Cách để Trở thành một doanh nhân thành đạt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bất kì ai thực hiện việc kinh doanh - cho dù đại diện cho một công ty nhỏ, một tập đoàn đa quốc gia hay cho chính doanh nghiệp của họ - đều được xem là doanh nhân. Thành công trong kinh doanh có thể được đo lường bằng thành tựu cá nhân của họ và bằng sức mạnh tài chính nói chung của các doanh nghiệp mà họ tham gia. Hai chỉ tiêu này thường hòa quyện vào nhau, bởi vì những nỗ lực để có thành công cho cá nhân chính là điểm khởi đầu để đạt được mục tiêu chung của công ty.

Phần 1
Phần 1 của 5:

Trau dồi kinh nghiệm cần thiết

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trang bị kiến thức cho bản thân.
    Bạn phải biết những kiến thức cơ bản trong ngành nghề của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải lấy bằng MBA. Tuy nhiên, không tham gia chương trình đào tạo sau trung học phổ thông có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiều nhà tuyển dụng gạch tên.[1] Việc tham gia các lớp học kinh doanh, cho dù là khóa học tại trường đại học hay khóa học không chính quy, đều chứng minh nỗ lực học hỏi của bạn, và điều đó sẽ giúp bản lý lịch của bạn sáng giá hơn. Mọi người đều phải bắt đầu tại một điểm nào đó!
    • Đại học. Bằng cấp về kinh doanh phù hợp cho bất kì doanh nhân nào, nhưng bạn nên tìm hiểu ngành nghề mình muốn tham gia trước khi chọn chuyên ngành. Một số vị trí ưu tiên cho những người có bằng chấp chuyên ngành, do đó bạn cần học hành chăm chỉ.[2]
    • Các trường thương mại. Nếu việc kinh doanh bạn muốn thực hiện tập trung vào một ngành thương mại cụ thể, bạn nên tăng cường học hỏi kiến thức về ngành đó.
    • Các buổi diễn thuyết và hội thảo. Việc lắng nghe lời khuyên của những người đã thành công trong lĩnh vực của họ có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều. Kiểm tra thời gian biểu tại các trường đại học để biết giờ diễn thuyết, hoặc tìm trên mạng các buổi nói chuyện về chuyên ngành được tổ chức trong thành phố. Bạn phải luôn cập nhật thông tin từ các chuyên gia trong ngành, cho dù bạn nghĩ rằng mình đã ở đỉnh cao trong cuộc chơi.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiếp tục học sau giờ chính khóa.
    Thành công trong thế giới kinh doanh nghĩa là phải nỗ lực hơn bình thường. Có rất nhiều nguồn tài nguyên trực tuyến có sẵn để bạn nâng cao kiến thức, nếu bạn còn thời gian rảnh sau khi hoàn thành bài tập về nhà (hay công việc làm thêm). Đừng bao giờ ngủ quên trên vinh quang: hãy nghĩ về những gì sẽ đến tiếp theo.
    • Ngày nay nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên cho những ứng viên mang đến buổi phỏng vấn các kỹ năng thể hiện ở chỉ số điểm trung bình ở trường hoặc bằng cấp sau đại học.[4] Tìm các mẫu lý lịch cho vị trí bạn ứng tuyển, và cố gắng phát triển các kỹ năng đó trong thời gian rảnh.
    • Tuy nhiên, việc nỗ lực học thêm không có nghĩa bạn phải hy sinh các khía cạnh các của cuộc sống. Tìm thời gian thưởng cho bản thân về công việc đã làm là cách rèn luyện các thói quen tốt cho bạn trong tương lai.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm người hướng dẫn.
    Xây dựng mối quan hệ với một chuyên gia có sự nghiệp đáng ao ước là một trong các hình thức kết nối trực tiếp và hiệu quả. Thiết lập mối liên kết này dường như là việc khó khăn, nhưng bạn hãy cố gắng liên lạc với họ bằng mọi phương tiện sẵn có. Chuẩn bị vài câu hỏi thích hợp cho buổi gặp mặt, ví dụ như “Anh khởi đầu sự nghiệp như thế nào?”; “Anh có theo học trường kinh doanh nào không?”; hay “Có phải đây là việc kinh doanh đầu tiên của anh trong ngành này không?”
    • Nếu bố mẹ bạn có đồng nghiệp hay bạn bè làm trong lĩnh vực bạn thích, hãy xin bố mẹ địa chỉ email của họ hoặc nhờ bố mẹ sắp xếp cho bạn một cuộc gặp mặt.
    • Đối với chủ một doanh nghiệp địa phương thì bạn chỉ cần đến nơi kinh doanh của họ để ngỏ lời mời! Giới thiệu bản thân là một doanh nhân có khao khát và thể hiện sự thán phục đối với thành tựu của họ, và xin phép họ cho cơ hội nói chuyện về đề tài này.
    • Tại trường học thì giáo sư có thể làm người hướng dẫn cho bạn. Không bao giờ được xem thường những bộ óc uyên bác trong trường đại học, và đừng sai lầm khi nghĩ rằng bạn chỉ được phép học trong giờ học. Gặp giáo sư để xin lời khuyên trong giờ làm việc của họ.
    • Một số công ty có chương trình vừa huấn luyện vừa làm để sắp xếp những người mới được tuyển dụng với nhân viên có kinh nghiệm.[5] Bạn nên tận dụng lợi thế này và không nên xem họ là gánh nặng, mà là cơ hội để học và phát triển.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xin thực tập.
    Khi bạn chưa có kinh nghiệm, hãy xin thực tập để bước chân vào ngưỡng cửa của ngành đó. Đừng ngần ngại với các vị trí không hưởng lương nếu chúng có thể mở đường để bạn thành công sau này, về lâu dài những giờ làm việc đó sẽ không hề lãng phí. Thông qua thực tập, nhiều sinh viên đại học đã có cơ hội kết nối mạng lưới nghề nghiệp với các chuyên gia làm việc cùng họ.[6] Các công việc khởi điểm lương thấp đơn giản là cái giá phải trả trong thế giới kinh doanh hiện tại, khi bạn không có cơ hội tìm được công việc “khởi điểm” lương cao nếu không có vài năm kinh nghiệm.
    • Suy nghĩ kỹ với các vị trí không hưởng lương và cũng không mở đường để bạn đi đến thành công, dù là cơ hội thăng tiến trong công ty đó hay mở ra các cánh cửa khác.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Xây dựng thói quen tốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sắp xếp nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên.
    Đầu tiên bạn phải hoàn thành các nhiệm vụ mang lại nhiều lợi ích nhất về lâu dài. Bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa nhiệm vụ có “giá trị cao” (mang lại nhiều lợi ích nhất về lâu dài) với nhiệm vụ có “giá trị thấp” (dễ làm nhưng mang lại ít lợi ích).[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh trì hoãn.
    Việc tránh đối mặt với các khía cạnh khó chịu của công việc sẽ không làm công việc đó biến mất. Để dồn ứ hàng tá công việc khó khăn và xử lý một lúc sau khi đã hoàn thành các việc dễ dàng sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy cay đắng vào cuối dự án.[8]
    • Lập danh sách. Không thể nói hết về những lợi ích của việc chống lại thói quen trì hoãn khi bạn nhìn mớ công việc trước mặt, và gạch bỏ từng mục sau khi hoàn thành.[9] Mỗi danh sách nên đủ dài để khối lượng công việc nằm trong tầm mắt, nhưng không quá dài đến độ bạn cảm thấy mệt đờ mỗi ngày.
    • Có một chiến thuật là chia nhiệm vụ khó thành các phần nhỏ dễ xử lý hơn, sau đó rải đều các điểm khó khăn của nhiệm vụ đó vào các phần bạn thật sự thích.
    • Theo sát thời gian biểu: viết ra các việc phải làm và bạn không nhất thiết phải dùng lịch, nhưng thói quen lập thời gian biểu có thể giúp bạn xử lý công việc hiệu quả. Lên lịch làm việc bạn không thích vào một ngày cụ thể, và rồi quên nó đi để tránh bị căng thẳng vào những ngày khác. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục thói quen trì hoãn không tốt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hoàn thành các dự án.
    [10] Giải quyết các nhiệm vụ từ đầu đến cuối. Việc hoàn thành một dự án sẽ giúp bạn học hỏi nhiều hơn nghìn lần so với làm cả tá dự án nhưng hồ hởi lúc ban đầu rồi bỏ dở, cho dù bạn không bao giờ muốn nhìn lại dự án đó.
    • Đôi khi bạn phát hiện mình bị sa lầy trong công việc dường như đã đi chệch mục tiêu, nhưng bạn đã đầu tư công sức cho nó cả tuần nay. Nếu dự án đó có lịch trình dự kiến sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn để theo đuổi, đôi khi bạn nên đánh giá lại liệu mình có đang sử dụng thời gian hiệu quả (xem phần trên về nhiệm vụ có “giá trị cao” và nhiệm vụ có “giá trị thấp”). Vậy làm nào để biết khi nào bạn nên từ bỏ một dự án? Tự xem xét lại một cách thành thật và hiểu mình. Nếu bạn thấy mình thường xuyên nghĩ về điều này—và bạn còn một chuỗi các dự án chưa làm—đây có thể là dấu hiệu bạn cần bắt tay vào công việc và làm đến cùng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chịu trách nhiệm.
    Cho dù là thành công hay thất bại thì một doanh nhân thành đạt phải sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Nó chứng minh cho nhân viên và quản lý của bạn thấy rằng bạn luôn sẵn sàng đối phó với nhiệm vụ trước mắt một cách công khai và có trách nhiệm. Bạn sẽ không giành được sự yêu mến của người khác nếu lảng tránh các ảnh hưởng tiêu cực do bước đi sai lầm của mình gây ra, và các mối quan hệ kinh doanh có thể phải chịu hậu quả khủng khiếp.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Tập trung sự đam mê vào công việc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo đuổi thứ gì đó quan trọng đối với bạn.
    Tập trung theo đuổi một niềm đam mê nào đó sẽ giúp bạn vực dậy tâm trạng uể oải trong những ngày cảm thấy động lực thúc đẩy không thật sự mạnh mẽ. Niềm đam mê không phải lúc nào cũng chuyển thành “niềm vui” nhưng nó có ý nghĩa với bạn ở một phương diện nào đó. Bạn chỉ nên dành sự nỗ lực cho những việc mà sẽ làm bạn cảm thấy tự hào sau đó, hoặc tối thiểu là đưa bạn đến gần hơn với những gì bạn thật sự muốn làm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân bằng giữa công việc và vui chơi.
    Tạo sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống là điều thiết yếu để có thành công lâu dài và đem lại trạng thái khỏe mạnh toàn diện của mỗi cá nhân. Nhưng có thể thấy rằng nhiều tham vọng cũng đồng nghĩa là bạn phải làm việc nhiều hơn, nhất là khi mới bắt đầu sự nghiệp. Niềm đam mê công việc sẽ tạo nhiều ý nghĩa cho những đêm bạn phải thức trắng làm việc.
    • Khi quá chìm đắm trong công việc mà không dành thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ bị căng thẳng hơn và giảm hiệu quả công việc.[11] Đặt ra ranh giới cho ngày làm việc và thường xuyên nghỉ giải lao để phục hồi năng lượng.
    • Đừng nhầm lẫn công việc của bạn với con người bạn. Việc tìm thời gian và không gian rời xa công việc—cho dù đó là niềm đam mê của cuộc sống—có thể mang lại cho bạn những suy nghĩ thấu đáo về công việc đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không cầu toàn.
    Công việc càng có ý nghĩa với bạn thì nó càng khó thực hiện, và như người ta thường nói “cầu toàn đâm ra hỏng việc”. Việc cố gắng quá nhiều để tạo ra bản sao lý tưởng, hoàn hảo của giai điệu hay hình ảnh đó có thể giúp bạn có được một tác phẩm hoàn hảo, nhưng không thể đem lại mười tác phẩm bạn thật sự cần.
    • Tìm sự cân bằng trong công việc để thỏa mãn bản thân, người quản lý và khách hàng của bạn mà không phải hy sinh các phương diện còn lại của cuộc sống. Chủ sử dụng lao động đánh giá cao những nhân viên có thể hoàn thành công việc ổn định và đáng tin cậy hơn các nhân viên chỉ thỉnh thoảng tạo ra sản phẩm tuyệt vời... nhưng liên tục chậm tiến độ.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nói chuyện tự tin.
    Khi bắt đầu một doanh nghiệp mới, có thể bạn cảm thấy rằng sẽ là quá tự tin nếu bạn nói về sự nghiệp của mình như thể mọi chuyện đã thành công thật sự. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến người khác nhìn bạn với con mắt nghiêm túc, và bản thân bạn cũng sẽ thấy mình nghiêm túc.[13]
    • Khi bắt đầu công việc kinh doanh, bạn không nên nói nước đôi một cách thiếu tự tin. Hãy nói về công việc kinh doanh mới theo cách mà bạn sẽ nói về bất kì việc kinh doanh nào khác. Gọi đó là “công việc” và thậm chí khi làm việc ở nhà thì bạn cũng có thể gọi là “văn phòng”. Bạn có thể nói một cách hài hước như vậy nhưng đừng phá hỏng nỗ lực của mình.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Mở rộng mạng lưới quan hệ với đúng người

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Tạo dựng mối quan hệ, đừng hành động theo kiểu "qua cầu rút ván".
    Cư xử với mọi người một cách tôn trọng, nhã nhặn và nhân ái là cách khởi đầu tốt! Bạn không thể biết khi nào sẽ có được một mối quan hệ kinh doanh thật sự, hay lúc nào sẽ tìm thấy đối tác, nhà đầu tư hoặc người chủ mới của mình.
    • Chỉ chấm dứt các mối quan hệ khi thật sự cần thiết. Khi thôi việc, bạn hãy cố chế ngự cảm xúc hả hê, tránh tỏ ra thiếu nhiệt tình trong công việc, và đừng nói cho quản lý của bạn biết “cảm xúc thật sự”. Khi bạn giật đứt một sợi dây trong mạng lưới, bạn không thể biết ai sẽ là người bị tổn thương khi sợi dây bật lại sau đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xây dựng mạng lưới với con người, không phải với sản phẩm.
    Việc xây dựng mạng lưới sẽ sặc mùi vụ lợi và hời hợt khi bạn quảng cáo việc kinh doanh quá lộ liễu. Bạn nên biết việc xây dựng mạng lưới là yếu tố thiết yếu để thành công trong mọi ngành nghề, nhưng không nên quên rằng bạn đang tạo dựng sợi dây liên kết với con người. Tiếp cận các mối tương tác một cách toàn diện và nhân văn có thể khiến người khác dễ nhớ đến bạn hơn khi họ có nhu cầu tuyển dụng; nhà tuyển dụng không chỉ có suy nghĩ rằng “Mình biết ai giỏi công việc phát triển nội dung quảng cáo này?”, mà còn nghĩ “Có công việc nào phù hợp cho anh ta không?”.
    • Mọi người trong ngành của bạn đều hiểu xây dựng mạng lưới quan trọng thế nào, vì vậy đừng nghĩ rằng bạn là người duy nhất phải ra ngoài quảng cáo năng lực của mình. Ở mức độ nào đó, tự quảng cáo chính là phần quan trọng nhất của cuộc chơi.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phát triển kỹ năng kết nối.
    Bạn không chỉ cần các kỹ năng này cho hoạt động hằng ngày với quản lý và nhân viên của mình, mà chúng cũng có lợi cho bạn khi phải thương thảo hợp đồng. Nghiên cứu cho thấy những doanh nhân thành đạt nhất đều giỏi cả kỹ năng nhận thức lẫn kỹ năng xã hội.[15]
    • Chú ý đề cao công việc và ý kiến đóng góp của người khác.
    • Luyện tập kỹ năng nghe chủ động. Nghe chủ động nghĩa là xác nhận những gì người khác nói bằng cách lặp lại ý họ theo cách hiểu của mình.
    • Chú ý đến người khác. Hãy chủ động để ý đến cảm xúc, lời nói và ngôn ngữ cơ thể của người khác.
    • Kết nối mọi người. Một chủ doanh nghiệp thành đạt phải là trung tâm kết nối các mối quan hệ giữa người với người. Thúc đẩy phát triển môi trường mang mọi người lại gần nhau, bằng cách đối xử với họ bình đẳng và công bằng, khuyến khích họ làm việc cùng nhau.
    • Đóng vai trò lãnh đạo khi cần giải quyết xung đột. Hãy đóng vai trò người hòa giải thay vì xử lý vấn đề theo cách cá nhân.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Phát triển quan hệ với khách hàng.
    Đồng nghiệp và nhà tuyển dụng tiềm năng không phải là những người duy nhất bạn nên phát triển quan hệ vững chắc với họ trong thế giới kinh doanh. Hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ phù hợp với những người đến cửa hàng của bạn, sử dụng sản phẩm hay đánh giá cao công việc của bạn. Cảm xúc—không phải giá cả—thường là yếu tố quyết định nhiều hơn khi khách hàng muốn mua sản phẩm.[16]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tuyển dụng thông minh.
    Đội ngũ nhân viên là mạng lưới hỗ trợ và là điều kiện cần thiết để mang lại thành công cho bạn. Tuyển dụng những người có kỹ năng và có năng lực, nhưng cũng cần xem xét khả năng làm việc nhóm của họ.
    • Không bao giờ ưu tiên chọn những người đồng quan điểm để cố gắng tạo đội ngũ gắn kết. Xét trên tổng thể, sự đa dạng về quan điểm tạo ra rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, cả về mặt đổi mới lẫn kinh nghiệm.[17]
    • Hãy cẩn thận khi bạn gặp tình huống phải thuê người nhà hay bạn bè. Dựa vào các mối quan hệ để kiếm việc cũng là một cách, nhưng cách điều hành theo kiểu gia đình trị sẽ mang lại hình ảnh xấu cho doanh nghiệp của bạn. Đảm bảo những người bạn tuyển dụng có đủ phẩm chất cho vị trí họ nắm giữ.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Điều phối việc kinh doanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tồn tại.
    Là chủ một doanh nghiệp, mục tiêu quan trọng nhất khi khởi nghiệp chỉ đơn giản là tồn tại. Nếu bạn mới thành lập một doanh nghiệp mới hoặc khởi nghiệp từ số không, tránh đặt ra các mục tiêu không thực tế cho doanh nghiệp non trẻ của mình.
    • Tâm điểm của tất cả các doanh nghiệp chính là kiếm tiền, ngay cả những doanh nghiệp mang tính từ thiện và không vụ lợi. Bạn có thể đặt mục tiêu khiêm tốn (chỉ đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển) hoặc vĩ đại (thu hút thêm nhà đầu tư và làm hài lòng cổ đông), nhưng ở mức độ nào đó điều này đúng đối với mọi doanh nghiệp.
    • Ví dụ, cửa hàng bán găng tay của bạn sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu cung cấp găng tay cho tất cả trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên thế giới nếu bạn không giữ cho doanh nghiệp đó tiếp tục hoạt động và phát triển. Quan trọng là mục tiêu dài hạn, nhưng không vì chúng mà bạn bất chấp các mục tiêu trước mắt mang tính bền vững.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đầu tư vào tương lai.
    Bạn đã bao giờ nghe người ta nói “Bạn phải đầu tư tiền để kiếm tiền?” Tiết kiệm bất kì khi nào có thể, nhưng chỉ ở chừng mực nhất định. Đối với các chi phí quan trọng và đáng giá thì bạn cần phải đầu tư vốn. Những chi phí này có thể là lương của các chuyên gia tài năng mà bạn đang hy vọng thuê được họ, chi phí quảng cáo trên tạp chí thương mại, hoặc đơn giản là bộ quần áo đẹp để trông tương xứng với đồng nghiệp và khách hàng. Tập trung đầu tư vào thành công trong tương lai, không chỉ ăn mừng thành công hiện tại.[18]
    • Tránh mua áo hay cà vạt quá đắt tiền, mua xe ô tô hay thuê văn phòng quá lớn mà bạn không thật sự cần - nhưng đừng mặc nhiên cho rằng những thứ tốt đều có giá cao. Hình ảnh là một yếu tố quan trọng để có thành công trong kinh doanh, nhưng không chỉ là kiểu hình ảnh hời hợt. Việc thuê văn phòng lớn mà không sử dụng hết hoặc đầu tư trang thiết bị mà không thể thanh toán đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp của bạn trong nhận thức của các công ty khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dự tính và chấp nhận rủi ro.
    Các doanh nghiệp mới cần phải tồn tại nếu muốn phát triển, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, nhưng tất cả đều phải chấp nhận một rủi ro nào đó.[19] Bước ra khỏi chuẩn mực thông thường là yếu tố cần thiết để thành công, dù trong vai trò của bạn tại công ty hay trong tham vọng đối với lĩnh vực hoạt động. Lên kế hoạch cẩn thận cho dự án kinh doanh và đề phòng rủi ro tối đa, nhưng hãy chuẩn bị tinh thần cho thất bại có thể xảy ra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mang lại điều bất ngờ.
    Các nhà cách tân thành công rất được người Mỹ quý trọng, nhưng việc theo đuổi các ý tưởng mới không phải dễ dàng. Đừng sợ tham gia kinh doanh một ngành mới mẻ - người ta có thể dễ dàng nghĩ ra ý tưởng hay, nhưng bắt tay vào làm để theo đuổi ý tưởng đó mới thể hiện tinh thần và sự quyết tâm.
    • Kết quả thất bại của một ý tưởng không hoàn toàn có nghĩa ý tưởng đó là sai - đôi khi ý tưởng là đúng nhưng cách theo đuổi lại không hiệu quả. Đừng vứt bỏ mọi thứ mà bạn đã cố gắng thực hiện, hoặc tái cơ cấu toàn bộ. Ví dụ khi bạn làm việc trong công ty hay hợp danh, khó khăn có thể được giải quyết bằng cách tìm hiểu rõ hơn vai trò trách nhiệm của mỗi thành viên.[20]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Quý trọng thất bại.
    Thất bại giúp làm sáng tỏ các phương pháp và mục tiêu của bạn, bất kể nó khiến bạn đau đớn thế nào. Thất bại không phải là điều khiến bạn phải xấu hổ mà là lý do để suy nghĩ về những gì đã làm. Đôi khi việc phải đối mặt với thất bại nặng nề và rồi cố gắng lấy lại tinh thần làm việc sẽ giúp chúng ta phát triển tính lì lợm, can trường mà rất cần thiết cho công việc sau này.[21]
    • Như Henry Ford từng nói “Thất bại đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại, nhưng lần này bạn sẽ hành động thông minh hơn”.[22]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Terryl Daluz
Cùng viết bởi:
Chủ sở hữu của Wash My Dog Pet Grooming
Bài viết này đã được cùng viết bởi Terryl Daluz. Terryl Daluz là chủ sở hữu của Wash My Dog LLC Pet Grooming, một doanh nghiệp chuyên chăm sóc thú cưng tại Los Angeles, California. Terryl, cùng với Andrea Carter, có hơn ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và chăm sóc thú cưng. Wash My Dog và các chuyên viên chăm sóc thú cưng chuyên cung cấp môi trường an toàn và chào đón tất cả các loài động vật. Bài viết này đã được xem 58.905 lần.
Chuyên mục: Kinh doanh
Trang này đã được đọc 58.905 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo