Cách để Điều trị nhiễm trùng rốn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhiễm trùng rốn nghe có vẻ khó chịu và phiền toái, nhưng tình trạng này thường khá nhẹ và mau khỏi. Môi trường tối và ấm trong rốn là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn sinh sôi, đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng. Xỏ khuyên rốn cũng là một nguy cơ gây nhiễm trùng rốn. Tốt nhất là bạn cần nhanh chóng xử lý các trường hợp nhiễm trùng vì chúng có thể gây đau. May mắn là nhiễm trùng rốn thường được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh và một số thay đổi trong vệ sinh cá nhân.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết tình trạng nhiễm trùng rốn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để ý dịch rỉ ra từ rốn.
    Đa phần các trường hợp nhiễm trùng rốn do vi khuẩn thường kèm dịch rỉ ra từ bên trong và xung quanh rốn. Chất dịch thường có màu vàng nhạt. Rốn khi bị nhiễm trùng cũng có thể sưng và đau.[1]
    • Mặc dù nghe có vẻ ghê và khó chịu, nhưng tình trạng này có thể xử lý được tương đối dễ dàng bằng thuốc bôi ngoài da.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý đến vùng da đỏ bong tróc bên trong hoặc xung quanh rốn.
    Đây là một dấu hiệu đặc biệt thường gặp của bệnh nhiễm trùng rốn do nấm. Vùng da nhiễm trùng sẽ đỏ, ngứa và đôi khi gây đau.[2] Cố gắng kiềm chế gãi vùng da viêm đỏ, vì điều này có thể khiến nhiễm trùng lan rộng hoặc trầm trọng hơn.
    • Nếu có các vệt đỏ toả ra từ rốn vào vùng da bụng, có thể đây là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đã trở nặng. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy các vệt này xuất hiện.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quan sát vùng da phát ban khô xung quanh rốn.
    Tình trạng nhiễm trùng nấm và nấm men trong rốn thường dẫn đến phát ban. Vùng phát ban có thể sần sùi hoặc không, có thể đau hoặc không.[3]
    • Vùng phát ban có thể không tròn đều hoặc có 2 hoặc 3 vết riêng lẻ ở những vùng khác nhau gần rốn. Khi bị gãi hoặc chạm vào, phát ban có thể lan ra xung quanh rốn, tạo nên nhiều vết phát ban trên bụng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đo nhiệt độ...
    Đo nhiệt độ để biết bạn có sốt không. Khi nhiễm trùng rốn trở nặng, thường thì bạn sẽ bị sốt. Mặc dù chỉ có một triệu chứng sốt thì chưa chắc là bạn bị nhiễm trùng rốn, nhưng khả năng là bạn đã bị nhiễm trùng khi có các triệu chứng khác kèm với sốt (chẳng hạn như phát ban hoặc tiết dịch ở rốn).[4] Bên cạnh tăng thân nhiệt, các dấu hiệu sốt bao gồm: ớn lạnh, run rẩy, cảm thấy lạnh, lờ đờ, da nhạy cảm hoặc đau.
    • Bạn có thể mua nhiệt kế đo ở miệng hoặc nhiệt kế cặp nách tại các hiệu thuốc.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều trị nhiễm trùng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt lịch khám với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng rốn.
    Nếu không sốt và không đau nhiều, bạn có thể chờ 2-3 ngày cho nhiễm trùng tự khỏi. Nếu không thấy cải thiện hoặc nếu các triệu chứng nặng hơn, bạn hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ. Mô tả các triệu chứng của bạn và cho bác sĩ biết nhiễm trùng bắt đầu từ bao giờ.[5]
    • Trong một số trường hợp, bác sĩ tổng quát có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ da liễu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bôi kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh do bác sĩ kê đơn.
    Nếu tình trạng nhiễm trùng rốn là do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ kê toa kem kháng sinh cho bạn. Kem thường được bôi vào vùng tổn thương mỗi ngày 2-3 lần trong khoảng 1 tuần. Tình trạng nhiễm trùng và đau sẽ khỏi dần khi bạn bôi kem.[6]
    • Hỏi bác sĩ về tần suất bôi kem hoặc thuốc mỡ và liều lượng mỗi lần bôi.
    • Sử dụng găng tay khi bôi thuốc mỡ và luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm khi chạm vào vùng nhiễm trùng hoặc bôi thuốc. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng kem trị nấm nếu nhiễm trùng là do nấm.
    Trong trường hợp nhiễm trùng rốn do nấm, bác sĩ sẽ kê thuốc mỡ hoặc kem bôi trị nấm. Bôi kem theo hướng dẫn bằng cách xoa vào vùng da đỏ bong tróc xung quanh rốn.[7]
    • Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc mỡ hoặc kem trị nấm không kê toa.
    • Dùng găng tay để bôi thuốc mỡ và luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi bôi thuốc.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tắm hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng rốn.
    Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng tắm rửa là cách tốt nhất để làm sạch rốn, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm. Dùng xà phòng nhẹ dịu, khăn mềm và nước ấm để rửa bụng và rốn.[8]
    • Khi bước ra khỏi phòng tắm, bạn đừng thoa lotion lên rốn (ngay cả khi bạn thoa lotion lên khắp người). Lotion sẽ làm ẩm rốn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
    • Để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan, bạn đừng dùng chung khăn với bất cứ ai, ngay cả bạn đời.
    • Lau rửa bồn tắm sau khi sử dụng bằng dung dịch 120 ml thuốc tẩy pha với 4 lít nước.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lau rửa rốn bằng nước muối nếu bạn có rốn sâu.
    Nếu rốn của bạn thuộc loại sâu, bạn nên lau rửa rốn bằng nước muối để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Pha 1 thìa muối ăn với 240 ml nước ấm. Nhúng một ngón tay vào dung dịch muối và dùng ngón tay xoa nước muối vào rốn. Thực hiện như vậy mỗi ngày một lần cho đến khi khỏi nhiễm trùng. Biện pháp này sẽ làm sạch vi khuẩn và nấm còn lại.[9]
    • Nếu không muốn dùng ngón tay để làm sạch rốn, bạn có thể dùng khăn bông sạch và ẩm để lau rốn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Giữ vệ sinh tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan hoặc tái phát.
    Một số trường hợp nhiễm trùng rốn rất dễ lây và có thể lây sang người khác hoặc sang các vùng da khác trên cơ thể. Các trường hợp nhiễm nấm đặc biệt dễ lây lan. Hãy cố gắng kiềm chế gãi hoặc chạm vào rốn khi bị nhiễm trùng, và luôn luôn rửa tay sau khi chạm vào rốn hoăc bôi thuốc. Thay quần áo và vải trải giường thường xuyên.[10]
    • Nếu bạn sống cùng với những người khác, đừng dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm hoặc ga trải giường. Nhắc mọi người rửa tay thường xuyên.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị lỗ xỏ khuyên rốn nhiễm trùng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý các vệt đỏ hoặc đau nhói gần lỗ xỏ khuyên.
    Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra sau vài ngày bạn xỏ khuyên rốn. Hãy kiểm tra lỗ xỏ khuyên và chú ý nếu da bị đỏ hoặc có dịch tiết ra từ vết thương. Nếu bạn mới xỏ khuyên và có các triệu chứng này thì có thể là lỗ xỏ khuyên đã bị nhiễm trùng.[11]
    • Nếu bạn xỏ khuyên ở cơ sở chuyên nghiệp, họ sẽ hướng dẫn bạn cách giữ vệ sinh và phòng tránh nhiễm trùng. Bạn hãy tuân theo hướng dẫn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng không khỏi trong vòng 3-4 ngày.
    Trường hợp nhiễm trùng nhẹ sau khi xỏ khuyên thường tự khỏi nếu lỗ xỏ khuyên được giữ sạch. Tuy nhiên, nếu đã quá 4 ngày mà bạn vẫn bị đau ở rốn và nếu lỗ xỏ khuyên vẫn đỏ, hãy hẹn gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.[12]
    • Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị sốt kèm nhiễm trùng hoặc nếu nhiễm trùng gây đau dữ dội.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Để yên và giữ sạch khuyên xỏ rốn sau khi đã khỏi nhiễm trùng.
    Nếu bạn thường nghịch khuyên hoặc tháo ra đeo lại, nó sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, do đó bạn nên để yên khuyên trong lỗ xỏ tối thiểu 2 tháng (hoặc theo khuyến nghị của thợ xỏ khuyên). Rửa khuyên hàng ngày bằng xà phòng và nước để diệt mọi vi khuẩn gây nhiễm trùng.[13]
    • Nếu bạn lo ngại nhiễm trùng tái phát, hãy mặc áo rộng rãi. Áo chật sẽ khiến rốn khó khô và có thể giữ vi khuẩn bên trong, cả hai yếu tố này đều có thể dẫn dến tái nhiễm trùng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng rốn, nhưng có một số người dễ mắc hơn. Những người thường đổ nhiều mồ hôi như các vận động viên hoặc những người sống trong vùng khí hậu nóng ẩm có nguy cơ bị nhiễm trùng rốn cao hơn.
  • Loại nấm thường gây nhiễm trùng ở rốn có tên khoa học là Candida albicans.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Indy Chabra, MD, PhD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ da liễu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Indy Chabra, MD, PhD. Tiến sĩ Indy Chabra là bác da liễu và bác sĩ phẫu thuật vi mô Mohs được Hội đồng Y khoa công nhận. Ông là thành viên sáng lập DMC Dermatology & Mohs tại Tucson, Arizona. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, ông chuyên điều trị, phẫu thuật và chăm sóc da thẩm mỹ cho người lớn và trẻ nhỏ. Tiến sĩ Chabra có bằng cử nhân Hóa học và Khoa học Sinh học và bằng cử nhân Kinh tế học của Đại học Stanford. Ông cũng có bằng thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Di truyền và Vi sinh học của Đại học Stony Brook. Ông hoàn thành chương trình thực tập chuyên ngành Da liễu tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Pittsburgh (UPMC), Pittsburgh. Tại UPMC, tiến sĩ Chabra được đào tạo chuyên sâu về phức hợp Y khoa Da liễu, tình trạng bệnh về tóc và móng, Da liễu Nhi khoa, Da liễu Thẩm mỹ và Phẫu thuật Ung thư da Mohs. Tiến sĩ Chabra là thành viên của Hiệp hội Phẫu thuật Mohs Hoa Kỳ, Học viện Da liễu Hoa kỳ, và Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu Hoa kỳ. Tiến sĩ Chabra cũng tư vấn da liễu cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Tucson. Bài viết này đã được xem 1.637 lần.
Trang này đã được đọc 1.637 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo