Cách để Nhận biết nếu bạn có cảm giác kèm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cảm giác kèm (synesthesia) là hiện tượng hiếm gặp về sự pha trộn các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác), trong đó sự kích thích ở giác quan này sẽ gây ra một hiệu ứng có thể đoán trước và lặp đi lặp lại ở giác quan khác.[1] Người có cảm giác kèm có thể nghe được màu sắc, sờ được âm thanh hoặc nếm được các hình dạng. Đôi khi cảm giác này chỉ là chủ quan. Hầu hết những người có cảm giác kèm khi sinh ra đã có khả năng này, do đó họ không cảm thấy kỳ lạ. Tuy nhiên, khi mô tả trải nghiệm của mình về thế giới xung quanh, họ có thể được cho là có ảo giác hoặc loạn trí. Những người thuộc trường hợp này có thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nếu được chẩn đoán là có cảm giác kèm. Lưu ý rằng, không có sự nhất trí nào trên phương diện y học khẳng định có hay không sự tồn tại của cảm giác kèm, và một số bác sĩ không công nhận cảm giác kèm là một hội chứng chính thức.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nhận biết các dấu hiệu của cảm giác kèm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rằng cảm giác kèm là một hiện tượng tương đối hiếm và thường không được chẩn đoán.
    Cảm giác kèm được cho là một hội chứng thần kinh hiếm gặp tác động đến các giác quan, nhưng dường như nhiều người trong số họ hoặc là chưa được phát hiện chẩn đoán, hoặc là họ mặc định rằng mọi người đều cảm thấy như mình. Hiện tại người ta chưa rõ số lượng người có cảm giác kèm là bao nhiêu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết rằng không phải tất cả những người có cảm giác kèm đều có trải nghiệm thực thể.
    Nếu bạn thực sự nhìn thấy các màu sắc trong không trung, ngửi, nghe, hoặc sờ được các sự vật thì nghĩa là bạn có cảm giác kèm phản chiếu (projected synesthesia). Dạng cảm giác kèm này hiếm hơn dạng cảm giác kèm liên hệ (associated synesthesia) và là dạng mà người ta nghĩ đến đầu tiên khi nói đến cảm giác kèm.
    • Một số người có khả năng nghe, ngửi, nếm hoặc cảm thấy đau trước màu sắc.[2] Một số người khác có thể nếm các hình dạng hoặc cảm nhận được các chữ cái và từ có các màu sắc khác nhau. Ví dụ, họ có thể nhìn thấy chữ "F" có màu đỏ và chữ "P" có màu vàng khi đọc.
    • Một số người nhìn thấy các khái niệm trừu tượng, chẳng hạn như các hình dạng trừu tượng, các đơn vị thời gian hoặc các phương trình toán học trôi nổi bồng bềnh trong không gian bên ngoài cơ thể - thuật ngữ gọi là "cảm giác kèm nhận thức" (conceptual synesthesia).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định các yếu tố nguy cơ của hội chứng cảm giác kèm.
    Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ, có một số yếu tố liên quan mật thiết đến hiện tượng cảm giác kèm. Ví dụ, ở Mỹ, số người có cảm giác kèm là nữ giới cao gấp 3 lần nam giới.[3] Những người có cảm giác kèm cũng có tỷ lệ thuận tay trái cao hơn nhiều, và có đến 40% khả năng họ có người thân cùng huyết thống cũng có hội chứng này.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng nhầm lẫn cảm giác kèm với ảo giác.
    Khi mô tả những trải nghiệm của mình, người có cảm giác kèm thường bị cho rằng họ có ảo giác hoặc đang bị tác động bởi chất kích thích. Sự khác biệt giữa cảm giác kèm thực sự và ảo giác nằm ở chỗ, những cảm giác này lặp đi lặp lại và có thể đoán trước được, thay vì xuất hiện một cách kỳ lạ hoặc ngẫu nhiên.[4] Ví dụ, nếu bạn nghe một bản nhạc nào đó và cảm nhận được vị dâu tây, cảm giác này sẽ phải luôn dẫn đến cảm giác kia và có thể đoán trước được thì mới gọi là cảm giác kèm. Tuy nhiên, cảm giác kèm không nhất thiết phải diễn ra theo hai chiều.
    • Những người có cảm giác kèm nhận thẩy rằng mình hay bị trêu chọc và chế giễu (thường bắt đầu từ thời niên thiếu) khi tả lại những gì họ trải qua mà những người khác không có.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hiểu rằng những người có cảm giác kèm không ai có trải nghiệm giống ai.
    Cảm giác kèm là một kiểu mắc nối của các dây thần kinh và synap thần kinh trong não liên quan đến năm giác quan, và không thể có hai sơ đồ mắc nối hoàn toàn giống nhau ở những người có cảm giác kèm. Ví dụ, dạng cảm giác kèm phổ biến nhất là tự vị – màu (grapheme-color), theo đó các con số và chữ cái có màu sắc riêng của nó. Các màu sắc gán cho từng chữ cái ở mỗi người là khác nhau, nhưng nhiều người nhìn thấy chữ A có màu đỏ. Một dạng cảm giác kèm phổ biến khác là nghe màu sắc (chromesthesia) – các âm thanh, âm nhạc hoặc tiếng nói kích thích thị giác khiến người ta nhìn thấy các màu sắc.[5] Mặt khác, một số người có thể nhìn thấy màu đỏ khi nghe đến từ “con chó”, trong khi người khác lại nhìn thấy màu cam.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Chẩn đoán chuyên khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ tổng quát.
    Do các cảm giác trong hội chứng cảm giác kèm có thể tương tự các bệnh lý khác và chấn thương đầu, tốt nhất là bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh nguy hiểm. Bác sĩ sẽ kiểm tra hoạt động của não, các phản xạ tự nhiên và các giác quan để xác định xem bạn có vấn đề về thể chất hay khiếm khuyết nào không. Nếu nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng, họ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Lưu ý rằng những người có cảm giác kèm thường vượt qua được mọi phép kiểm tra thần kinh và được xem là bình thường.[6] Nếu có khiếm khuyết thần kinh nào đó gây ra các cảm thụ về thị giác, rất có khả năng là bạn cũng có cảm giác kèm.
    • Chấn thương đầu, hội chứng sau chấn động não, u não, viêm não, đau nửa đầu, co giật kèm cơn thoáng, động kinh, tai biến mạch máu não, phản ứng độc, LSD "flashbacks" (sự xuất hiện trở lại của các ảo giác hay trải nghiệm trước đó khi sử dụng chất lysergic acid diethylamide) và việc thử nghiệm các chất gây ảo giác (peyote, mushrooms) đều có thể gây ra hiện tượng tương tự như cảm giác kèm.
    • Cảm giác kèm thường là yếu tố bẩm sinh, và sự phát triển hội chứng này ở tuổi trưởng thành là cực kỳ hiếm. Nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột khi bạn đã ở tuổi trưởng thành, bạn đừng chần chừ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, vì tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề trong não/hệ thần kinh.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ nhãn khoa.
    Một số cảm thụ thị giác của cảm giác kèm cũng có thể giống như các bệnh lý về mắt, vì vậy tốt nhất là bạn nên đi khám chuyên khoa mắt. Chấn thương mắt, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bong võng mạc, phù giác mạc, thoái hóa điểm vàng và rối loạn thần kinh thị giác đều là các bệnh về mắt có thể gây ra các hiện tượng thị giác và lệch lạc màu sắc.[8]
    • Đại đa số những người có cảm giác kèm không có bệnh lý gì về mắt.
    • Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa (bác sĩ chuyên trị các bệnh mắt) thay vì đến chuyên viên đo thị lực (vốn chỉ tập trung xác định thị lực và kê toa kính đeo mắt/kính sát tròng).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hiểu rằng một số bác sĩ không tin vào cảm giác kèm.
    Bạn có thể gặp phải bác sĩ không tin hội chứng này tồn tại, hơn nữa một số công ty bảo hiểm cũng không thanh toán chi phí. Tuy vậy, bạn vẫn nên đến bác sĩ để được loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn vốn có thể gây ra các triệu chứng, nhưng đừng quên rằng chẩn đoán của bác sĩ có thể hoàn toàn khác.
    • Bạn cũng nên đi khám ở bác sĩ khác nếu cảm thấy bác sĩ này không quan tâm nghiêm túc đến lo ngại của bạn.
    • Nếu bác sĩ nói rằng bạn không có cảm giác kèm mà là mắc phải một chứng bệnh hoàn toàn khác, bạn hãy tin vào lời khuyên của bác sĩ và tuân theo hướng dẫn điều trị.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hiểu rằng cảm giác kèm là hiện tượng lạ nhưng không phải là bệnh hoặc khuyết tật. Bạn đừng mặc cảm rằng mình kỳ quặc.
  • Hỏi những người thân trong gia đình bạn về các cảm giác của họ - có thể họ cũng có các trải nghiệm như bạn và sẽ giúp đỡ bạn.
  • Bài viết này không mô tả tất cả các dạng cảm giác kèm. Mọi sự liên kết các cảm giác, bao gồm cả cảm giác đau, có tính chất bẩm sinh và không được chủ ý tạo ra đều được cho là cảm giác kèm.
  • Tham gia nhóm những người có cảm giác kèm trên mạng để tìm hiểu thêm.

Cảnh báo

  • Nếu bạn đột ngột nhìn thấy màu sắc và/hoặc hình dạng bất thường, có thể là bạn đang gặp ảo giác hoặc bị động kinh, đau nửa đầu hoặc đột quỵ - đừng mặc định rằng các hiện tượng này là cảm giác kèm. Hãy đến gặp bác sĩ nếu đây là triệu chứng mới xảy ra và kèm theo cảm giác khó chịu.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Daniel Wozniczka, MD, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Daniel Wozniczka, MD, MPH. Tiến sĩ Wozniczka là bác sĩ nội khoa tại Chicago, với kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại vùng Hạ Sahara Châu Phi, Đông Âu và Đông Nam Á. Ông đã hoàn thành bằng thạc sĩ tại Đại học Jagiellonia năm 2014, đồng thời có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Thạc sĩ về Sức khỏe Cộng đồng của Đại học Illinois tại Chicago. Bài viết này đã được xem 5.460 lần.
Trang này đã được đọc 5.460 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo