Cách để Nhận biết bệnh túi mật

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Túi mật là cơ quan tiêu hóa nhỏ có chức năng chính là dự trữ mật do gan tiết ra. Đôi khi túi mật không hoạt động bình thường và có thể chứa đầy sỏi mật. Bệnh túi mật thường ảnh hưởng đến phụ nữ, người bị thừa cân, rối loạn tiêu hóa và có nồng độ cholesterol trong máu cao. Ngoài ra đây cũng là bệnh do yếu tố di truyền. Sỏi mật là nguyên nhân chính gây bệnh túi mật; tuy nhiên, hai nguyên nhân hiếm đó là ung thư túi mật và viêm túi mật. Để tránh cảm giác khó chịu và biến chứng nghiêm trọng, bạn phải nhận biết triệu chứng và tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh túi mật.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết bệnh túi mật phổ biến

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu về sỏi mật.
    Chất lỏng tiêu hóa túi mật đọng lại tạo thành sỏi mật. Chất cặn này có nhiều kích cỡ từ nhỏ như hạt cát cho đến lớn như quả bóng gôn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý dấu hiệu bệnh vàng da.
    Bạn sẽ nhận thấy da hoặc lòng trắng của mắt có màu vàng và phân có màu trắng. Bệnh vàng da thường xảy ra khi sỏi mật làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật,[1] khiến cho mật ứ đọng lại trong gan và bắt đầu xâm nhập vào máu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhận biết triệu chứng viêm túi mật.
    Bệnh này có thể do sỏi mật, khối u, hoặc vấn đề túi mật khác gây nên.[2] Viêm túi mật thường gây đau đớn ở bên phải cơ thể hoặc giữa hai bả vai. Cơn đau thường kèm theo buồn nôn hoặc đau bụng.[3]
    • Mật tích tụ quá nhiều trong túi mật có thể gây viêm túi mật.
    • Mỗi người mắc phải chứng viêm túi mật khác nhau. Cơn đau thường xuất hiện ở bên thân phải, hoặc giữa bả vai, nhưng cũng có thể gây đau thắt lưng, chuột rút, hoặc tương tự.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lưu ý rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến túi mật.
    Thực phẩm nhiều chất béo có thể gây viêm túi mật.[4] Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, trong vài giờ sau khi ăn.
    • Viêm túi mật thường là triệu chứng của vấn đề túi mật khác. Nếu túi mật bị suy giảm chức năng và không thải mật nhanh, khi đó túi mật có thể bị viêm.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Nhận biết triệu chứng bệnh túi mật

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lưu ý các triệu chứng mới xuất hiện.
    Một số triệu chứng sớm của bệnh túi mật bao gồm đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng, táo bón, hoặc khó tiêu. Các dấu hiệu này có thể bị bỏ qua hoặc chẩn đoán bệnh ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là phải can thiệp sớm.
    • Những triệu chứng này cho thấy thức ăn không được tiêu hóa bình thường, tình trạng thường xảy ra ở người mắc bệnh túi mật.
    • Bạn cũng có thể bị đau cấp tính, cảm giác bụng đầy hơi hoặc chuột rút.
  2. 2
    Lưu ý triệu chứng giống viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn nhẹ. Những triệu chứng này có thể bao gồm buồn nôn dai dẳng, khó chịu, mệt mỏi liên tục và nôn mửa.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định cơn đau.
    Những người bị bệnh túi mật thường cảm thấy đau phần bụng trên (nhưng không luôn luôn) lan sang vai phải. Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc xuất hiện rồi biến mất, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh túi mật.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lưu ý mùi cơ thể hoặc hôi miệng khó chịu.
    [8] Nếu bẩm sinh có mùi hôi cơ thể hoặc chứng hôi miệng mạn tính, có thể bạn không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu những hiện tượng này đột nhiên xuất hiện và không biến mất trong vài ngày, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như suy chức năng túi mật.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm tra phân.
    Một trong những dấu hiệu chắc chắn của bệnh túi mật đó là phân có màu sáng hoặc trắng.[9] Phân lỏng có màu sáng có thể do thiếu mật. Nước tiểu có thể có màu đậm trong khi bạn vẫn uống đủ nước.
    • Một số người bị tiêu chảy kéo dài đến ba tháng hoặc hơn và đi vệ sinh lên đến mười lần trong ngày.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Theo dõi dấu hiệu sốt, run, và rùng mình.
    Những dấu hiệu này thường xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh túi mật.[10] Tuy nhiên, các triệu chứng này vẫn có thể do bệnh khác gây nên. Dẫu vậy nếu bạn bị đau bụng và mắc triệu chứng cảnh báo bệnh túi mật khác, tình trạng sốt có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển xấu.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm kiếm phương pháp điều trị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng liên quan đến bệnh túi mật.
    Nếu phát hiện nhiều triệu chứng kể trên, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu đang có triệu chứng, nếu triệu chứng đang trở nên nghiêm trọng, hoặc nếu phát hiện triệu chứng mới, bạn cần đi khám bác sĩ kịp thời.
    • Một số vấn đề túi mật, chẳng hạn như sỏi mật nhỏ, không cần tiến hành điều trị xâm lấn.[11] Những vấn đề này đôi lúc sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đi khám bác sĩ để xác định điều này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lên lịch trình siêu âm bụng.
    [12] Bạn cần tiến hành siêu âm để xác định chức năng túi mật hoặc sỏi mật lớn. Kỹ thuật viên siêu âm sẽ kiểm tra sỏi mật, lưu lượng mật, và dấu hiệu khối u (đây là trường hợp hiếm xảy ra).[13]
    • Hầu hết khối u trong túi mật phát hiện trong quá trình siêu âm thường rất nhỏ và không cần phải loại trừ. Bác sĩ có thể theo dõi khối u nhỏ bằng kiểm tra siêu âm bổ sung để bảo đảm chúng không phát triển. Khối u lớn thường báo hiệu nguy cơ cao mắc ung thư túi mật.
    • Bác sĩ sẽ đánh giá về việc loại bỏ khối u túi mật.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiến hành phẫu thuật túi mật nếu cần thiết.
    Nhiều bệnh túi mật được giải quyết bằng phương pháp loại bỏ sỏi mật lớn hoặc túi mật (cắt bỏ túi mật).[14][15] Cơ thể vẫn thể hoạt động bình thường không cần túi mật, vì thế bạn không cần quá lo ngại nếu bác sĩ khuyến nghị cắt bỏ túi mật.
    • Sỏi mật thường không được điều trị bằng thuốc. Phải mất vài năm thuốc mới có thể hòa tan sỏi mật, và sỏi mật có thể được điều trị hiệu quả có kích thước rất nhỏ và bạn không cần phải bận tâm.
    • Phương pháp cắt bỏ túi mật đôi khi có tác dụng phụ (chẳng hạn như phân lỏng), nhưng thường thì không xảy ra hiện tượng này.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hạn chế thức ăn nhiều chất béo.
  • Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên uống nước và ăn uống lành mạnh.
  • Enzym tiêu hóa bán sẵn tại hiệu thuốc có thể giảm tần suất triệu chứng như là đầy hơi và đau đớn bằng cách tiêu hóa chất béo, sản phẩm sữa, và lượng thức ăn lớn.

Cảnh báo

  • Tránh các loại thực phẩm có thể gây đau, chẳng hạn như thịt mỡ, bông cải trắng, thức ăn cay nóng, thịt lợn và trứng. Các loại hạt và ngô cũng gây kích thích túi mật.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Thomas Wright, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa và tĩnh mạch
Bài viết này đã được cùng viết bởi Thomas Wright, MD. Bác sĩ Wright được cấp phép hành nghề về Nội khoa và Phlebology tại Missouri. Ông đã hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Alabama Birmingham vào năm 1995. Bài viết này đã được xem 1.981 lần.
Trang này đã được đọc 1.981 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo