Cách để Nhận biết xuất huyết âm đạo bất thường giữa chu kỳ kinh

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Xuất huyết giữa các chu kỳ kinh nguyệt có thể là bình thường, thế nên bạn đừng quá lo. Hiện tượng này có khả năng là bình thường nếu bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt, rụng trứng, đặt vòng tránh thai, hoặc vừa đổi thuốc uống tránh thai. Ngoài các trường hợp trên, tình trạng chảy máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu bất thường. Bạn có thể nhận biết hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường bằng cách theo dõi các triệu chứng như sốt, đau, tiết dịch, chóng mặt và thâm tím. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét tình trạng sức khoẻ, thai nghén hoặc quan hệ tình dục vốn có thể gây chảy máu. Bạn cần đi khám nếu thường xuyên bị xuất huyết hoặc có các triệu chứng khác.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết xuất huyết bình thường

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra xem có phải bạn đang sắp đến kỳ kinh trong vài ngày tới không.
    Có lẽ bạn cảm thấy sợ hãi khi thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc quần lót khi chưa đến kỳ kinh, nhưng đây lại là điều hoàn toàn bình thường nếu nó xảy ra trong vòng một tuần trước kỳ kinh. Bạn hãy kiểm tra lịch xem có phải kỳ kinh nguyệt của bạn sắp đến không. Nếu đúng thì hiện tượng này có lẽ là bình thường.[1]
    • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là một việc hữu ích để bạn biết các hiện tượng bình thường hoặc bất thường. Bạn có thể bị chảy máu trong vài ngày trước kỳ kinh hàng tháng, và điều này có thể là bình thường đối với bạn.
    • Nếu bạn chưa bao giờ bị xuất huyết trước kỳ kinh thì có thể là có gì đó không ổn. Có thể cũng không đáng lo, nhưng bạn nên hỏi bác sĩ cho yên tâm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định hiện tượng rụng trứng vốn cũng có thể gây chảy máu.
    Xuất huyết trong thời gian rụng trứng là điều hoàn toàn bình thường.[2] Hiện tượng này xảy ra khi trứng rụng khỏi buồng trứng. Thường thì máu sẽ có màu hồng vì có lẫn dịch tiết cổ tử cung.[3] Hãy kiểm tra lịch xem có phải bạn đang trong khoảng từ ngày thứ 10 đến 16 của chu kỳ kinh không, vì như vậy có thể là bạn đang rụng trứng.[4]
    • Chu kỳ kinh bắt đầu từ ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện. Hiện tượng rụng trứng bình thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 14, thường là vài ngày hoặc một tuần sau khi kết thúc kỳ kinh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hiểu rằng bạn có thể bị xuất huyết trong vài tháng đầu sau khi áp dụng biện pháp tránh thai mới.
    Cả viên uống tránh thai và vòng tránh thai (IUD) đều có thể gây xuất huyết giữa chu kỳ. Đây là tác dụng phụ bình thường của hoóc môn trong thuốc uống hoặc vòng tránh thai đặt vào cơ thể. Nếu bạn bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai mới trong vòng 3 tháng trước, có lẽ đó là nguyên nhân gây xuất huyết.[5]

    Khả năng khác: Nếu bạn đặt vòng tránh thai, hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra do dụng cụ tử cung bị xê dịch và làm trầy xước bên trong tử cung. Trong trường hợp này, bạn cũng bị xuất huyết, đau và kinh nguyệt ra nhiều. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo ngại về tìnnh trạng này.[6]

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lưu ý nếu gần đây bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp.
    Mặc dù thường là an toàn, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây xuất huyết khi sử dụng. Thường thì không có gì đáng lo, trừ khi bạn bị chảy máu kéo dài. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy đi khám để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn.[7]
    • Ví dụ, bạn có thể bị xuất huyết nhẹ sau khi uống Plan B.
    • Mặc dù xuất huyết là tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc tránh thai khẩn cấp, nhưng điều này có thể xảy ra do hoóc môn trong thuốc.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Nhận biết xuất huyết bất thường

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý đến các triệu chứng khác.
    Bạn có thể bị xuất huyết bất thường do viêm vùng chậu, do các vấn đề về sức khoẻ hoặc ung thư. Bạn đừng quá lo, vì nhiều nguyên nhân gây xuất huyết là vô hại. Hãy tự theo dõi các triệu chứng của các vấn đề tiềm ẩn. Đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau:[8]
    • Dễ bị bầm tím
    • Sốt
    • Chóng mặt
    • Đau bụng hoặc đau vùng chậu
    • Có dịch tiết bất thường
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định xem...
    Xác định xem liệu hiện tượng xuất huyết có phải là triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang không. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một hội chứng liên quan đến hoóc môn, vốn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều và các triệu chứng khác. Xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ cũng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu biết mình mắc PCOS, bạn hãy xét xem có phải đó là nguyên nhân gây xuất huyết không.[9]
    • Các triệu chứng của PCOS bao gồm kinh nguyệt không đều, có nhiều lông trên mặt và cơ thể, mụn trứng cá, hói đầu kiểu nam giới (tóc thưa ở hai bên thái dương hoặc trên đỉnh đầu) và phì đại buồng trứng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang mà chưa được chẩn đoán.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý nếu hiện tượng xuất huyết xảy ra sau giao hợp.
    Bạn có thể bị chảy máu sau giao hợp do sự cọ xát bên trong âm đạo hoặc do bệnh lý. Hiện tượng này đôi khi không phải là vấn đề lớn, nhưng nó cũng có thể có nguyên nhân đáng lo ngại. Nếu bạn chỉ bị xuất huyết một lần thì thường là không sao. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng vì bị chảy máu sau giao hợp không chỉ một lần, tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ.[11]
    • Nếu bị khô âm đạo, bạn sẽ dễ bị chảy máu sau giao hợp hơn. Trong trường hợp này, việc sử dụng chất bôi trơn có thể giúp bạn tránh bị xuất huyết trong những lần sau.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử thai xem liệu bạn có đang ở trong các tuần đầu thai kỳ không.
    Xuất huyết âm đạo có thể xảy ra trong những ngày đầu tiên sau khi thụ thai, khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng xảy ra trong vài tuần đầu. Nếu nghĩ rằng mình có khả năng mang thai, bạn hãy thử thai tại nhà xem liệu đây có thể là nguyên nhân gây xuất huyết không.[13]
    • Nếu kết quả thử thai là âm tính mà vẫn chưa đến kỳ kinh nguyệt, bạn có thể thử thai lại hoặc trao đổi với bác sĩ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu bạn đang mang thai.
    Bạn không cần quá lo lắng, nhưng tình trạng xuất huyết có thể là một dấu hiệu cho thấy có gì đó bất thường. Hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo bạn không mang thai ngoài tử cung, tức là thai nhi phát triển trong ống dẫn trứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán để đảm bảo rằng đó không phải là các triệu chứng ban đầu báo hiệu sẩy thai.[14]
    • Nếu có điều bất thường, bác sĩ sẽ bắt đầu can thiệp ngay để điều trị cho bạn và thai nhi.
    • Tình trạng này dù đáng lo, nhưng cũng có thể mọi thứ vẫn ổn. Có điều bạn phải đến gặp bác sĩ ngay cho yên tâm.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Xem xét nguy...
    Xem xét nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STD) Một số bệnh STD có thể gây xuất huyết âm đạo. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình mới, hoặc nếu bạn không chỉ có một bạn tình. Hãy cân nhắc đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục và nói chuyện với bạn tình để biết liệu họ có nguy cơ mắc bệnh không.[15]
    • Nếu thực sự mắc bệnh STD, bạn cần được điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Kiểm tra tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng.
    Xuất huyết âm đạo cũng có thể là do bạn đang uống một loại thuốc nào đó. Đừng ngừng uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Hẹn gặp bác sĩ và hỏi về loại thuốc mà bạn đang uống xem có phải đó là nguyên nhân không.[16]
    • Bên cạnh thuốc tránh thai, các loại thuốc khác như thuốc chống đông máu, chống trầm cảm và chống loạn thần đếu có thể gây xuất huyết âm đạo giữa các chu kỳ kinh.
    • Bác sĩ có thể cho biết rằng hiện tượng xuất huyết ở bạn không có gì đáng lo, hoặc họ có thể đổi thuốc khác cho bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bệnh nếu tình trạng xuất huyết tái diễn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
    Tuy không cần quá lo lắng, nhưng bạn cần được điều trị nếu tình trạng xuất huyết âm đạo xảy ra thường xuyên hoặc có kèm các triệu chứng khác. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hỏi xem có cần điều trị không.[17]
    • Bác sĩ có thể xác định rằng tình trạng xuất huyết ở bạn là bình thường hoặc không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, bạn cần phải được chẩn đoán chính thức để cho yên tâm, vì một số nguyên nhân gây xuất huyết bất thường có thể rất nghiêm trọng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm xét nghiệm chấn đoán để tìm nguyên nhân xuất huyết âm đạo bất thường.
    Bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán không đau nhưng có thể gây khó chịu. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính thức để bắt đầu điều trị nếu cần. Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc vài xét nghiệm sau:[18]
    • Khám vùng chậu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, u xơ, tăng trưởng bất thường hoặc ung thư.
    • Nuôi cấy dịch âm đạo để kiểm tra các tế bào bất thường hoặc nhiễm trùng.
    • Các xét nghiệm máu đơn giản, không đau để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hoặc mất cân bằng nội tiết.
    • Các xét nghiệm hình ảnh để tìm u xơ, sự phát triển bất thường hoặc các vấn đề của cơ quan sinh sản.
    • Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục để loại trừ các bệnh nhiễm trùng này.

    Lời khuyên: Nếu bạn chưa từng có kinh nguyệt, có thể bác sĩ chỉ xem bệnh sử của bạn và khám lâm sàng. Tuy nhiên bạn có thể được xét nghiệm máu, xét nghiệm sàng lọc tiểu đường, bệnh tuyến giáp, nghiên cứu tình trạng chảy máu, hemoglobin và tiểu cầu, hoặc thăm khám khi được gây mê. Nếu đã mãn kinh, bạn có thể cần xét nghiệm máu, siêu âm đầu dò qua âm đạo hoặc sinh thiết nội mạc tử cung nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư. Nếu bạn ở độ tuổi sinh đẻ, bác sĩ thường sẽ cho thử thai, và có thể cần xét nghiệm máu, xét nghiệm sàng lọc bệnh tuyến giáp, xét nghiệm bệnh gan và các xét nghiệm hình ảnh để tìm nguyên nhân gây xuất huyết. Nếu bạn không có thai, bác sĩ thường sẽ chỉ định làm xét nghiệm công thức máu (CBC), xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm HgAIC, siêu âm, xét nghiệm FSH/LH, xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm mức prolactin, và có thể làm sinh thiết nội mạc tử cung. Nếu bạn mang thai, bác sĩ có thể cho siêu âm đầu dò qua âm đạo hoặc xét nghiệm máu nếu bạn đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Trong các giai đoạn sau của thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm qua bụng để xác định vị trí nhau thai.[19]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai để đảm bảo an toàn.
    Có thể không đáng lo, nhưng tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Đôi khi tình trang xuất huyết là dấu hiệu bất thường, nhưng bác sĩ có thể xác định mọi thứ vẫn bình thường. Bạn nên hẹn gặp bác sĩ ngay trong ngày hoặc đến phòng cấp cứu để được điều trị kịp thời.[20]
    • Đừng quá lo lắng, vì có thể là không có vấn đề gì. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo sức khoẻ của mẹ và thai nhi đều ổn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang trong thời kỳ mãn kinh mà lại xuất huyết.
    Sau khi mãn kinh, thường thì bạn sẽ không chảy máu âm đạo. Nếu hiện tượng này xảy ra thì có lẽ có điều gì đó bất thường. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị nếu cần thiết.[21]
    • Ví dụ, có thể bạn bị mất cân bằng hoóc môn hoặc có dấu hiệu ung thư. Tuy nhiên, cũng có thể bạn đang trải qua kỳ rụng trứng cuối cùng, và điều này thường không đáng lo ngại.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tốt nhất là bạn nên đi khám nếu bạn lo lắng hiện tượng xuất huyết âm đạo là bất thường. Có thể mọi thứ đều ổn, nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn an tâm.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 2.867 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 2.867 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo