Cách để Điều trị bong gân mắt cá chân cho chó

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bong gân mắt cá chân là chấn thương gân, dây chằng và/hoặc cơ quanh khớp mắt cá chân. Chó chạy nhảy quá nhiều hoặc gặp tai nạn nhỏ có thể bị bong gân mắt cá chân. Nhanh chóng phát hiện bong gân mắt cá chân cho chó là điều cốt yếu để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa chấn thương trở nên trầm trọng hơn.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nhận biết dấu hiệu bong gân mắt cá chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rõ cấu trúc xương của chó.
    Trên thực tế, chó đứng và đi bằng các ngón chân ở cẳng chân trước và cẳng chân sau. Khi chó đứng, bạn có thể thấy mắt cá chân chó nằm giữa đầu gối và ngón chân. Vị trí mắt cá chân chó cũng tương tự như mắt cá chân người khi chúng ta đứng bằng ngón chân (thay vì bàn chân). [1]
    • Chó không có mắt cá chân trước cũng như con người không có “mắt cá tay”. Chân trước cũng có khả năng bị một loại bong gân khác và được điều trị tương tự như bong gân mắt cá chân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu nguyên nhân gây bong gân mắt cá chân.
    Nhiều con chó rất hiếu động. Hoạt động quá mức khiến chó đặt nhiều áp lực lên khớp, do đó rất dễ bị chấn thương.[2]
    • Chạy, nhảy hoặc xoay vòng nhanh và ngoặt gấp liên tục sẽ khiến khớp bị căng.
    • Không phải con chó nào cũng hiếu động, tuy nhiên áp lực ở khớp chân có thể lớn hơn sức chịu đựng của chó. Bong gân cũng có thể là hậu quả của trượt, ngã, sập hố hoặc những tai nạn đơn giản khi nhảy lên hoặc nhảy xuống ghế. Bất cứ nguyên nhân nào trong những nguyên nhân trên đều có thể gây bong gân cho chó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý dấu hiệu đi khập khiễng.
    Dấu hiệu đầu tiên và thường dễ nhận biết nhất của bong gân mắt cá chân là chân sau bị thương đi khập khiễng.[3]
    • Chó bị bong gân thường cố gắng tránh đặt trọng lượng lên chân bị thương.
    • Chó có thể nâng chân bị thương lên cao hoặc thấp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Chó sẽ tránh sử dụng cả bàn chân.
    • Bạn nên cảnh giác với các lý do khác khiến chó đi khập khiễng chân sau như chấn thương hông, đầu gối hoặc bàn chân.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát dấu hiệu chấn thương hiện rõ bên ngoài.
    Bạn có thể thấy hiện tượng sưng tấy hoặc đỏ xung quanh mắt cá chân nếu chó bị bong gân.[5]
    • Bạn cũng có thể nhận thấy chó liếm mắt cá chân bị bong gân thường xuyên.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Quan sát thay đổi về hành vi.
    Chó bị thương cũng có thể thay đổi hành vi. Những thay đổi về hành vi chứng tỏ chó đang bị chấn thương là:[6]
    • Trở nên chán ăn và ăn ít.
    • Thay đổi mức độ hoạt động, chẳng hạn như ngủ nhiều hơn hoặc hoạt động một cách miễn cưỡng.
    • Thay đổi liên quan đến âm thanh như sủa, gầm gừ hoặc rên rỉ khi đụng chạm hoặc xê dịch mắt cá chân.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Điều trị bong gân mắt cá chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho chó nghỉ ngơi.
    Cho chó nghỉ ngơi là bước điều trị bong gân đầu tiên.[7] Để đảm bảo chó được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn nên hạn chế hoạt động của chó. Có thể nhốt chó trong nhà hoặc trong một không gian hẹp để chó không thể chạy hoặc chơi. Càng ít hoạt động, chó sẽ càng mau hồi phục hơn.
    • Khi cần thiết, bạn có thể buộc dây vào cổ chó và dắt chó ra ngoài. Bạn nên thong dong dắt chó đi dạo trên một quãng đường ngắn. [8] Sau đó, nên đưa chó về nhốt lại càng sớm càng tốt để chó có thể nghỉ ngơi.
    • Hạn chế hoạt động của chó trong 48 tiếng để chó có đủ thời gian hồi phục sau chấn thương.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm túi đá lạnh.
    Để làm giảm sưng, giảm đau và giúp vết thương mau hồi phục, bạn có thể đắp túi đá lạnh lên mắt cá chân cho chó từ 10-15 phút. [9]
    • Dùng khăn bọc đá lạnh để tránh làm da chó lạnh cóng.
    • Lặp lại phương pháp này khi cần thiết, mỗi lần cách nhau 2 tiếng để ngăn tình trạng kích thích da, giảm tuần hoàn và cản trở quá trình phục hồi.
    • Bạn có thể sử dụng túi rau đông lạnh như túi đậu Hà Lan thay túi đá lạnh để có thể quấn lên mắt cá chân của chó dễ dàng. Cách này giúp phân phối đều độ lạnh lên mô bị tổn thương một cách hiệu quả.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chườm nhiệt.
    Nếu là chó già, chó bị bệnh mãn tính hoặc hay bị chấn thương, bạn không nên dùng đá lạnh. Thay vào đó, bạn nên chườm nhiệt ẩm.[11]
    • Nhiệt có thể tăng cường lưu thông, thư giãn cơ và xoa dịu cơn đau.
    • Sử dụng khăn ẩm được làm nóng bằng máy sấy hoặc lò vi sóng. Đảm bảo khăn không quá nóng để tránh làm bỏng da chó.
    • Chườm khăn nóng lên vết thương từ 10-15 phút. Bạn có thể chườm lại sau ít nhất 1 tiếng.[12]
    • Không sử dụng phương pháp nhiệt ngay sau khi chó hoạt động.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Theo dõi xem dấu hiệu đang được cải thiện hay dần xấu đi.
    Trong 48 tiếng cho chó nghỉ ngơi, bạn nên theo dõi chặt chẽ xem dấu hiệu chấn thương đang được cải thiện hay ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hầu hết các trường hợp bong gân mắt cá chân thường khỏi nhanh chóng sau khi chó nghỉ ngơi và được điều trị.
    • Nếu chân chó không khỏe lại sau 48 tiếng hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.[13]
    • Nếu không nhận thấy dấu hiệu cải thiện, chó có thể cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và uống thuốc do bác sĩ thú y kê đơn.
    • Đôi khi, chó cũng có thể bị chấn thương ở một chỗ khác và làm gián đoạn quá trình phục hồi. Nếu chó bị chấn thương nghiêm trọng hơn như trật khớp hoặc gãy xương nhỏ, bạn nên đưa chó đi khám tổng quát hoặc chụp X-quang nếu cần thiết.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Điều trị bong gân cho chó càng sớm càng tốt. Điều trị sớm giúp chó mau hồi phục hơn cũng như ngăn ngừa tổn thương mô khiến chấn thương trầm trọng hơn.

Cảnh báo

  • Đừng cố gắng băng bó vùng bị thương khi không được bác sĩ thú y tư vấn. Băng bó không đúng có thể gây ra các vấn đề khác như kích ứng da. Quấn băng quá chặt cũng có thể hạn chế lưu thông, làm chậm lành vết thương và gây tổn thương nhiều hơn cho mô xung quanh.
  • Không cho chó dùng bất cứ thuốc gì khi chưa được bác sĩ thú y tư vấn. Thuốc kê đơn hoặc không kê đơn cho người cực kỳ nguy hiểm với chó. Có một số thuốc chống viêm cho người có thể được sử dụng để điều trị cho chó, tuy nhiên liều lượng sẽ khác nhau.
  • Nếu không nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào trong vòng 48 tiếng, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ thú y nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Cũng như nhiều vết thương nghiêm trọng khác, chó cần được điều trị càng sớm càng tốt nếu tình trạng bong gân nặng thêm.[14]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Natalie Punt, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Natalie Punt, DVM. Natalie Punt là bác sĩ thú y, người sáng lập và CEO của mPet. Cô chuyên về cấp cứu động vật nhỏ, y học tổng quát và kinh tế trong ngành thú y. Punt có bằng cử nhân hóa sinh và sinh học phân tử của Đại học California, Davis, bằng thạc sĩ hóa sinh của Đại học Buffalo và bằng bác sĩ thú y của Đại học Khoa học Sức khỏe Western. Bài viết này đã được xem 29.335 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 29.335 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo