Cách để Điều trị bệnh thiếu máu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức bất thường, bạn hãy nghĩ đến bệnh thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ hồng cầu để hoạt động tốt. Cho dù cơ thể có sản sinh đủ hồng cầu, các tế bào hồng cầu cũng bị phá hủy, hoặc một căn bệnh nào đó đã gây ra tình trạng thiếu máu. Bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Trong khi tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chức năng, thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thay đổi chế độ ăn và dùng thực phẩm bổ sung

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tăng lượng sắt nạp vào cơ thể.
    Nếu dùng viên uống bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ, dần dần bạn sẽ cải thiện được hàm lượng sắt trong cơ thể, từ đó có thể điều trị được bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Việc dùng thực phẩm bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm đi tiêu phân đen, rối loạn dạ dày, ợ nóng và táo bón. Nếu bạn chỉ bị thiếu máu nhẹ, có thể bác sĩ chỉ đề nghị bạn ăn thêm các thức ăn giàu sắt. Sau đây là các nguồn dồi dào chất sắt:[1]
    • Thịt đỏ (thịt bò và gan)
    • Thịt gia cầm (gà và gà tây)
    • Hải sản
    • Ngũ cốc và bánh mì bổ sung chất sắt
    • Các loại đậu (đậu hạt; đậu lăng; đậu trắng, đậu đỏ và đậu nướng; đậu nành; đậu răng ngựa)
    • Đậu phụ
    • Hoa quả khô (mận, nho và đào khô)
    • Rau bina và các loại rau xanh khác
    • Nước ép mận
    • Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, do đó bác sĩ thường đề nghị bạn uống một ly nước cam hoặc ăn các thức ăn giàu vitamin C kèm với viên uống bổ sung sắt.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống vitamin B12.
    Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung vitamin B12. Thông thường bác sĩ sẽ kê một liều B12 tiêm hoặc viên uống mỗi tháng một lần.[3] Như vậy bác sĩ có thể theo dõi mức hồng cầu của bạn và quyết định thời gian điều trị. Bạn cũng có thể thu nạp vitamin B12 từ thức ăn. Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm:[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bổ sung folate (a-xít folic).
    A-xít folic là một loại vitamin B khác cần thiết cho sự phát triển tế bào máu. Tình trạng thiếu hụt a-xít folic có thể gây thiếu máu, do đó bác sĩ có thể cho bạn uống thực phẩm bổ sung để điều trị bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng trung bình hoặc nặng, bác sĩ có thể tiêm folate hoặc cho bạn uống folate trong ít nhất 2-3 tháng.[6] Bạn cũng có thể bổ sung folate qua chế độ ăn. Các thực phẩm có hàm lượng a-xít folic cao là:[7]
    • Bánh mì, mì, gạo có bổ sung a-xít folic
    • Rau bina và các loại rau lá xanh đậm
    • Đậu mắt đen và đậu khô
    • Gan bò
    • Trứng
    • Chuối, cam, nước cam, một số hoa quả và nước quả khác
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hạn chế lượng rượu bia.
    Chất cồn có thể ngăn cản việc sản sinh các tế bào máu, tạo ra các hồng cầu khiếm khuyết và phá hủy vĩnh viễn các tế bào máu. Thỉnh thoảng uống một ly thì không gây tổn hại lâu dài, nhưng việc thường xuyên uống nhiều có thể gây thiếu máu.[8][9]
    • Nếu đã bị thiếu máu, bạn nên chú ý hạn chế uống bia rượu, vì chất cồn sẽ khiến bệnh nặng hơn.
    • Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng và Nghiện Rượu khuyến cáo phụ nữ không uống hơn 1 ly mỗi ngày và nam giới không uống hơn 2 ly mỗi ngày ở mức độ “chừng mực”.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều trị y khoa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Truyền máu.
    Nếu bạn bị thiếu máu trầm trọng do một căn bệnh mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị truyền máu. Bạn sẽ được truyền loại máu thích hợp qua tĩnh mạch. Phương pháp này cung cấp cho bạn một lượng lớn hồng cầu ngay tức thì. Thời gian hoàn thành việc truyền máu từ 1 đến 4 tiếng.[11]
    • Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu định kỳ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc giảm sắt.
    Nếu thường xuyên truyền máu, mức sắt trong máu của bạn có thể tăng cao. Mức sắt cao gây tổn hại tim và gan, do đó bạn cần giảm lượng sắt trong cơ thể. Bác sĩ có thể tiêm hoặc kê toa thuốc cho bạn.[12]
    • Nếu bác sĩ kê toa thuốc, bạn cần hòa tan viên thuốc trong nước trước khi uống. Thông thường cần uống mỗi ngày một lần.[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ghép tủy xương.
    Tủy xương có chứa tế bào gốc tạo ra các tế bào máu mà cơ thể cần. Nếu bạn bị thiếu máu do cơ thể không tạo ra được các tế bào máu hoạt động đúng chức năng (bệnh thiếu máu do suy tủy xương, bệnh thalassemia (một dạng rối loạn máu di truyền) hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm), bác sĩ có thể đề nghị ghép tủy xương. Các tế bào gốc sẽ được tiêm vào máu và từ đó sẽ di chuyển đến tủy xương.[14][15]
    • Khi các tế bào gốc đến tủy xương và được ghép ở đó, chúng sẽ bắt đầu tạo nên các tế bào máu mới có khả năng chữa bệnh thiếu máu.[16]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Nhận biết các triệu chứng của bệnh thiếu máu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định các triệu chứng thiếu máu nhẹ.
    Một số người có những biểu hiện rất nhẹ và có thể họ không nhận ra. Tuy nhiên dấu hiệu thiếu máu nhẹ vẫn có thể nhận diện được. Nếu chỉ có các triệu chứng thiếu máu nhẹ, bạn hãy hẹn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu để khám bệnh. Các triệu chứng nhẹ bao gồm:[17]
    • Mệt và yếu do các cơ không có đủ ô-xy.
    • Hơi thở ngắn. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần thêm ô-xy. Có thể bạn chỉ nhận ra điều này khi vận động nếu bệnh thiếu máu của bạn ở mức độ nhẹ.
    • Da xanh xao do thiếu các tế bào hồng cầu tạo nên vẻ hồng hào cho da.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết các triệu chứng của bệnh thiếu máu nặng.
    Các triệu chứng nghiêm trọng là các dấu hiệu cho thấy có thêm nhiều cơ quan bị ảnh hưởng do thiếu ô-xy trong máu và các cơ quan đó đang cố gắng đưa máu đi khắp cơ thể. Những dấu hiệu đó cũng cho thấy rằng não bộ cũng đang bị ảnh hưởng. Khi có những triệu chứng nặng, bạn cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn cũng có thể đến phòng cấp cứu để được chăm sóc nhanh hơn. Các triệu chứng nặng bao gồm:[18]
    • Chóng mặt
    • Đau đầu
    • Giảm khả năng nhận thức
    • Tim đập nhanh
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đến bác sĩ thử máu.
    Bác sĩ sẽ xác định bệnh thiếu máu với xét nghiệm máu đơn giản gọi là xét nghiệm công thức máu toàn bộ để xác định số lượng hồng cầu mà cơ thể phải nhận ra nếu số lượng này quá thấp.[19] Bác sĩ cũng có thể giúp xác định bệnh thiếu máu của bạn thuộc dạng cấp tính hay mãn tính. Thiếu máu mãn tính tức là tình trạng này đã diễn ra một thời gian và không nguy cấp. Thiếu máu cấp tính đồng nghĩa với việc phát sinh vấn đề sức khỏe và cần phải được chẩn đoán ngay để ngăn bệnh tiến triển thành một bệnh nguy hiểm hơn. Việc điều trị thích hợp sẽ bắt đầu khi nguyên nhân đã được xác định.
    • Bác sĩ cũng có thể cho chụp hình ảnh (như chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ) hoặc làm các xét nghiệm kỹ hơn. Nếu mọi xét nghiệm đều không dẫn đến kết quả, có lẽ cần phải sinh thiết tủy xương.[20]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Các loại thuốc thử nghiệm là một lựa chọn cho các trường hợp thiếu máu nặng. Bạn phải luôn luôn trao đổi với bác sĩ trước khi uống các loại thuốc thử nghiệm hoặc tham gia vào bất cứ chương trình thử nghiệm y khoa nào.
  • Không uống antacid (thuốc trung hòa a-xít) cùng lúc với viên uống bổ sung sắt. Antacid có thể ngăn cản khả năng hấp thu sắt của cơ thể.[21]
  • Lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt nếu quá nhiều cũng góp phần gây thiếu máu do thiếu sắt. Bác sĩ có thể cho bạn thuốc tránh thai có hormone để giúp giảm bớt lượng máu mất đi trong các kỳ kinh nguyệt.[22]

Cảnh báo

  • Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị bệnh thiếu máu mãn tính do một bệnh mãn tính (như ung thư, HIV hoặc bệnh viêm nhiễm) hoặc thiếu máu do suy tủy xương (một dạng rất hiếm của bệnh thiếu máu), bạn cần làm việc với đội ngũ y khoa. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào việc điều trị các căn bệnh khác.[23]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Victor Catania, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Victor Catania, MD. Bác sĩ Catania là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Pennsylvania. Ông đã nhận bằng MD của Đại học Y khoa Châu Mỹ năm 2012. Bài viết này đã được xem 9.415 lần.
Trang này đã được đọc 9.415 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo