu đậm hơn làm màng tế bào ở thành bánh.[31]
    • Fondant và màu thực phẩm. Nếu muốn tạo hình các bộ phận tế bào bằng fondant, bạn có thể mua fondant bán sẵn và các loại màu thực phẩm khác nhau để phân biệt các bào quan. Bạn cũng có thể tự làm fondant. Nếu không muốn tạo hình các thành phần tế bào bằng fondant, bạn có thể chọn các loại hoa quả, kẹo và quả hạch có hình dạng phù hợp để thay thế.
    • Kẹo hoặc hoa quả tròn, nhỏ. Nguyên liệu này sẽ tượng trưng cho lysosome. Ví dụ kẹo M&Ms, Skittles, kẹo cao su viên hoặc quả nho có thể rất phù hợp để làm lysosome.[32]
    • Kẹo hoặc hoa quả hình trứng hay hình que để tượng trưng cho ty thể. Nho khô, việt quất khô, kẹo Mike & Ike, hạnh nhân hoặc mơ khô đều dùng tốt, tuỳ vào kích thước của mô hình.
    • Kẹo hoặc hoa quả to hơn và có hình dạng bất kỳ. Những nguyên liệu này sẽ tượng trưng cho không bào. Các lát chuối nhỏ, kẹo cứng, quả hạch brazil hoặc kẹo nhẫn dẻo là các lựa chọn tốt.[33]
    • Kẹo nhỏ xíu hình hạt hoặc kẹo cốm. Nguyên liệu này sẽ được dùng làm ribosome, do đó chúng phải nhỏ hơn nhiều so với các nguyên liệu tạo hình các thành phần khác của tế bào. Một số lựa chọn phù hợp có thể là kẹo Tic-Tac, kẹo Nerds, hoặc các loại kẹo cốm.[34]
    • Một mẩu kẹo tròn, đặc. Đây sẽ là trung thể của tế bào. Kẹo dẻo hoặc kẹo Gushers có thể rất phù hợp để làm trung thể.[35]
    • Các thanh kẹo dẻo dài có vân. Các thanh kẹo này sẽ tượng trưng cho màng nội chất. Nếu muốn chi tiết hơn nữa, bạn có thể mua một loại bọc đường (làm màng nội chất nhám) và một loại trơn (làm màng nội chất trơn). Một số lựa chọn rất hay là kẹo dẻo con sâu, kẹo dẻo chua hình con sâu và các loại kẹo xoắn.[36]
    • Thanh kẹo dẻo dài, dẹp hoặc kẹo trái cây cuộn. Khi gấp một mẩu kẹo dài dẹp, bạn sẽ có một mô hình tuyệt vời của bộ Golgi. Thử dùng thanh kẹo cao su, kẹo hoa quả cuộn hoặc các loại kẹo dẻo trái cây khác để tượng trưng cho bào quan này.[37]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nướng bánh.
    Dùng khay nướng bánh tròn để nướng bánh bông lan bằng bột trộn sẵn theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu thích, bạn cũng có thể tự trộn bột theo công thức của riêng bạn, chỉ cần nhớ trộn đủ bột để làm hai lớp bánh hình tròn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phủ kem lên mặt bánh khi đã nguội.
    Sau khi những chiếc bánh đã chín và nguội hẳn, bạn có thể bắt đầu phủ kem lên mặt bánh. Phết một lớp kem đường mỏng (màu bất kỳ) lên bề mặt của một chiếc bánh đặt bên dưới, sau đó đặt chiếc bánh còn lại lên trên, cẩn thận đặt hai lớp bánh sao cho thật khớp. Phủ kem lên bề mặt lớp bánh bên trên bằng kem phủ màu nhạt. Lớp kem này tượng trưng cho bào tương. Phủ kem màu đậm hơn lên thành bánh. Lớp kem này tượng trưng cho màng tế bào.[38]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quyết định cách làm nhân tế bào.
    Có nhiều cách để đặt nhân tế bào lên chiếc bánh. Bạn có thể cắt rời phần đầu của chiếc bánh cupcake và đặt lên giữa mặt bánh, hay dùng một mẩu hoa quả tròn như mơ hoặc mận cắt đôi. Bạn cũng có thể cắt một hình tròn cỡ chiếc bánh quy ở lớp bánh bên trên, để lộ ra lớp bánh bên dưới. Phương pháp nào cũng tạo được hình nhân tế bào rất hay, chỉ cần bạn đảm bảo nó phải tròn và đặt giữa mặt bánh.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Pha màu và tạo hình fondant.
    Fondant là một nguyên liệu ăn được và dễ tạo hình mà nhiều thợ trang trí bánh dùng để tạo hình các chi tiết nhẵn mượt và phức tạp. Nếu muốn tạo hình các bộ phận của tế bào, bạn cần chia fondant tối thiểu thành 7 phần, mỗi phần có một tông màu riêng bằng màu thực phẩm. Dùng tay nặn từng thành phần của tế bào, gồm có:
    • Lysosome nhỏ, hình cầu
    • Ribosome nhỏ xíu hình hạt
    • Màng nội chất dài, mỏng
    • Trung thể đặc, hình cầu
    • Bộ Golgi là một chồng các hình tròn phẳng
    • Ty thể hình que
    • Không bào rỗng, bất đối xứng
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đặt các bào quan và các thành phần của tế bào lên mặt bánh.
    Đến lúc này bạn đã có tất cả các thành phần của tế bào trong tay, bất kể là nặn từ fondant hoặc kẹo và quả hạch. Sắp đặt những thứ này lên mặt bánh cho đúng với sơ đồ đã vẽ. Giờ thì bạn có thể tự khen mình vì đã làm được một mô hình tuyệt vời!
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chú thích các thành phần của tế bào, nếu cần thiết.
    Nếu cần phải chú thích các thành phần của tế bào, bạn có thể gắn một lá cờ nhỏ ghi tên của thành phần tế bào đó vào chiếc tăm và cắm vào đúng vị trí của nó trên chiếc bánh. Như vậy, mọi người sẽ biết loại kẹo nào (hoặc hình fondant nào) đại diện cho thành phần nào của tế bào.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Tạo mô hình không ăn được bằng các vật liệu gia dụng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua vật liệu.
    Bạn có nhiều cách khác nhau để tạo mô hình tế bào động vật bằng các vật liệu thông thường và rẻ tiền. Nghĩ xem bạn đã có sẵn những vật liệu nào trong nhà có thể dùng được. Nói chung, một số vật liệu cần có bao gồm:
    • Đất nặn với nhiều màu khác nhau
    • Viên tròn xốp đủ cỡ
    • Sơn nhiều màu
    • Keo
    • Tăm
    • Kéo và/hoặc dao sắc
    • Kẽm nhung
    • Giấy thủ công
    • Các vật tròn, nhỏ như khuy áo, mì khô, hạt cườm, các mẩu bìa các-tông hoặc tấm xốp, kim tuyến/bông giấy, hoặc các mẩu nhựa nhỏ
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng một vật cứng hình cầu để làm nền tế bào.
    Một quả bóng xốp to có lẽ là lựa chọn tốt nhất để bạn làm nền cho tế bào. Tuy nhiên, bạn có thể dùng bất cứ vật hình cầu nào không rỗng và có thể dùng dao hoặc kéo cắt được, chẳng hạn như một quả bóng to hoặc đất sét mềm.[39]
    • Nếu quả bóng không có màu, bạn có thể sơn bề mặt quả bóng bằng bất cứ màu nào bạn thích. Bạn cũng có thể dùng đất sét nặn có màu sắc yêu thích của bạn để bọc bên ngoài quả bóng.[40]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cắt đi ¼ quả bóng.
    Dùng dao sắc cắt đi một phần tư quả bóng. Bạn có thể dùng bút chì để đánh dấu phần trên của quả bóng, sau đó cắt xuyên qua điểm đó cho đến khi con dao chạm vào giữa quả bóng. Nhấc dao ra và xoay quả bóng đúng một góc 90 độ và cắt một đường nữa vào giữa quả bóng. Thao tác này sẽ giúp bạn cắt được một khối đúng 90 độ của quả bóng. Như vậy, bạn sẽ thể hiện được cấu tạo bên trong của tế bào ở dạng mặt cắt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sơn mặt cắt mới lộ ra bằng màu khác với mặt ngoài quả bóng.
    Những phần bên trong của quả bóng cần được sơn màu khác để tượng trưng cho bào tương. Bạn có thể sơn bào tương bằng bất cứ màu nào bạn thích, nhưng màu nhạt sẽ giúp cho các thành phần của tế bào nổi rõ hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Gắn các thành phần của tế bào bằng keo hoặc tăm theo sơ đồ.
    Hãy sáng tạo khi tìm các vật gia dụng để làm các thành phần khác nhau của tế bào. Nếu không tìm được vật nào giống một bào quan nào đó, bạn có thể tự tạo ra bằng đất sét nặn. Dùng keo hoặc tăm gắn các thành phần của tế bào vào mặt cắt, tuỳ vào kết cấu của vật liệu. Các vật liệu mềm như xốp hoặc đất sét có thể gắn bằng tăm; các vật liệu trơn, cứng như nhựa cần được gắn bằng keo. Luôn luôn đối chiếu với sơ đồ để đảm bảo đặt mọi thứ đúng chỗ. Một số gợi ý mà bạn có thể dùng làm mô hình bao gồm:
    • Nhân tế bào: Một viên đất sét nhỏ, một viên xốp nhỏ hơn (cắt đôi), một quả bóng bàn (cắt đôi), phần đầu can nhựa đựng sữa hoặc một quả trứng nhựa
    • Màng nội chất: Dây thừng, kẽm nhung, dây chun hoặc dây thun chằng hàng
    • Bộ Golgi: Một chồng các bìa các-tông cắt hình tròn dán dính vào nhau, một dải ruy băng gấp nếp
    • Ribosome: Bông giấy, kim tuyến, gạo sấy
    • Lysosome: huy, các hình tròn nhựa nhỏ, giấy hoặc bìa các-tông cắt hình tròn, các viên đát sét nhỏ
    • Ty thể: Mì ống khô, khuy hình oval, hạt cườm hình hạnh nhân, hạt đậu khô
    • Không bào: Bi thuỷ tinh, bóng cao su rỗng cắt đôi, nắp chai, các mẩu túi ni lông cắt nhỏ
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Gắn chú thích cho các thành phần tế bào bằng những lá cờ gắn tăm.
    Dán một mẩu giấy thủ công nhỏ hình tam giác vào que tăm để làm một lá cờ cho mỗi thành phần của tế bào (nhân, lysosome, ty thể,,v.v…) Ghi chú thích thật rõ ràng và chính xác, sau đó cắm các lá cờ vào mặt cắt của mô hình tế bào. Bây giờ thì giáo viên và các bạn học của bạn sẽ phân biệt được các thành phần tế bào trên mô hình!
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng đợi đến phút cuối cùng mới bắt tay vào làm. Mô hình ăn được có thể không thành công vào lần đầu (đôi khi gelatin không đông, có khi bánh bị cháy!), và các thành phần khác có thể phải thử nghiệm vài lần. Bạn nên trừ hao thời gian để làm lại và sửa chữa các lỗi sai.
  • Nhớ rằng nếu đây là lần đầu tiên bạn làm mô hình khoa học thì mọi thứ không được như ý ngay cũng không sao. Thất bại là mẹ thành công. Bạn nên làm sớm để có thể rút kinh nghiệm.
  • Đảm bảo mỗi cấu trúc của tế bào được tượng trưng bằng một vật trong mô hình, và mỗi bộ phận của mô hình phải tương ứng với một thành phần của tế bào thật.
  • Thử nghiệm với các vật liệu khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất. Nếu không thích hình dạng của một phần nào đó, bạn có thể thay thế bằng vật liệu khác cho đến khi bạn có một mô hình như ý và hợp lý.
  • Cứ thong thả mà thực hiện.

Cảnh báo

  • Khi nướng bánh hoặc pha nước sôi, bạn phải thật cẩn thận kẻo bỏng. Dùng găng tay chống nóng và dụng cụ chịu nhiệt để tránh xảy ra tai nạn.
  • Thật cẩn thận khi cắt bằng kéo hoặc dao sắc. Nếu bạn còn nhỏ, hãy nhờ bố mẹ hoặc anh chị giúp thực hiện các thao tác cắt khó.
  • Nếu định ăn hoặc mời mọi người ăn mô hình, bạn cần đảm bảo dùng các nguyên liệu không gây dị ứng.[41]
  1. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  2. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  3. http://teachertech.rice.edu/Participants/dawsonm/cells/partsdef.htm
  4. http://teachertech.rice.edu/Participants/dawsonm/cells/partsdef.htm
  5. http://teachertech.rice.edu/Participants/dawsonm/cells/partsdef.htm
  6. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  7. http://www.caes.uga.edu/academics/focus/olderlessonplans/thirdgrade/lifesci/GelatinCells.pdf
  8. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  9. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  10. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  11. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  12. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  13. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  14. http://www.caes.uga.edu/academics/focus/olderlessonplans/thirdgrade/lifesci/GelatinCells.pdf
  15. http://www.caes.uga.edu/academics/focus/olderlessonplans/thirdgrade/lifesci/GelatinCells.pdf
  16. https://www.bemidjistate.edu/academics/departments/science/k12-science-units/Animal-cell-unit.pdf
  17. https://www.bemidjistate.edu/academics/departments/science/k12-science-units/Animal-cell-unit.pdf
  18. https://www.bemidjistate.edu/academics/departments/science/k12-science-units/Animal-cell-unit.pdf
  19. https://www.bemidjistate.edu/academics/departments/science/k12-science-units/Animal-cell-unit.pdf
  20. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  21. http://www.weirdunsocializedhomeschoolers.com/how-to-make-an-edible-cell-model/
  22. http://www.weirdunsocializedhomeschoolers.com/how-to-make-an-edible-cell-model/
  23. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  24. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  25. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  26. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  27. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  28. http://www.enchantedlearning.com/subjects/animals/cell/jello/
  29. http://www.weirdunsocializedhomeschoolers.com/how-to-make-an-edible-cell-model/
  30. http://www.woojr.com/cell-model-school-craft-project/
  31. http://www.woojr.com/cell-model-school-craft-project/
  32. http://www.caes.uga.edu/academics/focus/olderlessonplans/thirdgrade/lifesci/GelatinCells.pdf

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Bess Ruff, MA
Cùng viết bởi:
Thạc sĩ quản lý và khoa học môi trường
Bài viết này đã được cùng viết bởi Bess Ruff, MA. Bess Ruff là nghiên cứu sinh địa lý tại Florida. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Quản lý và Khoa học Môi trường tại Trường Quản lý & Khoa học Môi trường Bren, UC Santa Barbara năm 2016. Cô đã thực hiện công tác khảo sát cho các dự án quy hoạch không gian biển tại vùng biển Caribe và hỗ trợ nghiên cứu với tư cách là cộng tác viên của Nhóm Sustainable Fisheries. Bài viết này đã được xem 38.186 lần.
Chuyên mục: Sinh học
Trang này đã được đọc 38.186 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo