Cách để Học tập một cách hiệu quả

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Học tập là việc cá nhân - mỗi người đều có phương pháp học tập khác nhau, và bạn sẽ nhận ra rằng những cách giúp bạn hiểu một chủ đề có thể không đem đến hiệu quả tương tự cho người khác. Điều đó hoàn toàn bình thường và bạn không nên lo lắng! Có rất nhiều lời khuyên trái ngược nhau dành cho việc học, nhưng vẫn có rất nhiều cách tiếp cận đúng đắn được hỗ trợ bởi các tổ chức có chuyên môn, chẳng hạn như trung tâm học thuật của các trường đại học. Đó là những phương pháp hữu hiệu mà bạn nên thử; vì vậy, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu và thu thập tất cả lời khuyên tốt nhất cho bài viết này. Bằng sự kiên trì, bạn sẽ cải thiện được khả năng tập trung và tiếp thu thông tin một cách hiệu quả hơn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Tiếp thu và nhớ thông tin

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chia nội dung đang học thành những phần vừa sức.
    Nếu cố gắng “nuốt” hết thông tin về chủ đề nào đó trong cùng một lúc, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy quá tải. Cho dù bạn đang học một chương trong sách giáo khoa lịch sử hay đang cố gắng học đàn dương cầm, hãy tập trung vào một phần thông tin trước khi chuyển sang phần tiếp theo. Sau khi đã hiểu hết từng phần, bạn có thể gộp các phần đó thành nội dung hoàn chỉnh.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn phải đọc một chương trong sách giáo khoa, việc đầu tiên mà bạn làm là đọc nhanh chương đó hoặc lướt qua các tiêu đề để hiểu sơ về nội dung. Tiếp theo, hãy đọc kỹ từng đoạn và cố gắng xác định các khái niệm chính.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ghi chú trong khi học.
    Việc ghi chú có thể giúp bạn tập trung hoàn toàn vào phần nội dung đang học, giúp cho não bộ dễ dàng hiểu và tiếp nhận thông tin. Nếu bạn đang nghe một bài giảng hoặc phần diễn giải về một chủ đề nào đó, hãy viết lại các ý chính trong khi nghe. Khi đọc, bạn cũng nên ghi chú các từ khóa, tóm tắt khái niệm quan trọng và viết ra những thắc mắc liên quan đến nội dung đó.[2]
    • Nghiên cứu cho biết nhiều người cảm thấy việc ghi chú bằng tay thường hiệu quả hơn so với việc gõ ghi chú trên máy tính. Khi viết ghi chú bằng tay, bạn thường tập trung vào những điểm quan trọng thay vì cố gắng viết lại tất cả những gì bạn nghe hoặc thấy.[3]
    • Nếu bạn thích ghi chú bằng hình vẽ, hãy làm điều đó! Việc này thực sự sẽ giúp bạn tập trung vào những gì bạn nghe.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tóm tắt nội dung vừa học xong.
    Tóm tắt là một cách hữu hiệu để kiểm tra kiến thức của bạn và giúp bạn hiểu nội dung một cách tường tận. Sau khi bạn học điều gì mới, cho dù là qua việc nghe giảng hay đọc sách, hãy dành một ít thời gian để viết một đoạn văn ngắn hoặc vài gạch đầu dòng để tóm tắt các ý chính.[5]
    • Bạn cũng có thể thử tóm tắt thông tin qua lời nói. Khi bạn làm điều này trên lớp, thầy cô có thể đưa ra nhận xét về phần tóm tắt của bạn để bạn biết mình đã hiểu đúng nội dung hay chưa.
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Thưa cô, để tính diện tính hình chữ nhật, em sẽ nhân chiều dài với chiều rộng. Như vậy có đúng không ạ?”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chia giờ học thành nhiều quãng ngắn.
    Thay vì dành nhiều giờ học một chủ đề mỗi ngày, bạn sẽ chia khoảng thời gian đó thành những buổi học 30-60 phút mỗi ngày trong suốt vài ngày hoặc vài tuần. Đây là cách giúp bạn không cảm thấy kiệt sức và tăng khả năng ghi nhớ thông tin.[6]
    • Việc chia nhỏ giờ học cũng giúp bạn vượt qua sự trì hoãn. Nếu chỉ dành một ít thời gian cho môn học nào đó mỗi ngày, bạn sẽ không dễ dàng cảm thấy kiệt sức về lâu dài và ít có ý định từ bỏ hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Áp dụng nhiều phương pháp học.
    Nhiều người học tập hiệu quả nhất khi họ kết hợp các cách hoặc phương pháp học khác nhau.[7] Nếu bạn có thể, hãy kết hợp những cách học kích thích tất cả các giác quan của bạn. Ví dụ:
    • Khi nghe giảng, bạn thử ghi chú bằng tay và thu âm bài giảng để có thể nghe lại trong lúc học. Hãy củng cố kiến thức bằng việc đọc những tài liệu liên quan và sử dụng hình ảnh hỗ trợ có sẵn (chẳng hạn như biểu đồ hoặc ảnh minh họa).
    • Chủ động áp dụng kiến thức mà bạn đã học khi có thể. Ví dụ, nếu đang học cách đọc chữ Hy Lạp cổ, bạn sẽ thử tự dịch một đoạn văn ngắn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thảo luận những gì bạn học được với những người khác.
    Việc trao đổi kiến thức có thể giúp bạn có thêm những góc nhìn mới hoặc tạo ra những liên kết mà bạn khó nhận ra được từ việc đọc sách hoặc tự học. Bên cạnh việc đặt câu hỏi cho thầy cô hoặc bạn bè, bạn cũng nên chia sẻ góc nhìn và sự hiểu biết của mình về những gì đã học được.[8]
    • Dạy người khác là một cách tuyệt vời để củng cố sự hiểu biết của bạn về một chủ đề. Việc này cũng giúp bạn nhận ra những phần kiến thức mà mình cần học hỏi thêm. Hãy thử diễn giải những gì bạn đã học được cho bạn bè, người thân hoặc bạn cùng lớp.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Tập trung trong khi học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghỉ giải lao nhiều lần trong quá trình học.
    Nếu bạn muốn cải thiện khả năng tập trung, hãy thử chia giờ học thành những quãng 25 phút và dành 5 phút nghỉ giải lao giữa mỗi quãng. Cách chia thời gian này được gọi là phương pháp Pomodoro. Việc sử dụng phương pháp Pomodoro giúp bạn có trí não nhạy bén và khả năng tập trung tốt hơn.[9]
    • Trong khi bạn nghỉ giải lao, đừng chỉ tập trung vào những gì bạn đang học. Hãy thiền hoặc nghĩ về khung cảnh đem đến sự thư giãn.
    • Thử dùng ứng dụng như Pomodoro Time để giúp bạn canh thời gian nghỉ giải lao và tập trung.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngủ ngon giấc...
    Ngủ ngon giấc mỗi đêm đủ 7 đến 9 tiếng. Nghỉ ngơi là cách giúp bạn tập trung và năng nổ trong khi học. Ngoài ra, giấc ngủ cũng có vai trò quan trọng đối với việc học và ghi nhớ thông tin.[10] Hãy đi ngủ sớm sao cho bạn có giấc ngủ dài khoảng 7-9 tiếng (hoặc 8-10 tiếng đối với thanh thiếu niên). Bạn có thể ngủ ngon hơn bằng cách:
    • Tắt những màn hình sáng ít nhất nửa tiếng trước khi ngủ.
    • Hình thành thói quen thư giãn trước khi ngủ. Ví dụ, bạn sẽ đọc một chương sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tắm nước nóng.
    • Đảm bảo phòng ngủ phải yên tĩnh, tối và thoải mái vào ban đêm.
    • Tránh sử dụng thức uống có caffeine và chất kích thích khác trong khoảng 6 tiếng trước khi ngủ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn thực phẩm tốt cho não.
    Thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng giúp bạn tỉnh táo và tiếp thu thông tin hiệu quả hơn. Hãy bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng giàu dinh dưỡng, như trứng luộc, một bát yến mạch và một ít hoa quả tươi. Trong khi học, bạn có thể chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ cung cấp dinh dưỡng cho não như quả mâm xôi, chuối hoặc một ít cá hồi giàu omega-3.[11]
    • Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ nước - đây là cách giúp bạn chống lại sự mệt mỏi và giữ được sự tập trung.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm góc học tập yên tĩnh và thoải mái.
    Việc học ở nơi ồn ào, không thoải mái hoặc thiếu ánh sách có thể khiến bạn khó tập trung và làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức. Mỗi người sẽ phát huy hiệu quả học tập tại những nơi khác nhau; vì vậy, bạn nên thử nghiệm để tìm ra nơi phù hợp với mình.[12]
    • Ví dụ, nếu tiếng ồn thường khiến bạn xao lãng, hãy thử học tại một căn phòng yên tĩnh trong thư viện thay vì ngồi học trong một quán cà phê đông người.
    • Tìm góc học tập nào cho phép bạn ngồi ở tư thế thoải mái, nhưng đừng thoải mái quá kẻo bạn sẽ buồn ngủ. Bạn nên tránh ngồi học trên ghế bành hoặc trên giường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dẹp điện thoại và những thứ gây xao lãng.
    Bạn sẽ dễ dàng bị cuốn vào các ứng dụng mạng xã hội và trò chơi điện tử hoặc liên tục kiểm tra email trong lúc học tập. Nếu điện thoại hoặc thiết bị khác khiến bạn mất tập trung, hãy thử tắt nguồn hoặc đặt chúng ở nơi mà bạn không dễ với tới (chẳng hạn như trong cặp hoặc trong ngăn kéo). Bạn cũng có thể dùng các ứng dụng năng suất, như BreakFree hoặc Flipd, để giới hạn khả năng sử dụng thiết bị trong lúc làm việc hoặc học tập.[13]
    • Tránh học tại nơi có tivi khiến bạn xao lãng.
    • Nếu bạn thường bị “cám dỗ” bởi các trang web tiêu tốn thời gian trên máy tính, hãy thử cài đặt tiện ích mở rộng của trình duyệt như StayFocusd để giúp bạn tập trung vào việc cần làm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Đánh giá nhu cầu học tập của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhìn nhận những gì bạn biết và không biết.
    Siêu nhận thức - khả năng nhận diện những gì bạn biết và không biết, là một phần quan trọng của việc học. Hãy ngẫm nghĩ về chủ đề hoặc kỹ năng mà bạn đang học và trả lời câu hỏi “Mình biết gì về chủ đề này? Mình vẫn chưa biết hoặc hoàn toàn hiểu điều gì?” Khi bạn biết mình cần củng cố kiến thức hoặc sự hiểu biết trong lĩnh vực nào, bạn có thể tập trung vào những lĩnh vực đó.[14]
    • Một cách hữu hiệu để đánh giá kiến thức của bạn là thử làm bài kiểm tra. Nếu bạn sử dụng sách giáo khoa hoặc tham gia khóa học có những bài kiểm tra tự đánh giá hoặc câu hỏi kiểm tra kiến thức, hãy tận dụng những phần này.
    • Bạn cũng có thể thử viết đoạn giải thích ngắn về một chủ đề. Bài tập này không chỉ giúp bạn củng cố phần kiến thức đang có, mà còn giúp bạn nhận ra những lỗ hổng kiến thức của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu mô...
    Tìm hiểu mô hình VARK (Visual - Thị giác, Auditory - Thính giác, Read/Write - Đọc/Viết, Kinesthetic - Thực hành) để khám phá phong cách học tập của bạn. Mặc dù đa phần mọi người kết hợp nhiều phương pháp học tập, nhưng bạn có thể nhận thấy mình có xu hướng tiếp nhận thông tin tốt nhất qua thị giác, thính giác, đọc và viết hoặc qua thực hành. Khi biết phương pháp học tập nào phù hợp nhất với mình, bạn có thể điều chỉnh cách học.[15] Để xác định phong cách học tập căn bản của bạn, hãy thử trả lời bảng câu hỏi VARK tại đây: http://vark-learn.com/the-vark-questionnaire/?p=questionnaire.
    • Người có xu hướng học bằng thị giác tiếp thu thông tin tốt nhất qua nguồn thông tin trực quan, chẳng hạn như bản đồ, biểu đồ và tranh ảnh.
    • Nếu là người có xu hướng học qua thính giác, bạn nhận được nhiều lợi ích từ việc nghe giảng hoặc giải thích bằng lời. Việc giảng giải những gì bạn đang học cũng rất hữu ích.
    • Người thích học qua việc đọc và viết đạt kết quả học tập tốt nhất khi họ đọc thông tin và viết về những gì họ học được. Hãy tập trung ghi chú và đọc chủ đề mà bạn quan tâm.
    • Người học qua việc thực hành tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất khi họ chủ động áp dụng những gì đã học vào thực tiễn. Ví dụ, bạn sẽ học tốt một ngôn ngữ qua việc nói thay vì đọc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định ưu thế của bạn trong học tập.
    Ưu thế trong học tập cũng giống như phong cách học tập, nhưng tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng và lĩnh vực hiểu biết của bạn. Hãy thử làm bài kiểm tra như Strength Assessment (Đánh giá ưu thế) để biết trí thông minh của bạn có ưu thế nào: http://www.literacynet.org/mi/assessment/findyourstrengths.html. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh phương pháp học theo ưu thế của mình.
    • Ví dụ, nếu bạn đạt điểm cao trong phần trí thông minh thể chất, bạn sẽ nhận ra mình thường nhớ và hiểu thông tin tốt khi đi dạo với một người bạn và trao đổi với họ về những gì bạn đang học.[16]
    • Theo giả thuyết về các loại trí thông minh, chúng ta có 8 loại trí thông minh, đó là ngôn ngữ, toán học và logic, không gian và thị giác, thể chất, âm nhạc, nội tâm, tương tác và giao tiếp, và tự nhiên.[17]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Áp dụng kỹ năng tư duy phản biện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt câu hỏi về những gì bạn học.
    Để thật sự hiểu những gì đang học, bạn đừng chỉ tiếp thu và ghi nhớ thông tin. Trong khi học, bạn nên dừng lại và đặt câu hỏi cho chính mình. Việc khám phá những câu hỏi và tìm câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung đang học.
    • Ví dụ, nếu đang đọc về một sự kiện lịch sử, bạn sẽ đặt câu hỏi như “Tại sao sự việc này lại xảy ra? Làm sao chúng ta biết chuyện gì đã xảy ra - chúng ta có nguồn thông tin nào? Cuộc sống ngày nay sẽ ra sao nếu sự kiện đó chưa từng xảy ra?”
    • Nếu bạn đang học một chuyên ngành hoàn toàn mới (chẳng hạn như sinh học hoặc luật), hãy thử liệt kê danh sách 25 câu hỏi chủ chốt mà chuyên ngành của bạn có thể giải đáp. Đây là cách tạo ra nền tảng vững chắc cho việc tìm hiểu kiến thức liên quan.[18]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm sợi dây liên kết giữa các khái niệm.
    Khi bạn học một chủ đề, đừng xem đó là các thông tin rời rạc. Thay vào đó, hãy tìm hiểu cách các ý tưởng và thông tin liên kết với nhau và với kiến thức cùng sự trải nghiệm của bạn. Đây là cách giúp bạn hệ thống lại những gì đã học.[19]
    • Ví dụ, bạn đang tìm hiểu về việc các nhà nhân chủng học hình thái sử dụng thông tin từ bộ xương người để tìm hiểu sự sống của con người trong xã hội cổ đại. Hãy thử nghĩ xem những hoạt động của bạn sẽ có tác động như thế nào đến việc tìm kiếm thông tin của các nhà nhân chủng học và khảo cổ học trong tương lai, nếu họ khám phá ra bộ xương của bạn - chẳng hạn như họ có nhận ra sự mài mòn ở khớp khuỷu tay do sở thích chơi quần vợt của bạn hay không?
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra nguồn thông tin một cách cẩn thận.
    Đừng vội chấp nhận mọi thứ mà bạn nghe, thấy hoặc đọc được. Trong quá trình học hỏi, bạn nên tìm hiểu nguồn thông tin, độ tin cậy và xác định xem đó là thông tin mới hay đã lỗi thời. Ví dụ, bạn có thể đặt cho mình những câu hỏi sau:[20]
    • “Tác giả đã đưa ra dẫn chứng gì để làm rõ các tranh luận?”
    • “Đó có phải là thông tin mới nhất không?”
    • “Thông tin này được trích dẫn từ nguồn nào?”
    • “Người đưa ra thông tin đó có trình độ chuyên môn như thế nào? Họ có động cơ cá nhân hoặc thành kiến không?
    • “Vấn đề này còn có cách hiểu nào khác không?”
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cố gắng xác định ý chính trong nội dung mà bạn đang học.
    Cho dù bạn đang tìm hiểu một chủ đề nào đó hay chỉ tập trung vào một bài học riêng lẻ, hãy thử tìm ra vài chủ điểm và khái niệm chính. Việc này giúp bạn sắp xếp suy nghĩ và xác định nội dung trọng điểm trong quá trình học và nghiên cứu.[21]
    • Ví dụ, nếu tham gia lớp lịch sử Hoa Kỳ, bạn sẽ nhận ra các chủ điểm bản sắc và sự đa văn hóa của Hoa Kỳ thường được lặp đi lặp lại. Hãy tìm hiểu sự liên kết giữa thông tin mà bạn học được trên lớp với những chủ điểm này.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jai Flicker
Cùng viết bởi:
Gia sư
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jai Flicker. Jai Flicker là gia sư và CEO, người sáng lập của Lifeworks Learning Center, một doanh nghiệp tại Khu Vực Vịnh San Francisco chuyên cung cấp dịch vụ gia sư, hỗ trợ phụ huynh, luyện thi, giúp viết bài luận vào đại học và đánh giá tâm lý giáo dục để giúp học sinh thay đổi thái độ đối với việc học. Jai có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành quản lý giáo dục. Ông có bằng cử nhân triết học của Đại học California, San Diego. Bài viết này đã được xem 19.817 lần.
Chuyên mục: Giáo dục
Trang này đã được đọc 19.817 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo