Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trước khi mang chó về nhà, bạn cần tìm hiểu rõ cách chăm sóc loài vật này. Chúng cần được đáp ứng nhu cầu cả về thể chất lẫn tinh thần. Thực phẩm dinh dưỡng, nước sạch, nhà, môi trường an toàn là những yếu tố mà chú chó cần khi chuẩn bị gia nhập vào hộ gia đình mới, kể cả việc có nhiều thời gian chơi đùa, rèn luyện và kích thích tinh thần. Chăm sóc chó là một nhiệm vụ khá lớn lao và không nên xem nhẹ việc nuôi loài vật này. Dẫu vậy, nhiệm vụ này sẽ giúp bạn xây dựng thành công mối quan hệ gần gũi và tin tưởng với thành viên mới của gia đình.[1]

Phần 1
Phần 1 của 5:

Cho Chó ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho chó ăn thực phẩm chất lượng cao.
    Khi mua thức ăn cho chó, bạn nên đọc nhãn ghi thành phần trên bao bì.[2] Thức ăn nên chứa thành phần chủ yếu là thịt, không phải sản phẩm phụ của thịt hoặc ngũ cốc. Bước này giúp bạn xác định được thức ăn giàu protein mà không chỉ chứa thành phần làm no.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại thực phẩm dành cho chó. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn lựa chọn loại thức ăn và lượng thức ăn phù hợp với chú cún.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho chó ăn theo lịch trình cố định.
    Bạn nên cho chúng ăn hai lần một ngày.[3] Tính lượng thức ăn hằng ngày thích hợp, thông thường được hướng dẫn trên bao bì và chia thành hai phần. Buổi sáng cho ăn một phần và phần còn lại vào buổi tối.
    • Việc cho ăn theo thời gian cố định cũng hữu ích trong quá trình huấn luyện đi vệ sinh. Chó thường hay "giải quyết nỗi buồn" từ 20-30 phút sau khi ăn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không nên cho chó ăn quá nhiều thức ăn vặt hoặc thực phẩm của người.
    Nếu không, chúng có thể bị tăng cân hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe. Bạn chỉ nên cho chó ăn vặt khi đang huấn luyện. Đôi lúc bạn sẽ khó có thể cưỡng lại được ánh mắt của chú cún, tuy nhiên, bạn vẫn nên cố gắng làm theo nguyên tắc của mình!
    • Không cho chó ăn thức ăn gây hại. Có nhiều loại thực phẩm không những tổn hại đến cún cưng mà còn nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng. Tuyệt đối không cho chó ăn sô cô la, bơ, bột bánh mì, nho khô, nho, hành tây, hoặc xylitol, một chất tạo ngọt không chứa calo.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cung cấp nước cho chó.
    Loài vật này không chỉ cần thức ăn để tồn tại mà còn cần uống nước để duy trì sự sống. Bạn cần chuẩn bị nước sạch cho chúng thường xuyên. Điều này không có nghĩa là bạn phải cho chó uống nước vào những lúc bất tiện, ví dụ như đang đi xe, nhưng nếu có thể, bạn nên chuẩn bị sẵn bát nước sạch cho chúng.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Chăm sóc Sức khỏe của Chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lựa chọn bác sĩ thú y có tay nghề mà bạn có thể tin tưởng.
    Cách hiệu quả để chọn bác sĩ thú y phù hợp là cân nhắc xem liệu người này có khả năng trả lời câu hỏi của bạn một cách nhanh chóng và đầy đủ không, đồng thời quan sát cách họ tương tác với thú cưng. Bạn cần đưa chó đi khám thường xuyên, cho nên nếu bác sĩ thú y kín lịch thì bạn nên chọn người khác để thay đổi ngay cả sau khi bạn dẫn cún cưng đến một lần.[5]
    • Ngoài ra, bạn cũng cần biết thông tin liên lạc của bác sĩ thú y cấp cứu hoạt động 24 giờ một ngày cũng như cả ngày cuối tuần.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đưa chó đi tiêm ngừa.
    Bác sĩ thú y sẽ tư vấn về những loại bệnh phổ biến trong khu vực và bệnh nào thì cần phải tiêm ngừa. Các loại vắc-xin thường được tái chủng ngừa cần thiết mỗi năm một lần hoặc ba năm tùy theo bệnh.
    • Đa số các khu vực địa phương yêu cầu tiêm ngừa bệnh dại. Ngay cả khi luật không bắt buộc thì bạn vẫn nên bảo vệ thú cưng (và chính bản thân mình) khỏi căn bệnh chết người này.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc cấy ghép vi mạch nhận dạng cho chó.
    Đây là vi mạch nhỏ được tiêm vào bề mặt da hai bên bả vai chó. Mỗi vi mạch có mã số riêng biệt được đăng ký trong cơ sở dữ liệu kèm theo thông tin liên lạc của bạn. Trong trường hợp thú cứng bị lạc hoặc bắt trộm, vi mạch sẽ phát huy tác dụng chứng minh bạn là chủ sở hữu của con chó này.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Áp dụng các biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng thường xuyên.
    Bạn cần chữa trị giun tròn thường xuyên với tần suất tùy thuộc vào lối sống của thú cưng. Chó nhà thường có nguy cơ mắc phải giun thấp hơn chó săn, vì thế bác sĩ thú y sẽ tư vấn nên diệt trừ giun ở mức độ thích hợp. Những con chó ít có nguy cơ nhiễm giun chỉ cần diệt giun tròn từ hai đến ba lần một năm, trong khi những con dễ bị nhiễm giun cần phải điều trị hàng tháng.
    • Ngoài ra bạn cần lưu ý nguy cơ nhiễm giun chỉ ở chó.
    • Bạn cũng cần áp dụng biện pháp phòng ngừa bọ chét. Trong trường hợp môi trường sống bị nhiễm bọ chét, bạn nên dùng sản phẩm có tác dụng diệt trừ loài ký sinh này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc triệt sản cho chó.
    Bước này có tác dụng giảm thiểu nguy cơ rối loạn sức khỏe, như là ung thư vú (nếu triệt sản trước khi chó sinh lứa thứ hai) và bọc mủ tử cung ở chó cái, ngăn chặn tính hung hăng và bệnh tuyến tiền liệt ở chó đực. Đây cũng là trách nhiệm mà bạn cần thực hiện, vì điều này có tác dụng giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn và bùng nổ số lượng thú cưng.[7]
    • Bạn cần biết rằng chó triệt sản thường dễ mắc một số bệnh như ung thư, bệnh tuyến giáp và bệnh tim mạch. Vì thế bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi thực hiện.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Mua bảo hiểm y tế cho chó.
    Nếu đang phải cố gắng thanh toán chi phí y tế cho thú cưng, bạn nên áp dụng chính sách bảo hiểm dành cho vật nuôi. Khi có bảo hiểm hàng tháng, trong trường hợp chó bị đau ốm hoặc bị thương, công ty bảo hiểm sẽ chi trả ở mức nhất định. Các chính sách và số tiền chi trả thường dao động khá lớn.
    • Tìm hiểu thông tin trước. Bạn nên cân nhắc số tiền có thể thanh toán bảo hiểm hàng tháng và tìm hiểu một vài công ty để so sánh mức chi phí giới hạn của họ.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Làm vệ sinh cho Chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chải lông cho chó.
    Tần suất chải lông cho chó sẽ khác nhau tùy vào mỗi giống chó và mức độ rụng lông của chúng. Bạn nên chải lông cho cún cưng thường xuyên để giảm nguy cơ rụng lông và kiểm tra tình trạng cơ thể của chúng. Bạn cần giữ cho bộ lông chó luôn bóng mượt và không bị rối xù bằng cách dùng lược và bàn chải để gỡ rối.
    • Nếu chó rụng lông nhiều, bạn có thể mua dầu gội ngăn rụng lông tại cửa hàng dành cho thú cưng và siêu thị. Tắm cho chó một lần mỗi tuần cho đến khi tình trạng rụng lông được cải thiện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ gìn vệ sinh bộ lông cho chó.
    Lông bẩn có thể khiến cho da chó bị viêm nhiễm, vì thế bạn nên tắm cho chó bằng xà phòng dịu nhẹ nếu chúng bị bẩn. Hầu hết chó thường chỉ cần tắm một lần một tháng hoặc hơn, nhưng thời gian vệ sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào giống chó và hoạt động cụ thể.[8]
    • Lông chó thường mọc dài và bạn cần đưa chúng đến tiệm cắt tỉa lông. Lông mọc quá dài sẽ gây kích ứng các kẽ ngón chân, hoặc che lấp tầm nhìn của chó. Ngoài ra, bộ lông dài có thể bị mắc vào nhánh cây hoặc lá cỏ khiến cho cún cưng khó chịu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cắt móng cho chó.
    Công việc này thường không đơn giản, nhưng bạn cần phải giữ cho bàn chân của chúng được khỏe mạnh. Cắt chậm rãi và đều đặn, đảm bảo không cắt vào tủy móng. Việc cắt phạm vào tủy móng sẽ làm tổn thương chó và khiến chúng sẽ chống đối kịch liệt khi sau này bạn cắt móng cho chúng.
    • Huấn luyện cho chó liên kết việc cắt móng với trải nghiệm vui vẻ. Cho chó ăn thức ăn vặt sau khi cắt mòng xong hoặc dắt chó đi dạo công viên. Bất kể phần thưởng là gì, quan trọng là bạn giữ thái độ tích cực trong quá trình cắt tỉa móng cho cún cưng, cho dù công việc này không phải dễ dàng thực hiện.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Rèn luyện, tương tác và Chơi đùa với Chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tạo nhiều cơ hội rèn luyện cho chó.
    Bạn nên sắp xếp lượng thời gian hoạt động tùy thuộc vào giống chó của mình. Chó nhỏ thường dễ mệt sau khi chơi bắt bóng, trong khi loài chó tha mồi Labrador cần đi dạo nhiều, ít nhất là 30-45 phút hai lần một ngày để đốt cháy năng lượng. Ngoài ra, giống chó lông xù thường có đặc điểm thích hoạt động nhiều nhưng không bao giờ biết mệt là gì. Chúng có thể chạy nhảy cả ngày mà không mệt mỏi.[9]
    • Tập luyện thường xuyên giúp đốt cháy năng lượng thừa mà nếu không được lưu ý, năng lượng này sẽ dẫn đến các vấn đề hành vi như gặm nhấm, đào bới, hoặc sủa liên tục.
    • Nhớ dắt chó đi dạo. Chó cần được đi dạo quãng ngắn hai lần hoặc quãng DÀI một lần trong một ngày. Khoảng cách di chuyển tùy thuộc vào giống chó của bạn.
    • Cẩn thận không để chó chạy mất. Nếu nhà bạn có sân vườn và chúng được phép ra ngoài, bạn cần rào kín sân để chó không đi mất Hàng rào phải đủ cao để chúng không thể nhảy qua được.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tạo sự hưng phấn cho chó bằng việc huấn luyện có thưởng.
    Cũng giống như người, chó rất dễ rơi vào tình trạng chán nản. Để có được một cuộc sống vui vẻ, chúng cần được kích thích tinh thần. Sự hưng phấn có thể hình thành thông qua huấn luyện phục tùng. Bạn nên huấn luyện chúng ngồi xuống, nằm yên, và lại gần khi được gọi.
    • Đa số chó thường có hứng thú với buổi huấn luyện một đối một, và những buổi như thế này giúp chó gắn kết chặt chẽ với bạn. Nếu bạn áp dùng hình thức huấn luyện có thưởng, theo đó hành vi tốt sẽ được thưởng và không có hình phạt, cún cưng sẽ có trải nghiệm huấn luyện vui vẻ và tích cực.[10]
    • Mỗi ngày huấn luyện hai lần, mỗi lần kéo dài từ 10 đến 20 phút tùy thuộc vào mức độ tập trung của chó. Bạn cần đảm bảo kết thúc mỗi buổi với một thái độ tích cực.
    • Thưởng cho chó mỗi khi chúng phục tùng mệnh lệnh của bạn. Phần thưởng có thể là thức ăn vặt với số lượng ít (nhớ rằng không cho chúng ăn quá nhiều) hoặc đơn giản là âu yếm cún cưng mỗi khi chúng thực hiện hành vi đúng. Bạn nên chọn thứ gì đó có thể khích lệ chó của bạn làm phần thưởng.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dạy cho chó tương tác.
    Chó cần được học tương tác tốt để khi lớn lên chúng có tính cách hòa đồng với xung quanh. Khi chó con được vài tuần tuổi, bạn cần cho chúng tiếp xúc với nhiều người, ánh sáng, âm thanh, và mùi hương nếu có thể. Khi được 18 tuần tuổi (thời điểm chó bắt đầu ngừng thích nghi), chúng sẽ xem những thứ đó là bình thường và không cảm thấy sợ hãi sau này.[12]
    • Nếu chó cưng đã trưởng thành, bạn vẫn nên cho chúng tiếp xúc với những trải nghiệm mới. Lưu ý không nên khiến chúng bị quá tải và sợ hãi nếu chúng cảm thấy không thoải mái. Bạn cần hết sức kiên trì khi cho chó tiếp xúc với những vật đáng sợ nhưng ở khoảng cách phù hợp để chúng không cảm thấy hoảng hốt. Thưởng cho chúng vì hành vi bình tĩnh. Dần dần, bạn hãy di chuyển vật đó lại gần hơn, tiếp tục thưởng cho cún cưng để chúng hình thành sự liên kết tích cực đối với đồ vật.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tạo điều kiện cho chó chơi đùa và thể hiện hành vi bình thường đối với giống chó.
    Ví dụ như chó săn theo mùi Basset và Bloodhound thường có thói quen đi theo mùi hương. Bạn nên cho chúng thời gian đánh hơi môi trường xung quanh hoặc biến thành trò chơi bằng cách tạo một đường có mùi để chó lần theo.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Thể hiện Sự tôn trọng và Yêu thương Chó

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đăng ký nhận dạng và gắn thẻ lên vòng cổ của chó.
    Bước này giúp bảo đảm chó có thể về nhà nếu chúng bị lạc hoặc tách ra khỏi chủ. Tại Mỹ, mỗi bang có quy định sở hữu chó khác nhau. Nơi cứu trợ động vật hoặc phòng khám thú y thường là nơi bạn có thể hỏi về thủ tục đăng ký thú cưng và nhờ tư vấn về việc có nên mang vòng cổ và gắn thẻ liên tục hay không. Bạn cần biết rằng một số thành phố thường hạn chế việc sở hữu một số giống chó được cho là "nguy hiểm" như là chó bun hoặc chó cảnh vệ.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tôn trọng cún cưng.
    Đừng bao giờ trừng phạt chó bằng bạo lực hay hạ thấp chúng trong mọi tình huống. Điều này có nghĩa là bạn nên đặt tên phù hợp, thay vì những cái tên như là "Chó điên" hay "Chó sát nhân" làm ảnh hưởng đến thái độ của người khác đối với chúng .
    • Nếu chó có hành vi sai quấy, bạn cần tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra và liệu rằng các hành động hay sự thụ động của bạn có gây nên sự cố này hay không.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bạn cần biết rằng chó cần được đáp ứng nhu cầu cơ bản.
    Ví dụ như chó cần đi vệ sinh thường xuyên nhưng không làm vấy bẩn xung quanh nhà hoặc cơ thể chúng. Hơn nữa, việc nhốt chó trong nhiều giờ mà không có sự tiếp xúc với con người hoặc được đi vệ sinh là hành vi vô nhân đạo.[14]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chuẩn bị cho...
    Chuẩn bị cho cún cưng chỗ ngủ thoải mái và không phải ở ngoài trời với điều kiện khắc nghiệt. Việc thả chó ra ngoài trời vào mùa hè nóng bức hoặc mùa đông lạnh giá mà không được bảo vệ an toàn có thể khiến chúng bị thương hoặc thậm chí là tử vong. Tốt nhất, bạn nên để chó trong nhà khi thời tiết khắc nghiệt, nhưng nếu không có khả năng thì bạn nên cung cấp chỗ ở kín đáo và thật nhiều nước cho cún cưng.[15]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xây dựng mối gắn kết yêu thương và tôn trọng với cún yêu.
    Những chú chó sẽ yêu bạn suốt đời nếu bạn đối xử tốt với chúng. Hãy dành thời gian ở bên chúng, tìm hiểu tính cách của chúng và điều gì có tác dụng khích lê chúng. Bạn càng tiếp xúc nhiều với chó, cuộc sống của cả hai sẽ càng hạnh phúc hơn.
    • Trong mọi trường hợp, bạn đừng bao giờ đánh đập hoặc ngược đãi chó. Chửi mắng khi chúng có hành vi sai trái là hình phạt phản tác dụng nhất. Chó thường quên mất đã làm những gì và sẽ không hiểu tại sao người chủ lại la hét với mình.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thường xuyên truy cập trang web của FDA để cập nhật các loại thức ăn dành cho chó bị thu hồi.
  • Trong trường hợp chó trở nên quá hung hăng, bạn nên tiếp cận chúng từ từ và cẩn trọng. Không tiến lại gần từ đằng sau vì chúng có thể xem đây là hành động gây hấn và sẽ cắn bạn.

Cảnh báo

  • Không bao giờ được đánh chó! Đây là hành vi tàn nhẫn và chỉ khiến cho chúng sợ bạn mà thôi. Thay vào đó bạn nên thể hiện sự không hài lòng bằng cách giấu phần thưởng đi. Hơn nữa, bạn nên áp dụng phương pháp củng cố tích cực để thúc đẩy hành vi tốt ở chó.
  • Chú ý hành vi của thú cưng. Chó thường phát ra tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Nếu nhận thấy sự thay đổi bất thường trong hành vi hoặc hành động của chó, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Những thứ bạn cần

  • Cũi chó
  • Nệm hoặc chăn dành cho chó
  • Thức ăn dành cho chó
  • Nước
  • Bát đựng thức ăn và nước
  • Các biện pháp chăm sóc thú y, ví dụ như chủng ngừa
  • Bàn chải hoặc lược dành cho chó
  • Dầu gội dành cho chó
  • Sách hoặc sổ tay hướng dẫn huấn luyện chó
  • Thức ăn vặt dành cho chó
  • Dây xích và vòng cổ

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Colleen Demling-Riley, CPDT-KA, CBCC-KA, CDBC
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn hành vi của chó
Bài viết này đã được cùng viết bởi Colleen Demling-Riley, CPDT-KA, CBCC-KA, CDBC. Colleen Demling-Riley (CPDT-KA, CBCC-KA, CDBC) là chuyên gia tư vấn hành vi của chó kiêm người sáng lập Powtopia Dog Training. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, cô chuyên sáng lập và tùy chỉnh các chương trình quản lý cho dành cho người nuôi chó. Cô là chuyên gia huấn luyện chó cưng có chứng nhận - đã được đánh giá kiến thức, chuyên gia hành vi chó có chứng nhận - đã được đánh giá kiến thức, chuyên gia tư vấn hành vi chó, người đánh giá hành vi của chó thuộc Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ. Colleen là thành viên của Hiệp hội quốc tế dành cho các chuyên gia am hiểu về chó và được giới thiệu trên các ấn phẩm truyền thông trong nước, bao gồm New York Times, Woman’s Day, Readers Digest, Cosmopolitan và Yahoo.com. Bài viết này đã được xem 28.224 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 28.224 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo