Cách để Làm tan các cục máu đông: Các phương thuốc tự nhiên có lợi không?

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Các cục máu đông hình thành trong máu để giúp cầm máu tại vùng bị tổn thương. Chúng thường hình thành bên ngoài mạch máu và sẽ tan khi vết thương đã lành. Tuy nhiên, các cục máu đông hình thành bên trong mạch máu lại cần được điều trị y tế. Bạn có thể giúp làm tan các cục máu đông một cách tự nhiên bằng cách điều chỉnh lối sống và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là đến gặp bác sĩ trước khi sử dụng các liệu pháp thảo mộc nếu bạn nghi ngờ mình có cục máu đông hoặc có các biểu hiện như đau, đỏ, và sưng tấy ở cánh tay hoặc chân.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều chỉnh lối sống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút.
    Bất cứ hoạt động nào giúp vận động các cơ xương đều rất tốt cho việc phòng chống các cục máu đông. Bạn nên cố gắng tập các bài tập cardio cường độ trung bình tối thiểu 150 phút mỗi tuần, kèm theo đó là 2-3 buổi tập rèn luyện thể lực mỗi tuần.[1]
    • Chọn một bài tập mà bạn cảm thấy thích thú. Có rất nhiều hoạt động vừa giúp bạn tiêu khiển mà vừa hỗ trợ điều trị các cục máu đông, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu, chơi một môn thể thao, thậm chí đạp xe.
  2. 2
    Tập các bài tập dành cho chân sau một thời gian dài bất động. Các bài tập chuyên biệt giúp ngăn ngừa các cục máu đông trong các chuyến đi dài hoặc sau cuộc đại phẫu là một ý tưởng tuyệt vời để duy trì lưu thông máu. Bạn có thể thực hiện 10-15 lần cho mỗi bài tập ở cả hai bên cơ thể như sau:
    • Bài tập đầu tiên: Xoay mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và theo chiều ngược lại.
    • Bài tập thứ hai: Co duỗi cổ chân bằng cách di chuyển mắt cá chân tới lui, tương tự như đạp vào bàn đạp.
    • Bài tập thứ ba: Đặt gót chân trên sàn và lúc lắc bàn chân tới lui, từ gót chân đến ngón chân.
    • Bài tập thứ tư: Thực hiện một chuỗi các động tác gập duỗi đầu gối, co duỗi chân lên xuống để vận động hông.
    • Cuối cùng: Xoa bóp các cơ bắp chân để tăng cường tuần hoàn máu.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng vớ y khoa để cải thiện lưu thông máu.
    Hỏi bác sĩ xem bạn nên mua loại vớ y khoa nào để hỗ trợ lưu thông máu và sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ. Đây cũng là một liệu pháp để ngăn ngừa các cục máu đông, đặc biệt là khi bạn đi máy bay nhiều giờ hoặc sau khi phẫu thuật.[3]
    • Hỏi bác sĩ để biết loại vớ y khoa nào phù hợp với bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập yoga để cải thiện tuần hoàn máu.
    Các tư thế yoga làm giãn bắp chân, hông và cơ đùi sau sẽ giúp cơ thể tăng lưu thông máu xuống các chi dưới. Bạn có thể thực hiện các tư thế này ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Cố gắng dành ra 10 phút tập yoga mỗi ngày để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự hình thành các cục máu đông.[4]
    • Tư thế "Uttanasana" còn gọi là "đứng gập người" là tư thế gập người xuống từ phần hông, đầu chạm vào đầu gối và giãn phần trước của thân trên. Tư thế này giúp giãn hông, cơ đùi sau và cơ bắp chân. Tuy nhiên, nếu gần đây bạn bị chấn thương lưng thì không nên làm động tác giãn duỗi này.
    • Tư thế "Sarvangasana" hoặc "đứng trên vai" cũng rất tốt cho sự lưu thông máu. Kê hai vai lên một chồng chăn hoặc khăn tắm cao khoảng 30 cm, đầu đặt trên sàn. Tiếp theo, ấn hai bàn chân trên sàn; vừa thở ra vừa duỗi hai chân lên cao về phía trần nhà sao cho hai đầu gối đối diện với mặt. Đây là một bài tập tuyệt vời giúp lưu thông máu trong tĩnh mạch, từ đó làm chậm hoặc ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.
  5. 5
    Nâng chân lên cao 15 cm sau thời gian bất động hơn 1 tiếng đồng hồ. Nằm hoặc ngồi xuống, nhấc hai chân lên cao từ phần hông. Cố gắng đưa hai bàn chân lên cao hơn tim ít nhất 15 cm. Động tác này giúp cho dòng máu từ chân chảy đi thay vì tụ lại và hình thành cục máu đông.[5]
    • Nếu có thể, bạn nên xoa bóp bắp chân trong khi làm động tác nâng chân.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Uống thực phẩm bổ sung omega-3 để ngăn ngừa và giảm các cục máu đông.
    Những người không nạp đủ các axit béo omega-3 thông qua chế độ ăn nên cân nhắc uống thực phẩm bổ sung. Sản phẩm này có bán dưới dạng dầu cá, dầu hạt lanh và dầu hoa anh thảo. Uống khoảng 500 mg mỗi ngày bất cứ loại nào trên đây là đủ.[6]
    • Nếu bạn đã từng trải qua một cơn bệnh có do cục máu đông (chẳng hạn như đau tim), việc dùng gấp đôi liều lượng (tức là 500 mg x 2 lần mỗi ngày) có thể sẽ tốt hơn. Bạn nên hỏi bác sĩ đế biết thêm thông tin.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cố gắng nạp đủ vitamin.
    Một yếu tố khác đặt ra nguy cơ hình thành các cục máu đông là mức homocysteine tăng cao. Homocysteine là một loại axit amin trong máu, và những người có mức homocysteine cao sẽ dễ bị tổn thương nội mạc mạch máu, từ đó tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành. Sự thiếu hụt các vitamin như B6, B12 va axit folic có thể dẫn đến tình trạng tăng homocystein máu. Bạn có thể uống kết hợp các vitamin này để kiểm soát mức homocystein.[7]
    • Việc sử dụng kết hợp 400 mcg axit folic, 1,3 mg vitamin B6 và 2,4 mcg vitamin B12 có thể giúp ngăn ngừa các cục máu đông ở một số người.
    • Ginkgo biloba (bạch quả) là một thảo mộc Trung Hoa có tác dụng tương tự như aspirin. Uống ginkgo biloba với liều lượng 40-300mg mỗi ngày có thể giúp làm loãng máu và ngăn ngừa các cục máu đông. Tuy nhiên, ginkgo biloba có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu khác, do đó bạn phải báo với bác sĩ khi uống thực phẩm chức năng này.[8]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
    Uống nhiều chất lỏng bao giờ cũng có lợi. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ không được bôi trơn, các tế bào máu sẽ bị dính vào nhau và tạo thành các cục máu đông.[9]
    • Nếu đang uống thuốc chóng đông máu, bạn cần lưu ý là chất cồn cũng tương tác với thuốc, do đó bạn phải hết sức tránh uống rượu bia quá độ. Tốt nhất là nên giới hạn chất cồn ở mức 1 cốc mỗi ngày cho nữ và 2 cốc mỗi ngày đối với nam.[10]
  9. 9
    Cai thuốc lá nếu bạn có hút thuốc. Chắc bạn cũng biết là thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng bên cạnh đó nó còn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cai thuốc lá là điều cần thiết nếu bạn muốn phòng tránh hoặc điều trị các cục máu đông. Cai thuốc lá có thể rất khó khăn, vì vậy bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm các phương tiện hỗ trợ, chẳng hạn như kẹo cao su, miếng dán hoặc các loại thuốc kê toa.[11]
    • Bạn cũng có thể tham gia nhóm hỗ trợ để được giúp đỡ trong quá trình cai thuốc lá.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bổ sung omega-3 để làm loãng máu.
    Các thực phẩm giàu các axit béo omega-3 có đặc tinh làm loãng máu, đồng thời giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này một cách hiệu quả bằng cách mỗi ngày sử dụng một trong những nguồn cung cấp các axit béo omega-3.[12]
    • Các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 bao gồm cá thu, cá hồi, cá trích. Ngoài ra, các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt lanh, các loại dầu ép lạnh và quả óc chó cũng là nguồn cung cấp các loại axit này dồi dào nhất.
    • Bạn có thể đạt được mục tiêu này bằng cách mỗi ngày ăn một khẩu phần cá béo như cá hồi, trộn một nắm quả óc chó hoặc hạt lanh vào món ngũ cốc ăn sáng ưa thích, hay rưới một thìa dầu đậu nành hoặc dầu hạt cải lên món rau trộn.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng ngại ngần khi ăn sô cô la đen.
    Tin này hẳn sẽ khiến các tín đồ của sô cô la rất vui mừng. Các nhà nghiên cứu thuộc viện đại học John Hopkins đã phát hiện ra rằng, người ta có thể phòng tránh các cục máu đông bằng cách ăn khoảng 2 thìa canh sô cô la đen.[14]
    • Sô cô la đen có chứa một chất chuyển hoá gọi là flavonoids. Flavonoids giúp duy trì độ loãng trong máu với hoạt động tương tự như aspirin. Chúng là các hoá chất tự nhiên có trong thực vật. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý ở đây là phải hạn chế tối đa các nguyên liệu thường được chế biến kèm với sô cô la đen như bơ và đường.
    • Trong vitamin E cũng chứa nhiều flavonoids. Quả bơ, rau bó xôi, lạc, hạnh nhân đều là các nguồn dồi dào vitamin E.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng tỏi và nghệ để giảm viêm.
    Các gia vị này vốn có đặc tính kháng viêm tự nhiên. Curcumin là một thành phần trong tỏi có tác dụng giảm viêm và kiểm soát tình trạng viêm. Viêm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch, tức là các động mạch bị xơ cứng.
  4. 4
    Ăn lựu và bưởi để bảo vệ động mạch. Trong lựu có các hoá chất thực vật đóng vai trò là các chất chống ô xy hoá bảo vệ động mạch khỏi tổn thương. Loại quả giàu chất chống ô xy hoá này kích thích cơ thể sản sinh nitric oxide với số lượng lớn, giúp dòng máu lưu thông liên tục và các động mạch không bị tắc nghẽn.[17]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn thêm nam việt quất, nho và anh đào để bảo vệ động mạch.
    Hoa quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp giữ cho cơ thể khoẻ mạnh nên rất xứng đáng được đưa vào chế độ ăn. Nam việt quất, nho và anh đào đều chứa các dưỡng chất đặc biệt, có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ của động mạch. Bạn nên kết hợp các loại hoa quả này vào thực đơn vài ngày trong tuần.
    • Lượng kali dồi dào trong nam việc quất có thể giảm mức LDL và tăng mức HDL, nhờ đó cũng giảm được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.[19]
    • Nho đỏ là nguồn cung cấp lutein tuyệt vời. Lutein là một carotenoid giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Tác dụng này có thể ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ hẹp động mạch vành vùng cổ.[20]
    • Quả anh đào chứa nhiều nguyên tố có tác dụng giúp động mạch khoẻ mạnh. Anh đào cũng có chất xơ hữu ích trong việc giảm cholesterol.[21]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Theo dõi lượng vitamin K nạp vào cơ thể.
    Vitamin K là yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu có ích, vì vậy bạn nên nạp đủ vitamin K. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết lượng vitamin K bạn cần là bao nhiêu và cố gắng nạp đủ thông qua thức ăn.[22]
    • Nếu đang uống thuốc Warfarin làm loãng máu, bạn cần ăn vào một lượng vitamin K đều đặn mỗi ngày, vì vitamin K có thể ảnh hưởng đến tốc độ đông máu. Nếu cần thay đổi lượng vitamin K ăn vào, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước.[23]
    • Thời gian prothrombin là chỉ số cho biết thời gian đông máu là bao lâu. Xét nghiệm để xác định thời gian này gọi là PT INR.
    • Các thực phẩm giàu vitamin K bao gồm các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bó xôi, lá mù tạt, cải rổ, lá củ cải, bông cải xanh, xà lách romaine, cải mầm brussel, dầu hạt cải và dầu đậu nành. (Tránh ăn rau lá xanh nếu bạn có yếu tố 5 Leiden!)
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nạp thêm các chất chống ô xy hoá bằng cách uống trà xanh và trà táo gai (hawthorn).
    Hai loại trà này dồi dào các chất chống ô xy hoá với tác dụng bảo vệ rất hiệu quả. Polyphenols (flavonoids có trong trà xanh) là một chất chống ô xy hoá rất mạnh dưới dạng procyanidins với khả năng ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông trong động mạch.[24] Trà táo gai có thể giảm huyết áp, hỗ trợ phục hồi và duy trì độ đàn hồi của mạch máu.[25]
    • Hợp chất procyanidins có thể đóng góp vào sự phát triển các mô bảo vệ tim và các mạch máu, gọi là endothelium.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Ăn cà chua và khoai lang để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
    Cả hai loại rau củ này có hàm lượng rất cao carotenoid lycopene, một chất chống ô xy hoá có khả năng giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch.[26]
    • Khoai lang có thể giúp duy trì huyết áp ở mức tối ưu. Khoai lang rất dồi dào các thành phần giúp giảm cholesterol như chất xơ, beta carotene, folate, vitamin C và kali.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Ăn thêm đậu garbanzo và natto để bổ sung chất xơ.
    Đậu garbanzo có chứa cả hai loại chất xơ hoà tan và không hoà tan. Hai loại chất xơ này có tác dụng loại bỏ cholesterol trong mật, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim.
    • Natto là một trong những món ăn truyền thống của người Nhật, được làm từ đậu nành lên men nhờ một loại lợi khuẩn có tên là ‘Bacillus subtilis'. Món ăn này được bổ sung thêm nattokinase, một loại enzyme có tác dụng tuyệt vời đối với các cục máu đông. Nó không chỉ làm tan mà còn có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông mới.[27]
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Ăn nhiều dứa và kiwi để ngăn chặn tình trạng kết vón tiểu cầu.
    Dứa có chứa ‘bromelain' là một chất tiêu huyết khối, đồng thời có khả năng hòa tan/phân hủy tơ huyết, một yếu tố chịu trách nhiệm cho sự tập kết tiểu cầu. Bromelain hoà tan tơ huyết trong các cục máu đông bằng cách kích thích sự sản xuất plasmin. Nó ngăn ngừa các tiểu cầu bám vào nội mạc mạch máu (thành mạch máu).[28]
    • Kiwi cũng có tác dụng giảm đông máu. Loại quả này chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất như vitamin C, kali, đồng, ma giê và chất xơ. Bên cạnh đó, kiwi còn có đặc tính kháng viêm nữa![29]
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Tìm các thực phẩm có hàm lượng cao salicylates.
    Salicylates là hợp chất giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông.H ợp chất này hiện diện nhiều trong các loại thảo mộc và gia vị như cỏ xạ hương, nghệ, gừng, ớt cựa gà, quế, và ớt cayenne.[30]
    • Hợp chất này cũng được tìm thấy trong các loại hoa quả như nam việt quất, táo, dâu, việt quất, cam, nho, mận khô và nho khô.
    • Ngoài ra, salicylat cũng hiện diện trong các thức uống như trà xanh, rượu vang, nước ép dứa, mật ong và giấm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Khi nào cần điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. 1
    Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử sử dụng bất cứ liệu pháp thảo mộc nào để ngăn ngừa các cục máu đông. Mặc dù thường an toàn, nhưng liệu pháp thảo mộc không thích hợp cho tất cả mọi người. Ví dụ, một số thảo mộc có thể không an toàn đối với những người đang sử dụng thuốc. Tốt nhất là bạn luôn luôn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử áp dụng các liệu pháp tự nhiên. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định liệu các phương pháp điều trị này có đáp ứng với nhu cầu của bạn không.[31]
    • Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn đang uống.
  2. 2
    Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp khi có các dấu hiệu có cục máu đông. Nếu một cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch thì đây là trường hợp cấp cứu. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, vì cục máu đông có thể điều trị nếu bạn được chăm sóc y tế kịp thời. Nếu bạn nghi ngờ mình có cục máu đông, hãy đến ngay phòng cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương. Sau đây là các triệu chứng cần chú ý:[32]
    • Khó thở
    • Đau ngực hoặc co thắt ngực
    • Ho ra máu
    • Tim đập nhanh
    • Choáng váng
    • Đau ở vai, cánh tay, lưng hoặc hàm
    • Cảm giác tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân
    • Khó khăn khi nói
    • Khó hiểu các từ ngữ
    • Thị lực thay đổi đột ngột
  3. 3
    Đi khám nếu bạn bị sưng, đau và đỏ ở cánh tay hoặc chân. Mặc dù có thể cũng không có gì nguy hiểm, nhưng các triệu chứng này có thể là các dấu hiệu của cục máu đông ở chân hoặc tay. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc đi cấp cứu để đảm bảo an toàn. Họ có thể xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng để có phương pháp điều trị thích hợp.[33]
    • Cục máu đông loại này gọi là thuyên tắc tĩnh mạch sâu (DVT). Tình trạng này không chỉ có thể gây ra các vấn đề ở cánh tay và chân, mà nó còn vỡ ra và di chuyển vào tim hoặc phổi nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị để giúp bạn hồi phục.
  4. 4
    Hỏi bác sĩ xem liệu thuốc chống đông máu có thích hợp với bạn không. Nếu bạn đã có cục máu đông, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống đông máu để giúp làm tan cục máu đông. Bạn có thể được tiêm thuốc chống đông máu heparin tối đa 1 tuần. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc warfarin trong thời gian 3-6 tháng. Phương pháp điều trị này giúp làm tan cục máu đông hiện có và ngăn chặn sự hình thành cục máu đông mới. Bạn cần sử dụng thuốc chính xác theo hướng dẫn.[34]
    • Có thể bạn không cần thuốc chống đông máu. Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.
    • Nếu dùng thuốc heparin, có thể bạn phải tự tiêm. Thuốc tiêm sẽ không đau, nhưng bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu.
  5. 5
    Lưu ý đến tình trạng chảy máu nhiều khi bạn sử dụng thuốc chống đông máu. Xuất huyết là tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống đông máu vì máu không có khả năng đông máu tốt. Thông thường, điều này không gây ra vấn đề nếu bạn cẩn thận không để bị thương. Tuy nhiên, bạn có thể thấy hiện tượng chảy máu nhiều và bầm tím, một dấu hiệu cho thấy có điều không ổn. Mặc dù có thể không sao, nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên đến bác sĩ cho chắc chắn.[35]
    • Nếu bạn đến phòng cấp cứu, hãy nói với nhân viên y tế rằng bạn đang được điều trị các cục máu đông và đang uống thuốc chống đông máu.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu nghi ngờ mình có cục máu đông, bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị. Việc điều trị sớm có thể giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  1. https://health.gov/dietaryguidelines/dga2005/document/html/chapter9.htm
  2. https://www.heart.org/en/health-topics/venous-thromboembolism/understand-your-risk-for-excessive-blood-clotting
  3. 6.)http://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/omega-3/
  4. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/2015/04/13/ask-the-expert-concerns-about-canola-oil/
  5. http://news.bbc.co.uk/2/hi/health/6146070.stm
  6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3633300/
  7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/
  8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3678830/
  9. https://medlineplus.gov/druginfo/natural/946.html
  10. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19046248
  11. https://medlineplus.gov/druginfo/natural/472.html
  12. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3944540/
  13. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminK-HealthProfessional/
  14. http://www.clotcare.com/vitaminkandwarfarin.aspx
  15. http://healthysd.gov/link_health-benefits-of-tea/
  16. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3891531/
  17. https://www.hindawi.com/journals/jamc/2016/5498618/
  18. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S096399690400242X
  19. http://theconsciouslife.com/foods-dissolve-blood-clots.htm
  20. http://www.healthline.com/health/heart-disease/blood-thinners#3
  21. https://atpscience.com/salicylate-foods-sensitivity-intolerances-and-food-list/
  22. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322384.php
  23. https://www.mayoclinic.org/symptoms/blood-clots/basics/when-to-see-doctor/sym-20050850
  24. https://www.mayoclinic.org/symptoms/blood-clots/basics/when-to-see-doctor/sym-20050850
  25. https://www.ahrq.gov/patients-consumers/prevention/disease/bloodclots.html
  26. https://www.ahrq.gov/patients-consumers/prevention/disease/bloodclots.html

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lisa Bryant, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ trị liệu thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lisa Bryant, ND. Tiến sĩ Bryant được cấp bằng Bác sĩ chuyên ngành thiên nhiên liệu pháp và chuyên gia y học tự nhiên tại Portland, Oregon. Cô đã hoàn thành chương trình nội trú tại khoa Y học thiên nhiên liệu pháp cho gia đình tại Đại học Y khoa Quốc gia năm 2014. Bài viết này đã được xem 8.695 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 8.695 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo