Cách để Nhận biết có thai khi kinh nguyệt không đều

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hầu hết chị em phụ nữ đều biết một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên là chậm kinh, tuy nhiên, nếu có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì bạn rất khó xác định có phải mình bị chậm kinh hay không. Bạn có thể tìm hiểu một số dấu hiệu mang thai khác để biết khi nào thì cần đi khám hay thử thai tại nhà.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nhận biết các dấu hiệu có thai sớm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dấu hiệu ra máu khi trứng làm tổ trong tử cung.
    Nếu bạn để ý thấy vết máu hay bị ra máu nhẹ vào khoảng 6 đến 12 ngày sau kỳ kinh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trứng được thụ tinh đã bám vào làm tổ trong thành tử cung.[1]
    • Một số chị em bị đau bụng giống như sắp đến chu kỳ kinh nguyệt.
    • Máu báo thai dễ bị nhầm lẫn với kinh nguyệt, đặc biệt là khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dấu hiệu đau ngực.
    Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể khiến ngực sưng to và mềm. Dấu hiệu này có thể xuất hiện khoảng từ một đến hai tuần sau khi thụ thai. Bạn sẽ cảm thấy ngực mình nặng và đầy đặn hơn.[2]
    • Nếu ngực bạn luôn mềm, hãy xem xét các dấu hiệu có thai khác.
    • Một số chị em thậm chí cần tăng cỡ áo ngực sau vài tuần mang thai. Nếu bạn phải dùng cỡ ngực áo lớn hơn, rất có thể bạn đã có thai.
    • Núm vú cũng bắt đầu trở nên thẫm màu hơn do sự thay đổi hoocmon trong thời kỳ mang thai.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lưu ý cảm giác mệt mỏi.
    Khi cơ thể thay đổi để thích nghi với việc mang thai, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Cảm giác này có thể xuất hiện ngay từ tuần đầu thụ thai.[4]
    • Mức hoocmon progesterone tăng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn luôn mệt mỏi và buồn ngủ.
    • Nếu có khả năng đang mang thai, bạn cần tránh dùng caffeine để chống lại cảm giác mệt mỏi. Chưa có nghiên cứu chứng minh caffeine có hại cho cơ thể vào những tuần đầu mang thai, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy chưa có liều lượng chính xác, trung bình bạn không nên dùng quá 200 mg caffeine một ngày.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cảm giác buồn nôn.
    Cảm giác buồn nôn vào buổi sáng thường xuất hiện khoảng hai tuần sau khi thụ thai và có thể kéo dài đến tuần thứ tám của thai kỳ. Nếu thường xuyên cảm thấy buồn nôn, bạn nên dùng que thử thai tại nhà.[5]
    • Triệu chứng buồn nôn thường đi kèm với cảm giác sợ đồ ăn. Khi mang thai, ngay cả những món ăn yêu thích nhất cũng có thể khiến bạn buồn nôn.
    • Phụ nữ mang thai có thể chỉ cảm thấy buồn nôn nhưng không bị nôn.
    • Bạn cũng sẽ để ý thấy mình nhạy cảm hơn với các loại mùi, và buồn nôn kể cả khi ngửi thấy những mùi bạn từng yêu thích.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dấu hiệu thèm ăn hoặc sợ đồ ăn.
    Ngay từ những ngày đầu mang thai, sự thay đổi hoocmon sẽ khiến bạn thèm những món ăn nhất định. Bạn có thể thèm những món trước đây không thích ăn, còn những món ưa thích lại khiến bạn buồn nôn.[6]
    • Bạn có thể thấy vị kim loại trong miệng, điều này hoàn toàn bình thường trong những ngày đầu thai kỳ.
    • Nhiều phụ nữ cho biết họ sợ mùi cà phê khi mang thai, dù trước khi mang thai họ thường uống cà phê rất nhiều. Nếu bạn tự nhiên thấy buồn nôn khi ngửi mùi cà phê, có thể bạn đã mang thai.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Triệu chứng đau đầu, đau lưng và đi tiểu thường xuyên.
    Đây là những dấu hiệu mang thai đặc trưng ban đầu, xuất hiện do sự ảnh hưởng của hoocmon trong thai kỳ, cộng thêm lượng máu tăng lên trong cơ thể và sự gia tăng chức năng của thận.[7]
    • Bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen để giảm triệu chứng đau đầu và đau lưng. Một loại thuốc khác là Ibuprofen, dù được coi là an toàn trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng bạn không nên sử dụng khi không có sự theo dõi của bác sĩ.
    • Thay vì dùng thuốc, bạn nên áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà như tắm nước nóng, dùng miếng dán nhiệt, hoặc mát xa, vv.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Thử thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử thai khi bạn có hai hoặc nhiều hơn hai dấu hiệu mang thai sớm.
    Nếu thấy mình có hai hoặc nhiều hơn hai dấu hiệu mang thai sớm, bạn nên thử thai tại nhà. Với đa số các loại que thử thai, bạn sẽ nhúng đầu que thử vào cốc nước tiểu, hoặc đưa que thử vào dòng nước tiểu. Sau vài phút, que thử báo kết quả bằng sự thay đổi màu sắc, hiện chữ “có thai” hoặc “không có thai”, hoặc cho kết quả bằng các biểu tượng khác.[8]
    • Đa số các loại que thử thai không cho kết quả hoàn toàn chính xác cho đến khi bạn ở tuần thứ 5 của thai kỳ.
    • Mỗi loại que thử có hướng dẫn sử dụng khác nhau, do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với loại que thử bạn dùng.
    • Các loại que thử tại nhà xác định có thai bằng cách tìm sự hiện diện của hoocmon trong thai kỳ gọi là HCG (human chorionic gonadotropin).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử thai lại sau một tuần hoặc đi khám thai.
    Mặc dù que thử thai hiếm khi cho kết quả dương tính giả, đôi khi kết quả sẽ là âm tính giả nếu bạn thử thai quá sớm. Nếu có cảm giác mình đã thụ thai được khoảng 1 hay 2 tuần, bạn nên thử thai thêm một lần nữa.[9]
    • Bạn nên thử thai vào sáng sớm khi nồng độ nước tiểu còn đặc. Uống quá nhiều nước trước khi tiến hành thử thai cũng có thể cho ra kết quả âm tính giả.
    • Kết quả thử thai dương tính giả có thể xảy ra khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi ở thời kỳ mãn kinh hoặc khi bạn tiêm hoocmon HCG để điều trị hiếm muộn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hẹn gặp bác sĩ.
    Nếu nhận được kết quả có thai sau nhiều lần dùng que thử thai tại nhà, hoặc có các dấu hiệu mang thai dù kết quả thử thai âm tính, bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ gia đình. Đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả mang thai nhanh hơn so với thử thai bằng nước tiểu tại nhà.[10]
    • Càng xác định mang thai sớm, bạn sẽ càng sớm có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về các biện pháp này.
    • Nếu có dự định mang thai và sinh con, bác sĩ sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe trước khi sinh.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn có thể gặp một vài dấu hiệu mang thai khác như thay đổi tâm trạng, ợ nóng, táo bón và chướng bụng.

Cảnh báo

  • Lưu ý các dấu hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một trong những hội chứng nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai. Dấu hiệu tiền sản giật bao gồm huyết áp cao, thay đổi thị lực và tăng cân đột ngột.[11]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Carrie Noriega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Carrie Noriega, MD. Bác sĩ Noriega là bác sĩ sản phụ khoa được cấp phép hoạt động ở Colorado. Cô chuyên về sức khỏe phụ nữ, bệnh thấp khớp, phổi, bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa. Cô đã nhận bằng MD từ Trường Y khoa Creighton ở Omaha, Nebraska và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Missouri - Thành phố Kansas vào năm 2005. Bài viết này đã được xem 28.432 lần.
Trang này đã được đọc 28.432 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo