Cách để Chấp nhận Lời Xin lỗi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đôi khi thật là khó chấp nhận lời xin lỗi từ một người đã làm bạn thực sự tổn thương. Có thể lời xin lỗi của họ chưa đủ chân thành, có thể bạn cần có thêm thời gian suy nghĩ, cũng có thể chỉ là bạn không nghĩ ra được lời nào để diễn tả cảm giác của mình. Dẫu vậy, một khi đã quyết định chấp nhận lời xin lỗi, bạn có thể nói ra thành lời và tìm cách tha thứ. Nếu lời xin lỗi có vẻ thành khẩn và thật lòng, hãy cố gắng chấp nhận – vì lợi ích của chính bạn – và thể hiện sự tha thứ bằng hành động.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Đánh giá lời xin lỗi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Awkward Conversation in Bathroom.png
    1
    Chú ý cách dùng từ ngữ trong lời xin lỗi. Để ý xem họ có dùng câu có chủ ngữ là “Tôi” không, chẳng hạn như “Bây giờ tớ biết là tớ sai rồi, tớ rất hối hận vì đã làm vậy.” Điều này cho thấy rằng người đó đang nhận trách nhiệm cho hành động của mình, một phần quan trọng của lời xin lỗi thực sự.[1] Ngoài ra, bạn hãy lắng nghe giọng điệu và quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Khi xin lỗi, người ta thường giao tiếp bằng mắt và dùng giọng nói chân thành. Lảng tránh ánh mắt, nói giọng đều đều hoặc mỉa mai có thể là dấu hiệu cho thấy người đó không thành tâm.[2]
    • Một lời xin lỗi thực sự phải thẳng thắn và thành thật. Ví dụ: “Bây giờ anh đã biết việc anh làm là sai. Anh rất ân hận. Anh xin lỗi vì những gì anh đã làm và mong là em có thể tha thứ cho anh”.
    • Lưu ý rằng ngôn ngữ cơ thể của mỗi người có thể khác nhau, tuỳ vào hoàn cảnh và tình trạng sức khoẻ của người đó. Chẳng hạn như người mắc chứng lo âu xã hội có thể tránh giao tiếp bằng mắt dù họ vẫn thành tâm. Tuy nhiên, sự thờ ơ thì không dễ dàng che giấu, thế nên một người chỉ xin lỗi cho qua sẽ rất dễ nhận thấy.[3]
    • Cẩn thận với lời xin lỗi giả hiệu hoặc không thực sự nhận lỗi. Những lời xin lỗi không chân thành có thể bao gồm những câu như “Tôi rất tiếc vì anh cảm thấy phật lòng vì điều đó”; “Tớ xin lỗi vì đã khiến cậu cảm thấy như vậy”; “Tôi không có ý đó”; “Dù sai lầm đã xảy ra nhưng chúng ta có thể vượt qua”, v.v...[4] Những kiểu “xin lỗi” này là một hình thức tách người xin lỗi khỏi hành động gây tổn thương và cho thấy rằng họ muốn phủi bỏ trách nhiệm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Disinterested Man.png
    2
    Quan sát ngôn từ gây hấn thụ động trong lời xin lỗi. Đây có thể là một dấu hiệu của lời xin lỗi không chân thành. Khi một người không thực sự muốn xin lỗi, họ có thể lập tức chỉ ra bạn đã sai như thế nào, hoặc đổ lỗi cho bạn phần lớn hoặc toàn bộ sự việc đã xảy ra. Kiểu xin lỗi đó có thể là dấu hiệu cho thấy người nói không có thiện ý nhận lỗi và họ đang gán trách nhiệm cho bạn để không phải chịu hậu quả do hành động của họ gây ra.[5]
    • Ví dụ, một lời gây hấn thụ động có thể như sau: “Ờ thì, tại vì anh đã bảo em đi dự tiệc với anh, nhưng em không đi, thế nên anh phải nói dối em để đi một mình. Nếu ngay từ đầu em đồng ý đi thì anh đâu có phải nói dối. Xin lỗi em.”
    • Trong ví dụ trên, có lẽ người này không thực sự xin lỗi mà là họ có thói xấu dùng lời xin lỗi giả dối chỉ để chống chế cho qua chuyện.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Asexual Person Thinking.png
    3
    Lắng nghe trực giác mách bảo. Trong tất cả các cách mà bạn có thể dùng để phân tích tâm lý của ai đó, thường thì trực giác có thể là thước đo hữu hiệu để giúp bạn cân nhắc liệu có nên tin và chấp nhận lời xin lỗi của họ hay không. Hãy dành chút thời gian xem xét lời xin lỗi và lắng nghe trực giác của bạn về người đó và lời xin lỗi của họ. Bạn có thể tự hỏi bản thân những câu sau:[6]
    • Linh cảm có mách bảo bạn rằng người đó có thiện ý và thật lòng không?
    • Họ có xin bạn tha lỗi và hứa không lặp lại hành vi đó không? Đó là hai yếu tố then chốt và cần thiết của lời xin lỗi chân thành. (Yếu tố quan trọng còn lại đã đề cập ở trên là nhận trách nhiệm và không đổ lỗi.)
    • Bạn có cảm giác nghi ngờ hoặc hoang mang khi ở bên cạnh người đó không? Nếu lời xin lỗi gây ra cho bạn “nỗi sợ, bổn phận và tội lỗi” (hành vi thao túng cảm xúc) thì đó không phải là lời xin lỗi mà là một mánh khoé mà họ dùng để khống chế bạn và ngăn chặn bạn đặt câu hỏi về hành động của họ.[7]
    • Bạn có cảm nhận được sự thành thật trong lời xin lỗi của họ không?
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Jewish Guy with an Idea.png
    4
    Nghĩ xem bạn có sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi của họ không. Trước khi chấp nhận lời xin lỗi, có lẽ bạn nên xem xét hoàn cảnh và mức độ thân quen giữa bạn và người đó. Ví dụ:[8]
    • Nếu người xin lỗi là bạn thân của bạn hoặc thành viên trong gia đình và đây không phải là lần đầu họ phạm lỗi, bạn hãy tự hỏi liệu có phải họ chỉ xin lỗi để mong “thoát tội” không. Hành vi xấu kèm những lời hứa trơn tuột của họ trước đây có thể cho thấy rằng họ có thói xấu dùng lời xin lỗi như một lá chắn để trốn tránh trách nhiệm.
    • Nếu người yêu hoặc người thân trong gia đình bạn xin lỗi bạn vì điều gì đó không đúng với tính cách của họ và hiếm xảy ra, có lẽ bạn dễ chấp nhận lời xin lỗi của họ hơn.
    • Người đó có xin lỗi theo thói quen không? Trong trường hợp này, có lẽ bạn sẽ khó biết khi nào họ thành thật, bởi thói quen luôn miệng xin lỗi của họ có thể khiến bạn không còn cảm nhận được lời xin lỗi chân thành của họ nữa.[9] Bỏ qua lời xin lỗi cửa miệng của người đó, bạn cần xét xem họ có chịu trách nhiệm không, có thể hiện sự hối lỗi không, có xin được tha thứ và hứa sẽ không tái phạm không.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Androgynous Teen Lost In Thought Outdoors.png
    5
    Cho bản thân thời gian hoặc nói chuyện với người đó kỹ hơn. Có nhiều lý do khiến người ta phạm lỗi hoặc làm tổn thương người khác. Điều quan trọng là bạn phải gạt qua lỗi lầm cũ của người đó, nhất là khi họ đã thành thật nhận lỗi. Nếu vẫn còn băn khoăn không biết có nên tin vào giọng nói ăn năn của họ hay không, có lẽ bạn cần một cuộc trò chuyện dài hơn với họ để bày tỏ nghi ngại của mình.[10]
    • Cách xử lý này có lẽ tốt hơn là cứ chấp nhận lời xin lỗi mà bạn không tin và giữ mãi sự oán giận hoặc bực bội trong lòng dù không thể hiện ra ngoài. Nó cũng cho phép bạn nói rõ điều gì đã làm bạn tổn thương và chỉ ra những hậu quả mà bạn muốn họ giải quyết.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Chấp nhận lời xin lỗi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Relaxed Person in Pink Talking.png
    1
    Cảm ơn người xin lỗi bạn. Bắt đầu bằng cách cho người đó biết rằng bạn đánh giá cao lời xin lỗi và thiện ý muốn sửa sai của họ. Bạn có thể nói đơn giản như “Cảm ơn bạn đã xin lỗi” hoặc “Em nhận lời xin lỗi của anh. Cảm ơn anh.”[11]
    • Hãy thực tâm lắng nghe. Bạn có quyền mong đợi một lời xin lỗi chân thành, bởi đó là điều bình thường và phải lẽ, nhưng bạn cũng có trách nhiệm thực lòng lắng nghe lời xin lỗi, nghĩa là không ngắt lời, không chỉ trích và không gây cãi vã về lời xin lỗi hoặc trong khi họ xin lỗi.
    • Đừng gạt qua lời xin lỗi của họ bằng những câu như “Không sao”, “Không có gì”. Thái độ của bạn có thể làm tổn thương cảm xúc của họ vì nó khiến cho lời xin lỗi có vẻ như chẳng có giá trị gì, và vấn đề vẫn còn đó. Nó cũng có thể để lại cho họ cảm giác rằng bạn thù ghét họ, và điều này sẽ tích tụ lại thành khối u nhọt khiến cho vấn đề không thực sự được giải quyết. Nếu bạn cần có thêm thời gian để nguôi ngoai, hãy nói rõ ra, chẳng hạn như: “Cảm ơn anh, em hiểu lời xin lỗi của anh, nhưng bây giờ em vẫn còn rất buồn và cần thêm thời gian để tin rằng chuyện này không xảy ra lần nữa."[12]
    • Hãy sẵn lòng thể hiện sự cảm kích với người đó vì họ đã dũng cảm xin lỗi và thừa nhận lỗi lầm của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Unhappy Guy Talks About Feelings.png
    2
    Bày tỏ rằng bạn đã/vẫn còn tổn thương như thế nào. Sau khi cảm ơn người xin lỗi mình, bạn nên nói rõ ràng và cụ thể rằng bạn đã/vẫn còn đau lòng về những gì mà người đó đã gây ra cho bạn. Điều này chứng tỏ bạn thành thật về cảm xúc của mình, và cho họ thấy rằng bạn không xem nhẹ hoặc coi tình huống này chỉ là chuyện đùa. Bạn có thể nói: “Cảm ơn anh vì đã xin lỗi em. Em rất buồn khi anh đã nói dối em” hoặc “Em hiểu rằng anh thật lòng xin lỗi. Cảm ơn anh. Em đã rất buồn khi anh quát em trước mặt bố mẹ.”[13]
    • Hãy nói rõ ràng và thẳng thắn về cảm giác của bạn khi người đó đối xử tệ với bạn, nhưng đừng dùng giọng điệu gây hấn thụ động và đừng chỉ trích. Hãy chân thành và thẳng thắn như cách mà họ xin lỗi bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Guy Speaks Nicely to Autistic Girl.png
    3
    Nói rằng “Tôi hiểu” thay vì “Không sao”. Nói rằng bạn hiểu vì sao người đó đã làm như vậy, rằng bạn chấp nhận lời xin lỗi của họ và bỏ qua. Bạn có thể nói “Em hiểu vì sao anh cảm thấy cần nói dối. Em chấp nhận lời xin lỗi của anh”.[14]
    • Những câu như “Không sao” hoặc “Thôi quên đi” khiến họ bối rối không biết bạn có chấp nhận lời xin lỗi hay không. Nó cũng có thể trở thành chuyện đùa giỡn, xem thường và thiếu tôn trọng, nhất là khi người đó thực sự nghiêm túc khi xin lỗi. Hãy nhớ rằng người ta phải can đảm lắm mới có thể thừa nhận mình đã sai, và hãy xem như những nỗ lực của họ là chân thành cho đến khi có bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
  4. 4
    Đáp lại lời xin lỗi qua tin nhắn bằng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn. Lời xin lỗi qua tin nhắn thì không tốt bằng lời xin lỗi trực tiếp, nhưng vẫn còn tốt hơn những cách khác. Khi nhận được lời xin lỗi của ai đó qua tin nhắn, bạn có thể áp dụng các bước chấp nhận lời xin lỗi thông thường, nhưng nhớ phải nói rõ để người đó biết cảm giác của bạn. Đừng dễ dàng tha lỗi chỉ vì họ không đối diện với bạn, và đảm bảo họ phải biết rằng họ đã gây tổn thương cho bạn nhiều như thế nào.[15]
    • Ví dụ, bạn có thể nhắn lại: “Cảm ơn cậu, tớ cần nghe lời xin lỗi của cậu. Tớ rất buồn khi hôm trước cậu phớt lờ tớ trong lớp, nhưng tớ hiểu lúc đó cậu đang có chuyện không vui”.
    • Bạn cũng có thể đề nghị nói gặp mặt nói chuyện với người đó hoặc nói qua video chat thay vì nhắn tin.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Thể hiện sự tha thứ bằng hành động

Tải về bản PDF
  1. 1
    Cố gắng trở lại trạng thái bình thường. Bạn đã chấp nhận lời xin lỗi của một người – và giờ thì sao? Ban đầu mọi thứ có thể sẽ hơi gượng gạo, và cả hai có thể cảm thấy đôi chút không thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn có thể vượt qua điều đó và chuyển đề tài của cuộc trò chuyện hoặc bỏ qua chuyện cũ, bạn có thể bắt đầu đón nhận người đó quay lại với bạn và đưa mối quan hệ giữa hai người trở lại đúng hướng.[16]
    • Mọi thứ có thể chưa trở lại bình thường ngay, và bạn vẫn cần thêm thời gian lắng xuống sau khi người kia đã xin lỗi. Hãy hiểu rằng giữa hai bên sẽ vẫn còn chút lợn cợn sau lời xin lỗi.
    • Thậm chí bạn có thể xua đi không khí ngượng ngập (nếu có) bằng cách nói những câu như “Thôi, chuyện đã qua rồi. Chúng ta trở lại làm việc bình thường nhé?” hoặc “Được rồi, giờ thì thôi nghiêm trọng đi nào.”
  2. 2
    Cố gắng tha thứ bằng cách tự xoa dịu mình. Cho dù đã chấp nhận lời xin lỗi của ai đó, bạn vẫn có thể cảm thấy khó vượt qua hơn bạn tưởng. Mỗi khi nhớ về điều tồi tệ đã xảy ra với mình, bạn có thể cảm thấy mọi lo âu, buồn phiền hoặc căng thẳng lại ập về, và điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn đang tìm cách tha thứ, hãy thử dùng các phương pháp như hít thở sâu, thiền hoặc các liệu pháp chăm sóc bản thân để thư giãn. Bằng cách này, bạn có thể xoa dịu vết thương cũ và nghĩ tốt hơn về người mà bạn đang cố gắng tha thứ.[17]
    • Sự tha thứ không thể đến ngay lập tức, thậm chí có thể không bao giờ đến. Hãy mở lòng khoan dung, nhưng đừng mong đợi nó xảy ra chỉ sau một đêm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Hugging Middle Aged Couple.png
    3
    Gợi ý với người đó rằng cả hai nên dành thời gian vui vẻ ở bên nhau. Một cách thể hiện hành động tha thứ nữa là “bấm nút khởi động lại” để cho người đó thấy rằng bạn chủ động chấp nhận lời xin lỗi. Hãy đề nghị họ cùng bạn dành thời gian vui vẻ bên nhau để chứng tỏ rằng bạn vẫn thích chơi với họ và hai người vẫn tiếp tục là bạn bè. Nếu cần, bạn có thể nhắc người đó rằng bạn vẫn đang cố gắng tha thứ, nhưng trong khi vết thương vẫn chưa lành thì họ đừng cố cư xử như thể mọi thứ đã trở lại bình thường; dù sao thì bây giờ cả hai đều đang hướng tới điều bình thường mới để chữa lành sau những gì đã xảy ra.[18]
    • Lên kế hoạch cho một hoạt động ở nơi hai bạn phải làm việc cùng nhau, chẳng hạn như chơi thể thao, đi dã ngoại, hay cùng tham gia một lớp học cộng đồng, v.v… Điều này cho thấy bạn sẵn lòng xây dựng lại lòng tin và làm mới lại tình bạn.
    • Đề nghị họ cùng làm những việc mà trước đây cả hai đều yêu thích để thể hiện rằng bạn sẵn sàng bỏ qua những điều tiêu cực và tập trung vào những khoảng thời gian tốt đẹp.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Teens Chat at Sleepover.png
    4
    Chuẩn bị tinh thần nếu giữa bạn và người đó lại xảy ra vấn đề lần nữa. Mặc dù bạn nên tự dặn lòng phải cố gắng hoàn toàn tin tưởng người đó trở lại, nhất là khi họ đã thành khẩn nhận lỗi và bạn cũng đã chấp nhận, nhưng bạn cũng nên để mắt đến những dấu hiệu cảnh báo. Đó có thể là những manh mối cho thấy người đó có thể lặp lại lỗi lầm cũ hoặc trở lại thói quen xấu có thể dẫn đến rắc rối và lại phải xin lỗi lần nữa. Hãy cố gắng giúp người đó tránh phạm sai lầm hoặc làm tổn thương bạn như trước kia.[19]
    • Ví dụ, nếu người đó bắt đầu đến muộn trong những buổi hẹn hò, bạn hãy trao đổi với họ, vì có thể họ cũng vô tâm không biết. Nhắc họ rằng bạn cảm thấy tổn thương khi họ làm vậy. Điều này có thể khuyến khích họ cố gắng nhiều hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Xử lý các tình huống nan giải

Tải về bản PDF
  1. 1
    Chấm dứt mối quan hệ nếu bạn không thể vượt qua. Tha thứ cho ai đó là một chuyện, nhưng quên đi những tổn thương họ đã gây ra lại là chuyện khác. Ngay cả khi đã tha thứ cho ai đó, có thể bạn vẫn không quên được những gì họ đã làm. Nếu là vậy, bạn nên chia tay để tốt cho cả hai. Mối quan hệ lành mạnh không thể phát triển tốt đẹp nếu vẫn còn nỗi oán hận giữa hai bên.[20]
    • Bạn có thể nói “Em chấp nhận lời xin lỗi của anh hôm đó, nhưng em không chắc có thể quên được việc anh đã làm. Em rất tiếc, nhưng em nghĩ chúng ta sắp phải chia tay.”
    • Hoặc “Tớ rất coi trọng tình bạn giữa chúng ta, nhưng chuyện xảy ra tháng trước cứ ám ảnh tớ. Tớ không nghĩ là mình có thể vượt qua chuyện này được, và tớ cần dành thời gian cho bản thân.”
  2. 2
    Cảnh giác với những người tiếp tục “ngựa quen đường cũ”. Cho ai đó cơ hội lần thứ hai thì được. Nhưng lần thứ ba thì sao? Và lần thứ tư nữa? Có những người dễ dàng nói lời xin lỗi vì họ biết rằng thế nào bạn cũng chấp nhận, và họ có thể “xỏ mũi” bạn. Nếu người yêu hoặc bạn của bạn hết lần này đến lần khác phạm lỗi rồi xin lỗi thì có lẽ là họ không có ý tốt khi xin lỗi. Cuối cùng, có thể bạn sẽ phải cắt đứt quan hệ nếu họ không sửa thói xấu của mình.[21]
    • Cách xin lỗi tốt nhất phải thông qua hành động chứ không chỉ là lời nói. Nếu ai đó tiếp tục làm những điều mà họ thừa biết là bạn sẽ đau lòng thì nghĩa là họ không thực sự biết lỗi.
  3. 3
    Đồng thuận với người cứ liên tục xin lỗi. Nếu một người quen thân của bạn không ngừng nói lời xin lỗi, có lẽ là họ thực sự cảm thấy có lỗi. Nhưng thật là phiền khi phải nghe họ nói đi nói lại hàng chục lần, và điều này có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn cả khi họ phạm lỗi. Để người đó ngừng lại, hãy thử đồng thuận với lời xin lỗi của họ. Thay vì nói “Được rồi, không sao”, bạn hãy thử nói “Cậu biết không? Cậu nói đúng. Cậu đã làm tớ rất buồn, nhưng tớ mừng vì cậu đã xin lỗi.”[22]
    • Thường thì cách này là đủ để họ yên tâm và có thể giúp cả hai bạn cảm thấy thoải mái hơn.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 39.144 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 39.144 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo