Cách để Loại bỏ Chất lỏng trong Tai

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nước hoặc chất lỏng ở trong tai sẽ khiến bạn khó chịu, nhưng bạn đừng lo vì có nhiều cách xử lý. Mặc dù thường thì chất lỏng sẽ tự động chảy ra ngoài, nhưng bạn có thể hỗ trợ cho quá trình này một vài mẹo đơn giản. Hãy dùng vài nghiệm pháp mà bạn có thể tự thực hiện để nước chảy ra. Bạn cũng có thể làm khô chất lỏng trong tai bằng thuốc nhỏ tai hoặc máy sấy tóc. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Làm khô tai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Làm sạch tai bằng ô xy già.
    Rót ô xy già vào đầy nửa ống nhỏ thuốc. Nghiêng đầu sao cho bên tai có nước hướng lên trên và nhỏ ô xy già vào tai. Khi không còn nghe thấy tiếng lách tách (thường mất khoảng 5 phút), bạn hãy nghiêng đầu lại sao cho tai có nước hướng xuống. Kéo dái tai để giúp cho chất lỏng trong tai chảy ra.[1]

    Lời khuyên: Ô xy già có thể giúp cho chất lỏng trong tai bay hơi, đồng thời làm sạch ráy tai mà có thể đã khiến chất lỏng bị kẹt lại trong tai.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhỏ dung dịch làm khô tai.
    Bạn có thể mua dung dịch này không cần toa ở các hiệu thuốc. Dung dịch thường đi kèm thuốc nhỏ tai, nhưng nó cũng được bán riêng ở hiệu thuốc. Bạn cũng có thể tự chế dung dịch làm khô tai bằng cách pha giấm trắng và cồn isopropyl với tỷ lệ 1:1.[2]

    Cách sử dụng dung dịch nhỏ tai:

    Để dung dịch đạt đến nhiệt độ phòng: Dung dịch nhỏ tai quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây chóng mặt. Bạn có thể cho lọ thuốc vào túi quần và đi đi lại lại trong 30 phút để dung dịch đạt đến nhiệt độ thích hợp.

    Đọc hướng dẫn sử dụng: Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, bao gồm thông tin về các tác dụng phụ có thể xảy ra.

    Kiểm tra hạn sử dụng: Tuyệt đối không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.

    Nhờ người khác giúp: Tự nhỏ thuốc vào tai thì sẽ khó, do đó bạn hãy nhờ ai đó giúp nhỏ hộ.

    Đối với người lớn và thiếu niên: Nằm kê đầu trên khăn sao cho bên tai có nước hướng lên. Nhờ ai đó kéo dái tai lên và ra ngoài, sau đó nhỏ đúng số giọt dung dịch vào ống tai. Ấn vào phần sụn nhỏ phía trước tai và chờ 2-3 phút.

    Đối với trẻ em: Cho trẻ nằm kê đầu trên khăn, bên tai có nước ngửa lên. Kéo nhẹ dái tai ra ngoài và xuống dưới để làm thẳng vòi nhĩ, sau đó nhỏ đúng số giọt dung dịch vào tai. Ấn vào phần sụn nhỏ phía trước tai và chờ 2-3 phút.

    Nếu cả hai tai đều có nước: Chờ khoảng 5 phút hoặc dùng bông nút lỗ tai vừa nhỏ xong trước khi nhỏ lỗ tai thứ hai.[3]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thổi khô tai bằng máy sấy tóc.
    Bật máy sấy tóc ở chế độ sấy mát. Để máy sấy tóc cách tai khoảng 15 cm và cho gió mát thổi vào tai. Gió có thể làm khô chất lỏng kẹt trong tai.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lau tai bằng khăn sau khi bơi hoặc tắm.
    Đừng đẩy khăn vào bên trong tai.
    Chỉ lau khô nước ngoài vành tai để ngăn ngừa nước đọng thêm trong tai.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh cho tăm bông hoặc khăn giấy vào bên trong tai.
    Những thứ này có thể gây kích ứng và làm trầy xước tai, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không thể tự loại bỏ nước trong tai, bạn hãy đến bác sĩ để được giúp đỡ.[6]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Lấy chất lỏng ra khỏi tai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kéo vành tai và nghiêng đầu.
    Nghiêng đầu sao cho tai có nước hướng xuống đất. Kéo dái tai và phần sụn ngoài vành tai theo nhiều hướng khác nhau để mở lỗ tai. Có thể bạn sẽ cảm thấy chất lỏng chảy ra. Lặp lại với tai bên kia nếu cần.[7]
    • Đây là một cách hiệu quả để loại bỏ nước trong tai sau khi bơi hoặc tắm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng bàn tay để tạo lực hút chân không.
    Áp chặt lòng bàn tay lên tai và ấn xuống vài lần. Nghiêng tai xuống cho nước chảy ra.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm áp lực bằng nghiệm pháp Valsalva.
    Dùng hai ngón tay bóp mũi và đẩy không khí lên vòi nhĩ trong tai bằng cách thổi.
    Nếu có tác dụng, bạn sẽ nghe một tiếng nổ nhỏ.
    Nghiêng đầu sao cho tai có nước hướng xuống để nước chảy ra ngoài.[9]
    • Không áp dụng cách này nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm tai.
    • Thổi nhẹ thôi. Bạn có thể bị chảy máu mũi nếu thổi quá mạnh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bóp mũi và ngáp để đẩy chất lỏng xuống họng.
    Dùng ngón tay bịt kín lỗ mũi và ngáp vài hơi thật sâu liên tiếp. Động tác này có thể đẩy chất lỏng trong tai xuống cổ họng.[10]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nằm nghiêng sao cho bên tai có nước hướng xuống.
    Nằm nghiêng và đặt bên tai có nước hướng xuống áp trên khăn, gối hoặc mảnh vải. Nước trong tai có thể bắt đầu chảy ra sau vài phút. Bạn có thể chợp mắt một chút hoặc nằm ngủ như vậy cả đêm.[11]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nhai kẹo cao su hoặc thức ăn.
    Động tác nhai thường sẽ làm mở vòi nhĩ.
    Nghiêng đầu khi nhai
    để chất lỏng dễ chảy ra khỏi tai. Nếu không có sẵn kẹo cao su hoặc thức ăn, bạn cứ nhai không cũng được.[12]
    • Bạn cũng có thể thử mút kẹo cứng để tạo hiệu ứng tương tự.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Làm loãng chất lỏng bằng liệu pháp xông hơi.
    Đôi khi, một lần tắm vòi sen nước nóng là đủ để làm loãng chất lỏng trong tai, nhưng nếu cách này không có tác dụng thì liệu pháp xông hơi đơn giản sẽ làm loãng chất lỏng và giúp nó chảy ra ngoài dễ hơn. Rót nước nóng vào bát. Cúi đầu trên bát nước và trùm khăn tắm qua đầu. Hít hơi nước trong 5-10 phút, sau đó nghiêng tai xuống cho chất lỏng chảy ra.[13]

    Liệu pháp xông hơi tại nhà
    Đổ nước nóng bốc hơi vào bát. Cho thêm vào nước vài giọt dầu chống viêm như dầu cúc La Mã hoặc tràm trà, nếu thích. Trùm khăn tắm qua đầu và cúi đầu trên bát nước, hít hơi nước trong khoảng 5-10 phút, sau đó nghiêng tai để nước trong tai chảy vào bát.
    Cảnh báo: Luôn luôn cẩn thận khi xông hơi nước vì có thể sẽ rất nóng. Bạn nên thử hơ bàn tay bên trên bát nước xem nhiệt độ có dễ chịu không trước khi đưa mặt lại gần hơi nước.[14]

    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị các nguyên nhân bệnh lý

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng thuốc trị nghẹt mũi nếu bạn bị viêm xoang hoặc cảm.
    Thuốc trị nghẹt mũi sẽ giúp cho nước trong tai chảy ra tự nhiên. Uống thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Bạn có thể dùng thuốc trị nghẹt mũi không kê toa như Sudafed hoặc Afrin dạng viên hoặc dạng xịt.[15]

    Thuốc trị nghẹt mũi: Không dành cho tất cả mọi người
    Đáng tiếc là thuốc trị nghẹt mũi không an toàn đối với một số nhóm người nhất định. Nếu bạn hoặc người thân của bạn rơi vào các nhóm này mà cần uống thuốc trị nghẹt mũi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
    Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Nhiều loại thuốc trị nghẹt mũi không gây nguy cơ nào cho phụ nữ mang thai/đang cho con bú khi sử dụng ngắn hạn.[16] Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc trị nghẹt mũi đều như nhau. Bạn hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc phù hợp với bạn.
    Người đang sử dụng các thuốc khác: Thuốc trị nghẹt mũi luôn có rủi ro tương tác xấu với một loại thuốc khác.
    Người có bệnh tiểu đường: Thuốc trị nghẹt mũi thường làm tăng đường huyết.
    Người bị cao huyết áp: Thuốc trị nghẹt mũi có tác dụng làm co các mạch máu và giảm sưng trong mũi, nhưng nó cũng tác động lên các mạch máu khác và khiến huyết áp tăng cao. Trong trường hợp này, bạn hãy chọn thuốc trị cảm lạnh dành cho người bị cao huyết áp.[17]
    Người có bệnh cường giáp hoặc suy giáp: Pseudoephedrine, một hoạt chất có trong nhiều loại thuốc trị nghẹt mũi thông dụng, có thể làm xấu đi nhiều triệu chứng của bệnh cường giáp và suy giáp.[18]
    Người bị bệnh tăng nhãn áp (glaucoma): Thuốc trị nghẹt mũi nói chung ít có tác động đến glaucoma góc mở vốn là bệnh phổ biến hơn. Tuy nhiên, người mắc bệnh glaucoma góc đóng nên thận trọng, vì thuốc trị nghẹt mũi có thể dẫn đến giãn đồng tử và đóng góc mắt.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ nếu tai không sạch sau 3-4 ngày.
    Bác sĩ có thể kê toa thuốc cortisone, chẳng hạn như Prednisone hoặc Medrol. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tai của bạn thường sẽ khỏi sau 3-4 ngày uống thuốc.[19]
    • Thuốc có tác dụng giảm viêm trong vòi nhĩ, nhờ đó chất lỏng có thể chảy ra tự nhiên.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa.
    Thuốc kháng sinh đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, mặc dù người lớn cũng có thể sử dụng. Thuốc kháng sinh có tác dụng trị nhiễm trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng.[20]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến bác sĩ để kiểm tra khối u nếu chất lỏng xuất hiện ở một tai mà không do cảm lạnh.
    Nếu bạn thấy đột nhiên chất lỏng xuất hiện chỉ trong một tai mà không rõ nguyên nhân, có thể đó là triệu chứng của một khối u (u lành tính hoặc ung thư). Hãy nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn một
    bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
    Bạn sẽ được bác sĩ tai mũi họng khám sàng lọc bệnh ung thư.[21]
    • Bác sĩ tai mũi họng sẽ khám tai và làm xét nghiệm máu. Nếu nghi ngờ bạn có khối u trong tai, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và lấy một mẫu mô để xét nghiệm. Bạn cũng có thể được yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI).[22]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chọn phương pháp phẫu thuật nếu bạn không thể loại bỏ chất lỏng bằng bất cứ cách nào khác.
    Nếu chất lỏng trong tai bạn phải mất một thời gian dài mới chảy ra hết, bác sĩ có thể đặt một ống thông vào tai. Khi tai đã lành, bạn sẽ đến phòng khám để bác sĩ lấy ống thông ra. Bạn cũng sẽ được hẹn tái khám để đảm bảo tai không gặp vấn đề gì sau phẫu thuật.[23]
    • Trẻ em có thể cần đặt ống thông trong tai 4-6 tháng. Người lớn có thể chỉ cần đặt ống 4-6 tuần.
    • Phẫu thuật đặt ống thông ban đầu sẽ cần sử dụng thuốc gây tê tại bệnh viện như thủ thuật ngoại trú. Các ống này thường tự rơi ra hoặc được lấy ra tại phòng khám của bác sĩ mà không cần dùng thuốc tê.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn có con nhỏ mà nghi ngờ có nước trong tai con, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
  • Thông thường thì chất lỏng sẽ tự nhiên chảy ra khỏi tai. Nếu sau 3-4 ngày chất lỏng vẫn còn trong tai, bạn hãy đến gặp bác sĩ vì nước đọng trong tai có thể gây viêm tai.

Cảnh báo

  • Nếu bạn chọc tăm bông hoặc bất cứ vật nào vào tai, bạn có thể làm tổn thương màng nhĩ và dẫn đến nguy cơ mất thính lực.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Payam Daneshrad, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ tai mũi họng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Payam Daneshrad, MD. Payam Daneshrad là bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ phẫu thuật tạo hình mặt, chủ sở hữu và giám đốc của DaneshradClinic tại Los Angeles, California. Với hơn 19 năm kinh nghiệm, bác sĩ Daneshrad chuyên về phẫu thuật tai mũi họng-đầu và cổ cho người lớn và trẻ em, phẫu thuật mũi không nhét bấc, phẫu thuật xoang xâm lấn tối thiểu và điều trị ngáy khi ngủ. Ông cũng sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật tai mũi họng mới nhất để cắt amidan, trị sùi vòm họng, cắt tuyến giáp và tuyến cận giáp. Daneshrad tốt nghiệp cử nhân khoa học từ trường Đại học California, Berkeley. Ông lấy bằng Bác sĩ Y khoa (MD) của Trường Y thuộc Đại học Tulane, nơi ông được tiếp nhận vào AOA - tổ chức tôn vinh những người công tác trong ngành y tế và Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Tulane. Daneshrad học chuyên ngành y ở trường Đại học Nam California, nơi ông hiện đang giữ chức Phó Giáo sư Lâm sàng. Daneshrad là bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ phẫu thuật tạo hình mặt cho Los Angeles Sparks và cho các đội thể thao của Đại học Loyola Marymount. Bài viết này đã được xem 5.648 lần.
Trang này đã được đọc 5.648 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo