Cách để Khiến mèo con ngừng kêu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chú mèo con dễ thương mà bạn mới nhận nuôi sẽ lớn lên rất nhanh và có rất nhiều nhu cầu cần được đáp ứng. Mèo con là loài vật vô cùng ngọt ngào, nhưng chúng cũng có thể kêu rất nhiều và khiến bạn mệt mỏi. Bằng cách xác định nguyên nhân khiến mèo kêu, dỗ dành và vuốt ve, bạn có thể khiến mèo ngừng kêu và gắn kết hơn với chúng.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Xác định nguyên nhân khiến mèo kêu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu về sự phát triển của mèo con.
    Mèo con sẽ trải qua các giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển. Việc hiểu về các giai đoạn này sẽ giúp bạn xác định được vì sao mèo kêu và tìm ra cách tốt nhất để vỗ về chúng. Các giai đoạn phát triển của mèo con bao gồm:
    • Từ khi mới sinh đến 2 tuần tuổi: mèo con biết hướng về phía âm thanh, mắt đã mở và sẽ kêu khi không tìm thấy mẹ hoặc các anh chị em của mình.
    • Từ 2 đến 7 tuần: mèo con bắt đầu biết tương tác, chơi đùa và sẽ cai sữa khi được khoảng 6 đến 7 tuần tuổi, dù vậy, chúng có thể vẫn sẽ ngậm ti mẹ theo thói quen.
    • Từ 7 đến 14 tuần tuổi: mèo con sẽ tương tác và vận động nhiều hơn. Mèo con không nên bị tách khỏi mẹ hoặc đàn trước 12 tuần tuổi để giảm thiểu nguy cơ phát triển những hành vi không tốt.[1] Thêm vào dó, mèo con được vuốt ve nhẹ nhàng khoảng 15 đến 40 phút mỗi ngày trong 7 tuần đầu sẽ có não bộ phát triển lớn hơn.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định nguyên nhân khiến mèo kêu.
    Mèo con có thể kêu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như bị tách mẹ quá sớm hoặc đói bụng. Việc nhận biết được vì sao mèo kêu sẽ giúp bạn xác định đúng nhu cầu của mèo và dỗ dành nó đúng cách.[3] Mèo có thể kêu vì:
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhận biết vấn đề mèo con kêu.
    Mèo con kêu quá nhiều có thể cũng chỉ là cách mà nó muốn thể hiện bản thân. Hiểu rằng kêu meo meo là một hành vi hoàn toàn bình thường của mèo và mèo con sẽ giúp bạn quen dần với việc thỉnh thoảng chúng kêu như vậy.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp bác sĩ thú y.
    Nếu không chắc vì sao mèo kêu hoặc lo lắng về sức khỏe của mèo thì bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ thú y. Họ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân mèo kêu và đưa ra phương án tốt nhất để khắc phục tình trạng này.
    • Bạn hãy cho bác sĩ thú y biết mèo bắt đầu kêu nhiều từ khi nào và điều gì giúp nó bớt kêu hoặc khiến nó kêu nhiều hơn. Bạn cũng có thể cho bác sĩ biết thêm là mèo được ở với mẹ và đàn của mình trong bao lâu.
    • Mang theo hồ sơ y tế của mèo nếu có.
    • Hãy trả lời các câu hỏi của bác sĩ thú y một cách thành thật để mèo con được điều trị đúng cách.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Vỗ về mèo con

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bế mèo.
    Hầu hết các chú mèo con đều thích được chủ bế và vuốt ve. Điều này giúp mèo con có cảm cảm giác giống như được mèo mẹ chăm sóc và nhờ vậy chúng sẽ tương tác và phát triển một cách tối ưu.[10]
    • Hãy thật nhẹ nhàng khi tiếp xúc với mèo.[11] Bạn nên bế mèo lên bằng cả hai tay để mèo không bị ngã.
    • Tránh nhấc mèo lên bằng cách túm vào cổ để hạn chế nguy cơ khiến mèo bị thương.
    • Hãy bế mèo trên tay giống như bế một em bé—có thể mèo không thích nằm ngửa, nhưng chúng sẽ nằm trên cánh tay và rúc đầu vào khuỷu tay bạn.
    • Bạn có thể để một chiếc chăn/khăn mỏng trên tay để mèo con rúc vào, nhưng không đắp chăn lên người mèo để tránh khiến nó sợ hãi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vuốt ve nhẹ nhàng.
    Hãy vuốt ve mèo nhẹ nhàng cả khi mèo nằm bên cạnh hoặc khi bạn bế nó. Làm vậy sẽ giúp mèo bình tĩnh hơn, ngừng kêu và gần gũi với bạn hơn.[12]
    • Tập trung vuốt ve ở vùng đầu, cổ và dưới cằm của mèo. Tránh vuốt đuôi hoặc những vùng nhạy cảm khác.
    • Bạn lưu ý không mạnh tay quá.
    • Chải lông cho mèo con hai lần một tuần hoặc nhiều hơn nếu nó tỏ ra thích thú.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói chuyện với mèo con.
    Việc tương tác là một yếu tố quan trọng trong quá trình mèo con phát triển và hình thành sự gắn kết với bạn. Khi mèo con kêu hoặc bất cứ khi nào bạn cùng mèo chơi đùa, hãy nói chuyện để mèo biết rằng bạn cũng đang giao tiếp với nó.[13]
    • Hãy nói chuyện với mèo khi bạn vuốt ve, bế mèo, cho mèo ăn hoặc mỗi khi nó đến gần bạn.[14]
    • Hãy nói chuyện bằng giọng điệu nhẹ nhàng và không la hét để tránh khiến mèo sợ.[15]
    • Bạn có thể gọi tên và khen ngợi mèo con. Ví dụ,“Miu muốn chị bế lên phải không? Miu thích chị bế như thế này đúng không? Miu ngoan lắm”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chơi với mèo.
    Chơi đùa là một yếu tố quan trọng khác giúp cho mèo phát triển và gắn kết hơn với bạn. Mèo kêu có thể là dấu hiệu cho thấy nó muốn được chú ý và chơi đùa là một cách tốt để bạn đáp ứng nhu cầu này của nó.[16]
    • Hãy chuẩn bị sẵn cho mèo một túi đồ chơi phù hợp với độ tuổi, chẳng hạn như bóng hoặc chuột đồ chơi lớn mà mèo không nuốt được. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một chiếc bàn cào móng cho mèo.
    • Bạn có thể ném bóng qua lại cho mèo con.
    • Hãy buộc một món đồ chơi vào đầu một sợi dây và để mèo đuổi theo. Khi không chơi nữa, bạn cần để ý đến mèo và cất đồ chơi ở chỗ mà mèo không lấy được. Mèo con có thể gặp phải vấn đề đường ruột nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong nếu nuốt phải sợi dây.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm cho mèo một chiếc giường thoải mái.
    Chuẩn bị cho mèo một chỗ ngủ ấm cúng sẽ khiến nó thoải mái, bình tĩnh và không kêu nữa. Bạn có thể mua hoặc trải một chiếc khăn mềm hoặc chăn vào một chiếc hộp để làm giường cho mèo.
    • Hãy trải vào giường của mèo một đồ dùng mà bạn đã dùng qua, chẳng hạn như một chiếc áo len hay thậm chí là một chiếc chăn để mèo quen với mùi của bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cho mèo ăn.
    Mèo con cần các loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng để cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh. Cho mèo ăn đầy đủ cũng sẽ khiến nó ngừng kêu.[17]
    • Bạn nên trộn đồ ăn đóng hộp cho mèo với sữa dành riêng cho mèo con để làm mềm thức ăn cho đến khi mèo được 10 tuần tuổi. Thức ăn của mèo cần có độ sánh giống như cháo yến mạch.[18] Điều này đặc biệt hữu ích khi mèo con phải cai sữa sớm hoặc bị bỏ rơi.
    • Tránh dùng các loại sữa thông thường vì chúng có thể khiến mèo đau bụng.[19]
    • Bạn nên dùng bát gốm hoặc kim loại để đựng thức ăn cho mèo. Một số mèo con có thể khá nhạy cảm với nhựa.
    • Chuẩn bị sẵn một bát nước sạch riêng cho mèo.
    • Đảm bảo thức ăn và nước uống của mèo luôn mới và bát đựng luôn sạch sẽ.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Dọn dẹp hộp cát vệ sinh cho mèo.
    Mèo và mèo con khá nhạy cảm với độ sạch sẽ, đặc biệt là của thùng vệ sinh.[20] Bạn cần giữ hộp cát vệ sinh của mèo con luôn sạch và ở gần mèo, điều này cũng sẽ khiến nó ít kêu hơn.
    • Đảm bảo hộp cát vệ sinh có kích thước vừa đủ để mèo có thể chui ra chui vào một cách dễ dàng.
    • Bạn nên dùng hộp cát vệ sinh loại ít bụi và không mùi.
    • Xúc chất thải ra khỏi hộp sớm nhất có thể. Bạn nên làm việc này hằng ngày để khuyến khích mèo dùng hộp cát vệ sinh.[21]
    • Hãy đặt hộp cát cách xa bát thức ăn của mèo. Mèo con không thích thức ăn đặt ở gần chỗ nó đi vệ sinh.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Cho mèo uống thuốc.
    Nếu bác sĩ thú y xác định nguyên nhân mèo kêu là do bị ốm thì bạn cần cho mèo uống thuốc và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp nó hồi phục và ngừng kêu quá nhiều.
    • Đảm bảo là bạn cho mèo uống thuốc đầy đủ.
    • Hãy hỏi bác sĩ thú y kỹ càng về cách cho mèo uống thuốc để hạn chế khiến nó bị tổn thương.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Tránh phớt lờ hoặc la mắng mèo con.
    Trừ khi biết rõ nhu cầu của mèo và không muốn đáp ứng, bạn không nên phớt lờ tiếng kêu của nó, có thể mèo không vào hộp vệ sinh được hoặc không có nước uống.[22] Cũng giống như vậy, bạn đừng la mắng vì mèo con kêu quá nhiều. La mắng không những không giúp mèo ngừng kêu và còn khiến nó sợ hãi.[23]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn nên nuôi hai chú mèo cùng lứa để chúng làm bạn với nhau.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm. Bài viết này đã được xem 82.512 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 82.512 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo