Cách để Điều trị bệnh zona (herpes zoster)

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bệnh zona, còn gọi là herpes zoster, là tình trạng phát ban đau đớn trên da do virus varicella zoster (VZV) gây ra. Đây cũng chính là loại virus gây bệnh thủy đậu. Ở người đã từng mắc bệnh thủy đậu, VZV vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Bình thường thì virus này không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, thỉnh thoảng virus lại hoạt động và gây ra các nốt phồng rộp gọi là zona. Bài viết sau đây sẽ mô tả cách điều trị bệnh zona.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Chẩn đoán bệnh zona

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết các triệu chứng  liên quan đến bệnh zona.
    Sau khi một người bị nhiễm virus thủy đậu, virus này sẽ vẫn tồn tại trong cơ thể họ, đôi khi bùng phát thành các vết phát ban và phồng rộp. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
    • Đau đầu
    • Các triệu chứng như bệnh cúm
    • Nhạy cảm với ánh sáng
    • Ngứa, kích ứng, cảm giác châm chích và đau ở vùng khởi phát các vết ban nhưng chỉ ở một bên cơ thể.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu rằng bệnh zona có 3 giai đoạn.
    Việc xác định triệu chứng của từng giai đoạn sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị tốt nhất cho từng trường hợp.
    • Giai đoạn 1 (trước khi phát ban): ngứa, cảm giác châm chích, tê hoặc đau trên vùng sắp phát ban. Kèm theo kích ứng da là tiêu chảy, đau bụng và ớn lạnh (thường không sốt). Hạch bạch huyết có thể đau hoặc sưng.
    • Giai đoạn 2 (phát ban và phồng rộp): các vết ban bắt đầu xuất hiện ở một bên cơ thể, dần dần hình thành các vết phồng rộp. Chất dịch trong các nốt phồng rộp ban đầu còn trong, nhưng sau đó trở nên đục. Nếu các vết phát ban xuất hiện quanh mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.[1] Phát ban và phồng rộp đôi khi còn kèm theo cảm giác đau buốt dữ dội.
    • Giai đoạn 3 (sau khi xuất hiện phát ban và phồng rộp): Cơn đau có thể xảy ra ở các vùng da phát ban. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh sau zona (PHN), và có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều năm. PHN thường dẫn đến tình trạng cực kỳ nhạy cảm, đau mạn tính, nhức hoặc bỏng rát.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Biết liệu bạn có nguy cơ cao bị zona không.
    Nếu thường sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (chẳng hạn như steroid) sau khi cấy ghép tạng, bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh zona. Bạn cũng có nguy cơ cao nếu mắc các bệnh sau đây:
    • Ung thư
    • Ung thư hạch
    • Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
    • Bệnh bạch cầu
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Điều trị bệnh zona

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám bệnh sớm.
    Bệnh zona càng được chẩn đoán sớm thì càng tốt. (Rất tiếc, nhưng việc tự chẩn đoán không được khuyến khích). Các bệnh nhân bắt đầu liệu trình điều trị trong vòng 3 ngày khi xuất hiện các triệu chứng thường có kết quả tốt hơn so với các bệnh nhân chỉ bắt dầu điều trị sau 3 ngày.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trao đổi với bác sĩ về việc điều trị phát ban và kiểm soát cơn đau.
    Phần lớn các phương pháp điều trị zona không quá phức tạp, trong đó bao gồm điều trị triệu chứng phát ban và kiểm soát cơn đau ở người bệnh. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định các thuốc sau đây:
    • Thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex), famciclovir (Famvir) để giảm đau do phát ban và rút ngắn thời gian bệnh.
    • Thuốc NSAIDS (thuốc kháng viêm không steroid) không kê toa như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen để giảm đau.
    • Một số thuốc kháng sinh bôi ngoài da để chống nhiễm trùng và chống lây lan phát ban hoặc các vết phồng rộp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến gặp bác...
    Đến gặp bác sĩ để được tiếp tục chẩn đoán nếu bạn vẫn bị đau dai dẳng sau khi các vết phát ban đã lặn. Bác sĩ có thể xác định bạn bị đau dây thần kinh sau zona (PHN), tình trạng xảy ra ở 15 trong số 100 bệnh nhân bị zona. Trong trường này, bác sĩ có thể chỉ định:
    • Thuốc chống trầm cảm (PHN thường liên quan đến bệnh trầm cảm, vì một số các hoạt động hàng ngày trở nên đau đớn và/ hoặc khó khăn).
    • Thuốc gây tê tại chỗ, bao gồm benzocaine (có bán không cần toa thuốc) và thuốc dán lidocaine (chỉ bán theo toa).
    • Thuốc chống co giật, vì một số nghiên cứu cho thấy các thuốc này có tác dụng giảm đau mạn tính.
    • Thuốc opoid, chẳng hạn như codeine, để giảm đau mạn tính.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chuẩn bị một số liệu pháp tại nhà để điều trị bệnh zona dễ dàng hơn.
    Mặc dù bạn không bao giờ nên tự điều trị bệnh zona mà không đi khám, nhưng có một số việc bạn có thể thực hiện tại nhà để kết hợp với chỉ định của bác sĩ. Những việc này bao gồm:
    • Không gãi và che các vết phát ban và phồng rộp quá kín. Bạn cần để các vết phát ban và phồng rộp được thoáng khí, ngay cả khi đã đóng vẩy. Nếu cơn đau khiến bạn không ngủ được, bạn có thể dùng băng thể thao quấn vùng phát ban.[3]
    • Chườm đá lên vùng da phát ban từng đợt 10 phút và nghỉ 5 phút giữa các đợt trong nhiều giờ. Tiếp theo, bạn có thể hòa tan nhôm axetat (Domeboro) với nước và dùng gạc nhúng vào dung dịch cho ẩm đắp lên các vết phát ban.
    • Nhờ dược sĩ bào chế thuốc mỡ. Bạn có thể nhờ dược sĩ trộn 78% lotion calamine với 20% cồn tẩy rửa, 1% phenol, và 1% menthol.[3] Thoa thuốc mỡ này lên các vết phồng rộp cho đến khi đóng vẩy.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chú ý dấu hiệu bệnh trở nặng.
    Một số trường hợp bệnh zona có các biến chứng lâu dài. Bạn nên theo dõi các biểu hiện dưới đây khi điều trị bệnh zona hoặc PHN:
    • Phát ban lan ra các vùng da rộng trên cơ thể. Tình trạng này gọi là zoster lan tràn, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng cũng như các khớp. Phương pháp điều trị zoster lan tràn thường bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus.
    • Phát ban lan lên mặt. Tình trạng này gọi là zona thần kinh ở mắt, có thể đe dọa đến thị lực nếu không được điều trị. Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ nhãn khoa nếu thấy zona lan đến mặt.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Phòng chống bệnh zona

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân nhắc xem có nên tiêm phòng vắc-xin zona không.
    Nếu bạn bị phơi nhiễm bệnh thủy đậu và lo ngại mắc bệnh zona hoặc muốn các đợt zona ít đau hơn, bạn có thể cân nhắc tiêm vắc-xin phòng zona. Loại vắc-xin này có tên thương mại là Zostavax. Người từ 50 tuổi trở lên có thể tiêm một mũi, bất kể trước đây đã từng mắc bệnh zona hay chưa.
    • Những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hay zona nên tránh tiêm loại vắc-xin này, thay vào đó là tiêm vắc-xin varicella.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
    Những người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu hoặc zona nên tránh tiếp xúc với những người đang phát hai bệnh này. Các vết phồng rộp rất dễ lây và cần phải tránh; việc tiếp xúc với các dịch trong vết phồng rộp có thể gây bệnh thủy đậu và có thể bùng phát zona trong tương lai.
    • Bệnh zona thường xảy ra hơn ở người trên 50 tuổi hơn là người trẻ. Những người trên 50 tuổi nên đặc biệt cảnh giác với bệnh zona.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Sử dụng các liệu pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngâm bồn tắm nước mát.
    Nước mát sẽ giúp làm dịu cơn đau và cảm giác khó chịu của bệnh zona. Tuy nhiên, hãy nhớ là nước không được quá lạnh! Nhiệt độ cực đoan sẽ kích thích sự phản ứng ở da và gây đau thêm. Sau khi ngâm nước mát xong, bạn hãy lau khô người bằng khăn ấm.
    • Bạn cũng có thể tắm bồn tắm yến mạch hoặc tinh bột. Yến mạch hoặc tinh bột trong nước ấm (không dùng nước nóng hoặc lạnh), sẽ làm dịu và đem lại cảm giác dễ chịu. Hãy đọc bài viết của How.com.vn Cách để chuẩn bị bồn tắm yến mạch để có thêm ý tưởng!
    • Nhớ giặt khăn đã sử dụng trong máy giặt với chế độ nước nóng nhất. Hẳn là bạn không muốn mầm bệnh lây lan!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm khăn ẩm.
    Tương tự như tắm bồn, bất cứ thứ gì ẩm và mát đều giúp làn da dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần nhúng khăn vào nước mát, vắt bớt nước và đắp lên da. Sau vài phút, bạn có thể lặp lại các bước trên để xoa dịu da.
    • Đừng dùng túi đá! Túi đá quá lạnh cho da vào lúc này – nếu bình thường bạn đã thấy nhạy cảm với túi đá thì bây giờ bạn còn nhạy cảm hơn.
    • Luôn luôn giặt khăn sau khi dùng, đặc biệt là khi phát bệnh zona.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thoa lotion calamine.
    Các loại lotion thông thường – đặc biệt là khi có hương thơm – có thể chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Bạn hãy dùng các loại lotion như calamine có tác dụng xoa dịu, và nhớ rửa tay sau khi thoa. Bạn chỉ nên thoa lotion trên vùng da bị ảnh hưởng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng kem bôi capsaicin.
    Bạn có tin không, chất capsaicin được tìm thấy trong ớt cay. Chắc chắn là bạn sẽ chẳng bao giờ dám xoa ớt lên mặt, nhưng bạn có thể cảm thấy da dịu hơn khi sử dụng kem có chứa chất này. Kem capsaicin có bán rộng rãi ở các hiệu thuốc.
    • Nhớ rằng kem capsaicin không trị khỏi bệnh zona, nhưng nó sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Nhớ rằng bạn thường khỏi bệnh trong 3 tuần.[4]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đắp muối nở hoặc tinh bột lên vết loét.
    Chỉ đắp lên vết loét thôi nhé! Muối nở và tinh bột sẽ làm khô và giúp vết thương mau lành. Bạn chỉ cần trộn 2 phần muối nở (hoặc tinh bột) với 1 phần nước để thành bột nhão. Đắp bột nhão khoảng 15 phút, rửa sạch và thấm khô bằng khăn. Và hãy nhớ giặt khăn khi đã xong![5]
    • Bạn có thể thực hiện mỗi ngày vài lần, nhưng đừng lạm dụng quá! Nếu đắp quá nhiều lần, bạn có thể khiến da khô kiệt và vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có thể bị zona, kể cả trẻ em.
  • Có những người không nên tiêm vắc-xin hoặc chưa nên tiêm. Những người không nên tiêm vắc-xin zona bao gồm:

    • Nhiễm HIV/ AIDS hoặc mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
    • Đang điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị hoặc hóa trị.
    • Có bệnh lao hoạt động không được điều trị.
    • Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai. Phụ nữ không nên thụ thai trong vòng ít nhất 3 tháng sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh zona.
    • Đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc kháng sinh neomycin, gelatin, hoặc bất cứ thành phần nào có trong vắc-xin phòng bệnh zona.
    • Có tiền sử bệnh ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết hoặc tủy xương, chẳng hạn như ung thư hạch bạch huyết hoặc bệnh bạch cầu.
  • Người mắc bệnh zona có thể lây bệnh cho người khác khi các vết phát ban đang ở giai đoạn phồng rộp; nguy cơ này sẽ không còn sau khi các vết phát ban đã đóng vẩy.
  • Virus có thể lây truyền từ người mắc bệnh zona sang người chưa từng mắc bệnh thủy đậu khi họ tiếp xúc với các vết phát ban. Người bị phơi nhiễm sẽ mắc bệnh thủy đậu chứ không mắc bệnh zona.
  • Virus zona không lây qua việc ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc thông thường.
  • Nguy cơ lây truyền bệnh zona không cao nếu các vết phát ban được che lại.
  • Hãy có trách nhiệm trong việc phòng chống lây lan bệnh zona. Người bị zona nên che các vết phát ban, không chạm vào hoặc gãi các vết phồng rộp, và nên rửa tay thường xuyên.
  • Virus gây bệnh zona không lây lan trước khi các vết phồng rộp xuất hiện.
  • Tiêm phòng vắc-xin. Ủy ban cố vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) gần đây đã khuyến nghị tiêm phòng vắc-xin zona để giảm nguy cơ mắc bệnh zona ở người trên 60 tuổi.

Cảnh báo

  • Cứ 5 người thì có 1 người tiếp tục đau dữ dội ngay cả sau khi đã hết phát ban. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh sau zona. Những người già thường bị đau dây thần kinh sau zona hơn và cũng thường trầm trọng hơn.
  • Trong trường hợp rất hiếm gặp, zona có thể dẫn đến các vấn đề về thính giác, viêm phổi, viêm não, mù, hoặc tử vong.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lydia Shedlofsky, DO
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa da liễu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lydia Shedlofsky, DO. Lydia Shedlofsky là bác sĩ nội trú chuyên khoa da liễu, tham gia Affiliated Dermatology vào tháng 7 năm 2019 sau khi hoàn thành chương trình thực tập xoay vòng truyền thống tại Bệnh viện Cộng đồng Larkin ở Miami, Florida. Cô có bằng cử nhân sinh học của Đại học Guilford tại Greensboro, Bắc Carolina. Sau khi tốt nghiệp, cô dọn nhà đến Beira, Mozambique, làm trợ lý nghiên cứu và thực tập sinh tại một phòng khám tự do. Cô hoàn thành chương trình văn bằng hai và sau đó học lấy bằng thạc sĩ về giáo dục y tế và bằng tiến sĩ về Y khoa Trị liệu Osteopathy của Đại học Y khoa Trị liệu Osteopathy Lake Erie. Bài viết này đã được xem 3.179 lần.
Trang này đã được đọc 3.179 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo