Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một bài phê bình thường được chấp bút để phản hồi một tác phẩm sáng tạo, như tiểu thuyết, phim ảnh, thơ hoặc tranh vẽ. Tuy nhiên, bài phê bình đôi khi được soạn thảo nhằm phục vụ cho công trình nghiên cứu và phương tiện truyền thông, như bài báo hoặc chuyên mục. Một bài phê bình có khác biệt đôi chút với bài luận 5 đoạn truyền thống, bởi nó tập trung vào tính hiệu quả và lợi ích của tác phẩm mà nó đang phê bình, hơn là đưa ra lập luận chặt chẽ phân tích tác phẩm đó. Bạn có thể viết bài phê bình theo cấu trúc 5 phần để cơ cấu dòng suy nghĩ.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Đặt nền móng cho bài viết

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét hướng viết hoặc bài được giao.
    Đảm bảo hiểu chính xác những gì cần viết. Đề bài có thể nhắc tới các từ hay cụm từ như “phê bình” hay “xem xét phê bình”, “điểm luận phê bình”, “đánh giá phê bình”. Những bài phê bình này đều đòi hỏi bạn không chỉ tóm tắt mà còn phải đánh giá tác phẩm đang bàn tới.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đọc văn bản.
    Hãy đặt câu hỏi và ghi chú khi đọc. Điều này giúp bạn định hướng ý tưởng về sau. Ví dụ:
    • Tác giả có trình bày rõ ràng quan điểm/mục tiêu của họ không? Nếu không, thì bạn nghĩ quan điểm/mục tiêu đó là gì?
    • Tác giả nhắm tới đối tượng độc giả nào? Đây có thể là mấu chốt quan trọng để xác định thành công của một tác phẩm; ví dụ, một bộ phim dành cho trẻ em có thể phù hợp với đối tượng trẻ em chứ không phải người lớn.
    • Phản ứng của bạn khi đọc hoặc xem tác phẩm? Nó có kích động một phản ứng cảm xúc nào không? Bạn có thấy bối rối không?
    • Tác phẩm khơi gợi trong bạn câu hỏi nào? Nó có gợi ý cho ta con đường khám phá hay cách quan sát khác không?
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nghiên cứu.
    Thường thì bạn sẽ cần tham cứu rất nhiều, thường là để đối chiếu tác phẩm trong một vấn đề hoặc bối cảnh lớn hơn, bạn sẽ cần phải biết tác phẩm đang đáp trả cái gì, bối cảnh nào đã tạo ra nó…v.v.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn đang phê bình một bài nghiên cứu về phương pháp chữa cảm cúm mới, thì nghiên cứu một chút về các phương pháp chữa cúm hiện hành sẽ có ích khi xác định vị trí tác phẩm trong bối cảnh.
    • Một ví dụ khác, nếu bạn đang viết bài phê bình phim, thì sẽ cần đề cập ngắn dọn đến các phim khác của đạo diễn đó, hoặc những phim quan trọng cùng thể loại (phim độc lập, hành động, chính kịch…v.v.).
    • Thư viện trường trung học/đại học là nơi thích hợp để triển khai nghiên cứu, bởi khi dữ liệu của họ cung cấp thông tin từ nguồn xác thực, bởi các chuyên gia. Google Scholar cũng là nguồn tham khảo đáng giá.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Viết mở bài

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cung cấp thông tin cơ bản về tác phẩm.
    Đoạn đầu dùng để giới thiệu tác phẩm, nơi bạn đưa thông tin cơ bản về chúng. Bao gồm tênmột hoặc nhiều tác giả, tựa tác phẩm và thời gian sáng tác.[2]
    • Đối với tác phẩm hư cấu hoặc bài báo/nghiên cứu đã xuất bản, phần thông tin này thường được in trong ấn phẩm, như ở trang công bố bản quyền đối với tiểu thuyết.
    • Đối với phim ảnh, bạn sẽ cần tham khảo từ các nguồn như IMDB để thu thập thông tin cần. Nếu đang phê bình một tác phẩm danh tiếng, thì bách khoa toàn thư nghệ thuật là nơi lý tưởng để tra cứu thông tin người sáng tạo, tựa đề, các khung thời gian quan trọng (ngày tiến hành, ngày ra mắt, …v.v.).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cung cấp ngữ cảnh cho tác phẩm.
    Ngữ cảnh cần cung cấp còn tùy thuộc vào thể loại tác phẩm bạn đang đánh giá. Bạn nên cho người đọc một số thông tin để hiểu về vấn đề mà tác giả đang đề cập, nhưng không cần quá chi tiết. Chỉ nên vừa đủ để người đọc có thể hiểu bài phê bình của bạn.[3]
    • Ví dụ, nếu đang đánh giá một bài nghiên cứu khoa học, thì cần cho độc giả một cái nhìn tổng quan về vị trí của bài nghiên cứu trong bối cảnh thảo luận học thuật (ví dụ, “Nghiên cứu của giáo sư X về ruồi giấm là một phần của nghiên cứu truyền thống về ABCXYZ”).
    • Nếu đánh giá một bức họa, thì cần trình bày ngắn gọn thông tin như nơi triển lãm đầu tiên, bức họa vẽ cho ai, …v.v.
    • Nếu đánh giá một tiểu thuyết, bạn nên nói về thể loại hay truyền thống văn chương sử dụng cho tiểu thuyết đó (ví dụ, huyền ảo, chủ nghĩa hiện đại bậc cao, lãng mạng). Bạn cũng có thể đề cập tiểu sử tác giả, thường là sẽ liên quan đến bài bình luận của bạn.
    • Đối với ấn phẩm truyền thông như tin tức, hãy cân nhắc bối cảnh xã hội/chính trị của kênh truyền thông đăng tải tài đó (như Fox News, BBC,…v.v) và vấn đề bài báo đó đề cập (như nhập cư, giáo dục, giải trí).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tóm tắt mục tiêu/mục đích của tác giả khi sáng tác.
    Yếu tố này nên được xem xét là luận điểm hoặc mục đích của tác phẩm. Đôi khi, điều này được trình bày rõ ràng, như trong các bài nghiên cứu chẳng hạn. Đối với các văn bản hoặc ấn phẩm sáng tạo khác, bạn có thể tự thu thập những gì bạn tin là mục đích của tác giả tác phẩm.
    • Tác giả của các bài nghiên cứu thường sẽ trình bày rất rõ ràng trong phần tóm tắt và phần giới thiệu công trình, những gì họ đang nghiên cứu, thường là theo mẫu câu thế này: "Trong bài nghiên cứu này chúng tôi cung cấp một khuôn khổ mới để phân tích X và lập luận về tính ưu việt của nó so với các phương pháp tiền nhiệm bởi lý do A và B".
    • Đối với tác phẩm sáng tạo, tác giả sẽ không trình bày rõ ràng mục đích của họ, nhưng bạn vẫn có thể tự suy ra từ bối cảnh tác phẩm. Ví dụ, nếu xem xét The Shining bạn có thể lập luận rằng Stanley Kubrick muốn kêu gọi chú ý đến cách đối xử tồi tệ với người Mỹ bản địa bởi bối cảnh Mỹ bản địa thể hiện trong phim. Bạn có thể trình bày lý do vì sao bạn nghĩ như vậy trong bài viết.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tóm tắt luận điểm chính của tác phẩm.
    Hãy miêu tả ngắn gọn cách hình thành luận điểm. Ví dụ, bạn có thể nói về cách tác phẩm sử dụng nhân vật để phản ánh bộ mặt xã hội, hoặc bạn có thể đề cập đến câu hỏi và giả thiết trong một bài báo.
    • Ví dụ, nếu viết về The Shining, bạn có thể tóm tắt điểm chính như sau: "Bộ phim của Stanley Kubrick mang tính hình tượng mạnh mẽ, như việc đặt khách sạn nằm trên khu an táng của người Mỹ bản địa, tên khách sạn là "Overlook", cùng sự hiện diện của các bức họa và đại diện văn hóa Mỹ bản địa, nhằm kêu gọi người xem chú ý đến cách người mỹ đối xử với dân bản địa".
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trình bày đánh giá ban đầu.
    Điều này đóng vai trò là bước trình bày luận điểm, đưa ra khẳng định về tác dụng/hiệu quả sơ bộ của tác phẩm. Đánh giá của bạn dành cho tác phẩm là tiêu cực, tích cực, hay pha trộn?[4]
    • Đối với bài nghiên cứu, bạn nên tập trung luận điểm vào việc liệu nghiên cứu và thảo luận có củng cố cho khẳng định của tác giả. Bạn cũng có thể đánh giá phương pháp nghiên cứu nếu có nhiều khuyết điểm rõ ràng.
    • Đối với tác phẩm sáng tạo, cân nhắc những gì bạn tin là luận điểm của tác giả chứa đựng trong tác phẩm và trình bày trong bài đánh giá mức độ đạt được ý đồ của họ.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Thân bài 3 đoạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phân chia bài đánh giá.
    Bạn nên chia thân bài thành các đoạn đánh giá và ít nhất nên có 3 đoạn. Bạn có thể sắp xếp theo cách khác tùy theo cách bạn muốn độc giả tiếp cận bài viết. Tuy nhiên, mỗi đoạn nên dành cho một chủ đề chính, đi theo các bước dưới đây để phát triển đoạn thảo luận.[5]
    • Nếu bài của bạn có 3 luận điểm rõ ràng, bạn có thể chia ra mỗi luận điểm làm một đoạn. Ví dụ, nếu phân tích một bức tranh, bạn có thể đánh giá cách họa sĩ sử dụng màu sắc, bố cục, ánh sáng, chia mỗi điểm thành một đoạn.
    • Nếu có nhiều hơn 3 luận điểm cần trình bày, bạn có thể sắp xếp các đoạn văn theo chủ đề. Ví dụ, nếu phê bình một bộ phim và muốn nói về cách nó xây dựng hình tượng nữ, kịch bản, nhịp điệu, cách dùng màu sắc và khung hình, cũng như diễn xuất, bạn nên xếp chúng vào một đề mục lớn hơn như “sản xuất” (nhịp điệu, màu sắc và khung hình, biên kịch), “bình luận xã hội” (hình tượng phụ nữ) và “trình diễn” (diễn xuất).
    • Ngoài ra, bạn cũng có thể chia bài phê bình thành “điểm mạnh” và “điểm yếu”. Mục đích của bài phê bình không phải là chỉ trích, mà là chỉ ra những chỗ tác giả đã làm tốt cũng như cần hoàn thiện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thảo luận về kỹ thuật hoặc phong cách dùng trong tác phẩm.
    Điều này đặc biệt quan trọng khi đánh giá ấn phẩm sáng tạo như văn học, hội họa, âm nhạc. Hãy đưa ra đánh giá về mức độ hiệu quả mà tác giả ứng dụng các kỹ thuật hoặc lựa chọn phong cách của họ để phục vụ cho mục đích tác phẩm.
    • Ví dụ, nếu đang đánh giá một bài hát, bạn có thể bình luận về nhịp và tông bài hát giúp hỗ trợ hoặc làm giảm giá trị lời bài hát thế nào.
    • Đối với bài nghiên cứu hay ấn phẩm truyền thông, bạn có thể cân nhắc đặt câu hỏi về cách thu thập dữ liệu cho thí nghiệm, hay nhà báo đã dùng phương pháp khai thác thông tin thế nào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lý giải loại bằng chứng hay lập luận tác giả sử dụng.
    Điều này hữu ích cho bài phê bình ấn phẩm truyền thông hoặc bài nghiên cứu. Hãy cân nhắc cách tác giả sử dụng các nguồn khác, bằng chứng bản thân và lý luận.[6]
    • Tác giả có sử dụng các nguồn chính (như tài liệu lịch sử, bài phỏng vấn…v.v.)? Nguồn thứ cấp? Dữ liệu định lượng? Dữ liệu định tính? Những nguồn này có phù hợp cho lập luận?
    • Bằng chứng có được trình bày công bằng mà không bị bóp méo hay chọn lựa?
    • Tác giả có lập luận hợp lý dựa trên bằng chứng không?
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xác định những gì tác phẩm làm được để giúp ta hiểu thêm về chủ đề bàn luận.
    Có một vài cách để tiếp cận bước này. Ở đây mục tiêu của bạn là đánh giá lợi ích nhìn chung của tác phẩm.
    • Nếu là tác phẩm sáng tạo, hãy cân nhắc đến cách tác giả trình bày ý tưởng theo cách độc đáo hay thú vị. Bạn cũng có thể xem xét cách tác phẩm liên kết với các khái niệm hay lý tưởng mấu chốt trong xã hội hoặc nền văn hóa đại chúng.
    • Nếu là bài nguyên cứu, bạn có thể xem xét liệu tác phẩm có giúp bạn hiểu thêm về một học thuyết cụ thể hay ý tưởng trong lĩnh vực đó không. Bài nghiên cứu thường sẽ có thêm mục “nghiên cứu xa hơn”, đó là phần thảo luận về những đóng góp mà nghiên cứu làm được và những đóng góp hy vọng đạt được trong tương lai.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng ví dụ cho mỗi luận điểm.
    Hỗ trợ đánh giá của mình bằng dẫn chứng từ văn bản hoặc tác phẩm. Ví dụ, nếu phê bình một cuốn tiểu thuyết là tẻ nhạt, thì hãy trích dẫn một đoạn văn nhàm chán làm dẫn chứng và giải thích vì sao nó không hấp dẫn đối với bạn.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Trình bày đoạn kết và nguồn tham khảo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nêu đánh giá chung về tác phẩm.
    Đây là phần bạn khẳng định về thành công chung của tác phẩm. Tác giả đã đạt được mục tiêu, mục đích của mình không? Nếu có thì như thế nào? Nếu không, thì có chỗ nào cần hoàn thiện?
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tóm tắt các lý do mấu chốt cho đánh giá của bạn.
    Mặc dù đã trình bày dẫn chứng ở thân bài, bạn cũng nên khẳng định lại lần nữa ở phần kết bài. Có thể chỉ cần đơn giản như thế này “Với khả năng tập trung vào tiểu tiết, phương pháp cẩn mật và trình bày kết quả rõ ràng, bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan hữu ích về X”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đề xuất những điểm cần hoàn thiện, nếu phù hợp.
    Khi được giao bài viết, bạn sẽ được cho biết liệu đề xuất có phù hợp hay không. Yếu tố này thường sử dụng trong bài phê bình nghiên cứu hoặc ấn phẩm truyền thông, nhưng cũng có thể áp dụng cho ấn phẩm sáng tạo.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cung cấp danh sách nguồn tham khảo.
    Cách trình bày nguồn tham khảo sẽ tùy thuộc vào giáo sư hướng dẫn cũng như phong cách phù hợp với ngành học (MLA, APA, Chicago,…v.v.). Dù sử dụng cách trình bày nào, bạn cũng phải bao gồm hết mọi nguồn đã được sử dụng trong bài viết.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trước khi bắt đầu viết, hãy ghi chú khi xem hay đọc đối tượng phê bình. Ghi nhớ những khía cạnh cụ thể, ví dụ như cảm giác nó gây ra cho bạn. Ấn tượng đầu tiên của bạn là gì? Sau khi xem xét kỹ lưỡng, nhận định chung của bạn là gì? Làm thế nào bạn đưa đến nhận định đó?
  • Trong khi cấu trúc 5 đoạn có ích trong việc giúp bạn sắp xếp ý tưởng, một số giáo sư hướng dẫn sẽ không cho phép sử dụng cấu trúc này. Hãy đảm bảo đọc hiểu đề bài. Nếu không chắc cấu trúc 5 đoạn được chấp nhận thì hãy đặt câu hỏi trước nhé!

Cảnh báo

  • Tránh sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và hai như “bạn”, “của bạn”, “tôi”, “của tôi”. Hãy trình bày ý kiến một cách khách quan để người đọc tiếp cận tin tưởng hơn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Diane Stubbs
Cùng viết bởi:
Giáo viên tiếng Anh bậc trung học cơ sở
Bài viết này đã được cùng viết bởi Diane Stubbs. Diane Stubbs là giáo viên tiếng Anh bậc trung học cơ sở với hơn 22 năm kinh nghiệm giảng dạy các lớp bậc trung cơ sở và khóa học nâng cao. Cô có chuyên môn về giáo dục bậc trung học cơ sở, quản lý lớp học và công nghệ giáo dục. Diane có bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh của Đại học Delaware và bằng thạc sĩ Giáo dục của Wesley College. Bài viết này đã được xem 2.472 lần.
Trang này đã được đọc 2.472 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo