Cách để Loại bỏ keo silicon dính trên tay

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Keo silicon là vật liệu tuyệt vời trong việc sửa chữa nhà cửa, chẳng hạn như bít các khe hở bên ngoài nhà hoặc chống thấm cho nhà kho ở sân sau. Nhờ độ dính và hiệu quả bít khe hở, keo silicon là vật liệu trám chống nước rất tốt. Thật không may, chính đặc tính này lại gây rắc rối khi bạn tẩy keo dính trên tay sau khi hoàn thành công việc. Cách dễ nhất và nhanh nhất để phết keo silicon là dùng ngón tay, do đó điều này có thể trở thành nỗi phiền toái thường trực trong các dự án lớn. Để biết cách loại bỏ vật liệu này mà ít tốn thời gian và công sức nhất, bạn hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Loại bỏ keo ướt bằng ni lông

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Loại bỏ keo càng nhiều càng tốt trước khi keo kịp khô.
    Keo silicon có thể dính rất chắc, vì vậy nếu bạn càng gạt sạch keo trên tay ngay từ đầu thì sau đó bạn càng dễ làm sạch hoàn toàn. Ngay khi thấy keo dính ra tay, bạn hãy nhanh chóng lấy khăn giấy lau ngay lập tức. Vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi lau để tránh vô tình làm keo dính thêm.
    • Đừng dùng khăn vải (nhất là chiếc khăn yêu thích của bạn). Khi keo silicon đã khô, bạn sẽ rất khó làm sạch. Hơn nữa, bản chất của keo silicon là không thấm nước, vì vậy, cho dù chiếc khăn không bị hỏng thì nó cũng không hữu dụng lắm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng túi ni lông chà xát lên tay.
    Khi đã lau bớt keo trên tay, bạn hãy vớ lấy một chiếc túi ni lông (như loại túi mua hàng ở siêu thị) và chà xát lên tay như khi dùng khăn vải. Nếu chưa khô hẳn, keo silicon sẽ có xu hướng bám vào chiếc túi hơn là bám vào tay và giúp loại bỏ phần lớn lượng keo còn lại. Tuy nghe có vẻ lạ, nhưng mẹo này được một số tài liệu hướng dẫn sửa chữa nhà xác nhận là có hiệu quả.[1]
    • Nếu không có sẵn túi ni lông mua hàng, bạn có thể dùng hầu như bất cứ loại túi ni lông rẻ tiền nào (chẳng hạn như túi đựng rác).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa lại bằng nước.
    Nếu keo trên tay bạn chưa kịp khô, bạn có thể loại bỏ phần lớn keo bằng khăn giấy hoặc túi ni lông và hoàn tất bằng việc rửa tay bằng nước.[2] Khi rửa tay, bạn nên kỳ cọ bằng miếng bọt biển, khăn giấy hoặc vật liệu mài mòn nhẹ. Như đã nhắc ở trên, bạn đừng dùng chiếc khăn "đẹp" để loại bỏ keo.
    • Bạn có thể dùng xà phòng nếu muốn, mặc dù vẫn chưa rõ là điều này có hiệu quả đáng kể hay không.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lau khô tay và lặp lại quá trình nếu cần thiết.
    Khi rửa tay xong, bạn hãy dùng giẻ hoặc khăn giấy lau khô tay. Cẩn thận kiểm tra tay xem còn sót keo hay không. Bạn nên kiểm tra thật kỹ; ngay cả một lượng keo rất nhỏ cũng sẽ gây phiền toái khi đã khô. Nếu thấy còn sót lại chút keo nào, có lẽ bạn cần lặp lại các bước trên cho đến khi sạch keo hoặc đến khi biết chắc là nó sẽ không rời khỏi tay bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hành động nhanh!
    Khi được sử dụng đúng mục đích, keo silicon có thể mất một thời gian khoảng 24 giờ mới khô hoàn toàn. Tuy nhiên, nó sẽ nhanh khô hơn nhiều khi được phết mỏng hoặc rỏ một giọt nhỏ. Vì lẽ đó, thời gian là yếu tố then chốt khi bạn cố gắng loại bỏ keo silicon khỏi tay. Càng nhanh chóng bắt tay vào lau sạch keo ướt thì bạn càng đỡ mất công sức để loại bỏ keo khô, một nhiệm vụ khó hơn nhiều.
    • Cách chủ yếu để giữ tay sạch khi dùng keo silicon là lau ngay lập tức khi keo dây ra tay, vì vậy bạn nên để sẵn vật dụng làm sạch bên cạnh khi làm việc với keo silicon. Một chiếc túi ni lông sạch và vài tờ khăn giấy để gần bên có thể tạo nên sự khác biệt giữa đôi tay sạch bong và đôi tay bất tiện với lớp silicon khô dày cộp sau khi dự án hoàn thành.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thử dùng một phương pháp tại nhà để xử lý keo khô còn sót.
    Nếu bạn đã thử dùng các mẹo ở trên mà không thể làm sạch được keo trên tay thì nhiều khả năng là nó đã kịp khô. Không may là keo silicon dính rất chắc khi đã khô, và về bản chất là không thấm nước, do đó khăn giấy, túi ni lông và nước sẽ không giúp được nhều. Trong trường hợp đó, có thể bạn phải thử một trong nhiều phương pháp tại nhà giúp loại bỏ keo khô dính vào tay được gợi ý dưới đây. Mặc dù các phương pháp này không hẳn đã được kiểm chứng, nhưng nhều tài liệu trực tuyến cũng khuyên nên áp dụng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Loại bỏ keo khô bằng phương pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử dùng a-xê-tôn.
    Một trong những lời khuyên phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy trên mạng là dùng a-xê-tôn để tẩy keo silicon khô. A-xê-tôn, một hóa chất hữu cơ thường được sử dụng để tẩy sơn móng tay, có thể dễ dàng hòa tan một số loại nhựa (chẳng hạn như sơn móng tay acrylic). Khả năng hòa tan hoặc làm mềm keo silicon không rõ rệt như vậy, nhưng nhiều nguồn trên mạng khẳng định tác dụng của a-xê-tôn trong việc này.[3]
    • Khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ nhúng một góc khăn giấy vào a-xê-tôn nguyên chất hoặc dung dịch tẩy sơn móng tay chứa a-xê-tôn và chấm nhẹ lên các điểm dính silicon trên tay. Đừng rót a-xê-tôn lên toàn bộ bàn tay; điều này gây lãng phí và sinh ra chất khí độc hại. Nếu dùng dung dịch tẩy sơn móng tay, bạn hãy kiểm tra thành phần trên nhãn để chắc chắn sản phẩm đó có chứa a-xê-tôn trước khi sử dụng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử dùng mấy sấy tóc (một cách cẩn thận).
    Cũng như các chất tổng hợp khác, silicon cuối cùng sẽ mềm ra khi được làm nóng từ từ. Do đặc tính này, một số nguồn khuyên dùng máy sấy tóc để làm lỏng keo dính trên tay. Bật máy sấy tóc và thổi lên vết keo dính trên tay để cho silicon dần dần ấm lên. Khi cảm thấy silicon đã nóng, bạn có thể thử dùng miếng bọt biển hoặc một vật liệu khác có tính mài mòn nhẹ để loại bỏ keo.
    • Nếu muốn thử dùng phương pháp này, bạn nên để máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp nhất, sau đó dần dần tăng độ nóng, và dừng lại ngay nếu thấy quá nóng hoặc rát da. Một chút silicon trên da không đáng để bạn bị bỏng; cuối cùng rồi nó cũng sẽ tự bong ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử dùng vật liệu mài mòn.
    Một cách khác để loại bỏ keo silicon trên tay chỉ đơn giản là kỳ cọ (chà và chà…) cho đến khi sạch keo. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận khi dùng cách này. Silicon khá bền chắc; thực tế là với hầu hết mục đích sử dụng, nó bền chắc hơn làn da của bạn. Vì vậy, bạn sẽ phải thật cẩn thận khi loại bỏ silicon bằng vật liệu nhám để tránh cọ trầy da. Chỉ dùng vật liệu mài mòn nhẹ, không dùng loại mạnh như cước thép. Ngừng kỳ cọ trước khi bạn cảm thấy da có thể bị trầy. Đừng quên rằng cuối cùng silicon cũng sẽ tự bong ra, vì vậy chẳng có lý do gì để bạn làm tổn thương mình khi cố gắng loại bỏ nó. Một số vật liệu mài mòn mà bạn có thể cân nhắc là:
    • Mút rửa bát
    • Giấy nhám mịn (nếu bạn cẩn thận)
    • Đá bọt
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử dùng xăng trắng.
    Tương tự như a-xê-tôn, xăng trắng đôi khi được dùng để làm mềm những vết keo silicon bướng bỉnh. Cũng như a-xê-tôn, công dụng của xăng trắng trong việc này không được đảm bảo, nhưng một số trang hướng dẫn sửa chữa nhà vẫn khuyên dùng.[4] Nếu có sẵn xăng trắng, bạn hãy thử nhúng khăn giấy vào xăng và chấm lên vết silicon khô, sau đó chà bằng vật liệu nhám sau khi xăng đã làm mềm silicon. Nếu không có xăng trắng ở nhà, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng lớn với giá khá rẻ.
    • Xăng trắng thường không nguy hiểm khi chạm vào, nhưng bạn cũng nên rửa kỹ sau khi tiếp xúc với hóa chất này. Bạn có thể bị bỏng hóa chất nghiêm trọng nếu tiếp xúc trực tiếp với xăng trắng trong nhiều giờ hoặc lâu hơn.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khi tất cả các phương pháp trên đều thất bại, bạn hãy chịu khó chờ.
    Đôi khi silicon có thể bám chặt vào da, dù bạn có cố gắng bao nhiêu lần đi nữa. Trong trường hợp này, lựa chọn tốt nhất của bạn có thể chỉ đơn giản là chờ cho nó tự bong ra thay vì chà xát đến đỏ tay để cố loại bỏ keo. Các tế bào da chết hầu như liên tục bong tróc một cách tự nhiên. Khi lớp da bên dưới silicon khô chết đi và bong tróc, lớp keo cũng sẽ bong ra theo.
    • Cơ thể người thường mất 27 ngày để đào thải lớp da cũ và thay thế hoàn toàn bằng lớp da mới.[6] Lớp silicon khô trên tay bạn có thể sẽ bong ra sớm hơn khoảng thời gian này (trong khoảng 1 tuần).
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Không dùng các loại dung môi mạnh.
    Khi loại bỏ keo silicon dính vào tay, bạn nên dùng các phương pháp an toàn mô tả trong bài viết này; đừng mạo hiểm với bất cứ thứ gì có thể làm tổn thương mình. Ví dụ, trong khi a-xê-tôn và xăng trắng nhìn chung vẫn an toàn khi chỉ tiếp xúc nhanh trên tay, các loại hóa chất khác mạnh hơn có thể gây ra các vấn dề nghiêm trọng. Nhiều loại dung môi độc hoặc có tính ăn mòn có thể gây hại khi bạn chạm vào, hít phải hoặc nuốt phải. Vì vậy, bạn cần tránh xa các hóa chất này. Sau đây là một số hóa chất mà bạn tuyệt đối không được dùng để loại bỏ keo dính trên tay:
    • Thuốc tẩy
    • Nước thông cống
    • Dung môi pha sơn
    • Dung dịch kiềm
    • Axit hoặc kiềm mạnh.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đừng cạo hoặc cậy keo.
    Đừng bao giờ dùng dụng cụ sắc hoặc vật liệu mài mòn mạnh để loại bỏ keo silicon trên tay. Có thể bạn rất muốn dùng dao hoặc cước thép để cạo hoặc cậy vết keo khô khó chịu bám trên tay, nhưng các phương pháp này có rủi ro cao làm tổn thương bàn tay bạn. Thêm vào đó, không có gì đảm bảo rằng chúng có hiệu quả trong việc xử lý vật liệu có kết cấu dai và bám chắc như silicon. Mặc dù lời khuyên này có lẽ là hiển nhiên đối với hầu hết mọi người, nhưng để đảm bảo an toàn, điều này cũng đáng được nhắc đến.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Dùng dầu khuynh diệp. Thấm nhiều dầu khuynh diệp vào khăn giấy và chà mạnh, sau đó rửa sạch bằng nước xà phòng.
  • Bột giặt cũng có tác dụng tốt.
  • Xịt nước rửa kính Windex nhiều lần và lau bằng khăn giấy.
  • Xịt một lớp mỏng thuốc Preen lên tay, xoa nhẹ, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước ấm..
  • Kỳ cọ khô hai tay và loại bỏ các viên "keo" nhỏ bằng sữa tắm em bé.
  • Dùng xăng và giẻ để chà.
  • Nếu dính silicon chưa khô, bạn có thể chà với cát, đất hoặc xi măng.
  • Cồn tẩy rửa thông thường rất có hiệu quả. Nó sẽ tẩy được silicon ngay lập tức không chỉ trên tay mà còn trên hầu hết mọi bề mặt khác.

Cảnh báo

  • Mặc dù điều này có vẻ như không cần phải bàn, nhưng vẫn phải nhắc bạn là đừng bao giờ dùng miệng để loại bỏ keo trên bàn tay. Hầu hết các loại keo dùng trong các dự án sửa chữa nhà – bao gồm keo silicon – có thể gây ngộ độc khi nuốt phải.[7]

Những thứ bạn cần

  • Túi ni lông
  • Nước
  • Dung dịch tẩy sơn móng tay

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ryaan Tuttle
Cùng viết bởi:
Chuyên gia nâng cấp nhà ở
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ryaan Tuttle. Ryaan Tuttle là chuyên gia nâng cấp nhà ở và CEO của Best Handyman Boston. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Ryaan chuyên về cải tạo nhà ở và bảo trì tài sản bằng cách tận dụng công nghệ và tay nghề thủ công. Ryaan có giấy phép giám sát xây dựng và nhà thầu cải tạo nhà ở. Không như các nhà thầu dùng tay nghề thủ công khác, Best Handyman Boston được cấp phép và bảo hiểm. Tạp chí Boston Magazine và trang LocalBest.com đã vinh danh Best Handyman Boston là nhà thầu dùng tay nghề thủ công giỏi nhất ở Boston. Bài viết này đã được xem 29.086 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 29.086 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo