Cách để Rửa vết thương cho mèo

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mèo thỉnh thoảng lại có những vết thương nhỏ. Chúng có thể bị cào cắn trong lúc đánh nhau hoặc bị trầy xước khi đi khám phá quanh khu phố. Nếu chú mèo của bạn trở về nhà với một vết thủng, vết đứt, vết trầy xước hoặc vết thương nghiêm trọng hơn, bạn nên nhanh chóng rửa vết thương cho mèo để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc áp-xe.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Chọn dung dịch rửa vết thương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua dung dịch muối vô trùng.
    Dung dịch muối vô trùng (như thường thấy trong bộ sơ cứu) là lựa chọn lý tưởng để rửa sạch vết thương bị nhiễm bẩn.[1] Thao tác rửa sẽ loại bỏ vi khuẩn và sạn đất, và dung dịch muối có độ pH tương đương như độ pH trong mô cơ thể sẽ giúp hạn chế tổn thương mô.
    • Bạn cần dùng một lượng lớn dung dịch muối và tiếp tục rửa cho đến khi vết thương trông đã sạch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đun sôi nước và để nguội trước khi rửa vết thương.
    Với vết thương bẩn đầy sạn và bùn đất, bạn có thể dùng nước đun sôi để nguội thay cho dung dịch muối để rửa sạch vết thương.
    • Có một chút rủi ro gây tổn thương cho các mô khi bạn dùng nước thay cho dung dịch muối: Nước không có thành phần tương tự như dịch cơ thể, do đó chất dịch trong các mô tổn thương sẽ bị rút ra khi tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu y khoa đã cho thấy rằng việc dùng nước máy để rửa vết thương không có tác động lớn đến nguy cơ nhiễm trùng.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Pha nước muối.
    Nước muối có đặc tính sát trùng tự nhiên và là dung dịch dự phòng rất tốt để rửa vết thương cho mèo. Để pha nước muối, bạn hãy đun sôi một ấm nước, đong 1 cốc nước và thêm vào đó nửa thìa cà phê muối. Khuấy tan muối và để nguội.
    • Nước muối mà bạn vừa pha cũng gần giống như nước mắt và các dịch cơ thể, vì vậy nó cũng ít gây tổn thương cho các mô hơn là các dung dịch sát trùng bán trên thị trường hoặc nước không pha muối.
Phần 2
Phần 2 của 4:

Chọn dung dịch sát trùng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua dung dịch sát trùng an toàn cho vật nuôi.
    Trên thị trường có bán nhiều loại thuốc sát trùng để rửa vết thương cho vật nuôi, thông dụng nhất là povidone-iodine và chlorhexidine. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu muốn mua một trong các sản phẩm này để dự phòng khi mèo của bạn bị trầy xước.
    • Đừng quên rằng không phải tất cả các loại thuốc sát trùng đều an toàn cho mèo. Các sản phẩm có chứa phenol sẽ gây độc cho những con thú họ mèo. Bạn cần đọc kỹ nhãn thuốc xem sản phẩm có chứa phenol không để tránh sử dụng. Một dấu hiệu khác cho biết sản phẩm có chứa phenol là dung dịch sẽ bị đục khi cho nước vào. Nếu có nghi ngờ, bạn nên tránh dùng sản phẩm đó và tìm loại khác.
    • Với dung dịch povidone-Iodine: pha loãng 1 ml povidone-iodine với 100 ml nước.[3] Dùng dung dịch vừa pha để rửa sạch các tạp chất trên vết thương.
    • Với dung dịch chlorhexidine: pha 2,5 ml chlorhexidine với 100 ml nước để có nồng độ thích hợp cho việc rửa vết thương.[4] Chlorhexidine là thành phần hoạt chất có trong nhiều loại thuốc sát khuẩn dùng trong phẫu thuật, chẳng hạn như Hibiscrub. Đây là một dung dịch xà phòng màu hồng phải pha loãng với nước. Chlorhexidine có tính kháng khuẩn cao và có tác dụng duy trì, tức là nó vẫn có tác dụng diệt vi khuẩn ngay cả sau khi đã khô.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Pha loãng oxy già.
    Nước oxy già cũng là một dung dịch rửa vết thương thông dụng khác. Tuy nhiên, dung dịch này có thể rất tác hại cho các mô nếu không được pha loãng. Hiện tượng sủi bọt khi oxy già tiếp xúc với vết thương cho thấy vi khuẩn đang bị tiêu diệt, nhưng không may là nó cũng làm tổn thương các mô vốn phải khỏe mạnh để giúp vết thương hồi phục.
    • Cách pha đúng là dùng 1 phần oxy già 3% pha với 3 phần nước (ví dụ như 25 ml oxy già với 75 ml nước) để có một dung dịch khử trùng thích hợp cho việc rửa vết thương.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn sản phẩm an toàn nhất sẵn có.
    Việc sử dụng dung dịch khử trùng tùy thuộc vào ý thích của bạn và những thứ bạn có sẵn. Bạn phải luôn luôn tuân theo hướng dẫn cách pha loãng trên sản phẩm, vì dung dịch quá đậm đặc có thể làm tổn thương mô. Lưu ý rằng nhiều sản phẩm khử trùng gia dụng và một số chai xịt khử trùng có chứa benzalkonium chloride không được điều chế để sử dụng trên các mô sống.[6]
    • Nếu không chắc sản phẩm sát trùng nào đó có thích hợp cho mèo không, bạn nên thay thế bằng dung dịch muối hoặc nước muối, một lựa chọn luôn an toàn.
Phần 3
Phần 3 của 4:

Sát trùng vết thương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhờ một người khác giúp bạn giữ mèo.
    Chú mèo của bạn có lẽ đang đau hoặc sốc sau khi bị thương và có thể cào cắn khi bạn chạm vào chỗ đau của nó. Điều này vẫn đúng ngay cả với những chú mèo thường ngày vốn hiền lành. Vì vậy, bạn nên cố gắng nhờ bạn bè hoặc hàng xóm giúp giữ mèo để bạn có thể tập trung rửa vết thương.
    • Thử quấn mèo trong chiếc khăn tắm rộng và chỉ để hở vết thương. Đây là cách hay để giúp cho mèo bình tĩnh và hạn chế nguy cơ bị mèo cào cắn.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rửa vết thương bằng bơm tiêm.
    Rót dung dịch rửa vết thương đã chọn vào bát. Dùng bơm tiêm hút dung dịch và xịt lên vết thương để rửa và làm sạch vết thương. Xịt nhiều lần lên vết thương cho đến khi bạn cảm thấy vết thương đã sạch.
    • Các vết thương mới phải được rửa và sát trùng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.[8]
    • Các vết xây xát khi mèo bị xe đụng hoặc ngã từ trên cây xuống có thể bị nhiễm bẩn vì sạn đất và vi khuẩn. Việc rửa kỹ vết thương để loại bỏ các chất bẩn sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc vết thương khó lành.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng bông gòn nhúng dung dịch để rửa vết thương nếu bạn không có bơm tiêm.
    Nếu không có bơm tiêm, bạn có thể nhúng bông gòn vào dung dịch và vắt bông gòn cho dung dịch chảy vào vết thương. Nếu vết thương quá bẩn và cách này không thể làm sạch được sạn đất, bạn có thể chấm bông gòn xuống vết thương để lau sạch.
    • Sau mỗi lần chấm xuống vết thương, bạn cần lấy một miếng bông gòn mới để tránh bị nhiễm bẩn trở lại. Tiếp tục rửa vết thương cho đến khi bạn thấy miếng bông không còn bẩn, sau cùng giội dung dịch lên vết thương.
    • Nếu mèo bị áp xe, vết thương có thể bị rỉ mủ khá nhiều. Bạn hãy dùng bông, gạc hoặc giấy thấm để lau sạch mủ. Ấn nhẹ xung quanh vết thương bị áp-xe, ấn vào trong và về phía dấu răng mà mủ đang chảy ra. Quan trọng là phải loại bỏ càng sạch mủ càng tốt, vì đây chính là nguồn gây nhiễm trùng thường trực.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng thuốc sát trùng.
    Bạn có thể dùng thuốc sát trùng sau khi đã rửa sạch các chất bẩn. Tuân theo hướng dẫn trên bao bì để sử dụng đúng cách.
    • Mục đích ở đây là rửa sạch vùng nhiễm trùng cho đến khi bạn nhìn thấy các mô khỏe mạnh và không bị nhiễm bẩn trước khi bôi thuốc sát trùng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định xem có cần băng vết thương không.
    Phần lớn các vết thương nên được tiếp xúc với không khí, vì vậy bạn đừng cố băng hoặc che phủ các vết thương nhỏ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mèo cứ cố liếm hoặc nhay cắn vết thương thì bạn cần băng lại. Trong các trường hợp này, vết thương có thể sẽ lâu lành hơn.[9]
    • Có người cho rằng mèo liếm vết thương là tốt, nhưng thực ra lưỡi mèo ráp có thể làm tổn thương các mô thay vì chữa lành.
Phần 4
Phần 4 của 4:

Phát hiện vết thương

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát mèo để tìm dấu hiệu bị thương.
    Điều quan trọng đối với chủ mèo là hiểu hành vi bình thường của chúng. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra nếu có điều gì không ổn. Hãy quan sát những thay đổi trong hành vi của mèo, trong đó bao gồm (nhưng không giới hạn) những thay đổi trong thói quen ăn uống, chuyển động và giao tiếp.[10]
    • Các thay đổi trên có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, bao gồm cả chấn thương.
    • Nếu tính nết hoặc hành vi của mèo thay đổi đột ngột không rõ nguyên nhân, bạn hãy đem mèo đến bác sĩ thú y. Các thay đổi này có thể là triệu chứng của một vấn đề về sức khỏe.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm vết thương nếu bạn nhìn thấy hoặc nghe thấy mèo đánh nhau.
    Nếu bạn nghe có tiếng mèo ẩu đả, hoặc chú mèo của bạn khập khiễng khi về nhà, hãy kiểm tra mèo để tìm dấu hiệu của chấn thương. Một dấu hiệu cho thấy có vụ đánh nhau là các túm lông dính vào nhau. Bạn hãy tìm những đám lông trông bù xù hoặc dựng lên một góc bất thường.[11] Nhẹ nhàng kiểm tra mèo bằng cách rẽ lông mèo và quan sát lớp da bên dưới.
    • Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những chỗ trụi lông do mèo bị đối thủ rứt ra khi đánh nhau. Những chỗ này có thể có vết thương. Bạn cũng có thể trông thấy những vết máu hoặc những chỗ sưng.[12] Mèo lông trắng hoặc lông sáng màu là dễ tìm thấy vết thương nhất. Đối với mèo đen, bạn hãy vuốt nhẹ lên mình mèo và quan sát phản ứng của nó khi bị đau hoặc sờ tìm vết thương, vết sưng hoặc những chỗ đóng vảy.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thường xuyên kiểm tra mèo để phát hiện các vết thương.
    Không phải lúc nào bạn cũng chứng kiến mèo đánh nhau hoặc thấy các dấu hiệu trên lông mèo. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra mèo để tìm vết thương. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mèo của bạn thường xuyên ra ngoài và hay đánh nhau.
    • Những lúc vuốt ve mèo là dịp tốt để bạn làm việc này. Giữ cho mèo bình tĩnh, nhẹ nhàng vuốt khắp mình mèo và quan sát da mèo bên dưới lớp lông.
    • Các vết thương cũ có thể bị nhiễm trùng với biểu hiện sưng, đóng vảy, trụi lông, máu hoặc mủ rỉ ra từ vết thương.
    • Các ổ áp-xe cũ bị vỡ thường có nhiều mủ chảy ra khiến lông bị bết dính.
    • Ngoài ra, vùng da bên trên ổ áp-xe bị sẽ chết đi và để lại một lỗ lớn mà bạn có thể nhìn thấy cả các cơ hoặc mô lộ ra.

Cảnh báo

  • Bạn có thể rửa các vết thương nhẹ ở nhà và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Các vết thương lớn và nặng hơn xuyên qua cả lớp da dày hoặc làm lộ các cấu trúc bên dưới da phải được bác sĩ thú y điều trị. Bạn cũng cần đem mèo đến bác sĩ thú y nếu có vết thủng ở bên trên các khớp do có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào khớp và có thể phải dùng một liệu trình kháng sinh ngắn để ngăn ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jean Johnson
Cùng viết bởi:
Chuyên gia về mèo
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jean Johnson. Jean Johnson là chuyên gia về mèo, người đóng góp bài viết cho trang blog KittyNook. Jean chuyên tư vấn về sức khỏe của mèo, cách chơi với mèo, thông tin chung về mèo và các giống mèo. Bài viết này đã được xem 88.214 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 88.214 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?