Cách để Trấn an tinh thần cho chó

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thông thường giải pháp trấn an tinh thần cho chó tùy thuộc vào hoàn cảnh nhất định. Người lạ, sấm sét, tiếng pháo hoa nổ, xe rác, đi khám bác sĩ thú y, và sự xuất hiện của những con vật khác có thể khiến cho thú cưng trở nên sợ hãi, lo âu, hoặc kích động. Theo phản xạ chúng ta sẽ nâng niu và ôm ấp chú cún, nhưng bạn có thể áp dụng cách khác để xử lý tình huống đó là huấn luyện chó không sợ hãi, lo lắng, hay kích động. Để xoa dịu tinh thần cho chó, bạn cần nắm rõ hành vi của chúng và tìm ra nguyên nhân gây nên phản ứng ở vật nuôi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Trấn an tinh thần cho chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của chó đang trong tình trạng lo âu.
    Ngôn ngữ cơ thể của loài vật này khá phức tạp và thường bị hiểu sai.
    Không có dấu hiệu cố định nào để nhận biết chú cún đang lo lắng vì mỗi con có cách biểu hiện khác nhau.
    Khi sợ hãi con này có thể trở nên hung hăn, nhưng con khác lại chạy đi và lẩn trốn. Cả hai hành vi đều thể hiện rằng chúng muốn an toàn, nhưng cách xử lý tình huống thì không giống nhau.

    Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm
    - Cong người lại
    - Ngoảnh đi chỗ khác/đồng tử giãn nở
    - Cụp tai xuống hoặc ra sau
    - Vầng trán đầy nếp nhăn
    - Rên rỉ
    - Run rẩy
    - Lòng bàn chân đổ mồ hôi
    - Mất khả năng kiểm soát bài tiết[1]

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu nguyên nhân gây nên hành vi của chó.
    Nguyên nhân thường khá rõ ràng. Chú cún có thể sợ tiếng sấm sét, người lạ, âm thanh lớn, hoặc không gian cụ thể.
    Đặt mình vào vị trí của thú cưng.
    Bản thân ít tiếp xúc với bên ngoài nhưng lại chứng kiến điều gì đó kinh khủng. Khi đó bạn sẽ hành động như thế nào? Bạn cần có sự đồng cảm với người bạn đồng hành của mình.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hạn chế tác nhân gây nên tình trạng căng thẳng.
    Đưa chó sang phòng khác nếu có người làm chúng sợ hãi. Đóng rèm cửa và bật nhạc để che lấp tiếng sấm sét hoặc pháo hoa. Nếu chú cún muốn cụp đuôi và tìm nơi trú ẩn, chẳng hạn như cũi, bạn có thể dùng chăn mỏng đậy kín để chặn âm thanh gây hoảng loạn. Như đã nói ở trên,
    tùy vào từng nguyên nhân mà bạn chọn phương pháp phù hợp để xoa dịu tinh thần cho chú cún.
    [3]
    • Bạn có thể chuẩn bị chỗ nấp an toàn cho thú cưng bằng cách mở cửa phòng cách xa âm thanh lớn hoặc huấn luyện sử dụng cũi. Nếu có xảy ra trường hợp tương tự, chú cún sẽ tìm đến chiếc cũi để tự trấn an mình.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chuyển hướng tập trung của chó.
    Bạn nên hướng sự tập trung của chú cún sang thứ khác “tốt đẹp” và thậm chí là hữu ích. Thú cưng có thích món đồ chơi hay que nhai nào không? Nếu có, bạn nên lấy ra để chúng không còn chú ý đến tác nhân gây nên nỗi sợ hãi.
    Xoay chuyển tình thế căng thẳng thành khoảng thời gian vui vẻ.
    Cuối cùng chú cún sẽ liên kết nguyên nhân gây căng thẳng ban đầu với trải nghiệm tốt đẹp và sau này sẽ không bị tác động bởi nguyên nhân này (ví dụ như người lạ, sấm sét, bác sĩ thú y, hoặc con vật khác).
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Âu yếm thú cưng.
    Mỗi con chó có sở thích khác biệt và thích mỗi kiểu vuốt ve không giống nhau. Một số con thích vuốt ve nhẹ nhàng, trong khi những con khác lại thích vỗ mạnh và ôm chặt. Một trong những cách âu yếm phổ biến đó là
    vuốt nhẹ phần lưng.
    Đặt lòng bàn tay lên đỉnh đầu của chó và nhẹ nhàng vuốt từ cột sống cho đến hông. Lặp lại nhiều lần để trấn an tinh thần cho thú cưng.[5]
    • Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng hành động vuốt ve có thể bị hiểu sai thành khen ngợi chú cún vì cảm thấy sợ hãi. Mặc dù nghe có vẻ phản trực giác, nhưng việc âu yếm chó vô tình sẽ khiến chúng trở nên sợ hãi sau này. Bạn cần xem xét tình huống, nhưng đôi khi nên phớt lờ tâm trạng sợ hãi để chúng biết rằng không có gì phải hoảng sợ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sử dụng “Thundershirt”.
    [6] Loại áo này được dùng để mặc lên phần cơ thể và tạo áp lực khi chó trở nên lo lắng.
    Chú cún sẽ nhận biết áp lực giống như em bé nhận thức tình trạng bọc tã.
    Đối với một số con chó, loại áo này có tác dụng trấn an tinh thần.[7]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Bật nhạc cổ điển cho thú cưng.
    Nhiều chủ nhân và trại động vật thường mở nhạc cổ điển để xoa dịu tinh thần cho chó.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Ngăn ngừa cảm giác lo âu ở chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Huấn luyện chó.
    Hầu hết chuyên gia huấn luyện chó tin rằng tình trạng lo âu, kích động, hoặc sợ hãi cực độ
    thường do không huấn luyện đầy đủ gây nên.
    Bạn cần củng cố hành vi tích cực khi huấn luyện chó. Dạy chúng cách không căng thẳng khi đến phòng khám thú y, kích động ở công viên dành cho chó, hoặc sợ tiếng sấm sét. Bạn có thể thực hiện bằng cách đưa ra nhiệm vụ thay thế để chú cún tập trung và sau đó thưởng cho vật nuôi khi chúng hoàn thành nhiệm vụ thành công.[8]

    Ví dụ về huấn luyện chó
    Khi đến phòng khám thú y, nếu chó trở nên lo lắng cực độ trong phòng chờ, bạn nên yêu cầu chúng “ngồi xuống” hoặc “nằm xuống”. Mệnh lệnh cơ bản sẽ có tác dụng trong thời gian này. Sau đó thưởng cho chú cún sau khi tuân thủ mệnh lệnh.
    Điều này giúp củng cố bài huấn luyện và chuyển hướng tập trung của thú cưng ra khỏi tình huống căng thẳng. Trong những lần sau chú cún sẽ liên tưởng phòng chờ khám thú y với hành động ngồi và nhận phần thường, chứ không phải bị người lạ thăm khám.[9]

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Che lấp phản ứng của bản thân.
    Chú cún xem bạn là một thành viên trong bầy đàn. Nếu thú cưng thấy bạn lo lắng hoặc sợ hãi, chúng sẽ nhận thức cảm xúc tương tự. Nếu gặp phải trường hợp khó khăn, bạn không nên biểu lộ cảm xúc của mình. Hít sâu và đếm từng nhịp, sau đó thở ra từ từ và thong thả.

    Ví dụ
    Nếu đưa thú cưng đến phòng khám để phẫu thuật và cảm thấy căng thẳng, bạn đừng nên cho chú cún thấy điều này. Thay vào đó bạn phải tạo ra thái độ tích cực cho vật nuôi trong những tình huống này.

    Đừng la hét mỗi lần bạn nghe tiếng sấm sét, chú cún sẽ cho rằng có thứ gì đó rất kinh khủng đang diễn ra. Khi đó chúng cũng sẽ cảm thấy lo sợ.[10]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng bộ khuếch tán pheromone.
    Đây là chất dẫn truyền hóa học do chó mẹ tiết ra trong khi cho chó con bú sữa để trấn an tinh thần cho đàn con. Trên thị trường hiện nay có sản phẩm tổng hợp
    Pheromone xoa dịu tinh thần cho chó (DAP)
    được bày bán tại các cửa hàng vật nuôi. Bạn chỉ cần cắm vào tường hoặc gắn lên vòng cổ của thú cưng và quan sát thiết bị phát huy tác dụng xoa dịu tinh thần cho chó.[11]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho chó dùng chất bổ sung zylkene.
    Chất này có chứa protein chiết xuất từ sữa có tác dụng an thần giống như diazepam. Loại thuốc này uống hai lần một ngày và được chứng minh là có tác dụng xoa dịu tinh thần cho chó trong khi trời có sấm sét, đi khám bác sĩ thú y, hoặc ở trong cũi.[12]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trao đổi với bác sĩ thú y.
    Họ sẽ hướng dẫn bạn cách nào phát huy hiệu quả tốt nhất, bằng hành vi hoặc thuốc. Nếu cần, bạn có thể nhận toa thuốc tác dụng mạnh hơn.
    Chỉ cho thú cưng uống nếu bác sĩ thú y kê toa
    và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Năm loại thuốc thường dùng để khắc phục vấn đề hành vi ở loài cho bao gồm benzodiazepine (BZ), thuốc ức chế oxiđaza monoamin (MAOI), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI).[13]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng triệt sản cho chó có tác dụng xoa dịu tinh thần cho chúng. Thời điểm cần đi triệt sản (trước hoặc sau khi động dục) vẫn chưa được xác định rõ ràng.[14]
  • Âu yếm nhưng không ôm thú cưng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 83% con chó biểu hiện ít nhất một dấu hiệu căng thẳng khi được ôm.

Tham khảo

  1. Hành vi Loài chó: Hướng dẫn cho Bác sĩ Thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders
  2. Hành vi Loài chó: Hướng dẫn cho Bác sĩ Thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders
  3. Sổ tay Chó con Vui vẻ. Pippa Mattinson. Nhà xuất bản: Ebury Press.
  4. http://www.brown.edu/Research/Colwill_Lab/CBP/Crate.htm
  5. http://moderndogmagazine.com/articles/how-massage-your-dog/2028
  6. http://www.thundershirt.com
  7. Sổ tay Chó con Vui vẻ. Pippa Mattinson. Nhà xuất bản: Ebury Pre
  8. Bảo vệ Chó. John Bradshaw. Nhà xuất bản: Penguin
  9. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?A=1574
  1. Bảo vệ Chó. John Bradshaw. Nhà xuất bản: Penguin
  2. Hành vi Loài chó: Hướng dẫn cho Bác sĩ Thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunder
  3. Hành vi Loài chó: Hướng dẫn cho Bác sĩ Thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders
  4. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/behavioral-medications-dogs
  5. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/how-will-spaying-change-my-dog
  6. www.psychologytoday.com/blog/canine-corner/201604/the-data-says-dont-hug-the-dog

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jaimie Scott
Cùng viết bởi:
Chuyên gia huấn luyện chủ chó
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jaimie Scott. Jaimie Scott là chuyên gia huấn luyện cho người sở hữu chó và là chủ sở hữu của Jaimie Scott Dog Training tại Sacramento, California trong 15 năm qua. Jaimie đào tạo riêng cho từng khách hàng hoặc đào tạo theo nhóm (chỉ có chủ sở hữu, không có chó) và tổ chức lớp học truyền hình trực tiếp. Jaimie đã phát hành các video, bài viết và sách điện tử để chia sẻ các bí quyết về huấn luyện chó và sự hiểu biết của anh về hành vi ở chó. Với tâm điểm là huấn luyện cho chủ sở hữu, Jaimie tin rằng chó cần biết ai đang kiểm soát nó để cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Jaimie có bằng cử nhân Toán học và Khoa học Máy tính của Đại học Pacific. Bài viết này đã được xem 64.942 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 64.942 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo