Cách để Ngất xỉu An toàn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ngất xỉu là một trải nghiệm đáng sợ. Tình trạng này thường xảy ra do kém lưu thông máu lên não khiến bạn mất tri giác và ngất đi. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn khi ngất. Hãy chú ý đến các dấu hiệu ban đầu, chẳng hạn như cảm giác chóng mặt, sau đó ngồi hoặc nằm xuống ngay. Nhờ mọi người giúp đỡ và dành thời gian hồi phục sau cơn ngất. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để xác định kế hoạch điều trị.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xử lý khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý cảm giác chóng mặt.
    Bạn có thể cảm thấy chóng mặt nhẹ hoặc nặng trước khi ngất. Đây là dấu hiệu cảnh báo mạnh mẽ cho thấy hệ tuần hoàn không hoạt động bình thường. Ngay khi cảm thấy bắt đầu chóng mặt, bạn hãy ngừng ngay việc đang làm và cố gắng hạ thấp người xuống sát đất bằng cách ngồi hoặc nằm xuống.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý sự thay đổi thị giác và thính giác.
    Các giác quan của bạn hầu như sẽ bị ảnh hưởng trong vài phút ngay trước khi ngất. Bạn có thể trải qua hiện tượng “tầm nhìn hình ống” hoặc cảm giác như thể tầm mắt của mình bị sụp xuống thành một đường hầm hẹp. Bạn cũng có thể nhìn thấy các đốm đen hoặc các hình ảnh nhòe đi. Tai bắt đầu nghe thấy tiếng kêu o o hoặc có cảm giác như có tiếng vù vù nhẹ.[3]
    • Các triệu chứng chủ yếu khác bao gồm mặt tái xanh và ướt lạnh, cảm giác tê trên mặt và tứ chi, hồi hộp khủng khiếp, hoặc đột ngột buồn nôn hay đau bụng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngồi hoặc nằm xuống ngay.
    Khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào báo hiệu sắp ngất, việc bạn cần làm ngay là hạ thấp người xuống càng nhanh càng tốt. Nhiều người bị thương nặng không phải do ngất mà là do ngã khi bất tỉnh. Tốt nhất là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, nhưng nếu không tiện thì bạn chỉ cần ngồi xuống.[4]
    • Khi nằm xuống, đầu của bạn sẽ ở mức ngang bằng với tim. Tư thế này sẽ giúp hồi phục khả năng lưu thông máu lên não dễ dàng hơn. Nếu đang mang thai, bạn nên nằm nghiêng để giảm sức nặng đè lên tim (và cả khi ngủ cũng vậy).
    • Nếu đang ở nơi đông người và chỉ có thể ngồi xuống, bạn hãy làm như vậy. Tốt nhất là bạn nên gục đầu xuống giữa hai đầu gối để nhờ trọng lực đưa máu lưu thông vào não.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm không gian cho mình.
    Nếu đang ở trong đám đông, tốt nhất là bạn nên cố gắng tìm đến một bức tường và từ từ dựa vào tường. Nếu cần, bạn có thể chầm chậm trượt theo tường và ngồi xuống. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị giẫm đạp khi ngã xuống đất. Ra khỏi đám đông cũng là cách để bạn hạ thân nhiệt và dễ thở hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cố gắng ngã dựa vào tường.
    Nếu đã quá muộn để nằm xuống một cách chủ động, bạn cũng nên cố gắng kiểm soát hướng ngã hết sức có thể. Khi bạn bắt đầu mất tri giác, hãy cố nghiêng người về phía tường nếu có bức tường nào nằm trong tầm với của bạn. Như vậy, bạn có thể trượt xuống mà không bị ngã tự do.
    • Bạn cũng có thể cố khuỵu đầu gối xuống. Tư thế này giúp bạn hạ thấp người xuống và giảm độ cao khi ngã.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hãy thật cẩn thận khi đang ở trên cầu thang.
    Nếu các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi đang đi trên cầu thang, bạn hãy di chuyển từ phía lan can bên trong ra bên ngoài, phía sát tường và ngồi xuống trên bậc thang. Nếu gần đến chiếu nghỉ giữa cầu thang, bạn nên cố gắng bước xuống thật nhanh để có chỗ nằm.
    • Nếu cảm thấy như sắp ngã trước khi ngồi xuống được, bạn nên cố hết sức nắm chặt thanh vịn lan can. Điều này có thể giúp bạn trượt xuống sàn theo lan can ngay cả khi đã bất tỉnh. Nếu không được, bạn có thể dựa người vào lan can bên ngoài (sát tường) để không bị ngã đột ngột mà chỉ trượt xuống.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhờ ai đó giúp đỡ.
    Kêu lên để nhờ người trợ giúp. Nếu bạn không thể kêu lên thành tiếng, hãy giơ tay lên vẫy, miệng liên tục mở khẩu hình như đang nói từ “cứu”. Hãy cẩn thận khi cố gắng tiến lại gần ai đó nhờ giúp đỡ vì bạn có thể ngã giữa chừng.
    • Nếu nhìn thấy ai đó, bạn có thể nói “Cứu với, tôi sắp ngất!” hoặc “Anh/chị giúp tôi được không? Tôi sắp bị ngất.” Đừng ngại nhờ người lạ hỗ trợ nếu họ có thể giúp bạn an toàn.
    • Nếu may mắn có người đến giúp, họ sẽ cho bạn nằm xuống sàn nếu bạn chưa làm được. Nếu bạn bị ngã và bị thương, họ có thể ép lên vết thương đang chảy máu và gọi cấp cứu.[6]
    • Người hỗ trợ cũng có thể giúp bạn cởi trang phục chật đang cản trở lưu thông máu lên đầu, chẳng hạn như cà vạt.[7] Họ cần phải đảm bảo đường thở của bạn thông thoáng. Bạn sẽ được lật nghiêng sang bên nếu bắt đầu bị nôn. Người trợ giúp cũng có thể kiểm tra xem bạn có thở bình thường không ngay cả khi đã bất tỉnh. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào đáng lo ngại, họ sẽ nhanh chóng gọi cấp cứu và chờ người đến giúp.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Hồi phục ngay sau cơn ngất

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nằm trên mặt đất một lúc.
    Đừng vội vàng đứng dậy ngay sau khi tỉnh lại. Cơ thể và tâm trí của bạn cần có thời gian để hồi phục. Bạn nên giữ yên tư thế tối thiểu trong 10-15 phút. Nếu bạn ngồi dậy quá sớm, một cơn ngất nữa có nguy cơ xảy ra.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kê cao chân, nếu có thể.
    Các cơn ngất đơn giản thường có thể được xử lý bằng cách nhanh chóng kê cao chân và bàn chân của người bệnh. Khi nằm trên đất, bạn hãy nhìn quanh xem có thể kê cao bàn chân được không. Nếu có thể kê chân cao hơn đầu thì tốt nhất, nhưng chỉ cần kê cao chân lên một chút thôi cũng có ích. Khi nằm xuống, hãy để ý xem bạn (hoặc người giúp đỡ) có thể cuộn chiếc áo khoác kê dưới chân bạn được không. Cách này sẽ cải thiện khả năng lưu thông máu lên đầu và giúp bạn nhanh hồi phục.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hít một hơi sâu.
    Trong thời gian chờ để đứng dậy, bạn hãy hít thở sâu và thong thả. Hít vào qua mũi cho không khí tràn vào đầy phổi, sau đó chầm chậm thở ra qua miệng. Nếu đang ở nơi nóng bức hoặc ngột ngạt, bạn cần cẩn thận theo dõi hơi thở cho đến khi có thể đứng dậy an toàn để ra khu vực khác thoáng hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống nhiều chất lỏng.
    Một nguyên nhân có thể khiến bạn bị ngất là mất nước. Vì vậy, để ngăn ngừa xảy ra cơn ngất nữa, bạn hãy uống nhiều nước ngay sau khi đứng dậy và trong suốt ngày hôm đó. Hãy thật thận trọng với việc uống rượu bia sau cơn ngất, vì nó sẽ chỉ khiến bạn mất nước nhiều hơn và gây thêm vấn đề.[9]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ăn nhiều bữa nhỏ trong cả ngày.
    Việc ăn nhiều bữa nhỏ và tránh bỏ bữa có thể giúp bạn ngăn ngừa ngất xỉu. Hãy thử ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 2-3 bữa no.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh uống rượu bia.
    Chất cồn có thể tăng nguy cơ ngất xỉu, do đó nếu dễ bị ngất thì tốt nhất là bạn nên tránh uống rượu. Nếu có uống, bạn cần đảm bảo chỉ uống vừa phải, tức là không quá một cốc mỗi ngày đối với nữ ở mọi độ tuổi và nam trên 65 tuổi, và không quá 2 cốc một ngày đối với nam dưới 65 tuổi.[10]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Kiểm tra các loại thuốc đang uống.
    Một số loại thuốc có thể gây chóng mặt và choáng ngất. Bạn hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng này. Một số thuốc điều trị huyết áp thậm chí chỉ nên uống trước khi ngủ để phòng chống ngất xỉu.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Hoạt động chậm lại trong ngày.
    Bạn cần hiểu rằng cơ thể cần có thời gian để hồi phục và nghỉ ngơi sau khi ngất. Nhớ đi chậm và cẩn thận. Tốt nhất là bạn nên tránh các hoạt động thể dục thể thao trong 24 tiếng tiếp theo. Cố gắng giảm căng thẳng bằng cách hoãn lại những nhiệm vụ quan trọng vào ngày hôm sau hẵng làm.
    • Làm những việc có thể giúp bạn thư giãn, chẳng hạn như về nhà và ngâm mình trong bồn tắm đầy bọt, hoặc ngồi trên ghế xô pha xem một trận đấu thể thao.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Gọi dịch vụ cấp cứu nếu cần thiết.
    Nếu khi tỉnh dậy mà vẫn cảm thấy có các triệu chứng khác, chẳng hạn như thở gấp hoặc đau ngực, bạn hoặc người trợ giúp nên gọi cấp cứu ngay lập tức. Các dấu hiệu trên cho thấy có thể bạn đang gặp một vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe và rất cần được kiểm tra tại bệnh viện.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Bảo vệ bản thân trong tương lai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với bác sĩ.
    Dù đây là lần đầu tiên bạn ngất xỉu hoặc chỉ là một trong nhiều lần khác, bạn cũng nên hẹn gặp bác sĩ để kể về tình trạng đã xảy ra. Bác sĩ sẽ xác định liệu có cần điều trị tiếp theo không, và việc này cũng giúp bạn yên tâm hơn. Họ cũng có thể khuyên bạn chú ý những dấu hiệu cảnh báo khác bên cạnh hiện tượng ngất xỉu, chẳng hạn như khát nước nhiều hơn.
    • Bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, một xét nghiệm thông thường để kiểm tra bệnh thiếu máu và mức dinh dưỡng, và đo điện tâm đồ (để kiểm tra các vấn đề về tim). Các xét nghiệm này đều là những công cụ chẩn đoán tiêu chuẩn.[12]
    • Bác sĩ cũng có thể đặt ra các giới hạn trong hoạt động của bạn cho đến khi nguyên nhân gây ngất đã được điều trị và ổn định. Họ có thể yêu cầu bạn hạn chế lái xe và tránh vận hành mọi loại máy móc nặng hoặc phức tạp.[13]
    • Lời mô tả hoặc ghi chú ngắn của người đã chứng kiến bạn bị ngất mà bạn đem theo đến bác sĩ cũng có ích. Dù sao thì bạn cũng đã bất tỉnh một thời gian, và người chứng kiến sẽ giúp bạn “điền vào chỗ trống” về những gì đã xảy ra với bạn.[14]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc phòng ngừa.
    Có khả năng bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn để điều trị và ngăn ngừa các cơn ngất xảy ra sau này. Các loại thuốc này thường có tác dụng trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ngất. Ví dụ, corticosteroids là nhóm thuốc giúp tăng cường cấp nước qua việc tăng mức natri.[15]
    • Tuân theo chính xác hướng dẫn sử dụng của tất cả các loại thuốc; nếu không, các cơn ngất của bạn có nguy cơ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ đủ nước cho cơ thể và không để bụng đói.
    Đây là lời khuyên hữu ích trong mọi trường hợp, nhưng đặc biệt hữu ích đối với những người đã từng bị ngất. Bạn hãy đem theo mình đồ ăn vặt có nhiều đường và muối, chẳng hạn như nước quả hoặc các loại hạt. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa đường huyết xuống quá thấp, một nguyên nhân phổ biến gây ngất xỉu.[16]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thực phẩm bổ sung hoặc các loại thảo dược.
    Tập trung vào các chất giúp cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tổng thể của tim. Các loại thực phẩm bổ sung chứa axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm, giúp máu lưu thông tốt hơn. Các liệu pháp thảo mộc, chẳng hạn như trà xanh, cũng được đánh giá cao nhờ đặc tính kháng viêm.
    • Trao đổi thật kỹ với bác sĩ về mọi loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung mà bạn định sử dụng để đảm bảo chúng không tương tác với các loại thuốc bạn đang uống hoặc gây tác dụng phụ tiêu cực.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đeo vòng định danh y tế.
    Có lẽ bạn đã từng thấy loại vòng tay này. Bạn có thể dễ dàng đặt mua vòng định danh y tế từ bác sĩ, thậm chí mua qua mạng. Thẻ định danh y tế bao gồm tên, tình trạng sức khỏe, thông tin liên lạc khẩn cấp và các chất gây dị ứng đã biết. Đây là một ý rất hay nếu bạn thường lên cơn ngất hoặc nếu có kế hoạch đi du lịch.[17]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Học các phương pháp thư giãn.
    Ngất xỉu cũng có thể xảy ra do xúc động mạnh hoặc căng thẳng. Bạn hãy học cách kiểm soát phản ứng của cơ thể qua việc thực hành kỹ thuật hít thở sâu. Đăng ký một lớp yoga hoặc thiền để học các phương pháp phù hợp nhất với bạn. Một số người còn đề nghị dùng liệu pháp thôi miên như một cách để giảm căng thẳng và ổn định huyết áp.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đi tất đàn hồi.
    Loại tất này có tác dụng cải thiện lưu thông máu từ chân lên tim và não. Tuy nhiên, bạn nên tránh mang đai, kẹp, hoặc bất cứ phụ kiện thắt chặt nào khác có thể làm giảm lượng máu về tim.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Thay đối tư thế từ từ.
    Hành động đứng lên quá nhanh khi đang ngồi hoặc nằm có thể dẫn đến ngất xỉu. Bạn nên cố gắng chuyển từ tư thế này sang tư thế khác chậm rãi để ngăn ngừa bị ngất.
    • Ví dụ, bạn nên ngồi ngoài mép giường một chút trước khi đứng dậy.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Duy trì lưu thông máu.
    Tập thói quen thỉnh thoảng giãn các cơ chân hoặc nhúc nhích các ngón chân khi đứng hoặc ngồi một thời gian. Cách này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và bớt gánh nặng cho tim. Ngay cả động tác đung đưa người nhẹ nhàng cũng giúp ích khi bạn đang đứng.[18]
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Tránh các tình huống có thể kích thích cơn ngất.
    Mỗi lần bị ngất, bạn nên trao đổi với bác sĩ về nguyên nhân tiềm ẩn của cơn ngất. Có thể bạn cần phải tránh nhìn thấy máu, hoặc nguyên nhân nằm ở tình trạng quá nóng. Đứng lâu cũng có thể là một vấn đề đối với bạn, hoặc bạn bị choáng ngợp vì sợ hãi và ngất đi. Khi đã biết yếu tố kích thích là gì, bạn có thể chủ động phòng tránh các tình huống đó.[20]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không có thử nghiệm thường xuyên nào được khuyến nghị đặc biệt đối với người hay bị ngất, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu đo điện tâm đồ để loại trừ mọi vấn đề về tim, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim.
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định các xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm công thức máu, chất điện giải và kiểm tra chức năng tuyến giáp, tùy vào tình trạng cụ thể.
  • Kê cao đầu giường khi ngủ.
  • Tham gia các chương trình tập luyện có mục tiêu cụ thể để cải thiện tình trạng.
  • Nếu đang ở trường, bạn hãy báo với giáo viên để họ gọi y tá đến giúp.
  • Ngất xỉu có thể là do thay đổi tư thế đột ngột. Thay vì đứng ngay dậy khi đang nằm trên giường, bạn hãy trượt ra mép giường ngồi vài giây rồi hẵng đứng lên.[21]

Cảnh báo

  • Nếu đang lái xe mà có cảm giác sắp ngất, bạn hãy tấp vào nơi an toàn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 54.168 lần.
Trang này đã được đọc 54.168 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo