Cách để Điều trị nhiễm nấm men: Điều trị tại nhà có được không?

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bệnh nhiễm nấm Candida là bệnh nhiễm trùng do nấm Candida albicans gây ra.[1] Bệnh có thể ảnh hưởng đến vùng miệng, âm đạo, da, dạ dày và đường tiết niệu. Hầu hết nữ giới sẽ bị nhiễm nấm âm đạo một lần trong đời và hầu hết bệnh nhân HIV/AIDS đều bị nhiễm nấm Candida. Nhiễm nấm miệng (tưa miệng) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch yếu.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Dùng thuốc truyền thống

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định triệu chứng.
    Nguy cơ nhiễm nấm men tăng cao nếu bạn uống kháng sinh, đang mang thai, thừa cân, tiểu đường hoặc có hệ miễn dịch yếu. Triệu chứng nhiễm nấm men gồm có:[2]
    • Ngứa, kích ứng, đau và cảm giác bỏng rát ở âm đạo
    • Tiết dịch trắng, vón cục và có mùi
    • Phát ban trên da, các mảng và mụn nước vùng bẹn
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi bác sĩ.
    Nên đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bản thân nhiễm nấm men, có triệu chứng nhiễm nấm men lần đầu hoặc xuất hiện của triệu chứng khác. Bác sĩ có thể lấy mẫu đem xét nghiệm, ví dụ như xét nghiệm phết dịch âm đạo, chụp CT hoặc xét nghiệm phân trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng. Nếu bạn thường xuyên nhiễm nấm men, bác sĩ có thể xét nghiệm để phát hiện tình trạng suy yếu miễn dịch hoặc các bệnh khác. Bạn có thể bị nhiễm nấm men phức tạp nếu:[3]
    • Có dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ như đỏ, sưng và ngứa dữ dội dẫn đến rách, nứt da hoặc loét.
    • Nhiễm nấm men tái phát - hơn 4 lần một năm.
    • Bị nhiễm trùng do một loại nấm khác không phải nấm Candida albicans.
    • Mang thai.
    • Bị tiểu đường.
    • Dùng một số thuốc chữa bệnh, ví dụ như HIV.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng kem kháng nấm.
    Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm để giúp chữa nhiễm nấm hoặc khuyên bạn dùng thuốc không kê đơn. Nhiễm nấm men thực sự là do nấm gây ra nên kem kháng nấm không kê đơn là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất.[4]
    • Đi khám bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện sau 3-4 ngày dùng thuốc.
    • KHÔNG dùng thuốc không kê đơn đối với phụ nữ mang thai hoặc nhiễm nấm men tái phát. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị.
    • Đảm bảo dùng kem kháng nấm chuyên biệt để điều trị nhiễm nấm men. Các loại kem kháng nấm khác có thể chứa công thức không được dùng cho vùng quanh âm đạo.
    • Kem không kê đơn được dùng trong 1-7 ngày. Tuân thủ hướng dẫn trên bao bì về tần suất sử dụng kem.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mua thuốc đặt âm đạo.
    Giống như kem kháng nấm, thuốc đặt âm đạo không kê đơn dùng điều trị nhiễm nấm bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nấm gây bệnh. Thành phần của từng loại thuốc có thể hơi khác nhau nhưng thường chứa thuốc kháng nấm như Clotrimazole, Butoconazole, Miconazole hoặc Tioconazole.[5]
    • Thuốc đặt âm đạo không kê đơn cũng có thể dùng điều trị trong 1-7 ngày. Đọc kỹ hướng dẫn đi kèm theo thuốc để biết tần suất sử dụng và cách đặt thuốc đúng cách.
    • Thuốc đạn đặt âm đạo thường có hình nón, hình que hoặc hình nêm và được đưa trực tiếp vào âm đạo.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Uống thuốc không kê đơn.
    Viên nén không kê đơn cũng được sử dụng nhưng không phổ biến bằng thuốc thoa ngoài và không hiệu quả trong việc chống lại nhiễm nấm men nghiêm trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc mới vì một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khi uống cùng các thuốc khác, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng. [6][7]
    • Đọc kỹ nhãn trên bao bì để xác định liều và tần suất uống chính xác. Quy trình điều trị bằng viên uống không kê đơn thường mất 1-7 ngày.
    • Các loại thuốc viên này có chứa thành phần kháng nấm an toàn khi uống vào.
    • Tránh dùng thuốc kháng sinh quá liều vì như vậy sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn giúp kiểm soát nấm Candida.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thoa kem chống ngứa.
    Thuốc chống ngứa chỉ nên được thoa quanh âm đạo và không được thoa vào trong. Kem thoa âm đạo có thể kết hợp với thuốc corticosteroid tác dụng nhẹ để giảm viêm, ngứa và thường được bán kèm dụng cụ giúp đo chính xác lượng kem cần dùng.[8][9]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem không kê đơn.
    • Kem thường đặc hơn Lotion nhưng vẫn có thể chảy nên bạn cần cân nhắc dùng miếng băng vệ sinh hoặc miếng lót nội y. Không dùng băng vệ sinh dạng que nhỏ (Tampon) vì Tampon sẽ hút kem và giảm hiệu quả của kem.
    • Kem chống ngứa không giúp điều trị nhiễm nấm men nhưng có thể xoa dịu cơn ngứa, kích ứng và cảm giác khó chịu nói chung do nhiễm nấm men. Nên dùng kem chống ngứa cùng kèm kháng nấm, thuốc đạn đặt âm đạo hoặc viên uống.
    • Chỉ dùng kem chống ngứa chuyên biệt cho vùng âm đạo. Các loại kem chống ngứa khác có thể gây mất cân bằng pH âm đạo và khiến tình trạng nhiễm nấm men trở nặng hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Thay đổi chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh một số loại thức ăn và nước uống.
    Chế độ ăn có kiêng cữ sẽ giúp giảm sự xuất hiện của vi khuẩn gây nhiễm nhẫm men. Các chuyên gia khuyến nghị nên tránh thức uống chứa cồn, đồ ngọt và các thức uống chứa chất làm ngọt nhân tạo, cacbon-hydrat tinh luyện, và thức ăn chứa nhiều nấm men.[10]
    • Một số chế phẩm từ sữa động vật, bao gồm phô mai và bơ có thể góp phần gây nhiễm nấm men. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm.
    • Nếu nồng độ đường huyết thấp hoặc không chắc nên tránh loại thức phẩm nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn phù hợp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C.
    Vitamin C hay axit ascorbic là chất chống oxy hóa tự nhiên, quan trọng giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch. Vitamin C có thể bổ sung ở dạng thực phẩm chức năng với liều khuyến nghị là 500-1000 mg, chia thành 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C nếu bạn đang uống thuốc ức chế miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch yếu. Mặt khác, nguồn vitamin C tự nhiên không gây tác dụng phụ và bạn có thể tham khảo: [11][12]
    • Ớt chuông đỏ hoặc xanh
    • Hoa quả họ Cam như cam, bưởi, chanh hoặc nước ép hoa quả họ Cam không cô đặc
    • Rau bina (cải bó xôi), bông cải xanh và mầm cải Brussel
    • Dâu tây và phúc bồn tử
    • Cà chua
    • Xoài, đu đủ và dưa vàng
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tăng cường vitamin E.
    Vitamin E là chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và hiệu quả trong trường hợp nhiễm nấm men do hệ miễn dịch yếu. Liều khuyến nghị cho người trưởng thành là 15 mg mỗi ngày.[13] Thực phẩm giàu vitamin E gồm có:[14]
    • Dầu thực vật
    • Hạnh nhân
    • Lạc
    • Hạt phỉ
    • Hạt hướng dương
    • Rau bina
    • Bông cải xanh
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3.
    Axit béo thiết yếu có thể giúp giảm viêm và cảm giác bỏng rát ở người bị nhiễm nấm men. Các chuyên gia khuyến nghị bổ sung kết hợp omega-6 (có trong chiết xuất anh thảo) và omega-3 (có trong dầu cá hoặc dầu hạt lanh). Bổ sung 2 thìa cà phê dầu mỗi ngày hoặc 1000-15000 mg, chia thành 2 lần mỗi ngày.[15][16] Thực phẩm giàu omega-3 gồm có:
    • Trứng
    • Đậu Pinto, đậu nành và đậu mắt đen
    • Đậu phụ
    • Cá hồi hoang dã và cá mòi
    • Quả óc chó, hạnh nhân, hạt Chia và hạt lanh
    • Dầu hạt cải, dầu cá và dầu hạt lanh
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Bổ sung probiotic.
    Probiotic là lợi khuẩn thường có trong niêm mạc bên trong ruột và dạ dày, có chức năng như yếu tố kháng nấm giúp kiểm soát vi khuẩn Candida, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu cho rằng sữa chua chứa men sống probiotic có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm men. Một số cách để tăng cường probiotic gồm có:[17]
    • Thử uống thực phẩm chức năng bổ sung probiotic với tỉ lệ 1-10 tỷ khuẩn Bifidobacterium, tối đa 2 lần mỗi ngày.
    • Hỏi bác sĩ trước khi uống probiotic nếu đang uống các thuốc ức chế hệ miễn dịch hoặc đang uống kháng sinh.
    • Ăn 250 ml sữa chua trắng, không đường mỗi ngày để giúp giảm nhiễm nấm men.
    • Bạn có thể mua thuốc đạn đặt âm đạo chứa probiotic để giúp khôi phục cân bằng vi khuẩn trong âm đạo.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Dùng nguyên liệu tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn nhiều tỏi.
    Tỏi nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm vì chứa thành phần tự nhiên allicin. Bạn nên ăn 1 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc cho 2-3 tép tỏi nghiền vào món ăn. Đối với thực phẩm chức năng, bạn có thể bổ sung liều tương đương 1 tép tỏi mỗi ngày hoặc 1 viên nén bằng với 4000-5000 mg allicin. [18][19]
    • Tỏi có thể tương tác với một số thuốc chữa bệnh, bao gồm thuốc điều trị HIV. Tỏi cũng làm tăng nguy cơ xuất huyết ở người có hệ miễn dịch yếu, người đang uống thuốc làm loãng máu, người vừa bị chấn thương hoặc phẫu thuật. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng tỏi hoặc thực phẩm chức năng chứa tỏi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống chiết xuất cúc Echinacea.
    Echinacea là thảo mộc có khả năng kháng vi-rút, chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giảm viêm và khôi phục cân bằng hormone. Echinacea cũng rất hữu ích khi dùng kết hợp với Econazole - chất kháng nấm dùng điều trị nhiễm nấm men, trong việc giảm tỉ lệ nhiễm nấm men tái phát. Nghiên cứu cho thấy bổ sung 2-9 ml chiết xuất cúc Echinacea hoặc 1 cốc trà cúc Echinacea mỗi ngày có thể giúp kiểm soát nhiễm nấm men gây ra bởi vi khuẩn Candida.[20][21]
    • Để ủ trà, bạn chỉ cần ngâm 1-2 g rễ Echinacea khô hoặc chiết xuất trong nước ấm khoảng 5 phút. Lọc lấy nước và uống.
    • Echinacea có thể tương tác với nhiều loại thuốc chữa bệnh nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
    • Một số trường hợp sẽ gặp tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt và khô mắt. Không dùng Echinacea khi bụng rỗng.
    • Không uống Echinacea trong trường hợp bị đa xơ cứng, lao, rối loạn mô liên kết, bệnh bạch cầu, tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh tự miễn dịch hoặc rối loạn về gan.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử tắm dầu tràm trà.
    Dầu tràm trà nổi tiếng với đặc tính kháng vi-rút và kháng nấm. Nghiên cứu cho rằng tinh dầu tràm trà có thể hiệu quả trong việc điều trị nhiễm nấm âm đạo. Tuy nhiên, không nên thoa trực tiếp tinh dầu vào âm đạo. Thay vào đó, bạn nên thử cách tắm tinh dầu tràm trà.[22][23]
    • Nhỏ 10-15 giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình khoảng 15 phút. Lặp lại quy trình này 2-3 lần mỗi tuần. Cách này giúp kiểm soát nhiễm nấm âm đạo và ngăn bệnh tái phát.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Phòng ngừa nhiễm trùng nấm men

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
    Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm nấm men tái phát và nhiễm nấm men trong tương lai bằng cách giữ vùng âm đạo khô, sạch. Một số mẹo vệ sinh giúp bạn tránh nhiễm nấm men:[24][25]
    • Không dùng xà phòng cho vùng âm đạo. Chỉ nên rửa âm đạo bằng nước ấm.
    • Luôn lau sạch từ trước về sau khi đi vệ sinh.
    • Tránh dùng sản phẩm như nước hoa, dung dịch xịt vệ sinh phụ nữ và bột cho vùng âm đạo.
    • Thay băng vệ sinh, cốc kinh nguyệt và tăm bông mỗi 2-4 tiếng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mặc quần áo thoải mái.
    Tránh mặc quần áo bó sát, ví dụ như quần bó, legging hoặc tất quần. Các trang phục này có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng nhiễm nấm men trở nặng. Ngoài ra, bạn nên tránh mặc quần áo ướt hoặc quần áo tập thể dục trong thời gian dài. Giặt sạch quần áo ướt, dính mồ hôi sau mỗi lần sử dụng.[26][27]
    • Mặc nội y hoặc tất quần từ chất liệu cotton thay vì chất liệu lụa hoặc ni-lông vì lụa và ni-lông có thể làm tăng tiết mồ hôi vùng âm đạo và gây kích ứng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh thụt rửa âm đạo.
    Nhiều người cho rằng thụt rửa có thể giúp làm sạch âm đạo. Tuy nhiên, quá trình thụt rửa sẽ chỉ khiến tình trạng nhiễm nấm men trở nặng hơn. Thụt rửa có thể làm thay đổi cân bằng pH tự nhiên trong âm đạo, gây kích ứng và tổn thương da, màng nhầy (dù bạn dùng sản phẩm thảo mộc hay dạng thuốc). Thụt rửa còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, bệnh viêm vùng chậu và gây biến chứng khi mang thai.[28][29][30]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lisa Bryant, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ trị liệu thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lisa Bryant, ND. Tiến sĩ Bryant được cấp bằng Bác sĩ chuyên ngành thiên nhiên liệu pháp và chuyên gia y học tự nhiên tại Portland, Oregon. Cô đã hoàn thành chương trình nội trú tại khoa Y học thiên nhiên liệu pháp cho gia đình tại Đại học Y khoa Quốc gia năm 2014. Bài viết này đã được xem 2.759 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 2.759 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo