Cách để Nhận biết chó con bị thương sau khi ngã

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù các chú chó cưng thường được chủ của mình bảo vệ rất cẩn thận, nhưng tai nạn vẫn có thể xảy ra. Một trong những nguyên nhân dễ khiến chó chấn thương nhất là do bị ngã. Loài chó có vẻ khá nhanh nhẹn, nhưng khi bị ngã thì chúng cũng có thể bị thương nặng giống như những loài vật khác. Có những chú chó phấn khích và nhảy ra ngoài cửa sổ từ tầng cao hay từ cửa kính khi ô tô đang di chuyển. Việc bạn biết cách đánh giá tình trạng và thông tin lại cho bác sĩ thú y sẽ rất hữu ích trong việc giúp chú chó được chăm sóc một cách hợp lý sau khi bị ngã.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đánh giá tình trạng chú chó sau khi bị ngã

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giữ bình tĩnh.
    Có thể bạn sẽ khá hoảng sợ khi thấy chó cưng của mình bị ngã, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh để có thể đánh giá tình trạng của chú chó một cách tốt nhất và đồng thời cũng giúp nó bình tĩnh. Điều này sẽ giúp chó không bị căng thẳng và chấn thương nặng hơn.[1]
    • Nếu chú chó thấy bạn hoảng sợ, nó cũng sẽ hoảng sợ, đau và căng thẳng hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm dấu hiệu chấn thương.
    Sau khi chó bị ngã, bạn hãy bình tĩnh kiểm tra xem có nhìn thấy vết thương nào không. Bạn chỉ nên kiểm tra bằng mắt và đừng chạm vào chú chó. Việc kiểm tra mức độ chấn thương sẽ giúp bạn xác định được mình nên làm gì tiếp theo. Bạn hãy quan sát những dấu hiệu bị thương sau:[2][3]
    • Chó kêu là một biểu hiện rõ ràng cho thấy nó đang bị đau.
    • Kiểm tra các vết thương ngoài, chẳng hạn như vết cắt, vết xước hoặc xương bị nhô ra ngoài.
    • Kiểm tra chân trước và chân sau của chó. Nếu bị gãy xương, chân của chó nhìn sẽ bị biến dạng, cong hoặc có tư thế bất thường.
    • Đôi khi dấu hiệu gãy xương không thể nhận biết bằng mắt thường. Nếu chó đi khập khiễng lâu hơn 5 phút thì bạn nên đưa nó đến bác sĩ thú y.
    • Khi bị thương, chó sẽ thở nhanh hơn bình thường. Bạn hãy để ý đến dấu hiệu tăng nhịp thở kéo dài của chó.
    • Không phải tất cả các vết thương đều có thể quan sát được. Chỉ bác sĩ thú y mới xác định được chú chó có bị thương bên trong hay không.
    • Quan sát nướu. Nướu nhợt nhạt hoặc có màu trắng là dấu hiệu cho thấy chó bị sốc hoặc chảy máu trong. Tình trạng này rất nguy hiểm và bạn cần đưa nó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiến hành sơ cứu.
    Nếu quan sát thấy chó bị thương, bạn có thể tiến hành sơ cứu để ngăn vết thương trở nên trầm trọng hơn trong khi đưa nó đến phòng khám thú y. Bạn lưu ý chỉ tiến hành sơ cứu khi chú chó thoải mái với điều đó. Đau đớn và căng thẳng có thể sẽ khiến chó gầm gừ hoặc thậm chí là cắn bạn, vậy nên hãy thao tác thật chậm và quan sát phản ứng của nó.[4]
    • Nếu chó không thể di chuyển được, bạn nên cho nó nằm lên một tấm ván hay một vật phẳng và chắc chắn trước khi nhấc nó lên.
    • Không tự ý chữa những vết thương nghiêm trọng. Bạn nên để bác sĩ thú y làm điều này.
    • Rửa các vết thương hoặc vết xước nông bằng nước muối.
    • Dùng một miếng gạc sạch ép vào những chỗ chảy nhiều máu để cầm máu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Liên hệ và đưa chó đến phòng khám thú y.
    Sau khi đánh giá tình trạng và sơ cứu cho chú chó, bạn cần liên hệ và đưa nó đi khám thú y. Bác sĩ thú y sẽ đánh giá và điều trị các vết thương cho chú chó một cách tốt nhất.[5]
    • Nếu chú chó bị thương nghiêm trọng, bạn cần đưa nó đến phòng khám thú y để cấp cứu ngay lập tức.
    • Đưa chó đến chỗ bác sĩ thú y sớm nhất có thể, dù vết thương không lập tức nguy hiểm đến tính mạng.
    • Dù không quan sát thấy dấu hiệu chó bị thương, bác sĩ thú y sẽ giúp kiểm tra xem nó có bị thương bên trong hay có những vết thương khó quan sát hay không.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Đưa chó đến phòng khám thú y

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thông báo cho bác sĩ thú y về tai nạn.
    Khi đến gặp bạn sĩ thú y, bạn sẽ cần cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bị thương của chú chó để họ có thể điều trị cho nó nhanh chóng và hiệu quả hơn.
    • Hãy cho bác sĩ biết chính xác chú chó bị ngã khi nào và như thế nào.
    • Thông tin cho bác sĩ các dấu hiệu bị thương mà bạn quan sát được.
    • Bạn đã tiến hành các thao tác sơ cứu nào.
    • Thông tin cho bác sĩ tiền sử bị thương hoặc phẫu thuật của chú chó nếu có.
    • Chuẩn bị cung cấp các thông tin cơ bản về chú chó, bao gồm tuổi, các loại thuốc đang dùng và các vấn đề khác về sức khỏe.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý một số quy trình kiểm tra mà bác sĩ thú y có thể sẽ thực hiện.
    Bác sĩ thú y có thể sẽ tiến hành một số bài kiểm tra để chẩn đoán và một số kỹ thuật y tế để điều trị vết thương của chú chó. Bạn có thể tham khảo một số bước kiểm tra và điều trị dưới đây.[6][7]
    • Kiểm tra thể chất sơ bộ sẽ giúp bác sĩ nắm được các vết thương ngoài và tình trạng tổng quát của chú chó.
    • Kiểm tra hệ vận động để xác định các chấn thương ở xương, khớp, cơ hoặc các vấn đề về vận động của chú chó; bước này có thể bao gồm cả chụp x quang.
    • Kiểm tra hệ thần kinh nếu chó bị đập đầu xuống khi ngã. Nếu chú chó di chuyển một cách bất thường hoặc có vẻ mất tri giác thì bài kiểm tra này sẽ giúp xác định xem hệ thần kinh của nó có bị tổn thương hay không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
    Sau khi chú chó được cấp cứu và đã ổn định để về nhà, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cho nó ở nhà. Bạn cần làm đúng theo các chỉ dẫn này để đảm bảo chú chó sẽ hồi phục hoàn toàn một cách nhanh chóng.[8][9]
    • Nếu chú chó cần uống thuốc, bạn hãy cho nó uống đúng giờ và đúng liều lượng, đảm bảo nó uống hết thuốc.
    • Thay băng gạc cho chó thường xuyên nếu cần.
    • Có thể bạn sẽ cần chườm lạnh hoặc chườm nóng vào vết thương cho chó.
    • Đảm bảo chú chó được nghỉ ngơi và giữ các hoạt động của nó ở mức tối thiểu khi vết thương đang lành lại.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Đề phòng chó bị ngã

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đóng cửa kính xe ô tô.
    Nếu chú chó thích đi dạo trên ô tô cùng bạn thì bạn đừng quên bước đơn giản này để giữ an toàn cho nó. Hầu hết chúng ta đều không dám nhảy ra khỏi một chiếc xe đang chạy, nhưng những chú chó thì sẽ không lưỡng lự đến thế. Vậy nên bạn đừng quên đóng cửa kính khi lái xe để chúng không thể nhảy ra được.[10]
    • Bạn cũng có thể mua một chiếc dây đai an toàn dành riêng cho chó để đảm bảo an toàn khi đi xe.
    • Tắt chế độ mở cửa kính tự động để tránh việc chú chó vô tình mở được cửa.
    • Không để chó trong xe ô tô đóng kín cửa trong những ngày trời nóng. Nhiệt độ trong xe có thể tăng lên đến mức khiến nó tử vong.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đóng các cửa sổ trong nhà.
    Nguy cơ phổ biến nhất khiến chó bị ngã là từ những ô cửa sổ mở mà chúng có thể leo lên được. Dù cửa sổ có mành chắn thì chú chó của bạn có thể vẫn sẽ cố gắng thoát ra ngoài và đối mặt với nguy cơ bị ngã. Vậy nên bạn hãy đóng hoặc khép tất cả các cửa sổ trong nhà mà chú chó có thể với tới ở mức độ đủ để nó không thể chui ra được.[12]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đề phòng chó bị ngã ở trong nhà.
    Bạn nên ngăn chú chó đến những khu vực nguy hiểm, dễ bị ngã ở trong nhà để đảm an toàn cho nó.
    • Ví dụ, một số khu vực mà chó dễ bị ngã ở trong nhà bao gồm cầu thang dốc, gác xép không có lan can và ban công.
    • Đảm bảo cửa ra vào những khu vực này luôn đóng.
    • Bạn có thể mua cửa dành cho thú cưng để chắn đường lên cầu thang hoặc lối ra vào trong nhà.
    • Không đưa chó đến những khu vực dễ bị ngã trong nhà.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đưa chó đi khám thú ý nếu nó bị ngã mà không có nguyên nhân.
    Nếu để ý thấy chú chó vấp và ngã mà không vì lý do gì thì bạn nên đưa nó đến chỗ bác sĩ thú y sớm nhất có thể. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy chó bị bệnh, bác sĩ thú y sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp.[13]
    • Các vấn đề bên trong tai hoặc viêm tai có thể khiến chó bị ngã.
    • Khối u não, vấn đề thường gặp ở những chú chó lớn tuổi, cũng có thể là nguyên nhân khiến chó bị ngã.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy bình tĩnh và cẩn thận kiểm tra chú chó sau khi bị ngã.
  • Cung cấp cho bác sĩ thú y tất cả các thông tin chi tiết về cú ngã và các chấn thương mà bạn quan sát được.
  • Làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ khi chăm sóc chó ở nhà.

Cảnh báo

  • Đừng cho rằng sau khi ngã chú chó vẫn vẫy đuôi là nó không bị thương. Loài chó thường không thể hiện rõ ràng là nó đang đau hay bị thương.
  • Khi bị đau thì chó sẽ dễ cắn bạn, ngay cả khi bạn là chủ của nó, nên bạn cần cẩn trọng.
  • Khi chó bị ngã, hãy nhanh chóng đưa nó đến bác sĩ thú y.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Natalie Punt, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 45.660 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 45.660 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo