Cách để Nhận biết dấu hiệu chó sắp chết

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù thú cưng thân yêu đã mất đi nhưng tình yêu của chúng ta dành cho chúng sẽ không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, cái chết - ngay cả đối với những con chó - là một thực tế mà bạn phải đối mặt. Trong những giây phút cuối cùng bên người bạn và cũng là người đồng hành trung thành này, bạn nên biết những dấu hiệu cho thấy chó sắp chết để bản thân và gia đình có thời gian chuẩn bị tinh thần và để chó ra đi một cách thanh thản, bình yên và thoải mái. Bạn nên đọc bài viết dưới đây để đảm bảo chó không phải chịu quả nhiều đau đớn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nhận biết dấu hiệu chó sắp chết

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý các triệu chứng hô hấp.
    Nếu chó sắp chết trong vài ngày hoặc vài tiếng nữa, bạn sẽ nhận thấy chó thở nông và ngắt quãng. Nhịp thở bình thường của chó vào khoảng 22 nhịp/phút nhưng sẽ giảm xuống còn 10 nhịp/phút nếu sắp chết.
    • Ngay trước khi chết, chó thường thở ra thật sâu, và giống như một quả bóng, bạn có thể cảm thấy cơ thể chó xẹp xuống theo sự co giãn của phổi.
    • Nhịp tim của chó cũng sẽ suy yếu và giảm từ mức bình thường là 100-130 nhịp/phút xuống còn 60-80/phút.
    • Trong những giờ cuối cùng của cuộc đời, chó sẽ bắt đầu thở nông và không thể di chuyển được nữa. Hầu hết thời gian chó chỉ nằm ở một góc khuất hoặc tối trong nhà.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết các dấu hiệu tiêu hóa.
    Nếu sắp chết, chó sẽ trở nên chán ăn rõ rệt. Chó hầu như không màng đến thức ăn và nước uống. Khi cái chết gần kề, các cơ quan của chó như gan và thận sẽ yếu dần đi và kìm hãm chức năng tiêu hóa.
    • Bạn có thể thấy miệng chó khô và mất nước do chó bị thiếu nước.
    • Bạn cũng có thể nhìn thấy chó nôn ra nước bọt hay axit hoặc mật có màu vàng hoặc xanh thay vì thức ăn. Dấu hiệu này cũng thường là do chán ăn gây ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý đến hoạt động cơ bắp.
    Nếu sắp chết, chó thường giật hoặc co thắt cơ không chủ ý vì bị mất glucose. Chó cũng sẽ mất phản ứng với cơn đau cùng các hoạt động phản xạ khác.
    • Khi chó cố gắng đứng hoặc đi, bạn sẽ thấy chân chó mất đi sự phối hợp và chó có xu hướng đi chệnh choạng hay mất dần khả năng đi. Chó cũng sẽ bị hôn mê hoặc mất dần ý thức trước khi chết.
    • Chó sắp chết và thường bị ốm mãn tính hoặc kéo dài thường trông rất tiều tụy. Thịt trong cơ thể sẽ mất đi dần và cơ bắp cũng sẽ bị teo hoặc thu nhỏ lại.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý thói quen đi vệ sinh của chó.
    Một dấu hiệu khác cảnh báo chó sắp chết là mất kiểm soát bàng quang và cơ vòng hậu môn. Khi sắp chết, chó có xu hướng đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát ngay cả đối với những con chó có kỷ luật và được huấn luyện nghiêm ngặt.
    • Chó thường đi tiểu không kiểm soát và tiểu ít.
    • Chó sắp chết cũng thường bị tiêu chảy, đôi khi kèm theo mùi hôi và máu.
    • Chó có xu hướng tiểu tiện và đại tiện lần cuối trước khi chết vì đã mất kiểm soát cơ hoàn toàn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý tình trạng da.
    Da chó sẽ bị khô và thường không quay trở lại vị trí ban đầu sau khi bị chèn ép do tình trạng mất nước. Các màng nhầy như nướu răng và môi cũng sẽ trở nên nhợt nhạt và rất lâu sau cũng sẽ không quay lại sắc hồng ban đầu nếu bạn nhấn vào (nướu răng bình thường chỉ mất 1 giây là có thể trở lại màu sắc cũ).
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Nhận biết dấu hiệu chó già đi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý tốc độ của chó.
    Chó ngày càng di chuyển chậm chạp nhưng vẫn có thể tự ăn, uống, đi, đứng và phản ứng khi bạn gọi chứng tỏ chó chỉ là đang già đi. Ngoài tuổi tác, chó không bị mắc vấn đề gì đặc biệt.
    • Chó vẫn có thể làm những việc yêu thích như đi dạo xung quanh, được vuốt ve, chơi hoặc giao lưu với những con chó khác mặc dù tần suất và cường độ giảm đi nhiều.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý lượng thức ăn chó có thể ăn.
    Dấu hiệu chó già đi là khi chó bắt đầu ăn ít lại nhưng đều đặn. Cũng giống như người, chó thường tiêu hao ít calo hơn và không cần phải ăn quá nhiều khi già đi. Điều này xảy ra như một điều tất yếu trong cuộc sống và không phải là vấn đề đáng báo động.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý lượng thời gian chó ngủ.
    Chó già thường ngủ nhiều hơn nhưng vẫn có thể đứng lên, đi xung quanh và ăn. Ngủ mà không thể đi lại và ăn chứng tỏ chó đang bị ốm. Trường hợp ngủ nhiều nhưng vẫn có thể ăn bình thường chỉ là dấu hiệu tuổi tác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý cách chó hoạt động quanh những con chó khác.
    Chó trở nên lãnh cảm dù có một con chó khác giới bên cạnh chứng tỏ chó đang già đi. Vấn đề này của chó cũng không khác gì nhiều so với con người và đó là điều tự nhiên trong cuộc sống.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý vẻ ngoài của chó.
    Vẻ ngoài chó sẽ thay đổi khi già đi. Bạn nên theo dõi các dấu hiệu sau:
    • Lông trở nên xám hoặc bạc trắng
    • Hói hoặc rụng lông ở những vị trí cọ xát nhiều như khuỷu chân, vùng xương chậu và mông
    • Rụng răng
    • Lông mặt bạc trắng thấy rõ
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giúp chó sống thoải mái khi chó già đi.
    Bạn có thể cung cấp cho chó già cuộc sống thoải mái bằng cách:
    • Cho chó ở trong căn phòng thoáng đãng và ấm áp
    • Cung cấp bộ đồ giường cho chó để chó không cảm thấy đau.
    • Cung cấp thức ăn và nước uống cho chó nhưng không được thúc ép chó ăn/uống
    • Dành thời gian ở bên cạnh chó mỗi ngày, trò chuyện và xoa đầu chó.
      • Một số con chó ngay cả khi đã nằm liệt giường và không thể di chuyển vẫn có thể phản ứng khi bạn chạm vào như vẫy đuôi một cách yếu ớt hay chuyển động mắt (đây là minh chứng cho lòng trung thành của chó và chó vẫn cố gắng làm chủ hài lòng ngay ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời).
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Giúp chó an tử

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết khi nào nên cho chó an tử.
    An tử, hay cái chết êm dịu do The Merck Veterinary Manual định nghĩa, là phương pháp mang đến cho động vật "một cái chết nhẹ nhàng và không đau đớn. Đây là phương pháp giết chết động vật một cách nhân đạo". 3 mục tiêu chính của phương pháp này là:
    • Giảm đau đớn và khổ sở cho động vật
    • Giảm cảm giác đau đớn, sợ hãi, lo lắng cho động vật trước khi mất đi ý thức
    • Mang lại một cái chết thanh thản và không đau đớn cho động vật.
      • An tử có thể là phương pháp thích hợp, giúp chó ra đi dễ dàng. Chắc chắn bạn không hề muốn khoảnh khắc hấp hối của chó kéo dài.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Suy nghĩ  kỹ trước khi an tử cho chó.
    Nếu phân vân không biết có nên an tử cho chó hay không, bạn nên đặt lợi ích của chó lên hàng đầu. Bạn nên từ bỏ mọi khúc mắc, tình cảm cũng như thể diện của bản thân. Không nên kéo dài cuộc sống của chó chỉ vì lợi ích cá nhân. Bằng lòng nhân đức và trách nhiệm của chủ sở hữu, bạn nên mang đến cho chó một cái chết nhân đạo và không đau khổ. Bạn nên tự hỏi bản thân những câu hỏi như:[1]
    • Việc điều trị cũng không còn giúp được cho chó nữa?
    • Chó có đau đớn, khổ sở mà thuốc giảm đau cũng không thể giúp được gì không?
    • Chó có đang khổ sở vì những chấn thương nặng, gây đau đớn dữ dội và khiến chó không bao giờ phục hồi như cắt cụt một chân, chấn thương đầu nghiêm trọng hay xuất huyết nghiêm trọng không?
    • Căn bệnh giai đoạn cuối có làm suy giảm chất lượng cuộc sống của chó và khiến chó không thể tự ăn, uống, di chuyển hoặc đi vệ sinh hay không?
    • Chó có bị dị tật bẩm sinh không thể phẫu thuật và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chó không?
    • Chó có bị bệnh truyền nhiễm như bệnh dại và có thể đe dọa người và những con chó khác không?
    • Chó sẽ không còn khả năng làm những điều yêu thích ngay cả khi được điều trị?
      • Lưu ý: Nếu câu trả lời là “Có/Đúng” thì đã đến lúc bạn nên mang đến cho chó một cái chết nhân đạo.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bác sĩ thú y là người tốt nhất giúp bạn quyết định có nên cho chó an tử không.
    Bác sĩ thú y có thể đánh giá đúng tình trạng của chó thông qua xét nghiệm, đồng thời cho bạn biết bệnh của chó vẫn có thể điều trị, chó sắp chết hay cần được an tử.
    • Tuy nhiên, quyết định có cho chó an tử hay không cuối cùng vẫn thuộc về chủ sở hữu. Bạn nên biết các bệnh cần cho chó an tử.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bệnh cần được an tử.
    Nói chung, chó mắc bất kỳ căn bệnh gây đau đớn và và khổ sở cấp tính hoặc mãn tính nào cũng nên được có một cái chết nhân đạo. Dưới đây là một số ví dụ:[2]
    • Tai nạn xe cộ.
    • Viêm da do rận Demodex nghiêm trọng và không thể chữa khỏi.
    • Giai đoạn cuối của suy thận, suy gan và các khối u xâm lấn hoặc ác tính.
    • Bệnh truyền nhiễm không thể cứu chữa và có khả năng đe dọa cuộc sống của người và động vật khác (ví dụ như bệnh dại).
    • Bệnh hành vi nghiêm trọng (ví dụ như cực kỳ dữ tợn) ngay cả khi đã được điều trị hành vi vẫn có thể gây nguy hiểm cho động vật, người và môi trường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận biết các dấu hiệu.
    Nếu thấy những dấu hiệu sau ở chó, bạn nên cho chó an tử:[3]
    • Chó không thể ăn, uống, đi đứng và hoàn toàn mất đi hứng thú và động lực để thực hiện những hoạt động này.
    • Chó nằm liệt và tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát.
    • Suy hô hấp, thở nặng nhọc và không cải thiện sau khi được phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
    • Khóc hoặc rên rỉ liên tục do đau đớn vì căn bệnh giai đoạn cuối.
    • Không thể cử động đầu và nằm liệt.
    • Nhiệt độ cơ thể khi cảm nhận qua da cực thấp cũng là dấu hiệu suy yếu nội tạng.
    • Mắc khối u rất lớn không thể phẫu thuật, khiến chó đau đớn và bất động hoàn toàn.
    • Các màng nhầy như nướu trở màu xám và mất nước hoàn toàn.
    • Nhịp tim yếu và chậm.
      • Khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y để đánh giá tình trạng của chó. Bác sĩ thú ý có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên chuyên nghiệp và giúp bạn dễ dàng quyết định hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mặc dù quyết định cho chó an tử sẽ khiến bạn đau đớn nhưng bạn vẫn nên đối mặt với trách nhiệm này. Ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời, chó cần được ra đi một cách thanh thản và không đau đớn.Chó có đau đớn và khổ sở hay không đều do chủ quyết định và an tử là phúc lợi tốt nhất chó đáng được nhận.
  • Cho chó chết là quyết định khó khăn nhưng bạn cần làm điều này nếu chó chịu quá nhiều đau đớn. Bạn chỉ cần lưu giữ lại hình ảnh cuối cùng của chó và tưởng nhớ suốt đời.

Tham khảo

  1. http://www.dogbreedinfo.com/timetoletgo.htm
  2. http://www.ifaw.org/sites/default/files/ICAM%20Euthanasia%20Protocol.pdf
  3. http://dogtime.com/when-to-say-good-bye.html
  4. The Merck Veterinary Manual 9th Edition (2005). Merck and Co. Inc. Whitehouse Station, N.J. U.S.A.
  5. PVET (Philippine Veterinary Drug Directory 14th Edition (2012). Medicom Pacific Inc.
  6. AVMA Guidelines for the Euthanasia of Animals 2013 Edition.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 12 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 312.989 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 312.989 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo