Cách để Tính thặng dư tiêu dùng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thặng dư tiêu dùng là thuật ngữ được các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả sự chênh lệch giữa lượng tiền người tiêu dùng sẵn lòng trả cho một hàng hóa hay dịch vụ và giá thị trường thật sự của chúng.[1] Đặc biệt, thặng dư tiêu dùng xuất hiện khi người tiêu dùng sẵn lòng trả nhiều hơn số tiền họ đang chi trả cho một hàng hóa hay dịch vụ. Dù có vẻ phức tạp, thặng dư tiêu dùng thực sự chỉ là một phương trình khá đơn giản một khi đã biết những thông số cần thiết để thế vào công thức đó.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Xác định khái niệm và thuật ngữ chính

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu luật cầu.
    Hầu hết mọi người đều từng nghe đến "cung và cầu" khi thuật ngữ này được dùng để ám chỉ những thế lực đầy bí ẩn đang vận hành nền kinh tế thị trường. Dù vậy, không ít người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. "Cầu" là mong muốn dành cho một hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Nhìn chung, khi toàn bộ những yếu tố khác cân bằng, cầu của một sản phẩm sẽ giảm khi giá tăng.[2]
    • Ví dụ, giả sử một công ty chuẩn bị cho ra mắt mẫu ti vi mới. Càng định giá cao, công ty càng kỳ vọng bán được ít sản phẩm. Đó là bởi người tiêu dùng có lượng tiền giới hạn để chi tiêu và khi chi trả nhiều hơn cho một chiếc ti vi, có thể họ phải bớt chi tiêu cho những thứ khác, những sản phẩm có thể đem lại lợi ích tốt hơn (tạp hóa, xăng dầu, chứng khoán,…).
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu luật cung.
    Ngược lại, luật cung chỉ ra rằng hàng hóa và dịch vụ được cầu ở mức giá cao sẽ được cung nhiều. Đặc biệt, người bán muốn tạo doanh thu tối đa bằng cách bán nhiều sản phẩm đắt tiền và do đó, nếu một loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định sinh lời cao, họ sẽ đổ xô sản xuất hàng hóa hay dịch vụ đó.[3]
    • Ví dụ, giả sử ngay trước ngày 8/3, hoa hồng trở nên rất đắt. Trước thực tế này, nông dân có khả năng trồng hoa hồng sẽ dồn mọi nguồn lực vào hoạt động trên, tạo ra lượng hoa hồng tối đa mà họ có thể sản xuất để tận dụng tình huống giá cao.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hiểu cách cung và cầu được thể hiện trên đồ thị.
    Hệ trục tọa độ 2 chiều x/y là cách thể hiện quan hệ giữa cung và cầu được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà kinh tế học. Thông thường, trong trường hợp này, trục x được dùng cho Q - quantity, lượng hàng hóa trên thị trường, và trục y được dùng cho P - price, giá hàng hóa. Cầu được biểu thị bằng một đường cong dốc xuống từ phía trên, bên trái sang phía dưới, bên phải và cung được biểu thị bằng đường cong dốc lên từ phía dưới, bên trái sang phía trên, bên phải.[4]
    • Giao điểm của đường cung và đường cầu là điểm mà tại đó thị trường cân bằng - điểm mà tại đó, lượng sản phẩm được cung cấp bởi các nhà sản xuất gần như bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu.[5]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hiểu hữu dụng...
    Hiểu hữu dụng biên. Hữu dụng biên là gia tăng trong sự thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được khi dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp tổng quát, hữu dụng biên của hàng hóa hay dịch vụ tuân theo quy luật hiệu suất suy giảm, nghĩa là lợi ích mà mỗi đơn vị mua thêm đem lại ít dần. Cuối cùng, hữu dụng biên của hàng hóa hay dịch vụ sẽ giảm đến điểm mà nó không còn "đáng" để mua thêm.[6]
    • Ví dụ, giả sử một người đang rất đói. Cô ấy đến cửa hàng và gọi bánh mì kẹp trị giá 20.000 đồng. Sau khi ăn, cô vẫn còn hơi đói nên đã gọi thêm một chiếc nữa cũng với giá 20.000 đồng. Hữu dụng biên của ổ bánh thứ hai sẽ thấp hơn đôi chút so với ổ đầu tiên bởi nó đem lại ít thỏa mãn hơn trong việc giảm đói. Người tiêu dùng này quyết định không mua ổ thứ ba bởi cô ấy đã no và do đó, nó gần như không đem lại hữu dụng biên cho cô.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hiểu thặng dư tiêu dùng.
    Định nghĩa rộng của thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa "tổng giá trị" hay "tổng giá trị nhận được" của người tiêu dùng với món hàng và giá mà họ thật sự phải trả để có món hàng đó. Nghĩa là, nếu người tiêu dùng trả cho một sản phẩm ít hơn giá trị mà nó mang lại cho họ, thặng dư tiêu dùng đại diện “khoản tiết kiệm” được của người đó.[7]
    • Lấy ví dụ đơn giản, hãy xét trường hợp một người tiêu dùng trong thị trường xe hơi cũ. Người đó dành ra 200 triệu đồng cho việc mua xe. Nếu mua được chiếc xe như mong muốn với giá 120 triệu, chúng ta có thể nói rằng người đó có thặng dư tiêu dùng 80 triệu đồng. Nói cách khác, chiếc xe đáng giá 200 triệu với người đó nhưng cuối cùng, người tiêu dùng này có được chiếc xe một khoản thặng dư 80 triệu cho những tiêu dùng tùy thích khác.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tính thặng dư tiêu dùng từ đường cung và đường cầu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tạo biểu đồ trên trục tạo độ x/y để so sánh giá và số lượng.
    Như đã nói ở trên, các nhà kinh tế học sử dụng biểu đồ để so sánh mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường. Bởi thặng dư tiêu dùng được tính dựa trên mối quan hệ trên, chúng ta sẽ sử dụng loại biểu đồ này trong việc tính toán.[8]
    • Như đã đề cập, dùng trục y để thể hiện thông số P (giá cả) và trục x cho Q (số lượng hàng hóa).[9]
    • Những khoảng khác nhau dọc các trục đại diện cho những giá trị tương ứng khác nhau: khoảng giá cho trục giá và số lượng hàng hóa cho trục số lượng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dựng đường cung và cầu của hàng hóa hay dịch vụ được bán.
    Đường cung và cầu, đặc biệt là trong ví dụ về thặng dư tiêu dùng ở trên, thường được thể hiện bởi phương trình tuyến tính (đường thẳng trên biểu đồ). Có thể đường cung và cầu đã được cho sẵn trong bài toán thặng dư tiêu dùng. Hoặc, có thể bạn sẽ phải vẽ chúng.
    • Như đã giải thích về đường cung và đường cầu trên biểu đồ, đường cầu sẽ dốc xuống, bắt đầu từ phía trên, bên trái và đường cung sẽ dốc lên, bắt đầu từ phía dưới, bên trái.
    • Đường cung và đường cầu của mọi hàng hóa hay dịch vụ sẽ không đồng nhất nhưng và thể hiện một cách chính xác mối quan hệ giữa cầu (khi xét đến lượng tiền người tiêu dùng có khả năng chi trả) và cung (khi xét đến lượng hàng hóa được mua).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm điểm cân bằng.
    Như đã thảo luận ở trên, cân bằng trong quan hệ cung cầu là điểm trên biểu đồ mà tại đó hai đường cung, cầu cắt nhau.[10] Ví dụ, điểm cân bằng đạt tại số lượng là 15 sản phẩm và mức giá 5 đồng/sản phẩm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Từ điểm cân bằng, hạ đường vuông góc xuống trục giá.
    Lúc này, điểm cân bằng đã được xác định. Vẽ đường nằm ngang bắt đầu từ điểm đó và cắt vuông góc với trục giá.[11] Trong ví dụ của chúng ta, đường này sẽ cắt trục giá tại mức giá 5 đồng.
    • Tam giác nằm giữa đường ngang này, đường thẳng đứng của trục giá và đường cầu là vùng tương ứng với thặng dư tiêu dùng.[12]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng phương trình chính xác.
    Bởi tam giác tương ứng với thặng dư tiêu dùng là tam giác vuông (điểm cân bằng chiếu vuông góc lên trục giá) và ‘’diện tích’’ của hình tam giác đó là những gì bạn muốn tính, bạn phải biết cách tính diện tích tam giác vuông. Công thức là 1/2(đáy x chiều cao) hay (đáy x chiều cao)/2.[13]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thay giá trị tương ứng vào công thức.
    Giờ đây, bạn đã biết phương trình và những giá trị tương ứng, bạn đã sẵn sàng cho việc thế vào công thức.
    • Trong ví dụ của chúng ta, đáy của tam giác là lượng cầu tại điểm cân bằng, 15.
    • Để tính chiều cao tam giác trong ví dụ trên, chúng ta phải lấy điểm giá mà tại đó, đường cầu cắt đường giá (giả sử trong ví dụ này là 12 đồng) trừ đi giá tại điểm giá cân bằng (5 đồng). 12 - 5 = 7, vậy chiều cao chúng ta sẽ dùng là 7.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tính thặng dư tiêu dùng.
    Với những thông số được thế vào phương trình, bạn đã sẵn sàng để giải bài toán. Với ví dụ hiện tại: CS = 1/2(15 x 7) = 1/2 x 105 = 52,50 đồng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Con số này tương ứng với tổng thặng dư tiêu dùng bởi thặng dư tiêu dùng của mỗi người tiêu dùng riêng lẻ đơn giản là lợi ích biên của người tiêu dùng hay chênh lệch giữa những gì mà họ có thể trả và những gì mà họ thực sự trả.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 92.912 lần.
Chuyên mục: Kinh doanh
Trang này đã được đọc 92.912 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo