Cách để Chữa ngón chân bị nhiễm trùng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhiễm trùng ngón chân có thể xảy ra ở mức độ tương đối nhẹ như móng chân mọc quặp hoặc nhiễm nấm, cho đến mức độ nặng hơn như nhiễm trùng trên da (áp xe hoặc viêm mô tế bào). Ngón chân nhiễm trùng có thể trở nên rất nghiêm trọng và dẫn đến nhiễm trùng khớp hoặc xương. Trường hợp nhiễm trùng nông thường tương đối nhẹ và có thể dễ dàng điều trị tại nhà, nhưng các trường hợp nhiễm trùng nặng cần phải được điều trị y khoa. Bạn nên học cách phân biệt hai trường hợp này, vì tình trạng nghiêm trọng cần phải được bác sĩ đánh giá để đảm bảo nhiễm trùng không tiến triển trầm trọng hơn hoặc lan rộng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Đánh giá tình trạng nhiễm trùng ở ngón chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá các triệu chứng.
    Đôi khi bạn sẽ rất khó biết ngón chân của mình bị nhiễm trùng dạng nào và có nghiêm trọng hay không. Có thể đó chỉ là trường hợp móng chân mọc quặp đơn giản hoặc tình trạng nhiễm trùng nặng hơn có khả năng lan ra các bộ phận khác trên cơ thể. Để phân biệt hai trường hợp này, bạn nên xem xét các triệu chứng.
    • Các dấu hiệu và triệu chứng của trường hợp nhiễm trùng nhẹ bao gồm: đau và/hoặc nhức, sưng, đỏ và chỗ đau hơi ấm.[1]
    • Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy tình trạng nhiễm trùng nặng bao gồm: có mủ, các vệt đỏ tỏa ra từ vết thương ban đầu, sốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm trợ giúp y tế nếu có các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng.
    Xin nhắc lại, các triệu chứng này bao gồm: có mủ, các vệt đỏ tỏa ra từ vết thương, hoặc sốt. Nếu bạn có bất cứ biểu hiện nào trên đây, hãy nhanh chóng gọi bác sĩ để xin lời khuyên.[2]
    • Tình trạng nhiễm trùng nặng có thể lan từ ngón chân đến các bộ phận khác trên cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng có thể còn dẫn đến sốc và đe dọa tính mạng. Vì vậy bạn cần phải được bác sĩ khám càng sớm càng tốt nếu bị nhiễm trùng nặng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định xem trường hợp nhiễm trùng ngón chân nhẹ có thể điều trị tại nhà không.
    Nếu không có các triệu chứng nghiêm trọng mà chỉ hơi khó chịu, bạn có thể điều trị nhiễm trùng tại nhà. Cũng như mọi vết thương nhẹ khác, bạn có thể chữa nhiễm trùng bằng cách làm sạch vết thương, bôi kháng sinh và băng lại trong vài ngày. Nếu vết thương của bạn có vẻ như thuộc trường hợp này, bạn hãy xử lý theo cách trên.
    • Nếu bạn đã làm sạch kỹ vết thương, bôi thuốc kháng sinh đúng cách, băng và giữ sạch vết thương nhưng vẫn đau, hay cơn đau ngày càng tăng hoặc viêm, lúc này bạn cần đến chuyên gia y tế để được điều trị.
    • Nếu vùng nhiễm trùng có vẻ nhẹ và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, bạn vẫn có thể hẹn gặp bác sĩ để được kiểm tra. Hãy dùng óc suy xét và nhớ rằng “cẩn tắc vô ưu”.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều trị chuyên khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi điều trị nhiễm trùng nhẹ.
    Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh uống hoặc bôi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bạn chỉ được hướng dẫn ngâm ngón chân vào dung dịch gồm một nửa nước ấm và một nửa xà phòng diệt khuẩn dạng lỏng trong khoảng 15 phút, 3-4 lần mỗi ngày, đồng thời giữ sạch vết thương.[3]
    • Liệu pháp ngâm chân giúp giảm nhiễm trùng và làm mềm da để trị nhiễm trùng.
    • Trường hợp nhiễm nấm móng chân, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống trị nấm hoặc thuốc sơn móng trị nấm.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Điều trị chuyên khoa đối với trường hợp nhiễm trùng nặng.
    Nếu bạn bị nhiễm trùng sâu và nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành tiểu phẫu.[5] Đây là một thủ thuật nhanh để dẫn lưu ổ nhiễm trùng, thường được tiến hành trong trường hợp áp-xe.
    • Đầu tiên, bác sĩ có thể làm tê ngón chân bằng thuốc gây tê và dùng dao mổ rạch vào ổ nhiễm trùng để dẫn lưu mủ. Sau đó, tùy vào độ sâu của ổ nhiễm trùng, bác sĩ có thể đặt bấc vào vết thương để giúp dẫn lưu dịch.
    • Sau đó vết thương sẽ được băng lại trong 24-48 tiếng. Sau thời gian này, bạn có thể tháo băng ra để kiểm tra vết thương và băng lại.[6]
    • Bạn cũng có thể được chỉ định uống thuốc kháng sinh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng nông.
    Các trường hợp nhiễm trùng nông (nhiễm trùng bề mặt) ở ngón chân có thể được điều trị bằng một số phương pháp, trong đó bao gồm:
    • Ngâm: Tương tự như trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, bác sĩ thường khuyến nghị dùng liệu pháp ngâm ngón chân trong dung dịch gồm ½ nước ấm và ½ xà phòng diệt khuẩn dạng lỏng. Bạn nên ngâm khoảng 15 phút, mỗi ngày một lần.
    • Các loại kem bôi và thuốc mỡ kháng sinh không kê toa để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn: bao gồm Polysporin, Neosporin, Bacitracin hoặc thuốc mỡ kháng sinh Triple Antibiotic.
    • Các loại kem chống nấm không kê toa để điều trị tình trạng nhiễm nấm: bao gồm Lotrimin, Derman, Canesten, hoặc một loại thuốc chống nấm khác.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Sử dụng các liệu pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng dầu tràm trà để trị nhiễm trùng.
    Bôi dầu tràm trà trực tiếp lên vùng da nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Tràm trà có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và có thể giúp tiêu diệt ổ nhiễm trùng.[7]
    • Dầu tràm trà đã được chứng minh có tác dụng giảm nấm bàn chân trong các nghiên cứu y học.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngâm ngón chân trong giấm táo.
    Bạn nên thực hiện liệu pháp này mỗi ngày trong 15 phút. Bạn có thể dùng giấm táo ấm hoặc lạnh, tùy nhiệt độ nào là dễ chịu đối với bạn.[9]
    • Giấm táo được ghi nhận là có đặc tính kháng vi trùng, có lẽ một phần là nhờ tính axit trong giấm. Giấm thường được dùng hàng trăm năm nay nhờ đặc tính chống nhiễm trùng của nó.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đắp tỏi nghiền lên vùng nhiễm trùng.
    Nghiền nát hai hoặc ba nhánh tỏi đã bóc vỏ và trộn với dầu ô liu, hoặc dầu thầu dầu, hoặc mật ong manuka, những nguyên liệu cũng có tính kháng vi trùng.[11] Đắp hỗn hợp tỏi nghiền lên chỗ nhiễm trùng và băng lại.[12]
    • Thay hỗn hợp tỏi hàng ngày.
    • Tỏi có tính kháng sinh tự nhiên nên sẽ hữu ích trong việc chống nhiễm trùng da, chẳng hạn như nhiễm tụ cầu khuẩn.[13]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ngâm...
    Ngâm ngón chân vào muối Epsom hàng ngày. Hòa khoảng ½ cốc muối Epsom với 3 cốc nước ấm. Ngâm ngón chân trong dung dịch 15 phút hoặc cho đến khi nước trở nên quá lạnh.
    • Nồng độ muối cao có thể tiêu diệt vi khuẩn và trị nhiễm trùng nấm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Pha loãng nước súc miệng Listerine với nước ấm và ngâm ngón chân.
    Pha nước súc miệng Listerine và nước ấm với tỷ lệ bằng nhau và ngâm ngón chân hàng ngày. Listerin có thể trị nhiễm trùng nhẹ vì có chứa tinh dầu bạc hà, cỏ xạ hương và khuynh diệp, đều chiết xuất từ nguồn kháng sinh tự nhiên.[14]
    • Nếu bị nhiễm nấm móng chân, bạn có thể dùng dung dịch nước súc miệng pha với giấm theo tỷ lệ 50/50 để trị nấm.[15]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đến gặp bác sĩ nếu các liệu pháp tại nhà không có tác dụng.
    Nếu tình trạng nhiễm trùng không được cải thiện trong vòng vài ngày sau khi sử dụng liệu pháp tại nhà hoặc có vẻ nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị. Đừng tiếp tục sử dụng nếu không có hiệu quả.
    Quảng cáo
  1. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1785201/
  2. Jenkins, Rowena, Aled Roberts, and Helen ùinsights." Research and Reports in Biology 6 (2015): 215-224.
  3. Gupta, Shivani, Suman Kapur, and Apoorva Verma. "Garlic: An Effective Functional Food to Combat the Growing Antimicrobial Resistance." Pertanika Journal of Tropical Agricultural Science 38.2 (2015).
  4. http://www.staph-infection-resources.com/treatment/alternative/garlic/
  5. http://www.listerine.com/active-ingredients?icid=subnav
  6. http://www.peoplespharmacy.com/2013/12/02/listerine-soaks-proved-effective-against-toenail-fungus/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Troy A. Miles, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Troy A. Miles, MD. Bác sĩ Miles là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chuyên về Tái tạo khớp cho người lớn tại California. Ông đã nhận bằng MD của Đại học Y khoa Albert Einstein vào năm 2010, sau đó ông tham gia chương trình nội trú tại Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon và nghiên cứu sinh tại UC Davis. Bài viết này đã được xem 47.162 lần.
Trang này đã được đọc 47.162 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo