Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cây phong đường (tên khoa học Acer saccharum) mọc rất nhiều ở vùng đông bắc của lục địa Bắc Mỹ: vùng đông bắc Hoa Kỳ (kéo dài xuống phía nam đến Tennessee) và các vùng đông nam Canada. Cây phong đường có gỗ rất chắc và cung cấp xi rô phong, hai mặt hàng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương. Cây phong đường được mệnh danh là cây tiêu biểu của bang New York, và hình ảnh của nó được in trên lá cờ của Canada chính là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng về phương diện kinh tế của loài cây này. Bạn có thể nhận diện cây phong đường dựa vào các điểm đặc trưng của lá cây, vỏ cây, nhánh cây và những quả nhỏ của nó.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận diện cây phong đường dựa vào lá cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát kỹ màu sắc của lá.
    Lá cây phong đường có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Vào mùa thu, lá cây chuyển màu từ xanh sang vàng, cam hoặc đỏ lộng lẫy.[1]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đếm các thùy lá.
    Lá cây phong đường chia thành nhiều phần gồm 5 thùy. Có 3 thùy chính to ở giữa lá và 2 thùy nhỏ hơn ở hai bên. Các thùy lá nổi bật với các răng cưa nhọn và có các khía nông hình chữ U nằm giữa các thùy.
    • Một số lá còi cọc hoặc kém phát triển sẽ chỉ có 3-4 thùy. Nếu bạn nghi ngờ một cây là cây phong đường nhưng thấy chiếc lá có ít hơn 5 thùy, hãy nhìn xung quanh và tìm những chiếc lá khác có thể làm mẫu tốt hơn.
    • Bạn có thể phân biệt lá của cây phong bạc (Acer saccharinum) với lá cây phong đường. Lá của cây phong bạc có khía rất sâu giữa các thùy, và mặt dưới lá có màu bạc hoặc trắng.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét mép lá cây.
    Lá cây phong đường có mép lá nhẵn hình chữ U nằm giữa các đỉnh nhọn. Lá cây cũng tròn ở phần gốc lá.
    • Mặc dù nhiều loài phong khác cũng có mép lá nhẵn, loài phong cực kỳ phổ biến là cây phong lá đỏ (Acer rubrum) lại có các chóp nhọn và mép lá răng cưa nằm giữa các thùy. Đây có thể là một đặc điểm phân biệt rất hữu ích.[3]
    • Cuống lá cây phong đường, bộ phận nối lá cây với cành cây, có chiều dài tương đương (hoặc hơi ngắn hơn) chiều dài của phiến lá.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra kiểu mọc của lá trên nhánh lá.
    Tìm những chiếc lá mọc vuông góc thành từng cặp trên nhánh lá. Đây gọi là kiểu lá mọc đối. Những chiếc lá sẽ mọc thành từng “cặp” 2 lá, luôn luôn đối xứng với nhau trên từng nhánh cây và cành cây.
    • Chỉ một lá duy nhất mọc ra từ mỗi cuống lá.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đo kích thước lá.
    Những chiếc lá trưởng thành của cây phong đường có chiều dài tương đương chiều rộng (khoảng từ 8 cm đến 13 cm).[4]
    • Nếu định kiểm tra lá cây ở trong rừng và không có thước đo, bạn có thể đo chiều dài của một đốt của ngón tay và dùng như thước đo tương đối tại chỗ. Ví dụ, chiều dài từ đầu ngón tay cái đến khớp đầu tiên thường vào khoảng 2,5 cm.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tìm ba đường gân chính trên lá cây.
    Mỗi một thùy lá có một đường gân chạy suốt chiều dài thùy, nhưng hai thùy nhỏ hơn ở hai bên sẽ không có gân lá trên đó. Các đường gân này nổi rõ ở mặt dưới lá, và nhẵn ở mặt trên lá.
    • Ở mặt dưới lá, các đường gân có thể hơi “xù xì.”
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Nhận diện cây phong đường dựa vào vỏ cây và nhánh cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát vỏ cây màu nâu và có rãnh.
    Vỏ cây phong đường thay đổi màu sắc theo tuổi của cây. Cây còn non có vỏ màu nâu xám. Khi cây trưởng thành, vỏ cây có màu nâu đậm hơn. Một đặc điểm nữa là vỏ cây có các rãnh chạy dọc và nằm gần nhau.
    • Vỏ cây được mô tả là “có rãnh” với các khe nứt sâu giữa các mảnh vỏ.
    • Cây phong đường thường bị nhầm với cây phong Na Uy (Acer platanoides) ở châu Âu và vùng Tây Á. Cách dễ nhất để phân biệt hai loài phong này là dựa vào vỏ cây: Vỏ cây phong Na Uy còn non có một lớp mỏng. Dần dần, cây phong Na Uy sẽ phát triển các đường rãnh dọc, nhưng chúng không sâu và rõ rệt như các rãnh của cây phong đường, và rìa của các mảnh vỏ cây cũng không vểnh lên nhiều.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra rìa của vỏ cây.
    Rìa của từng mảnh vỏ cây phong đường dần dần vểnh lên khi cây già hơn, và các mảnh vỏ sẽ bong ra từ trên xuống dưới khi cây đạt đến độ trưởng thành.[6]
    • Cây phong đường trưởng thành nhìn xa trông có vẻ “xù xì” do các mảnh vỏ cây bong tróc.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra đầu chóp của nhánh cây.
    Nhánh cây là các cành nhỏ, mỏng mọc ra từ các cành lớn hơn và là nơi lá cây mọc ra. Bạn hãy tìm các nhánh cây gầy, bóng và có màu nâu đỏ.[8] Các chồi nhỏ ở đầu chóp nhánh cây được bao bọc trong các vẩy nhỏ màu nâu.[9]
    • Trong suốt những tháng mùa đông, các chồi lá hình nón sẽ mọc đối nhau dọc theo chiều dài nhánh cây, và một chồi lớn hơn mọc thẳng trên đầu chóp của nhánh cây.[10]
    • Các chồi lá trên nhánh cây cũng hữu ích cho việc phân biệt cây phong đường và cây phong Na Uy. Các chồi lá của phong Na Uy to hơn chồi lá của phong đường. Chồi lá phong Na Uy được bao bọc trong các vẩy to hơn và có màu tím, tạo thành một đầu tròn.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Nhận diện cây phong đường dựa vào quả của cây

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hái một quả nhỏ trên cây.
    Quả cây phong đường có màu xanh và chuyển sang nâu khi chín vào mùa thu. Quả có hai lá hình “móng ngựa”, có nghĩa là mỗi quả có hai lá mọc đối nhau ở hai bên. Hoa của cây phong đường tạo thành quả có hai lá với hình dạng như đôi cánh.
    • Cặp “cánh” này nối với nhau tại quả và tạo thành một góc 60 -90 độ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đo kích thước quả.
    Quả cây phong đường dài khoảng 2,5 cm, kể cả “cánh”. Hai chiếc cánh này mọc song song với nhau. Thuật ngữ của loại quả này là “quả cánh.”
    • Các quả này đôi khi được gọi là “hạt.” Tuy nhiên, tên gọi đúng của nó phải là quả, vì hạt sẽ nằm bên trong phần thịt quả.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhận diện cấu trúc hạt đôi.
    Mỗi quả phong đường nằm giữa hai lá hình móng ngựa sẽ có cấu trúc đôi. Có hai quả rõ rệt, mỗi quả cỡ bằng hạt đậu nhỏ, trông như được gắn với nhau ở giữa mỗi quả.[12]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cây phong đường có thể đạt đến chiều cao khoảng 20 – 33 m.
  • Chiều rộng của tán cây phong đường tùy thuộc vào môi trường. Ở không gian rộng, cành cây có thể sà xuống gần đất và tán cây có đường kính khoảng 18-24 m. Tuy nhiên, những cây mọc ở khu đất chật chội và trong bóng râm sẽ vươn cành lên cao hơn và có tán lá hẹp hơn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 2.404 lần.
Chuyên mục: Sinh học
Trang này đã được đọc 2.404 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo