Cách để Xác định mèo nhiễm giun sán

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ký sinh trùng đường ruột hay còn gọi là giun, thường xuất hiện ở mèo con và mèo lớn. Những loài ký sinh khó chịu này xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách. Mèo con có thể bị lây trứng giun từ sữa mẹ, mèo lớn hơn nhiễm giun móc qua da, và sán dây thông qua bọ chét, thỏ và các loài gậm nhắm đã bị nhiễm sán. Giun sán rất phổ biến ở loài mèo nên điều quan trọng là biết cách nhận diện các dấu hiệu ở chúng để có cách điều trị cần thiết sớm nhất.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Nhìn vào các dấu hiệu thể chất ở mèo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý nếu bụng mèo phình to.
    Mèo chứa quá nhiều giun thường có phần bụng phình to nhưng không có mỡ bao quanh cột sống hay xương chậu. Bụng mèo sẽ phình căng, tròn đầy, lặc lè (con mèo có thể trông như có thai).[1] Điều khác biệt giữa mèo bị phình bụng và mèo mập đó là phần còn lại của cơ thể cũng trong tình trạng tồi tệ.
    • Giun tròn là nguyên nhân phổ biến gây phình bụng, mặc dù các loại giun khác cũng gây triệu chứng tương tự.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra đệm mỡ trên cơ thể mèo.
    Khi lướt ngón tay trên sống lưng mèo khỏe mạnh, bạn sẽ cảm nhận được các cục u dọc xương sống, chứ không có xương góc cạnh lồi lên. Đó là những đệm mỡ của mèo. Mèo bị nhiễm giun nặng sẽ không có những miếng mỡ này. Khi vuốt xương sống và xương chậu của mèo, bạn cũng sẽ thấy nhọn và góc cạnh.
    • Xem xét "tình trạng" cơ thể mèo là kiểm tra phần mỡ bao quanh xương mèo. Các điểm cần chú ý là xương sống, hông, và xương chậu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét tình trạng lông mèo.
    Ký sinh trùng đường ruột hút hầu hết chất dinh dưỡng trong thức ăn của mèo. Điều đó có nghĩa là mèo nhà bạn sẽ không được cung cấp vitamin, khoáng, và đạm để duy trì bộ lông đẹp. Hãy xem bộ lông có các đặc điểm như:
    • Lông xỉn màu.
    • Lông không bóng.
    • Lông rối và bết dính
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý xem mèo có bị ói hay tiêu chảy không.
    Giun sán có thể gây khó chịu dạ dày và niêm mạc ruột, gây tiêu chảy và ói mửa. Mèo bị nhiễm giun nặng có thể bị tắc ruột, gây nôn mửa nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mèo cũng có thể nôn ra giun, trông như sợi mì spaghetti ngoe nguẩy.[2]
    • Nếu mèo bắt đầu nôn không kiểm soát, hãy mang nó đến thú y ngay lập tức.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Quan sát màu sắc nướu răng mèo.
    Vài loại giun, nhất là giun móc có thể khiến mèo bị chảy máu lợi, gây mất máu chậm nhưng liên tục. Điều này dẫn đến thiếu máu, mèo chậm chạp và yếu đi, ở mèo con có thể nguy hiểm tính mạng.[3]
    • Bạn có thể nhận diện chứng thiếu máu bằng cách vạch môi mèo lên và nhìn vào nướu răng. Nướu khỏe trông sẽ hồng hào. Nếu thiếu máu, nướu sẽ nhợt nhạt với màu trắng, xám hay hồng tái.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chú ý dấu hiệu giun ở mèo con.
    Mèo con nhiễm giun thường lờ đờ và còi cọc, có nghĩa là chúng không phát triển mạnh khỏe như các con mèo cùng lứa. Chúng nhỏ con, kém năng động, lông xơ, bụng phình, và ít mỡ quanh xương sườn và xương sống.
    • Nếu bạn không có mèo con khác để so sánh thì cũng khó đánh giá, nhưng một chú mèo con khỏe mạnh sẽ năng động, ham chơi, tròn trĩnh và có bộ lông mềm, bóng.
    • Mèo con bị nhiễm giun nặng có thể để lại hệ quả lâu dài, sức khỏe suy giảm trong suốt cuộc đời.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Kiểm tra xem mèo có bọ chét không.
    Bọ chét mang theo trứng sán dây, khi mèo liếm lông, chúng có thể ăn cả con bọ chét và mang trứng sán dây vào cơ thể.
    • Bạn sẽ dễ dàng xác định bọ chét trên mèo nhờ phân bọ chét. Đó là máu khô được bọ chét bài tiết ra và thường bám trên lông của con vật.
    • Để tìm được chúng, hãy chải lông mèo theo hướng ngược lại. Bạn sẽ thấy những đốm đen bám gần chân lông của mèo.
    • Để kiểm tra xem những đốm bạn thấy là phân bọ chét hay chỉ là bụi đất hay vẩy thông thường, hãy dùng khăn giấy ẩm áp vào chỗ bụi bẩn đó. Bởi vì phân bọ chét là máu khô nên khi lau bằng khăn ẩm sẽ để lại vệt đỏ hay cam.
    • Nếu phát hiện phân bọ chét hay bọ chét, bạn cần chữa trị cho mèo và xử lý môi trường (như nhà ở và giường của mèo) để chúng không còn đất sống.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Xác định từng loại giun

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu vì sao bạn phải xác định loại giun.
    Nếu bạn nghi ngờ mèo nhiễm giun, bước tiếp theo là cố xác định loại giun. Điều này giúp bạn biết nên dùng loại thuốc nào hiệu quả trong việc chữa giun.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm trứng sán dây di trú.
    Nhìn xuống dưới đuôi mèo, trứng sán dây thường được đẩy ra bên ngoài hậu môn mèo và kẹt lòng vòng ở vùng lông gần đó. Trứng sán dây thường có màu trắng kem và được miêu tả là trông như hạt gạo, hạt dưa leo hay hạt vừng.[4]
    • Các búi trứng này có thể rơi vào chỗ mèo nằm, nên hãy mau kiểm tra luôn giường của mèo.
    • Nếu tìm thấy trứng sán, hãy mang mèo đến thú y để chữa sán dây.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra phân mèo để tìm sán dây.
    Việc này sẽ dễ thực hiện hơn nếu mèo đi vệ sinh bằng thau cát. Hãy kiểm tra phân mèo để tìm dấu hiệu của sán. Đôi khi chúng sẽ nằm rõ ràng trên phân, nhưng có khi bạn sẽ cần đeo bao tay và dụng cụ dùng một lần để làm vỡ viên phân mới kiểm tra được.
    • Sán dây có màu trắng kem, mình dẹt và có nhiều đốt. Chúng dài trung bình từ 10-60 cm.[5][6]
    • Sán Dipylidium caninum: Mèo có thể nhiễm loại sán dây này do ăn phải bọ chét nhiễm trứng sán.[7]
    • Sán Taenia taeniaeformis: Mèo có thể nhiễm loại sán dây này khi đi săn, bắt và ăn các loài gặp nhấm có nhiễm sán.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xác định giun tròn.
    Giun tròn rất phổ biến và trông như sợi mì. Chúng dài trung bình 5 -10 cm nhưng có thể phát triển tới 12 cm.[9] Có hai chủng giun tròn, cả hai đều xâm nhập vào mèo bằng nhiều cách:
    • Giun Toxocara cati: Giun này có thể truyền từ sữa mẹ sang và đa phần mèo con nhiễm loại giun này từ khi chào đời. Đây là chủng giun gây phình bụng mèo con, và gây tiêu chảy, nôn mửa.
    • Giun Toxascaris leonine: Giun này có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc với những con mèo bị nhiễm khác hoặc phân loài gặm nhấm. Giun này có thể bị nôn ra hoặc nằm trên phân.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định giun móc.
    Giun móc rất bé (0.5 tới 1 cm chiều dài), xoắn và có miệng như cái móc. Rất khó phát hiện ra chúng bằng mắt thường. Giun móc Ancylostoma duodenalis có thể tìm thấy trong sữa mẹ, nhưng mèo con cũng có thể nhiễm khi đi lại trên đất, hay giường nằm có giun.
    • Cái miệng trông như có răng của chúng sẽ móc vào niêm mạc ruột và giải phóng chất chống đông máu gây chảy máu trong ruột. Mèo con bị nhiễm giun này sẽ thiếu máu, thiếu năng lượng và phát triển kém.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Yêu cầu thú y kiểm tra mèo nhà bạn xem có bị nhiễm giun tim không.
    Giun tim phổ biến ở chó hơn mèo, nhưng mèo vẫn có khả năng bị nhiễm. Loại giun này thường tìm thấy trong mạch máu hơn là trong dạ dày, nghĩa là bạn tới thú y mới kiểm tra được.
    • Giun Dirofilaria immitis: Muỗi bị nhiễm giun này có thể đưa trứng vào máu mèo. Dấu hiệu thường không đặc trưng như thiếu năng lượng, sút cân, và ho. Điều đáng buồn là nhiều con mèo không biểu hiện triệu chứng gì và đột ngột tử vong bởi mạch máu bị tắc nghẽn không thể đưa máu tới tim.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đến thú y để lấy mẫu phân tích.
    Cách tốt nhất để kiểm tra giun (không bao gồm giun tim) trước khi chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe là đem mẫu phân mèo đến phòng khám thú y. Giun trưởng thành có thể đẻ trứng khi sống trong ruột mèo. Trứng giun thường (nhưng không phải mọi lúc) được thải ra qua phân và có thể thấy được thông qua quá trình chuẩn bị và quan sát dưới kính hiển vi.[10]
    • Trứng của các loài giun khác nhau có hình dạng khác nhau giúp nhận diện được chúng.
    • Nếu quá trình bạn kiểm tra mèo và phân của nó cho thấy không có con giun nào, điều đó không có nghĩa mèo nhà bạn không nhiễm giun. Chỉ là giun không bị đào thải ra khỏi cơ thể. Nhiều con mèo bị giun nặng nhưng không thải ra được con nào cả. Cách duy nhất để chắc chắn là lấy mẫu phân mèo để bác sĩ thú y phân tích.[11]
    How.com.vn Tiếng Việt: Brian Bourquin, DVM

    Brian Bourquin, DVM

    Bác sĩ thú y cho mèo
    Brian Bourquin là bác sĩ thú y và chủ sở hữu của Boston Veterinary Clinic, một phòng khám thú y và chăm sóc thú cưng với hai cơ sở tại South End/Bay Village và Brookline, Massachusetts. Boston Veterinary Clinic chuyên về thú y cơ bản, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc phòng ngừa, chăm sóc bệnh và cấp cứu, phẫu thuật mô mềm và nha khoa. Phòng khám này cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt về điều chỉnh hành vi, dinh dưỡng, liệu pháp giảm đau bằng châm cứu và các phương pháp laser trị liệu. Boston Veterinary Clinic là bệnh viện thú y được AAHA (Hiệp hội Bệnh viện Thú y Hoa Kỳ) chứng nhận và cũng là bệnh viện đầu tiên và duy nhất ở Boston được cấp chứng nhận Không gây sợ hãi. Brian có hơn 19 năm kinh nghiệm trong ngành thú y và lấy được bằng Bác sĩ Thú y của Đại học Cornell.
    How.com.vn Tiếng Việt: Brian Bourquin, DVM
    Brian Bourquin, DVM
    Bác sĩ thú y cho mèo

    Các chuyên gia đồng ý rằng: Thu thập mẫu phân của mèo hai lần mỗi năm là cách tốt nhất để kiểm tra giun. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mèo nhà bạn thường xuyên ra ngoài, mặc dù mèo trong nhà cũng có nguy cơ nhiễm giun.

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhận biết được loại giun mèo bị nhiễm không chỉ là một bài tập ở trường bởi mỗi loại giun khác nhau có loại thuốc đặc hiệu khác nhau để tiêu diệt. Tuy nhiên, trước mắt là nó có ích nếu bạn, chủ nhân của mèo, đang nghi ngờ mèo nhà bị nhiễm giun.
  • Viêc xác định loại giun sẽ giúp bạn có được đánh giá sơ bộ mèo nhà có khả năng bị nhiễm giun gì.
  • Một con mèo bị phình bụng, thiếu mỡ và chưa được tẩy giun trong 6 tháng gần nhất có khả năng cao bị nhiễm giun nặng. Tuy nhiên tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra các dấu hiệu trên, nên bạn cần đem mèo đến thu y nếu có nghi ngờ.

Cảnh báo

  • Ngoại trừ giun tim, không có cách nào ngừa giun hiệu quả hơn là việc giảm thiểu khả năng phơi nhiễm của mèo.
  • Luôn rửa tay - và bắt trẻ con trong nhà cũng phải rửa tay sau khi tiếp xúc với mèo chưa rõ tình trạng nhiễm giun. Dù giun sán mèo không sống trong dạ dày người, nhưng chúng có thể ẩn dưới da và gây hậu quả, nhất là nếu chúng di chuyển đến mắt.
  • Việc xác định mèo nhiễm giun và loại giun chúng bị nhiễm sẽ giúp cho mèo nhà bạn sống khỏe mạnh nhất có thể. Ngoài ra, giun sán ở mèo cũng có thể lây sang người, nhất là trẻ con vốn không rửa tay cẩn thận sau khi chơi với mèo. Với một chút chú ý đến sức khỏe mèo, chậu cát mèo và mang phân đi phân tích mỗi năm một lần, bạn có thể giữ cho mèo nhà mình và các thành viên gia đình sạch giun.

Tham khảo

  1. http://www.aspca.org/pet-care/cat-care/worms
  2. Kirk & Bistner's Handbook of Veterinary Procedures and Emergency Treatment
  3. http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/anemia-in-cats/51
  4. Blackwell's Five-Minute Veterinary Consult Clinical Companion: Canine and Feline Infectious Diseases and Parasitology. 2nd edition. Wiley-Blackwell
  5. www.cdc.gov/parasites/dipylidium/faqs.html
  6. www.pets.webmd.com/cats/tapeworms-cats
  7. http://pets.webmd.com/cats/tapeworms-cats
  8. http://pets.webmd.com/cats/tapeworms-cats
  9. http://pets.webmd.com/cats/roundworms-cats
  1. Blackwell's Five-Minute Veterinary Consult Clinical Companion: Canine and Feline Infectious Diseases and Parasitology. 2nd edition. Wiley-Blackwell
  2. Blackwell's Five-Minute Veterinary Consult Clinical Companion: Canine and Feline Infectious Diseases and Parasitology. 2nd edition. Wiley-Blackwell

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Brian Bourquin, DVM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y cho mèo
Bài viết này đã được cùng viết bởi Brian Bourquin, DVM. Brian Bourquin là bác sĩ thú y và chủ sở hữu của Boston Veterinary Clinic, một phòng khám thú y và chăm sóc thú cưng với hai cơ sở tại South End/Bay Village và Brookline, Massachusetts. Boston Veterinary Clinic chuyên về thú y cơ bản, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc phòng ngừa, chăm sóc bệnh và cấp cứu, phẫu thuật mô mềm và nha khoa. Phòng khám này cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt về điều chỉnh hành vi, dinh dưỡng, liệu pháp giảm đau bằng châm cứu và các phương pháp laser trị liệu. Boston Veterinary Clinic là bệnh viện thú y được AAHA (Hiệp hội Bệnh viện Thú y Hoa Kỳ) chứng nhận và cũng là bệnh viện đầu tiên và duy nhất ở Boston được cấp chứng nhận Không gây sợ hãi. Brian có hơn 19 năm kinh nghiệm trong ngành thú y và lấy được bằng Bác sĩ Thú y của Đại học Cornell. Bài viết này đã được xem 9.805 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 9.805 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo