Cách để Điều trị Viêm Mô tế bào

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Viêm mô tế bào là nhiễm trùng da xảy ra khi vết thương hở (vết đứt, trầy xước hoặc tổn thương) tiếp xúc với vi khuẩn. Streptococcus và Staphylococcus là 2 chủng vi khuẩn gây bệnh viêm mô tế bào phổ biến nhất. Viêm mô tế bào do 2 loại vi khuẩn này gây ra thường có dấu hiệu phát ban đỏ, ngứa và nóng ran. Phát ban sau đó sẽ lan rộng và dẫn đến sốt. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm mô tế bào có thể dẫn đến biến chứng như nhiễm khuẩn huyết trong xương, viêm màng não hoặc nhiễm trùng mạch bạch huyết. Do đó, bạn cần tiếp nhận chăm sóc y tế ngay nếu phát hiện triệu chứng ban đầu của viêm mô tế bào.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tiếp nhận chẩn đoán

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nắm rõ yếu tố nguy cơ.
    Viêm mô tế bào là nhiễm trùng da, thường xảy ra ở cẳng chân và do 2 chủng vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus xâm nhập và lây lan. Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến hai chủng vi khuẩn này dễ xâm nhập vào da. [1]
    • Vết thương hở. Vết đứt, bỏng hoặc trầy sẽ làm vỡ da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
    • Bị bệnh chàm, thủy đậu, giời leo hoặc tróc da trong trường hợp da quá khô. Khi lớp ngoài cùng của da không còn nguyên vẹn, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập.
    • Hệ miễn dịch suy yếu. Nguy cơ nhiễm trùng da càng cao nếu bạn bị HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
    • Phù bạch huyết, tức tình trạng sưng chân hoặc cánh tay mãn tính khiến da bị nứt và dễ bị nhiễm trùng.
    • Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ gây viêm mô tế bào.
    • Nếu đã từng bị viêm mô tế bào, bạn càng có nguy cơ tái nhiễm bệnh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết triệu chứng và dấu hiệu.
    Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của viêm mô tế bào là phát ban đỏ và ngứa lan rộng từ khu vực da bị thương tổn. Mẩn đỏ lan rộng gần vết đứt, bỏng hoặc vết thương hở có thể là dấu hiệu bạn đã bị viêm mô tế bào. Hãy theo dõi các triệu chứng sau:
    • Phát ban đỏ, ngứa và nóng ran, sau đó lan rộng và sưng. Da có xu hướng căng ra.
    • Đau và nhạy cảm quanh khu vực nhiễm trùng.
    • Ớn lạnh, mệt mỏi và sốt khi nhiễm trùng lây lan.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác nhận chẩn đoán viêm mô tế bào.
    Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy các triệu chứng viêm mô tế bào, thậm chí khi phát ban không lan quá rộng. Nếu không điều trị kịp thời, viêm mô tế bào có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Viêm mô tế bào cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng sâu hơn, nguy hiểm hơn đang lây lan.[2]
    • Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng và dấu hiệu viêm mô tế bào mà bạn nhận thấy.
    • Ngoài việc tiến hành kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm bổ sung như Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc cấy máu.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Đối mặt với bệnh viêm mô tế bào

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bảo vệ những người xung quanh.
    Vi khuẩn MRSA (Staphylococcus Aureus kháng Methicillin) đang trở nên phổ biến hơn và rất dễ lây lan.[3][4] Do đó, bạn không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, khăn tắm, hoặc quần áo. Ngoài ra, người chăm sóc bạn cũng nên đeo găng tay trước khi chạm vào vết thương bị viêm mô tế bào hoặc bất cứ vật gì có khả năng bị nhiễm khuẩn.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vệ sinh vùng da bị viêm mô tế bào.
    Rửa vết thương thường xuyên bằng xà phòng và nước. Bạn có thể quấn khăn mát và ẩm xung quanh vết thương để cảm thấy dễ chịu hơn. Đi khám bác sĩ là bước quan trọng nhưng vệ sinh vùng da bị viêm mô tế bào cũng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Băng bó vết thương.
    Phải bảo vệ vết thương hở cho đến khi da lành lại. Quấn băng lên vết thương và thay băng mỗi ngày. Cách này giúp bảo vệ vết thương trong thời gian cơ thể phục hồi hệ miễn dịch tự nhiên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa tay thường xuyên.
    Rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào vết thương để ngăn vi khuẩn sinh sôi ở vết thương hoặc lây lan qua những vết thương hở khác trên cơ thể.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng thuốc giảm đau đơn giản.
    Nếu vết thương sưng và đau đớn, bạn có thể uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm sưng và khó chịu. Uống theo liều lượng cho phép. Bỏ uống thuốc khi bác sĩ chính thức kê đơn thuốc đặc trị khác.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Điều trị và ngăn ngừa viêm mô tế bào

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống thuốc kháng sinh.
    Thuốc kháng sinh là giải pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh viêm mô tế bào. Thuốc điều trị tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đơn thuốc kháng sinh thường bao gồm kháng sinh đường uống để tiêu diệt vi khuẩn.[7] Viêm mô tế bào sẽ thuyên giảm trong vòng một vài ngày và biến mất hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày.
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn uống 500 mg Cephalexin mỗi 6 tiếng. Nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn MRSA, bác sĩ có thể kê đơn Bactrim, Clindamycin, Doxycycline hoặc Minocycline. Bactrim là thuốc thường được kê đơn nhất cho trường hợp nhiễm khuẩn MRSA.
    • Bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi tình hình bệnh trong vòng 2-3 ngày. Nếu bệnh thuyên giảm, bạn cần uống thuốc hết liều kháng sinh (thường trong 14 ngày) để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Không được phép ngưng uống thuốc kháng sinh hoặc bỏ liều để tránh trường hợp tái nhiễm.
    • Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn khỏe mạnh và chỉ bị nhiễm trùng ngoài da. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng sâu hơn và kèm theo các triệu chứng khác, uống thuốc kháng sinh sẽ không đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiếp nhận điều trị đối với viêm mô tế bào nghiêm trọng.
    Trong trường hợp nặng, khi viêm mô tế bào ăn sâu vào cơ thể, bạn buộc phải nhập viện để điều trị. Thuốc kháng sinh sẽ được tiêm vào tĩnh mạch để loại trừ vi khuẩn nhanh hơn thuốc uống.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Vệ sinh vết thương cẩn thận.
    Viêm mô tế bào thường xảy ra khi vết thương hở không được băng bó đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cách tốt nhất để ngăn vi khuẩn xâm nhập là vệ sinh sạch sẽ vết thương ngay sau khi bị xước, đứt hoặc bỏng da.
    • Rửa vết thương bằng xà phòng và nước. Rửa vết thương hằng ngày cho đến khi lành hẳn.[9]
    • Nếu vết thương lớn hoặc sâu, hãy dùng gạc vô trùng để băng lại. Thay băng hàng ngày cho đến khi vết thương lành.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nâng chân lên cao.
    Tuần hoàn kém khiến vết thương lâu lành. Nâng cao vết thương bị viêm mô tế bào sẽ giúp lành nhanh hơn. Ví dụ, nếu bị viêm mô tế bào ở cẳng chân, bạn có thể nâng chân lên cao để cải thiện lưu thông máu và giúp vết thương mau lành hơn.[10]
    • Kê chân lên gối khi nằm ngủ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng ở vết thương.
    Kiểm tra vết thương mỗi ngày khi tháo băng để đảm bảo vết thương đang trong quá trình phục hồi. Nếu vết thương sưng lên, chuyển sang màu đỏ hoặc ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ. Vết thương khô lại cũng là một dấu hiệu nhiễm trùng, do đó, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu gặp trường hợp này.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chăm sóc tốt cho da.
    Viêm mô tế bào có thể ảnh hưởng đến người bị bệnh da liễu, vì vậy, chăm sóc tốt cho da là biện pháp phòng ngừa quan trọng. Nếu da bị nhạy cảm hoặc khô, hoặc bạn bị bệnh tiểu đường, bệnh chàm hoặc các bệnh ảnh hưởng đến da, hãy sử dụng các cách sau để bảo vệ da và ngăn ngừa viêm mô tế bào.
    • Dưỡng ẩm cho da để ngăn ngừa bong tróc. Uống nhiều nước để giữ ẩm cơ thể.[11]
    • Bảo vệ chân bằng cách mang vớ và giày cao cổ.
    • Tránh cắt phải da khi cắt móng chân.
    • Chữa trị bệnh nấm da chân kịp thời để ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. [12]
    • Điều trị phù bạch huyết để da không bị nứt.
    • Tránh các hoạt động gây tổn thương cho chân (ví dụ như đi bộ đường dài qua các khu vực lởm chởm đá, làm vườn,…).
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Có thể ngăn ngừa viêm mô tế bào tái phát bằng cách bảo vệ da. Luôn vệ sinh sạch sẽ vết thương ngoài da bằng nước và xà phòng, sau đó băng vết thương lại.
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị viêm mô tế bào. Thậm chí, bạn phải đi khám chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ khoa truyền nhiễm, nếu bị viêm mô tế bào nặng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lydia Shedlofsky, DO
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa da liễu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lydia Shedlofsky, DO. Lydia Shedlofsky là bác sĩ nội trú chuyên khoa da liễu, tham gia Affiliated Dermatology vào tháng 7 năm 2019 sau khi hoàn thành chương trình thực tập xoay vòng truyền thống tại Bệnh viện Cộng đồng Larkin ở Miami, Florida. Cô có bằng cử nhân sinh học của Đại học Guilford tại Greensboro, Bắc Carolina. Sau khi tốt nghiệp, cô dọn nhà đến Beira, Mozambique, làm trợ lý nghiên cứu và thực tập sinh tại một phòng khám tự do. Cô hoàn thành chương trình văn bằng hai và sau đó học lấy bằng thạc sĩ về giáo dục y tế và bằng tiến sĩ về Y khoa Trị liệu Osteopathy của Đại học Y khoa Trị liệu Osteopathy Lake Erie. Bài viết này đã được xem 14.752 lần.
Trang này đã được đọc 14.752 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo