Cách để Nhận biết chảy máu sau sinh hoặc máu chu kỳ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chảy máu âm đạo thường xảy ra ở tất cả phụ nữ sau kì sinh nở và thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ xuất hiện khi người mẹ ngừng cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai. Đôi khi, sẽ khó nhận biết được khi nào tình trạng chảy máu sau sinh kết thúc và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu nhận biết bạn nên cẩn trọng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận biết sự khác biệt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lưu ý khung thời gian.
    Khoảng thời gian mà chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi sinh em bé phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn cho con bú trong bao lâu. Nếu bạn chỉ cho bé bú trong vòng 3 tháng đầu, thì chu kỳ của bạn có khả năng trở lại trong vòng vài tuần sau khi cai sữa, hoặc nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 18 tháng, thì chu kỳ của bạn có thể không xuất hiện trong khoảng thời gian này. Mặt khác, chảy máu âm đạo sẽ bắt đầu ngay sau khi sinh và có thể kéo dài khoảng từ 6 đến 8 tuần trước khi giảm dần.[1]
    • Việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể trì hoàn ngày đèn đỏ vì nó kích thích cơ thể giải phóng hoóc môn prolactin và giữ lượng hoóc môn progesterone và estrogen ở mức thấp.[2]
    • Thậm chí phụ nữ không cho con bú cũng không thể có kinh lại trong khoảng một vài tuần sau khi sinh. Khoảng 70% phụ nữ sẽ có ngày đèn đỏ trở lại ở tuần thứ 6 đến 12 sau sinh. Chu kỳ kinh nguyệt chỉ nên kéo dài từ 3 đến 6 ngày.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra màu sắc của máu.
    Máu chảy sau sinh sẽ có màu sắc khác với máu kinh nguyệt, do đó ghi chép lại điều này cũng là việc quan trọng.[4]
    • Đối với tình trạng máu chảy sau sinh, máu sẽ có màu đỏ tươi trong vòng 3 ngày đầu. Sau đó, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 10, dịch tiết sẽ thay đổi màu sắc từ đỏ hồng sang nâu đỏ với nhiều thành phần khác nhau như máu cũ, tế bào bạch cầu và mô bóc tách từ niêm mạc tử cung .[5]
    • Sau ngày thứ 10, bạn sẽ thấy dịch trắng. Dịch này bao gồm tế bào bạch cầu, chất nhầy và tế bào biểu bì.
    • Mặc dù máu kinh có thể có màu đỏ tươi lúc mới bắt đầu, nhưng nó sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, đỏ đen hoặc đỏ nâu khi gần đến ngày cuối chu kỳ.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý lượng máu chảy.
    Đối với hiện tượng chảy máu sau sinh, lượng máu sẽ ra nhiều hơn so với máu kinh. Thông thường, sau sinh máu sẽ chảy nhiều trong 4 ngày đầu và sau đó giảm dần trong vài ngày/tuần sau đó.
    • Nếu máu ra ướt băng vệ sinh chuyên dành cho phụ nữ sau sinh trong 1 tiếng và kéo dài ít nhất 3 tiếng liên tiếp, hoặc có cục máu đông quá lớn (kích thước to hơn một quả bóng golf) sau khoảng hai đến ba ngày đầu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
    • Đối với chu kỳ đèn đỏ, lượng máu chảy nhiều nhất trong khoảng 3 đến 4 ngày đầu, tuy nhiên bạn sẽ mất lượng máu trung bình khoảng 10 ml đến 80 ml.[7]
    • Một cách đơn giản để lý giải số lượng máu là hiểu rõ rằng 1 miếng băng vệ sinh có thể chứa khoảng 5 ml máu. Vì vậy, bạn có thể tính số lượng băng vệ sinh mà bạn sử dụng và nhân với 5 để xác định tổng mililit máu chảy.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhận biết băng huyết sau sinh.
    Bạn có thể gặp hiện tượng xuất huyết sau sinh và trung bình cứ 100 phụ nữ sẽ có từ 1 -5 người rơi vào trường hợp này.[9] Băng huyết khác hoàn toàn với chảy máu sau sinh và cần sự chăm sóc kịp thời từ cơ sở y tế. Hiện tượng này xảy ra là do nhau bong ra khỏi vị trí bám ở cổ tử cung hoặc các mô khác, hoặc do rối loạn đông máu. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến sốc và gây tử vong.[10] Dấu hiệu băng huyết bao gồm:[11][12]
    • Chảy máu âm đạo nhiều đến nỗi ướt đẫm nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong 1 tiếng và kéo dài 2 giờ liên tiếp, hoặc tiếp tục ra lại máu có màu đỏ tươi kèm/không kèm theo cục máu đông sau khi dịch tiết âm đạo giảm dần hoặc chuyển sang màu nâu.
    • Huyết áp giảm
    • Nhịp tim tăng
    • Giảm số lượng hồng cầu
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều trị tình trạng chảy máu âm đạo sau sinh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều chỉnh chế độ ăn uống.
    Mất máu đồng nghĩa với việc bạn mất chất sắt. Để tránh tình trạng thiếu hụt sắt, hãy tăng lượng sắt mà bạn hấp thụ qua chế độ ăn uống hàng ngày. Có vô vàn thực phẩm giàu chất sắt, như:[13]
    • Đậu lăng và đậu pinto hoặc đậu tây (đậu thận)
    • Thịt gà, gan hoặc thịt bò
    • Bông cải xanh hoặc măng tây
    • Đậu bắp, rau mùi tây và tảo bẹ
    • Cải bẹ xanh hoặc rau (củ) dền
    • Nho khô, mận, đào khô, hay nước ép mận khô
    • Bột cám gạo
    • Mật mía
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc bổ sung sắt.
    Sau sinh, nếu máu tiết ra bình thường hoặc tiết ra ít, thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc bởi vì tình trạng này sẽ biến mất trong vòng tối đa từ 6 tuần đến hai tháng; tuy nhiên, bác sĩ có thể đề xuất hoặc kê đơn cho bạn một số loại thuốc uống bổ sung sắt để giúp điều trị bất kỳ dấu hiệu thiếu sắt nào do tình trạng mất máu gây ra.[14]
    • Hầu hết các loại thuốc bổ sung sắt ngoài tiệm thuốc tây đều mang lại hiệu quả và thường hấp thu tốt hơn với các loại nước ép có tính axit, như nước ép dứa hoặc nước ép cam. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn về việc nên chọn nhãn hiệu nào.
    • Bạn nên uống những loại thuốc bổ sung này khoảng 1 lần 1 ngày, nhưng có thể tăng số lần uống tùy thuộc vào tình trạng bệnh thiếu máu của bạn. Nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh táo bón và đây cũng là tác dụng phụ phổ biến. Một vài triệu chứng rối loạn dạ dày khác cũng thường đi kèm, như buồn nôn hoặc ói mửa. Bạn cũng có thể đi phân xanh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điều trị y tế đối với trường hợp băng huyết sau sinh.
    Nếu đang bị xuất huyết sau sinh, bạn cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để tránh tình trạng sốc. Phương pháp điều trị sẽ bao gồm:
    • Truyền máu rất cần thiết trong việc hỗ trợ các cơ quan quan trọng như não bộ, hệ thống tim mạch, thận và gan, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương nội tạng. Thực hiện truyền máu giúp bù đắp lượng máu bị mất.[15]
    • Oxytocin được truyền bằng đường tiêm tĩnh mạch, giúp kích thích co bóp tử cung và kiểm soát chảy máu.[16]
    • Oxytocin chủ yếu hoạt động bằng cách kích thích tử cung co bóp mạnh thông qua việc tác động lên các thụ thể đặc biệt trên niêm mạc ở cơ trơn tử cung. Nó cũng đồng thời làm gia tăng lượng canxi có trong không gian nội bào để thúc đẩy sự co bóp.[17]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Hiểu rõ quá trình sinh lý

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết được nguyên nhân chảy máu sau sinh.
    Nếu mọi thứ diễn ra đúng trình tự, sau khi sinh tử cung sẽ tiếp tục co bóp để đẩy phần nhau thai còn sót lại ra bên ngoài. Đây cũng là quá trình chặn tất cả các mạch máu đã hỗ trợ nuôi dưỡng thai nhi. Máu chảy sau sinh được cấu tạo bởi những phần còn sót lại.
    • Hiện tượng chảy máu xảy ra khi tử cung trải qua “giai đoạn co bóp" — một phản ứng sinh lý bình thường trong đó tử cung quay lại trạng thái như chưa bầu. Bạn nên kiểm soát tình trạng này để không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ biến chứng không mong muốn nào.
    • Sau một thời gian, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc và đẩy ra ngoài cơ thể. Đây được gọi là sản dịch.
    • Các quá trình trên hoàn toàn bình thường. Tử cung sẽ tự hồi phục và việc chảy máu/sản dịch sẽ biến mất trong vòng 6 tuần.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết được nguyên nhân chảy máu chu kỳ.
    Trong suốt chu kỳ hành kinh của phụ nữ, tử cung sẽ được phủ bởi lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho sự xuất hiện của trứng đã thụ tinh.[18]
    • Nếu sự thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc này sẽ tự co lại và bong tróc trước khi bị đẩy ra khỏi cơ thể cùng với trứng không được thụ tinh. Khi tử cung loại bỏ lớp niêm mạc cũ, lớp niêm mạc mới sẽ hình thành và chu kỳ đèn đỏ lại bắt đầu.[19]
    • Mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong vòng từ 2 đến 7 ngày và lặp lại trong vòng trung bình khoảng 28 ngày, mặc dù mỗi phụ nữ sẽ có chu kỳ khác nhau.[20]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhận biết chảy máu bất thường sau sinh.
    Trong một số trường hợp, sau khi sinh, máu có thể chảy quá nhiều và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng máu ra quá nhiều là khi máu thấm ướt một hoặc nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong 1 tiếng, có cục máu đông với kích thước bằng hoặc lớn hơn quả bóng golf, hoặc tiếp tục nhận thấy máu có màu đỏ tươi sau 4 ngày.[21] Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cho hiện tượng này, chẳng hạn như:[22]
    • Đờ tử cung — Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng lượng máu ra nhiều sau sinh. Hiện tượng này diễn ra khi tử cung không thể tiếp tục co hồi — do quá trình chuyển dạ quá lâu, viêm nhiễm, kiệt sức, hoặc do sử dụng thuốc giảm đau (như NSAIDs, nitrate) — khiến máu chảy tự do ra khỏi cơ thể.[23]
    • Sót nhau thai — Hiểu một cách đơn giản là khi nhau thai không bị bong tách hoàn toàn khỏi tử cung. Nhau thai sót lại trong tử cung sẽ dẫn đến việc chảy máu sau sinh.[24]
    • Chấn thương tử cung — Chấn thương tử cung xảy ra do nhiều nguyên nhân, như quá trình sinh với cường độ mạnh, tức là cố gắng tống nhau thai sót lại khỏi cơ thể (bằng tay, với dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, hoặc với thuốc kích chuyển dạ, như Oxytocin). Tất cả điều này có thể gây tổn thương cho cơ quan sinh dục hoặc niêm mạc tử cung, khiến máu chảy với lượng lớn.[25]
    • Nguyên nhân khác — Những nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến băng huyết sau sinh như tử cung bị giãn (có thể do sinh đôi), tiền sản giật, viêm nhiễm hoặc béo phì.[26]
    Quảng cáo
  1. http://www.healthcentral.com/sexual-health/c/1443/145708/menorrhagia/
  2. http://www.healthcentral.com/sexual-health/c/1443/145708/menorrhagia/
  3. https://www.nct.org.uk/parenting/blood-loss-after-giving-birth-concerns
  4. http://www.ghc.org/healthAndWellness/?item=/common/healthAndWellness/pregnancy/newMom/care.html
  5. http://www.ghc.org/healthAndWellness/?item=/common/healthAndWellness/pregnancy/newMom/care.html
  6. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/blood-transfusion/basics/definition/prc-20021256
  7. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/oxytocin-intravenous-route-intramuscular-route/description/drg-20065254
  8. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/oxytocin-intravenous-route-intramuscular-route/description/drg-20065254
  9. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186
  11. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186
  12. http://www.babycenter.com/0_postpartum-late-hemorrhage_1456138.bc
  13. http://www.babycenter.com/0_postpartum-late-hemorrhage_1456138.bc
  14. https://www.urmc.rochester.edu/Encyclopedia/Content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02486
  15. https://www.urmc.rochester.edu/Encyclopedia/Content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02486
  16. https://www.urmc.rochester.edu/Encyclopedia/Content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02486
  17. https://www.urmc.rochester.edu/Encyclopedia/Content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02486

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Carrie Noriega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Carrie Noriega, MD. Bác sĩ Noriega là bác sĩ sản phụ khoa được cấp phép hoạt động ở Colorado. Cô chuyên về sức khỏe phụ nữ, bệnh thấp khớp, phổi, bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa. Cô đã nhận bằng MD từ Trường Y khoa Creighton ở Omaha, Nebraska và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Missouri - Thành phố Kansas vào năm 2005. Bài viết này đã được xem 2.532 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 2.532 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo