Cách để Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Kế hoạch tài chính có thể giúp bạn giải quyết món nợ tồn đọng, đảm bảo cho tương lai tài chính của bạn và thậm chí còn giúp bạn hạnh phúc và thư thái hơn. Tùy vào hoàn cảnh, một kế hoạch tài chính phù hợp có thể không đòi hỏi bạn phải bớt tiêu tiền. Thay vào đó, bạn chỉ cần ra những quyết định tài chính hiệu quả hơn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Theo dõi thu nhập và chi tiêu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thu thập mọi dữ liệu cần thiết để bắt đầu theo dõi lịch sử chi tiêu của bạn.
    Gom các hóa đơn cũ, sao kê ngân hàng, biên lai để có thể tính toán chính xác số tiền chi tiêu mỗi tháng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc dùng phần mềm để tính toán tài chính cá nhân.
    Phần mềm tính toán tài chính cá nhân đang nhanh chóng trở thành xu hướng mới. Những chương trình này có các công cụ lập kế hoạch tài chính có thể tùy chỉnh theo điều kiện của bạn, đồng thời có phần phân tích giúp bạn lập kế hoạch cho dòng tiền trong tương lai và biết rõ hơn thói quen chi tiêu của mình. Một số phần mềm tài chính cá nhân gồm có:
    • Mint
    • Quicken
    • Microsoft Money
    • AceMoney
    • BudgetPulse
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo bảng tính trong máy tính.
    Nếu không muốn dùng phần mềm để lập kế hoạch tài chính, bạn có thể tự làm bảng tính đơn giản. Mục đích của bạn là lập biểu đồ mọi chi phí và thu nhập trong một năm. Vì vậy, bạn hãy lập một bảng tính thể hiện rõ ràng mọi thông tin để có thể nhanh chóng giúp bạn xác định mọi lĩnh vực mà bạn có thể tiêu tiền một cách khôn ngoan hơn.[1]
    • Dán nhãn các ô hàng ngang trên cùng (bắt đầu với ô B1) với 12 tháng trong năm.
    • Tạo một cột chi phí và thu nhập ở cột A. Bạn có thể liệt kê các khoản thu nhập hoặc chi phí trước, nhưng cố gắng gộp riêng các khoản chi phí và các khoản thu nhập để tránh nhầm lẫn.
    • Có thể bạn cần gộp chung các chi phí dưới các tiêu đề hạng mục. Ví dụ, bạn có thể tạo mục “chi phí sinh hoạt”, trong đó bao gồm điện, gas, nước và điện thoại.
    • Quyết định xem có nên đưa vào các khoản được khấu trừ trực tiếp từ chi phiếu như phí bảo hiểm, tiết kiệm hưu trí hoặc các khoản thuế. Nếu không đưa những khoản này vào bảng tính, bạn phải nhớ kê khoản thu nhập thực (sau khi đã khấu trừ) thay vì kê thu nhập gộp (tổng thu nhập trước khi khấu trừ) ở phần “thu nhập”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ghi dữ liệu ngân quỹ trong 12 tháng qua.
    Ghi lại mọi chi phí và thu nhập trong vòng 12 tháng qua, dùng dữ liệu từ ngân hàng và bản kê tín dụng để thể hiện chính xác mọi nguồn thu nhập và chi phí.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định lịch sử tổng thu nhập hàng tháng.
    Có phải bạn đang hưởng lương tháng cố định và biết chắc số tiền mình kiếm được mỗi tuần là bao nhiêu? Hay bạn là người lao động tự do và lương thay đổi tùy từng tháng? Việc ghi lại lịch sử thu nhập trong một năm có thể giúp bạn nhận biết chính xác thu nhập trung bình mỗi tháng.[2]
    • Nếu là nhà thầu độc lập hoặc lao động tự do, bạn cần nhớ rằng số tiền bạn đem về nhà không bằng với số tiền bạn kiếm được. Ví dụ, mỗi tháng bạn có thể đem về nhà $2.500, nhưng đó là thu nhập trước thuế. Bạn cần tính tiền thuế phải trả là bao nhiêu và khấu trừ vào thu nhập hàng tháng để có số liệu chính xác hơn.
    • Nếu là nhân viên hưởng lương, bạn đừng tính khoản tiền hoàn thuế vào tổng thu nhập. Thu nhập hàng tháng phải là số tiền bạn đem về nhà sau khi trừ thuế. Nếu thực sự được hoàn thuế, bạn cứ coi như “của trời cho”; còn nếu không, bạn cũng không phải lo lắng về nó.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Liệt kê mọi chi phí hàng tháng trên bảng tính.
    Có các hóa đơn nào mà bạn phải trả mỗi tháng? Mỗi tuần bạn tiêu bao nhiêu tiền cho thực phẩm và xăng xe? Bạn có ra ngoài ăn tối cùng bạn bè vào mỗi tối thứ sáu hay xem phim mỗi tuần một lần không? Bạn tiêu bao nhiêu tiền vào việc mua sắm? Việc theo dõi chi phí thực trong một năm sẽ giúp bạn nhận ra chính xác thói quen chi tiêu của mình, vì đa số mọi người thường đánh giá thấp số tiền họ chi tiêu mỗi tháng.[3]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Phân tích thu nhập và chi tiêu của bạn.
    Nếu khoản chi tiêu lớn hơn khoản thu nhập thì nghĩa là bạn đang sống quá mức thu nhập. Kế hoạch chi tiêu của bạn phải chia thành hai phần:
    • Chi phí cố định. Những khoản này bao gồm các chi phí thường kỳ hàng tháng như các hóa đơn sinh hoạt, bảo hiểm, tiền trả nợ vay, thực phẩm và các khoản mua sắm thiết yếu như quần áo và đồ gia dụng.
    • Tiền chi tiêu tùy thích. Tiền chi tiêu tùy thích là những khoản chi phí không cố định mà bạn có thể “tùy chọn”. Các khoản nằm trong hạng mục này gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền cho các hoạt động vui chơi giải trí, tiền dành cho kỳ nghỉ và các chi tiêu xa xỉ khác.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Lập kế hoạch tài chính

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lập kế hoạch sơ bộ.
    Các dữ liệu ở phần 1 sẽ giúp bạn lập một kế hoạch tài chính sơ bộ chính xác. Bạn nên tính toán các chi phí và thu nhập cố định, sau đó quyết định khoản chi tiêu tùy thích nên là bao nhiêu.
    • Để tính toán các khoản chi tiêu cố định, bạn lấy con số trung bình hàng tháng trong hơn một năm qua, sau đó cộng thêm 5%. Ví dụ, tiền điện mà bạn phải trả thay đổi theo mùa, nhưng nếu trung bình là $210 mỗi tháng, bạn nên tính số tiền này là $220.
    • Nhớ tính đến các thay đổi trong chi phí cố định như khoản vay sinh viên mà bạn phải trả hoặc cộng thêm tiền trả góp để mua xe mới.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt mục tiêu cho khoản tiền chi tiêu tùy thích.
    Khi đã xác định được số tiền dôi ra hàng tháng, bạn có thể quyết định tiêu số tiền này như thế nào. Mục tiêu của bạn phải rõ ràng, dứt khoát và có khả năng thực hiện. Một số mục tiêu ngắn hạn có thể là:
    • Để dành $8.000 cho quỹ chi tiêu đột xuất
    • Lấy 5% của mỗi chi phiếu gửi vào tài khoản tiết kiệm
    • Trả hết nợ thẻ tín dụng trong 12 tháng
    • Để dành $6.000 cho một kỳ nghỉ kỷ niệm
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tận dụng tối đa ưu đãi về thuế.
    Có những cách tiết kiệm tiền có thể cho lợi ích về thuế. Nếu bạn bỏ tiền trực tiếp vào quỹ hưu 401 (K) hoặc quỹ hưu trí cá nhân, số tiền đó có thể được khấu trừ trước khi bị áp thuế. Một số công ty thậm chí còn giúp đỡ nhân viên dưới hình thức matching (nghĩa là công ty sẽ bỏ thêm vào quỹ 401 (K) của bạn bằng số tiền mà bạn bỏ vào), điều này có thể giúp khoản tiết kiệm của bạn còn tăng thêm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tính toán cho phần còn lại của khoản chi tiêu tùy thích.
    Phần này hoàn toàn dựa vào nhận thức về giá trị. Bạn có những giá trị gì và bạn muốn tiêu tiền như thế nào để biểu hiện các giá trị đó? Nói cho cùng, tiền chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích chứ không phải là mục đích.
    • Bạn là người như thế nào, bạn mong muốn làm điều gì? Nhiều người tiêu tiền cho các sở thích, thú vui hoặc làm từ thiện. Hãy nghĩ đó như là việc đầu tư vào một trải nghiệm hoặc cảm giác thỏa mãn.
    • Nghĩ về những điều khiến bạn thực sự hạnh phúc. Có nhiều ý kiến cho rằng, những người tiêu tiền cho những trải nghiệm thực sự hạnh phúc hơn những người tiêu tiền vào việc mua tài sản.[4]
    • Cân nhắc để dành thêm tiền cho du lịch hoặc các kỳ nghỉ.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Trở thành người hoạch định tài chính giỏi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bám sát kế hoạch tài chính và không tiêu vượt mức.
    Đây là quy tắc đầu tiên và gần như là duy nhất của kế hoạch chi tiêu. Điều này khá rõ ràng, nhưng bạn rất dễ tiêu tiền quá tay, ngay cả khi đã có sẵn bản kế hoạch. Hãy chú tâm đến thói quen chi tiêu của bạn và những khoản tiền phải trả.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cố gắng cắt giảm chi tiêu.
    Việc giảm những khoản chi tiêu lớn có thể là cách khó chịu nhất nhưng cũng hiệu quả nhất để chi tiêu trong kế hoạch. Nếu năm nào cũng đi nghỉ, năm nay bạn hãy cân nhắc ở nhà. Cắt giảm những khoản chi tiêu nhỏ hơn cũng có thể tích tiểu thành đại.
    • Cố gắng nhận biết và cắt giảm những thứ xa xỉ mà bạn thường hưởng thụ. Nếu tuần nào bạn cũng tận hưởng dịch vụ mát-xa hay có thú thưởng thức rượu vang đắt tiền, hãy cắt giảm sao cho bạn chỉ tiêu tiền cho những thứ xa xỉ đó một hoặc hai tháng một lần.
    • Tiết kiệm tiền trong những khoản chi tiêu nhỏ hơn bằng cách chuyển sang dùng những nhãn hiệu thông thường và ăn ở nhà thường xuyên hơn. Cố gắng không ăn ở ngoài quá một hoặc hai lần mỗi tuần.[6]
    • Suy nghĩ xem liệu bạn có thể giảm khoản chi phí cố định nào không, ví dụ như chuyển sang dịch vụ điện thoại rẻ hơn, đổi gói cước ti vi hoặc cải thiện hiệu quả năng lượng trong nhà.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tự đãi mình theo định kỳ, nhưng phải hợp lý.
    Tiền bạc phải phục vụ bạn chứ không phải ngược lại. Chắc hẳn bạn không muốn làm nô lệ cho ngân quỹ của mình hay cho tiền bạc nói chung, vì vậy điều quan trọng là bạn hãy tự chiều chuộng mình mỗi tháng mà không phá vỡ kế hoạch tài chính của bạn.
    • Không lạm dụng hệ thống phần thưởng đến mức gây tác dụng ngược và rốt cuộc ảnh hưởng đến ngân quỹ của bạn. Tự đãi mình những món nhỏ hơn, ít tiền hơn như một ly cà phê latte hay một chiếc áo sơ mi mới và tránh phô trương với những món đắt tiền như một kỳ nghỉ hoặc một đôi giày sang.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng.
    Nếu muốn dùng thẻ tín dụng, bạn nên cố gắng giữ số dư ở mức zero hàng tháng để tránh phải trả phí cao. Nếu không thể trả hết số dư hiện tại, hãy ưu tiên trả trước trong một khoảng thời gian hợp lý sao cho bạn đạt đến số dư bằng không.
    • Thử chuyển sang trả tiền mặt cho phần lớn các món mua sắm hàng tuần – đặc biệt là các món “phụ trội” như ăn nhà hàng hoặc uống cà phê. Việc này có thể giúp bạn kiểm soát việc chi tiêu, vì người ta thường lưu tâm về số tiền họ tiêu xài khi dùng tiền mặt hơn là khi quẹt thẻ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Giảm khoản thuế phải đóng.
    Tận dụng tốt hơn việc khấu trừ chi tiết khi nộp thuế mỗi năm.
    • Bắt đầu giữ lại các biên nhận, đặc biệt nếu bạn là lao động tự do, làm việc tại nhà hoặc làm việc từ xa. Có nhiều khoản chi phí về tiện nghi mà bạn có thể được thanh toán như một phần của công việc theo hợp đồng khi nộp thuế.[7]
    • Một ý tưởng hay là tìm hiểu các phương thức để được hoàn thuế tốt hơn nếu bạn là nhà thầu, hoặc hỏi kế toán của bạn cách để được hoàn thuế nhiều hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thỉnh cầu về việc định giá nhà.
    Nếu bạn sở hữu nhà và có đủ bằng chứng, bạn có khả năng được giảm thuế nhà đất bằng cách khiếu nại về giá trị mà nhân viên định giá áp giá cho tài sản của bạn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Không dựa vào những món tiền “trời cho”.
    Bạn đừng tính đến những nguồn thu nhập tiềm năng (không chắc chắn) như tiền thưởng cuối năm, tiền thừa kế hay tiền hoàn thuế. Chỉ nên đưa vào ngân quỹ số tiền chắc chắn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bỏ tiền lẻ/xu trong hũ và sau đó đem đến ngân hàng đổi. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy những đồng liền lẻ của bạn có thể lớn như thế nào.[8]
  • Tránh món nợ ở dạng thẻ tín dụng lãi cao và các khoản vay theo lương, vì những khoản vay này phải chịu lãi cao và rốt cuộc bạn sẽ tốn khá nhiều tiền, đặc biệt nếu bạn phải vật lộn để trả các hóa đơn hàng tháng đúng hạn.[9]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Samantha Gorelick, CFP®
Cùng viết bởi:
Chuyên gia hoạch định tài chính
Bài viết này đã được cùng viết bởi Samantha Gorelick, CFP®. Samantha Gorelick là chuyên gia hoạch định tài chính của Brunch & Budget, một tổ chức huấn luyện và lập kế hoạch tài chính. Samantha có hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ tài chính và đã nắm giữ chức danh Chuyên gia Hoạch định Tài chính từ năm 2017. Samantha chuyên về tài chính cá nhân, làm việc với khách hàng để hiểu cách sử dụng tiền của họ, đồng thời dạy họ cách xây dựng uy tín, quản lý dòng tiền và đạt được mục tiêu. Bài viết này đã được xem 23.371 lần.
Trang này đã được đọc 23.371 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo