Cách để Đối phó với những ngày "đèn đỏ" khi ở trường

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Những ngày có kinh nguyệt ở trường chẳng mấy khi dễ chịu với các bạn gái, đặc biệt nếu bạn bị đau bụng và khó tìm được thời gian để đi vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch tốt, bạn sẽ không phải lo lắng về những ngày “đèn đỏ” ở trường hoặc lúng túng vì tình huống bất ngờ – điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị sẵn phương tiện và thoải mái đi vào nhà vệ sinh. Nhớ rằng bạn nên tự hào với hiện tượng tự nhiên này; đó không phải là điều gì đáng xấu hổ.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Chuẩn bị sẵn sàng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Luôn đem theo mình băng vệ sinh hoặc tampon (băng vệ sinh dạng ống tròn).
    [1] Nếu bạn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đèn đỏ ở trường, điều quan trọng nhất là phải đem theo băng vệ sinh, tampon, băng vệ sinh hàng ngày, hoặc bất cứ thứ gì bạn thường dùng khi đến trường để không phải lo bị bất ngờ. Như vậy, bạn sẽ luôn luôn trong tư thế sẵn sàng và còn có thể giúp đỡ các bạn gái khác.
    • Bạn cũng có thể cân nhắc dùng cốc nguyệt san, một sản phẩm được đưa vào âm đạo và hứng kinh nguyệt vào đáy cốc. Cốc có thể dùng trong 10 tiếng, và bạn sẽ không cảm thấy nó hiện diện trong cơ thể. Tuy không thông dụng như tampon và băng vệ sinh, nhưng cốc nguyệt san cũng không kém an toàn.
    • Nếu đã có kinh nguyệt nhiều lần và bạn nghĩ rằng hôm đó sẽ "đến ngày" (dựa vào chu kỳ kinh nguyệt), tốt nhất là bạn nên dán băng vệ sinh trước khi đến trường - cẩn tắc vô ưu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu kỹ...
    Tìm hiểu kỹ về những điều sẽ thực sự xảy ra khi bạn có kinh và nghĩ xem những điều mình đã thực sự chứng kiến có gì khác với những gì mình được nghe kể! Có kinh lần đầu KHÔNG phải là một thảm họa đẫm máu xảy ra ở dưới đó đâu! Bạn có thể sẽ chỉ thấy vài chấm máu nhỏ xíu hoặc một vệt nâu thẫm, và có rất ít khả năng bạn sẽ bị dây máu ra quần hoặc chảy máu xuống chân nếu đang mặc váy. Hãy nghĩ về những người bạn gái hoặc phụ nữ mà bạn quen, bạn có nhận ra là họ đang có kinh không? Đã từng có cô bạn cùng lớp nào bị dây máu ra quần áo chưa? Bạn đã từng nghe thấy tiếng sột soạt trong nhà vệ sinh chưa? Bạn đã làm gì? Có thể bạn lờ đi thôi, cũng giống như những người khác khi họ nghe thấy bạn bóc miếng băng vệ sinh hay tampon vậy. Lo lắng về chuyện kinh nguyệt thì đơn giản, nhưng chuyện đó không có ích gì cả. Các bạn gái thường sẽ quá lo lắng khi nghĩ về những chuyện có thể xảy ra khi kinh nguyệt lỡ xảy ra giữa giờ học.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nếu là người...
    Nếu là người cực kỳ dũng cảm, bạn có thể biến trường học thành nơi thân thiện với ngày đèn đỏ của bạn gái. Việc này có thể sẽ rất có ích cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Một số bạn gái đã từng phải xin về nhà vì ở trường không có những món đồ cần thiết. Nếu phòng vệ sinh có sẵn băng và tampon thì họ không cần phải về nhà nữa. Hãy thực hiện chiến dịch làm cho băng vệ sinh có sẵn trong wc. Và những học sinh nào trêu chọc những bạn gái đang có kinh nguyệt thì rất đáng trách. Các sự cố dây máu ra ghế thường xảy ra do các bạn gái quá xấu hổ khi phải xin phép ra khỏi lớp - hãy thực hiện chiến dịch để giáo viên cho phép học sinh được ra khỏi lớp đi vệ sinh một lần mỗi tiết mà không cần đứng lên xin phép. Một số bạn gái còn dùng băng vệ sinh hàng ngày để đề phòng kinh nguyệt đến bất ngờ, như thế rất tốn kém cho bản thân và cả cha mẹ nữa! Nếu họ có thể vào wc trường để lấy băng vệ sinh và tampon khi cần thì sẽ tiết kiệm hơn, và thế cũng tốt cho môi trường hơn. Bạn hãy đề nghị nhà trường trang bị những dụng cụ đựng băng vệ sinh trong wc và vận động mọi người rằng chuyện vứt băng vệ sinh vào thùng rác không phải là điều đáng xấu hổ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm chỗ thích hợp để giấu băng vệ sinh.
    Tuy rằng chẳng có gì phải xấu hổ nếu có ai đó nhìn thấy băng vệ sinh, nhưng nếu thấy ngại, bạn có thể tìm chỗ để giấu. Bình thường thì bạn có thể để băng vệ sinh trong túi xách tay, nhưng nếu không thể đem túi xách đến trường, bạn có thể khéo léo để trong hộp đựng bút, nhét vào túi quần hoặc trong cặp giấy, thậm chí có thể nhét tampon trong giày bốt nếu bạn không có lựa chọn nào tốt hơn. Nếu có vài “nơi cất giấu” được tính trước thì bạn sẽ không phải lo lắng khi đến tháng.[2]
    • Nếu có ngăn tủ riêng ở trường, bạn có thể sử dụng. Đây cũng là nơi thích hợp để bạn cất các sản phẩm vệ sinh cả năm thay vì phải đem đến trường mỗi tháng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đem thêm một chiếc quần lót và quần mặc ngoài cho yên tâm.
    Có khả năng kinh nguyệt thấm qua quần lót và quần bên ngoài, nhưng việc chuẩn bị những trang phục này trong trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn khỏi phải lo lắng. Chỉ cần biết rằng mình có mọi thứ sẵn sàng để thay, bạn sẽ không phải lo về việc rò rỉ nữa.
    • Bạn cũng có thể đem theo áo len quấn quanh eo để phòng khi cần đến.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đem theo một thanh kẹo sô cô la.
    Nếu đang trong kỳ kinh hoặc trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên bổ sung sô cô la vào chế độ ăn. Các nghiên cứu cho thấy sô cô la có tác dụng giảm một số triệu chứng tiền kinh nguyệt, hơn nữa còn có hương vị thơm ngon. Vài viên sô cô la có thể giúp bạn ổn định tâm trạng ngoài việc tận hưởng một món ăn vặt ngon miệng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chuẩn bị thuốc để giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
    Nếu cảm thấy khó chịu khi có kinh, chẳng hạn như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc các triệu chứng khác xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể đem theo một ít thuốc để dự phòng. (Chỉ cần đảm bảo là nhà trường cho phép). Bạn có thể dùng Tylenol, Advil, Midol, hoặc các loại thuốc không kê toa khác có hiệu quả với bạn. Bạn không cần uống thuốc mỗi khi có kinh nguyệt, nhưng việc có sẵn thuốc trong tay sẽ giúp bạn yên tâm hơn nếu bạn cảm thấy không được khỏe lắm.
    • Nhớ nói với bố mẹ và bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào để đảm bảo thuốc đó phù hợp với bạn.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Biết khi nào cần chuẩn bị cho ngày “đèn đỏ”.
    Có thể chu kỳ kinh nguyệt của bạn chưa đều, nhưng bạn nên bắt đầu theo dõi để biết khi nào chu kỳ sắp đến. Như vậy, không những bạn không bị bất ngờ khi ở trường mà còn có thể áp dụng biện pháp đề phòng để khỏi lâm vào tình thế khó xử, chẳng hạn như dùng băng vệ sinh hàng ngày vào tuần dự tính sẽ có kinh nguyệt để đề phòng chu kỳ đến sớm. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho lần đầu nếu chưa có kinh nguyệt lần nào, phòng khi nó xảy ra ở trường.
    • Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là khoảng 28 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 21 đến 45 ngày ở thiếu nữ trẻ. Đánh dấu vào lịch bỏ túi ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện, hoặc dùng ứng dụng trên thiết bị di động để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt như Clue, Period Tracker Lite, My Calendar, hay Monthly Cycles.[3]
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Làm quen với các dấu hiệu cảnh báo có kinh nguyệt.
    Hiện tượng kinh nguyệt thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, nổi mụn và đau vú. Nếu bạn có một hoặc nhiều triệu chứng trên hơn bình thường, có lẽ chu kỳ của bạn sắp đến.[4]
    • Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu như trên, có lẽ đây là lúc để bạn kiểm tra lại các sản phẩm vệ sinh. Đảm bảo băng vệ sinh, tampon “ứng phó” phải ở đúng vị trí, đồng thời dự trữ thêm băng vệ sinh/tampon và thuốc giảm đau ở nhà.
    • Mặc quần áo màu tối khi sắp đến ‘’ngày đó”. Như vậy nếu chẳng may bị rò rỉ bất ngờ, màu tối sẽ giúp bạn che dấu tích.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Phản ứng khi kinh nguyệt xuất hiện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Vào nhà vệ sinh ngay khi có thể.
    Như vậy bạn có không gian riêng tư để xử lý tình huống và tìm vật dụng cần thiết. Ngay khi nghi ngờ kinh nguyệt xuất hiện, bạn hãy kín đáo xin phép giáo viên đi vệ sinh.
    • Tiếp cận giáo viên khi các bạn khác trong lớp đang bận làm bài. Bạn có thể trình bày trực tiếp nếu thấy thoải mái; nếu không, bạn có thể nói một cách tế nhị như, “Thưa thầy, em cần phải vào nhà vệ sinh; chuyện con gái đó thầy”.[5]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhờ giáo viên, y tá trường hoặc bạn bè giúp đỡ nếu cần.
    Nếu đột nhiên có kinh nguyệt mà không có băng vệ sinh, bạn đừng ngại hỏi bạn bè xem họ có băng vệ sinh hay tampon để giúp bạn không. Nếu bạn bè không giúp được, bạn thử hỏi một cô giáo nào đó để xin giúp đỡ (lưu ý rằng phụ nữ thường không cần dùng tampon hoặc băng vệ sinh khi đã mãn kinh, giai đoạn này thường xảy ra ở độ tuổi khoảng 45-50, vì vậy có thể bạn không nên hỏi những cô giáo đã lớn tuổi).
    • Thậm chí bạn có thể đến văn phòng của trường để xin băng vệ sinh, hoặc nhờ họ gọi điện cho mẹ bạn nếu bạn thực sự cần giúp đỡ. Đừng sợ đến đó nếu bạn đang cần gấp và không thể tìm sự giúp đỡ ở đâu khác.
    • Nếu cần được hỗ trợ thêm, bạn hãy cân nhắc đến phòng y tế trường. Y tá hoặc chuyên gia tư vấn học đường có thể giải thích cặn kẽ về hiện tượng kinh nguyệt nếu đây là lần đầu bạn có kinh, hoặc giúp bạn có các sản phẩm vệ sinh và thay quần áo nếu cần.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm băng vệ sinh tạm thời nếu cần thiết.
    Khi bước vào nhà vệ sinh và phát hiện ra ngày đèn đỏ bất ngờ đến nhưng không có lựa chọn nào tốt hơn, có lẽ tốt nhất là bạn phải làm băng vệ sinh cấp tốc. Mọi việc bạn cần làm là lấy dải giấy vệ sinh và quấn quanh bàn tay ít nhất 10 lần cho đến khi đủ dày. Đặt dọc miếng lót bằng giấy vệ sinh vào trong quần lót. Lấy thêm một dải giấy nữa, quấn quanh miếng lót và quần lót thêm 8-10 lần nữa cho đến khi miếng lót được cố định. Bạn có thể lặp lại lần nữa bằng một dải giấy vệ sinh khác. Mặc dù không tốt như băng vệ sinh thực sự, nhưng nó cũng giúp ích trong lúc cần kíp.[7]
    • Nếu kinh nguyệt bất ngờ xuất hiện nhưng ít, bạn cũng có thể làm băng vệ sinh hàng ngày tạm thời. Bạn chỉ cần lấy một đoạn giấy vệ sinh và gấp thêm hai hoặc ba lần dài bằng với chiều dài đáy quần lót, sau đó đặt vào bên trong quần lót.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quấn áo khoác ngoài quanh eo nếu cần.
    Nếu có áo khoác ngoài, bạn hãy quấn chiếc áo thun, áo khoác hoặc áo nỉ dự phòng quanh eo, nhất là khi bạn nghi ngờ kinh nguyệt thấm ra ngoài trang phục. Như vậy bạn có thể che được những vết bẩn cho đến khi có cơ hội để thay.
    • Nếu đây là lần đầu bạn có kinh, hãy nhớ rằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường không nhiều, vì vậy có thể bạn sẽ nhận ra trước khi máu thấm qua quần áo. Tuy vậy, tốt nhất là bạn vẫn nên chú ý đến vấn đề này càng sớm càng tốt để hạn chế rủi ro lâm vào tình huống ngượng ngùng khi bị rò rỉ.[8]
    • Nếu phát hiện máu thấm qua trang phục, bạn hãy thay bộ đồng phục thể dục (nếu có) hoặc nhờ y tá trường hay tư vấn viên học đường gọi bố mẹ để thay quần áo. Đừng sợ các bạn học thắc mắc sao bạn phải đột ngột thay quần áo; nếu ai đó có hỏi, bạn cứ bảo rằng bạn làm đổ thứ gì đó ra quần.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Có kế hoạch tốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Duy trì đủ nước cho cơ thể.
    Điều này nghe có vẻ ngược đời, nhưng việc giữ đủ nước sẽ giúp cơ thể không bị tích nước, và như vậy bạn sẽ đỡ bị đầy hơi. Bạn nên luôn đem theo chai nước hoặc nhớ đến vòi uống nước trong trường giữa các tiết học. Cố gắng uống 10 ly nước 240 ml trong cả ngày. Việc uống nhiều nước ở trường có thể phức tạp, nhưng bạn có thể uống thêm nước trước khi đến trường hoặc sau khi tan học.[9]
    • Bạn cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm chứa nhiều nước trong chế độ ăn để đảm bảo duy trì lượng nước trong cơ thể. Các thực phẩm này gồm có dưa hấu, dâu tây, cần tây và xà lách.
    • Hạn chế uống caffeine, cẩn thận với nước ngọt, trà có caffeine hoặc cà phê. Những thức uống này có thể khiến bạn mất nước và đau bụng hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn thực phẩm ngăn ngừa đầy hơi.
    Nếu muốn đối phó với những ngày “đèn đỏ” một cách tốt nhất có thể, bạn nên tránh ăn các thức ăn gây đầy hơi. Thủ phạm lớn trong việc này là các thức ăn nhiều chất béo và thức uống có gas. Như vậy nghĩa là bạn nên tránh ăn bữa trưa với các món khoai tây chiên, kem, bánh kẹp và nước ngọt, thay vào đó là các món cuốn lành mạnh hơn, rau trộn hoặc bánh mì kẹp thịt gà tây. Thay nước ngọt bằng nước lọc và trà đá không đường, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.[10]
    • Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể giữ nước, và bạn sẽ cảm thấy đầy hơi.
    • Bạn cũng nên tránh ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu lăng, bắp cải hoặc súp lơ.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cố gắng đừng bỏ qua tiết thể dục – bạn có thể giảm đau bụng kinh nhờ tập thể dục.
    Có thể bạn sẽ cảm thấy chẳng muốn tham gia tiết thể dục chút nào, nhưng thực tế đã chứng minh rằng các bài tập aerobic khiến cơ thể tăng cường bơm máu, tiết ra chất endorphins có tác dụng trung hòa chất prostaglandin trong cơ thể, giúp giảm co thắt và đau. Cố gắng đừng nhăn nhó ngồi trên băng ghế rồi đi ra ngoài.
    • Tất nhiên, bạn có thể phải nghỉ tập thể dục trong ngày hôm đó nếu thực sự mệt mỏi, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên thấy việc vận động có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu như thế nào.
    • Nếu bỏ tiết thể dục, bạn sẽ tách mình ra khỏi bạn bè và khiến mình bị chú ý. Thay vì thế, bạn nên cùng tham gia hoạt động với những người khác và quên đi cảm giác khó chịu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dự tính cách 2-3 tiếng vào nhà vệ sinh một lần.
    Trước khi đi học, bạn có thể tính toán vào nhà vệ sinh cách 2-3 tiếng một lần để thay băng vệ sinh hoặc tampon nếu kinh nguyệt ra nhiều, hoặc chỉ để chắc chắn rằng mọi thứ vẫn ổn. Bạn thường lo lắng bị tràn băng, và chỉ cần biết là mọi thứ không sao là bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Mặc dù không cần thay tampon sau mỗi 2 tiếng, bạn nên cố gắng cách 3-4 tiếng thay một lần nếu kinh nguyệt ra nhiều; nếu ít, bạn có thể thay sau 5-6 tiếng, nhưng điều này không được khuyến khích vì có thể dẫn đến hội chứng sốc nhiễm độc. Ngoài ra, để tránh vấn đề này, bạn nên dùng loại băng vệ sinh có độ thấm hút thấp nhất mà bạn cần.
    • Việc vào nhà vệ sinh cách 2-3 tiếng một lần cũng giúp bạn làm nhẹ bàng quang thường xuyên hơn. Đi tiểu khi có nhu cầu cũng giúp bạn đỡ đau bụng liên quan đến kinh nguyệt.[12]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Vứt băng vệ sinh và tampon đúng cách.
    Khi đang ở trường, bạn cần đảm bảo vứt bỏ băng vệ sinh sao cho đúng cách. Không vứt tampon vào bồn cầu cho dù ở nhà bạn vẫn làm như vậy, vì bạn không biết hệ thống thoát nước ở trường mạnh ra sao và không muốn gây tắc nghẽn. Cố gắng sử dụng nhà vệ sinh có thùng rác; ngay cả khi vứt băng vệ sinh vào thùng rác, bạn cũng nên gói trong bao của nó hoặc trong giấy vệ sinh để không dây vào thành của thùng rác.
    • Nếu chẳng may không có thùng rác trong nhà vệ sinh, bạn chỉ cần gói băng vệ sinh trong giấy vệ sinh và đem ra vứt vào thùng rác bên ngoài; đừng ngượng vì điều này, bạn cần nhớ rằng cô gái nào cũng phải vứt bỏ băng vệ sinh.
    • Luôn nhớ rửa tay sau khi thay băng vệ sinh hoặc tampon.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Mặc trang phục đậm màu hơn nếu điều đó giúp bạn thoải mái hơn.
    Mặc dù ít có khả năng bị tràn băng, có thể bạn cũng muốn mặc quần áo tối màu hơn trong tuần “đèn đỏ” hoặc trước kỳ kinh nguyệt chỉ để có cảm giác yên tâm. Bạn có thể mặc quần jeans hoặc váy màu đậm hơn để khỏi phải lo lắng kiểm tra phía sau hoặc chốc chốc lại phải hỏi bạn bè. Dự tính mặc trang phục màu tối và đẹp mắt nếu bạn thấy như vậy là thoải mái hơn.
    • Tuy nhiên, đừng để những ngày này ngăn cản bạn mặc bộ đồ mới sắm đáng yêu của bạn. Nếu muốn mặc thứ gì đó sáng màu hoặc màu phấn nhạt thì bạn cứ mặc, thực ra chẳng có gì để bạn phải lo lắng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Biết cách lên tiếng khi có ai đó bình phẩm thiếu tế nhị.
    Nhớ đối xử với họ theo cách mà bạn muốn được đối xử, ngay cả khi họ thô lỗ, và đừng tỏ ra nhỏ nhen hoặc trả đũa. Nếu họ vẫn giữ thái độ đó, bạn hãy tìm đến một người lớn đáng tin cậy. Trong khi đó bạn có thể thử phản ứng như sau:
    • "Hiện giờ tâm trạng tôi không tốt. Bạn có thể ngừng chuyện này được không?"
    • "Bây giờ tôi cần được ở riêng một mình. Bạn có thể thôi làm như vậy được không?”
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Xin phép vào nhà vệ sinh khi cần thiết.
    Khi bạn đang ở trong lớp, một lựa chọn tốt là xin xuống phòng y tế hoặc bình tĩnh giải thích vấn đề của bạn với giáo viên, sau đó ra ngoài, đến ngăn tủ đựng đồ và vào nhà vệ sinh. Sau đây là một số cách diễn đạt không quá chi tiết:
    • "Em đang có chuyện bất tiện của con gái, em có thể vào nhà vệ sinh không ạ?"
    • "Em đang bị đèn đỏ. Em ra ngoài vài phút được không ạ?”
    • "Cô ơi, em đang đến kỳ của phụ nữ…"
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Có lối suy nghĩ lành mạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng xấu hổ vì chuyện này.
    Cho dù bạn là cô bé đầu tiên hoặc cuối cùng trong lớp có kinh nguyệt, rốt cuộc thì hầu hết mọi cô gái cũng sẽ trải qua chuyện này. Chẳng có gì khiến bạn phải ngượng ngùng về một hiện tượng xảy ra ở nhiều phụ nữ và là một phần tự nhiên của quá trình lớn lên và sở hữu một cơ thể trưởng thành hơn. Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh sản, và bạn nên tự hào về điều này thay vì xấu hổ. Đừng để cho bất cứ ai trêu ghẹo bạn hoặc gây cho bạn cảm giác nào khác ngoài sự tự hào.
    • Trò chuyện với bạn bè về chuyện này. Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn khi biết là mình không đơn độc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng lo về mùi.
    Nhiều người lo lắng kinh nguyệt “bốc mùi” hoặc bị những người khác biết mình đang có kinh. Thực ra bản thân kinh nguyệt không có mùi; mùi mà bạn có thể ngửi thấy là mùi của băng vệ sinh đã thấm nhiều máu sau vài tiếng. Để xử lý điều này, bạn có thể thay băng vệ sinh cách 2-3 tiếng một lần hoặc dùng tampon. Một số người thích dùng băng vệ sinh và tampon thơm, nhưng thực tế thì mùi hương trong đó có thể còn mạnh hơn băng vệ sinh không mùi, thậm chí nó có thể gây kích ứng âm đạo. Tuy nhiên bạn vẫn có thể quyết định dùng nếu nó phù hợp với bạn.
    • Bạn có thể thử dùng băng vệ sinh và tampon thơm ở nhà trước khi quyết định dùng ở trường.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đảm bảo bố mẹ biết việc này.
    Kinh nguyệt không phải là điều bí mật và đáng xấu hổ. Tuy rằng lúc đầu bạn có thể ngượng ngùng, nhưng việc sớm nói với mẹ hoặc bố là điều cần thiết. Mẹ của bạn hoặc một phụ nữ trong gia đình sẽ giúp bạn mua các sản phẩm vệ sinh thích hợp, giúp bạn thấy thoải mái và tránh phải lén lút trong những ngày “đèn đỏ”. Nhớ rằng đa số các cô gái đều phải trải qua việc này; hãy nói cho bố mẹ biết khi nó xảy ra; càng nói sớm thì bạn càng cảm thấy thoải mái.
    • Bố mẹ bạn sẽ mừng khi bạn nói với họ. Có khi mẹ bạn còn xúc động chảy nước mắt nữa cơ.
    • Nếu bạn sống một mình với bố, có lẽ bạn sẽ có chút ngượng ngùng khi nói chuyện này với bố. Nhưng nếu đã nói được, bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều, và bố bạn sẽ vui vì thấy bạn thẳng thắn và cởi mở.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng ngại xin vào nhà vệ sinh nếu cần thiết.
    Nếu bạn phải hỏi giáo viên nam hoặc có các bạn trai gần đó nghe thấy, bạn có thể bảo rằng bạn cần đi tiểu ngay, hoặc nói lý do nào đó tùy ý (có lẽ bạn không muốn phải lúng túng trước mặt họ). Nếu đang khẩn cấp hoặc đã đến giờ phải thay băng vệ sinh, bạn đừng ngại ngần xin vào nhà vệ sinh. Nếu bạn đến trường với tâm thế rằng sẽ chẳng khó khăn gì khi bạn muốn sử dụng nhà vệ sinh, bạn sẽ cảm thấy hào hứng hơn nhiều khi đi học. Hãy tự tin xin phép giáo viên cho đi vệ sinh trước lớp, thậm chí bạn có thể nói trước với giáo viên nếu điều đó giúp bạn thoải mái hơn.[13]
    • Lưu ý rằng giáo viên và quản lý nhà trường luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn trong việc này. Hãy tự nhủ rằng bạn không phải là cô gái duy nhất phải đối phó với ngày “đèn đỏ” khi ở trường!
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn sẽ ngồi nhiều khi ở trường, vì vậy bạn cần đảm bảo băng vệ sinh hoặc tampon phải dễ chịu và không bị tràn băng.
  • Không mặc trang phục sáng màu để tránh thấy rõ nếu chẳng may bị dính bẩn.
  • Nhiều cửa hàng bán quần short nam với chất liệu sợi spandex. Bạn có thể mặc kiểu quần này bên ngoài quần lót bình thường nếu muốn.
  • Nếu bạn ngại ngùng và nếu lớp học có giờ nghỉ giải lao, bạn có thể thay băng vệ sinh hoặc tampon trong giờ giải lao. Như vậy ít có khả năng có những người khác vào nhà vệ sinh với bạn.
  • Nếu bạn lo ngại người khác biết mình đang “đèn đỏ”, bạn có thể dùng nhà vệ sinh riêng (nếu có), chẳng hạn như nhà vệ sinh cho người khuyết tật hoặc nhà vệ sinh trong phòng y tế. Các nhà vệ sinh kiểu này sẽ kín đáo hơn nhiều và có thể giúp bạn thoải mái hơn.
  • Nếu sợ rằng chiếc quần đùi trong bộ đồng phục trường quá rộng và băng vệ sinh có thể tuột ra, nhất là trong khí hậu nóng, bạn có thể mặc quần đùi đạp xe hoặc quần đùi sợi spandex, hoặc tốt nhất là quần thun thể thao!
  • Nếu thấy ngượng ngùng về gói băng vệ sinh, bạn có thể để thứ gì đó lên để che lại – chẳng hạn như bịch khăn giấy nhỏ hoặc hoặc hộp phấn trang điểm.
  • Nếu phải mặc đồng phục nhà trường mà không thể mặc quần áo tối màu, bạn hãy mặc một chiếc quần nữa (hay quần tất bên trong), hoặc xem thử bạn có thể mặc quần short hay quần tất với váy không.
  • Nếu kinh nguyệt ra nhiều hoặc nếu không yên tâm, bạn hãy mua băng vệ sinh loại siêu thấm để tránh khó chịu hoặc tràn băng. Tuy nhiên, bạn cần tránh tampon siêu thấm – chúng có liên quan đến tỷ lệ cao về rủi ro mắc hội chứng sốc nhiễm độc.
  • Nếu đang sử dụng tampon, bạn nên dùng thêm băng vệ sinh hàng ngày để đề phòng rò rỉ.
  • Nếu không có quần tất màu đen hoặc quần jean, bạn có thể mặc bất cứ chiếc quần tất nào với váy hoặc loại quần short nào đó.
  • Nếu mặc đồng phục của trường, các túi quần hoặc váy sẽ giúp ích. Bạn chỉ cần bỏ băng vệ sinh trong túi và đi thẳng vào nhà vệ sinh.

Cảnh báo

  • Thay băng vệ sinh cách 4-6 tiếng một lần, hoặc thay tampon 4-8 tiếng một lần. Thời gian này có thể thay đổi tùy vào lượng kinh nguyệt của bạn nhiều hay ít.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ. Khi ra khỏi nhà vệ sinh, bạn cần đảm bảo mọi thứ phải sạch sẽ gọn gàng. Luôn nhớ rửa tay.
  • Trước khi đem thuốc giảm đau Advil hoặc Pamprin, v.v… đến trường, bạn cần đảm bảo được phép của nhà trường. Hầu hết các trường học đều có quy định chặt chẽ về thuốc, trong bao gồm cả các loại thuốc không kê toa, và việc đem thuốc đến trường có thể khiến bạn vướng vào rắc rối.
  • Nhớ rằng không bao giờ nên xịt nước hoa vào băng vệ sinh và/hoặc tampon trước khi sử dụng và cũng không bao giờ được xịt nước hoa vào âm đạo. Nó có thể gây kích ứng vùng kín.
  • Nếu để băng vệ sinh quá lâu không thay, bạn có thể mắc hội chứng sốc nhiễm độc, một bệnh lý tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm chết người. Bạn nhớ phải thay băng vệ sinh cách 4-8 tiếng một lần để cho an toàn. Đọc hướng dẫn sử dụng trên gói băng vệ sinh hoặc tampon để biết rõ hơn về nguy cơ này.

Những thứ bạn cần

  • Băng vệ sinh hoặc tampon
  • Thuốc giảm đau (ví dụ như Tylenol, Advil, Midol)
  • Tiền xu để mua băng vệ sinh nếu trong nhà vệ sinh nữ có bán
  • Quần và quần lót dự phòng
  • Áo khoác

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Rebecca Levy-Gantt, MPT, DO
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản phụ khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Levy-Gantt, MPT, DO. Rebecca LevyGantt là bác sĩ sản phụ khoa điều hành doanh nghiệp tư nhân tại Napa, California. Bác sĩ LevyGantt chuyên về mãn kinh, tiền mãn kinh và quản lý hóc môn, bao gồm điều trị bằng hóc môn sinh học và hóc môn hỗn hợp và điều trị thay thế. Bà cũng là bác sĩ chuyên về mãn kinh được chứng nhận trên toàn quốc và có tên trong danh sách quốc gia các bác sĩ chuyên về quản lý tình trạng mãn kinh. Bà đã nhận bằng thạc sĩ vật lý trị liệu của Đại học Boston và bằng bác sĩ về y học chỉnh hình của Đại học Y khoa Chỉnh hình New York. Bài viết này đã được xem 131.797 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 131.797 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo