Cách để Nhận biết chó mắc bệnh dại

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bệnh dại là một trong các bệnh truyền nhiễm được biết đến sớm nhất, [1] thường ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã như dơi, sói đồng cỏ, gấu mèo, chồn hôi, thậm chí cả mèo.[2] Đây là bệnh nhiễm virus cấp tính, tác động lên hệ thần kinh và có thể lây nhiễm cho gần như bất cứ động vật nào, kể cả con người. Nếu chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh dại, chó của bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh khi phơi nhiễm hoặc bị cắn bởi một con vật hoang dã. Nếu bạn thấy có dấu hiệu chó mắc bệnh dại, hãy thận trọng và tìm sự trợ giúp. Bạn cũng cần phải liên lạc với phòng khám bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nhận biết các dấu hiệu của bệnh dại

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm các dấu hiệu ban đầu của bệnh dại.
    Thời kỳ đầu của bệnh có thể kéo dài khoảng 2-10 ngày. Trong thời gian này, chó có vẻ ốm với các triệu chứng thông thường. Nếu thấy chó có các dấu hiệu bị bệnh, bạn hãy kiểm tra xem nó có vết cắn hoặc dấu hiệu đánh nhau nào gần đây không (các vết đóng vẩy, vết cào, các chùm lông rối dính nước bọt khô). Nếu bạn tìm thấy một vết cắn hoặc bất cứ vết thương nào, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được thăm khám. Các triệu chứng ban đầu không điển hình bao gồm:[3]
    • Đau cơ
    • Bứt rứt
    • Cáu kỉnh
    • Ớn lạnh
    • Sốt
    • Khó ở, cảm giác ốm và suy nhược
    • Sợ ánh sáng
    • Chán ăn
    • Nôn
    • Tiêu chảy
    • Không nuốt được hoặc không muốn nuốt
    • Ho
    • Tê liệt họng và cơ hàm có thể xảy ra sau các triệu chứng khác
    How.com.vn Tiếng Việt: Pippa Elliott, MRCVS

    Pippa Elliott, MRCVS

    Bác sĩ thú y tại Royal College of Veterinary Surgeons
    Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ.
    How.com.vn Tiếng Việt: Pippa Elliott, MRCVS
    Pippa Elliott, MRCVS
    Bác sĩ thú y tại Royal College of Veterinary Surgeons

    Lưu ý: Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi bị nhiễm bệnh đến khi có biểu hiện các triệu chứng) có thể kéo dài từ 5 ngày đến 12 tháng, và trung bình là dưới 3 tháng. Ngay cả khi chó của bạn không có vết cắn mới, bạn cũng không thể loại trừ bệnh dại nếu chó có các triệu chứng thông thường.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm các triệu chứng muộn hơn của bệnh dại thể nhẹ.
    Bệnh dại thể nhẹ, (thể bệnh dại thầm lặng hoặc tê liệt) là thường gặp nhất và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Gọi là bệnh dại tê liệt vì chó có thể sùi bọt quanh miệng hoặc tê liệt. Chó cũng có vẻ như lú lẫn, ốm mệt hoặc lờ đờ.[5] Hãy đưa chó đến bác sĩ thú ý ngay lập tức nếu bạn còn nhận thấy các triệu chứng tê liệt khác, bao gồm:[6]
    • Liệt (không cử động được) ở chân, cơ mặt hoặc các bộ phận khác. Hiện tượng này thường bắt đầu từ hai chân sau và lan ra khắp cơ thể.
    • Hàm dưới trễ xuống.
    • Tiếng sủa kỳ lạ không giống như bình thường.
    • Nước bọt tiết ra nhiều khiến cho bọt sùi lên quanh miệng.
    • Khó nuốt
      • Ở thể bệnh dại thầm lặng, chó không hung dữ và hiếm khi cắn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm các triệu chứng muộn hơn ở bệnh dại thể hung dữ.
    Bệnh dại thể hung dữ cũng kéo dài 3-7 ngày. Chó sẽ có vẻ hung hăng hoặc dễ bị kích động.[8] Chó có hành vi bất thường và sùi bọt quanh miệng. Đây là dạng bệnh mà mọi người thường nghĩ đến khi nhắc đến bệnh dại mặc dù ít gặp hơn thể bệnh dại thầm lặng hoặc tê liệt. Khi bị bệnh, chó sẽ rất hung hăng, và bạn cần phải cực kỳ thận trọng để tránh bị cắn. Hãy gọi cho cơ quan kiểm soát động vật để được hỗ trợ nếu bạn nghĩ chó bị mắc bệnh dại thể hung dữ. Các dấu hiệu bao gồm:[9]
    • Nước bọt chảy ra nhiều, trông như sủi bọt quanh miệng chó.
    • Sợ nước. Chó sẽ không đến gần nước và dường như khó chịu hoặc hoảng sợ khi nghe tiếng nước chảy hoặc chạm vào nước.
    • Có thái độ hung hãn. Con chó trông như đang muốn cắn và nhe răng rất dữ tợn.
    • Bồn chồn hoặc khó chịu. Chó cũng có thể không có hứng thú với thức ăn.
    • Cáu kỉnh. Chỉ một sự kích thích nhỏ nhất cũng có thể khiến con chó cắn hoặc tấn công. Thậm chí chó có thể tấn công ngay cả khi không bị kích thích hoặc không vì nguyên nhân nào.
    • Các hành vi bất thường như gặm đá hay các vật khác, thậm chí tự gặm chân. Khi bị nhốt trong chuồng, con chó cũng có thể di chuyển theo bàn tay bạn vẫy trước mặt nó như muốn cắn.
    • Chó con hiếu động bất ngờ đớp khi được vuốt ve và trở nên hung dữ sau vài giờ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm các vết cắn mới hoặc vết thương hở trên cơ thể chó.
    Khi một con vật bị nhiễm bệnh cắn một con vật khác, mầm bệnh dại sẽ lây truyền qua nước bọt của con vật bị bệnh. Khi nước bọt của chúng tiếp xúc với máu và niêm mạc (miệng, mắt và khoang mũi) của con vật chưa bị nhiễm, bệnh sẽ lây truyền cho con vật đó. Sự xuất hiện của các vết cắn hoặc vết thương hở có thể giúp bạn xác định chó của bạn có bị phơi nhiễm mầm bệnh dại không.
    • Khi đã xâm nhập vào cơ thể, bệnh sẽ theo các dây thần kinh đến hệ thần kinh trung ương (tuỷ sống và não).[10] Từ đó, bệnh lan đến tuyến nước bọt và chuẩn bị lây nhiễm cho nạn nhân khác.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
    Nếu chó bị cắn, bạn hãy đưa nó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Virus bệnh dại có thể sống trên da hoặc lông chó đến 2 tiếng, do đó bạn cần đeo găng tay, mặc áo dài tay và quần dài trước khi chạm vào chó. Bác sĩ thú y sẽ hỏi bạn về khả năng chó của bạn bị phơi nhiễm bệnh dại (chẳng hạn như bạn ngửi thấy mùi chồn hôi trong sân nhà, hay chó của bạn có tiếp xúc với gấu mèo hoặc dơi). Họ cũng sẽ kiểm tra con chó.
    • Nếu bạn nhìn thấy dấu hiện bệnh dại ở một con chó không phải của bạn, hãy gọi cho cơ quan kiểm soát động vật. Như vậy, con chó sẽ được đưa đến bác sĩ thú y, mà bạn cũng tránh được rủi ro bị cắn.
    • Không có xét nghiệm nào để xác định liệu một con vật còn sống bị bệnh dại hay không. Xét nghiệm duy nhất là lấy não của con vật và quan sát một phần nhỏ của não dưới kính hiển vi để tìm các dấu hiệu gọi là thể Negri.[9]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Biết về những biện pháp y tế áp dụng cho chó.
    Chó của bạn sẽ được tiêm mũi vắc xin tăng cường nếu trước đó đã được tiêm phòng rồi. Biện pháp này sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch của chó chống lại virus. Con chó cũng sẽ được theo dõi sát sao trong 45 ngày, thường là ở nhà. Chó cần được cách ly với người và những con vật khác trong nhà cũng như ngoài nhà trong thời gian này.[10] Nếu con chó chưa được tiêm phòng và bị một con vật đã được xác định mắc bệnh dại cắn thì biện pháp trợ tử thường được khuyến nghị.
    • Việc trợ tử chó sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh nghiêm trọng cho người và tránh trường hợp chó phát bệnh hoàn toàn.
    • Nếu bạn không muốn trợ tử chó, nó sẽ phải cách ly và theo dõi trong 6 tháng tại cơ sở thú y và bạn phải trả phí tổn. Nếu chó của bạn không bị bệnh, nó sẽ được tiêm vắc xin 1 tháng trước khi được cho về.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Lưu ý rằng một số bệnh có biểu hiện tương tự như bệnh dại.
    Nếu chó của bạn không có vết cắn nào nhưng bạn lo lắng vì các biểu hiện của nó, hãy nhớ là có một số bệnh khác cũng có dấu hiệu giống bệnh dại. Hãy đưa chó đi khám thú y ngay lập tức nếu thấy nó có vẻ như bị bệnh và có các triệu chứng lạ. Các bệnh hoặc các tình trạng khác có thể bị nhầm với bệnh dại bao gồm:[14]
    • Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó
    • Bệnh viêm màng não
    • Bệnh uốn ván
    • Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis
    • Bệnh u não
    • Hành vi hung dữ của chó mẹ sau sinh
    • Ngộ độc các hoá chất như diminazene hoặc organophosphate
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Phòng tránh bệnh dại cho chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho chó tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
    Đây là cách hữu hiệu nhất và ít tốn kém nhất để phòng tránh bệnh dại cho chó. Hãy đặt lịch tiêm chủng định kỳ ở phòng khám thú y để chó được tiêm vắc xin nhắc lại đúng hạn. Chó của bạn có thể cần được tiêm mỗi năm, 2 năm một lần hoặc 3 năm một lần, tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin hoặc quy định của địa phương.[15]
    • Nhiều quốc gia có quy định bắt buộc chó phải được tiêm phòng bệnh dại.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hạn chế cho chó tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc các con vật đi lang thang.
    Ngoài việc tiêm vắc xin, cách tốt nhất để giữ an toàn cho chó là tránh để nó tiếp xúc với động vật hoang dã. Bạn có thể quây rào quanh sân, hạn chế cho chó ra ngoài khi các con thú hoang hoạt động mạnh (như sáng sớm, buổi tối hoặc ban đêm) và đeo dây xích cho chó khi dắt nó ra ngoài đi dạo.[13]
    • Cẩn thận khi bạn dẫn chó đi dã ngoại hoặc đi bộ qua các khu vực thường có động vật hoang dã xuất hiện.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiêm vắc xin dự phòng cho bản thân bạn.
    Nếu bạn sống trong vùng có nguy cơ cao hoặc làm nghề có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên đi tiêm vắc xin dự phòng để bảo vệ bản thân. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh cũng khuyến cáo tiêm dự phòng cho các du khách tạm trú hơn một tháng ở vùng có bệnh dại đang lưu hành hoặc những người làm việc với bất cứ loài động vật nào trong các vùng đó.[14] Các nghề nghiệp có nguy cơ cao bao gồm:
    • Bác sĩ thú y
    • Kỹ thuật viên thú y
    • Nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại
    • Những người làm việc với động vật hoang dã như nhân viên khu bảo tồn động vật, trung tâm phục hồi hoặc công viên dành cho động vật hoang dã.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xử lý bất cứ vết thương nào do các con vật có thể bị dại gây ra.
    Nếu bạn bị một con vật có thể mắc bệnh dại cắn, hãy rửa vết thương bằng xà phòng và nước trong 10 phút, sau đó gọi đến phòng khám của bác sĩ để họ liên lạc với cơ quan chức năng đến xem xét. Họ cũng có thể tìm cách bắt con vật đã cắn bạn để xét nghiệm bệnh dại.
    • Nếu họ không thể tìm được con vật đó hoặc xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh dại, bạn sẽ được tiêm vắc xin sau phơi nhiễm theo liệu trình, tuỳ thuộc vào việc trước đó bạn đã tiêm vắc xin phòng bệnh dại hay chưa.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Theo dõi chó của bạn và xích nó lại khi đang ở trong các khu vực có các trường hợp mắc bệnh dại.
  • Làm cho sân nhà không còn thu hút thú hoang bằng cách đậy kín thùng rác, dọn dẹp để không còn chỗ ẩn nấp cho chồn hôi hoặc gấu mèo, và cân nhắc lắp đặt hàng rào xung quanh sân.
  • Nếu bạn thấy có dơi trong nhà và cả chó của bạn cũng ở trong phòng đó, hãy cẩn thận bắt con dơi mà không chạm vào nó. Đem con vật đến cơ quan kiểm soát động vật để họ xét nghiệm bệnh dại.

Cảnh báo

  • Xử lý vết thương bằng cách rửa bằng xà phòng và nước, sau đó liên lạc với bác sĩ, ngay cả khi bạn không nghĩ là con vật đó bị bệnh dại. Các vết cắn có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
  • Không đến gần một con chó hoặc mèo lang thang có vẻ bị bệnh. Bạn cũng nên tránh những con thú hoang còn nhỏ vì chúng cũng có thể mang bệnh dại. Gọi cho cơ quan kiểm soát động vật để họ cử người có chuyên môn đến bắt con vật bằng thiết bị chuyên dụng.

Tham khảo

  1. http://www2c.cdc.gov/podcasts/media/pdf/EID_2-14-LowHighPathogens.pdf
  2. http://www.cdc.gov/rabies/exposure/animals/
  3. The Merck Veterinary Manual 9th Edition (2005)
  4. Dürr, S., Mindekem, R., Diguimbye, C., Niezgoda, M., Kuzmin, I., Rupprecht, C. E., & Zinsstag, J. (2008). Rabies diagnosis for developing countries. PLoS neglected tropical diseases, 2(3), e206.
  5. Gadre, G., Satishchandra, P., Mahadevan, A., Suja, M. S., Madhusudana, S. N., Sundaram, C., & Shankar, S. K. (2010). Rabies viral encephalitis: clinical determinants in diagnosis with special reference to paralytic form. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry, 81(7), 812-820.
  6. Dürr, S., Mindekem, R., Diguimbye, C., Niezgoda, M., Kuzmin, I., Rupprecht, C. E., & Zinsstag, J. (2008). Rabies diagnosis for developing countries. PLoS neglected tropical diseases, 2(3), e206.
  7. Tepsumethanon, V., Wilde, H., & Meslin, F. X. (2005). Six criteria for rabies diagnosis in living dogs. J Med Assoc Thai, 88(3), 419-22.
  8. Kayali, U., Mindekem, R., Yemadji, N., Oussiguere, A., Naı̈ssengar, S., Ndoutamia, A. G., & Zinsstag, J. (2003). Incidence of canine rabies in N’Djamena, Chad. Preventive veterinary medicine, 61(3), 227-233.
  9. http://www.vetmed.wsu.edu/ClientED/rabies.aspx
  1. https://www.aspca.org/pet-care/dog-care/rabies
  2. Dürr, S., Mindekem, R., Diguimbye, C., Niezgoda, M., Kuzmin, I., Rupprecht, C. E., & Zinsstag, J. (2008). Rabies diagnosis for developing countries. PLoS neglected tropical diseases, 2(3), e206.
  3. Rupprecht, C. E., & Gibbons, R. V. (2004). Prophylaxis against rabies. New England Journal of Medicine, 351(25), 2626-2635.
  4. http://www.cdc.gov/rabies/pets/index.html
  5. http://www.cdc.gov/rabies/specific_groups/travelers/pre-exposure_vaccinations.html

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ray Spragley, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ray Spragley, DVM. Ray Spragley là bác sĩ thú y và chủ sở hữu/người sáng lập của Zen Dog Veterinary Care tại New York. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở và tổ chức tư nhân, chuyên môn của Spragley bao gồm quản lý không phẫu thuật các vết rách dây chằng chéo trước trên, bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD) và quản lý cơn đau trong viêm xương khớp. Spragley có bằng cử nhân sinh học của Đại học SUNY Albany và có bằng bác sĩ thú y (DVM) của Trường Thú y thuộc Đại học Ross. Ông cũng là chuyên gia trị liệu phục hồi chức năng ở chó (CCRT) làm việc tại Viện Phục hồi Chức năng Chó và là chuyên gia châm cứu thú y (CVA) của Đại học Chi. Bài viết này đã được xem 3.799 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 3.799 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo