Cách để Xác định tình trạng mất nước ở chó

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chó sẽ bị mất nước nếu lượng nước thất thoát khỏi cơ thể nhiều hơn lượng nước chó uống vào. Ví dụ, chó bị đau dạ dày có thể bị mất nước khi tiêu chảy hoặc nôn, do đó có nguy cơ mất nước nhanh chóng. Ngoài ra, còn nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng mất nước ở chó. Ví dụ, nếu không uống nhiều nước vào những ngày nắng nóng, chó cũng có thể bị mất nước nhanh chóng.[1] Bước điều trị đầu tiên là nhận biết tình trạng mất nước bằng cách chắc chắn rằng chó uống đủ nước hoặc đưa chó đi khám bác sĩ thú y.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Kiểm tra dấu hiệu mất nước

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý hành vi của chó.
    Chó bị mất nước thường dùng sức lực còn lại để tìm nước uống. Nếu chó bị mất nước, bạn có thể nhận thấy những hành vi bất thường ở chó như bồn chồn hoặc đi tới đi lui như đang tìm nước uống.[2]
    • Chó có thể liên tục liếm mép hoặc/và lo lắng biểu hiện rõ trên khuôn mặt nếu không tìm thấy đủ nước để uống.[3]
    • Chó bị mất nước cũng có thể nằm và tựa mũi vào bát nước.[4]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra gáy chó.
    Thử nghiệm mất nước cơ bản mà bạn thường nhìn thấy các bác sĩ thú y thực hiện tại phòng khám là kéo gáy chó lên. Thử nghiệm này có thể đo độ đàn hồi của da và da mất đi đàn hồi có thể dấu hiệu chó bị mất nước. Bạn có thể tự tiến hành thử nghiệm này bằng thực hiện các bước sau:
    • Xác định vị trí gáy chó. Gáy chó là vùng da rũ xuống qua vai hoặc sau cổ chó.
    • Nâng gáy chó lên. Bạn có thể nắm vùng da này và nhẹ nhàng kéo thẳng lên 5-7 cm so với lưng chó.
    • Thả gáy ra và quan sát. Nếu ngậm đủ nước, da sẽ quay về vị trí cũ ngay lập tức. Nếu mất nước, da sẽ trở nên kém đàn hồi và không thể quay về vị trí cũ ngay.
    • Nếu da mất hơn 2 giây để trở lại bình thường, chó có thể đang bị mất nước.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra nướu chó.
    Nướu là vị trí tốt để kiểm tra tình trạng mất nước sớm ở chó. Nướu bình thường sẽ ẩm ướt và sáng bóng giống như nướu của người. Động vật mất nước thường có nướu khô hoặc hơi dính vì không tiết đủ nước bọt.[6]
    • Bạn nên biết chó lo lắng hay sợ hãi cũng có thể có bị khô nướu. Vì vậy, cần đảm bảo kiểm tra nướu khi chó thực sự thả lỏng để tránh nhầm lẫn.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra nước tiểu của chó.
    Nếu không uống đủ nước, cơ thể chó có thể tự động thực hiện các bước nhằm lưu giữ nước. Trong tình huống này, chó sẽ không đi tiểu vì bàng quang trống rỗng hoặc nước tiểu trở nên đậm đặc. Nước tiểu đậm đặc thường có màu vàng đậm.[8]
    • Điều này xảy ra là do thận chó hoạt động quá sức để tái chế lại nước trong cơ thể và giữ nước.[9]
    • Bạn nên lưu ý nếu chó ít đi tiểu hơn bình thường hoặc nước tiểu của chó có màu bất thường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa chó đi khám bác sĩ thú y.
    Nếu chó có vẻ khỏe mạnh và chỉ xuất hiện dấu hiệu mất nước đơn giản như uống sạch nước trong bát, bạn có thể cho chó uống thêm nước và quan sát xem tình trạng có cải thiện không. Tuy nhiên, nếu chó mất nước có vẻ ốm hoặc tình trạng không cải thiện sau khi uống nước, bạn nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y ngay.[10]
    • Một số động vật mất nước cần truyền nước qua tĩnh mạch để bảo vệ chức năng của các cơ quan nội tạng trong quá trình bù nước.[11]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Nhận biết yếu tố nguy cơ gây mất nước

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để ý nguồn cung cấp nước cho chó.
    Có rất nhiều tình huống khiến chó bị mất nước và cách kiểm soát mất nước rõ ràng, dễ dàng nhất là quan sát quá trình tiếp cận nước của chó.
    • Nếu bát nước hoàn toàn rỗng hoặc bị đổ hết nước mà không được làm đầy lại trong một thời gian dài, chó có thể bị mất nước. Bạn nên đảm bảo cho chó uống đủ nước, đặc biệt là trong những ngày nóng.[12]
    • Mất nước có thể phát triển nhanh chóng và đôi khi có thể xảy ra trong vòng một tiếng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đảm bảo chó uống nước thường xuyên.
    Ngay cả khi đã tìm đến nguồn nước, chó vẫn có thể bị mất nước nếu không thường xuyên uống đủ nước. Bạn nên theo dõi để đảm bảo chó uống nước liên tục.
    • Ví dụ, chó già bị viêm khớp thường phải chịu đau khi đứng dậy uống nước sau mỗi lần khát, do đó cũng sẽ có nguy cơ bị mất nước.[14]
    • Tình trạng mất nước có thể trở nên trầm trọng hơn nếu chó mắc một số bệnh như tiểu đường hoặc bệnh thận vì cơ thể có xu hướng sản xuất quá nhiều nước tiểu. Tốc độ mất nước của chó bị những bệnh trên sẽ nhanh hơn so với chó khỏe mạnh. Đây là dạng mất nước mãn tính, có thể từ từ xảy ra sau vài ngày và có nguy cơ tái phát.[15]
    • Tương tự, chó chán ăn không muốn ăn và uống nước cũng có nguy cơ bị mất nước.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lưu ý khi chó bị tiêu chảy.
    Phân lỏng thường chứa nhiều nước, do đó quá trình thất thoát nước sẽ diễn ra nhanh hơn và làm tăng nguy cơ mất nước.[16]
    • Nếu chó uống đủ nước, nguy cơ mất nước sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, nếu không chịu tìm nước uống hoặc không muốn uống nước, chó có thể bị mất nước nhanh chóng khi bị tiêu chảy.[17]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Coi chừng nếu chó bị nôn.
    Nôn mửa là vấn đề nghiêm trọng vì chó không thể giữ lại tất cả lượng nước đã uống vào.[18]
    • Bạn nên quan sát chặt chẽ nếu chó nôn và liên hệ với bác sĩ thú y nếu nghi ngờ chó bị mất nước hoặc nếu chó nôn liên tục.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu cho rằng chó đang khát nước hoặc mất nước, bạn không nên chờ đợi triệu chứng xuất hiện. Thay vào đó, bạn chỉ cần đổ đầy bát nước cho chó mỗi khi mực nước trong bát hạ xuống.
  • Cách phòng ngừa và chữa tình trạng mất nước tốt nhất là đảm bảo luôn cho chó uống nhiều nước sạch.[19]

Cảnh báo

  • Nếu chó trông có vẻ yếu ớt, mệt mỏi, và/hoặc không uống nước hoặc tình trạng mất nước không được cải thiện sau khi uống nước, bạn nên đưa chó đi khám thú y.
  • Tình trạng mất nước nếu không được điều trị có thể dẫn đến suy tạng và khiến chó tử vong.

Tham khảo

  1. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  2. Small animal emergency and critical care for veterinary technicians. Battaglia. Publisher: Saunders.
  3. Small animal emergency and critical care for veterinary technicians. Battaglia. Publisher: Saunders.
  4. Small animal emergency and critical care for veterinary technicians. Battaglia. Publisher: Saunders.
  5. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  6. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  7. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  8. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  9. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  1. Small animal emergency and critical care for veterinary technicians. Battaglia. Publisher: Saunders.
  2. Small animal emergency and critical care for veterinary technicians. Battaglia. Publisher: Saunders.
  3. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  4. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  5. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  6. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  7. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  8. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  9. Practical emergency and critical care nursing. Aldridge. Publisher: Wiley-Blackwell.
  10. Small animal emergency and critical care for veterinary technicians. Battaglia. Publisher: Saunders.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 30.736 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 30.736 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo