Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) ảnh hưởng đến đường sinh dục ở nam giới lẫn phụ nữ. Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể xảy ra trong tử cung, cổ tử cung, và ống dẫn trứng, cũng như niệu đạo ở cả hai giới. Ngoài ra bệnh lậu cũng ảnh hưởng đến cổ họng, mắt, miệng, và hậu môn. Bệnh lậu không thể tự khỏi, cho nên chúng cần được chữa trị bằng phương pháp y tế.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Nhận biết bệnh lậu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lưu ý rằng bất kỳ người nào có tham gia hoạt động tình dục đều có thể bị bệnh lậu.
    Nếu gần đây có quan hệ, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bệnh lậu thường phổ biến ở nhóm thanh thiếu niên, và người trẻ.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu triệu chứng bệnh lậu ở nam giới.
    Các triệu chứng bao gồm nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, dịch tiết dương vật (có màu trắng, vàng, hoặc xanh lá cây), đầu dương vật sưng hoặc đau, có màu đỏ, và sưng tinh hoàn. Ngoài ra, việc đi tiểu thường xuyên và đau họng cũng thuộc triệu chứng của bệnh lậu.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phát hiện triệu chứng ở phụ nữ.
    Triệu chứng ở nữ giới thường thuộc dạng nhẹ. Chúng có thể bị nhầm lẫn với dấu hiện của bệnh khác. Cách duy nhất để phân biệt vi khuẩn đó là tiến hành xét nghiệm huyết thanh (phát hiện kháng thể đặc hiệu) và nuôi thử nghiệm (lấy mẫu khu vực nhiễm bệnh và quan sát sinh vật phát triển).[4]
    • Các triệu chứng ở phụ nữ bao gồm: dịch tiết âm đạo (có mùi nấm chua), nóng rát/đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, đau họng, đau khi giao hợp, sốt, và đau bụng dưới nếu bệnh lan sang ống dẫn trứng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát triệu chứng của bệnh lậu.
    Triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 10 ngày kể từ lúc nhiễm bệnh, hoặc chậm nhất là 30 ngày ở nam giới.[5]. Hầu hết không phát hiện dấu hiệu hay triệu chứng; khoảng 20% nam giới và 80% phụ nữ nhiễm bệnh không hề có bất kỳ triệu chứng nào.[6] Các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng, do đó nếu nghi ngờ mắc bệnh lậu, bạn nên đi khám bác sĩ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận thức rằng bệnh lậu cần được chữa trị y tế.
    Nếu không, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm đau mạn tính và vô sinh ở cả nam lẫn nữ. Ngoài ra, bệnh có thể xâm nhập vào máu và khớp xương, gây nguy hiểm đến tính mạng.
    • Mặt khác, bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh và các triệu chứng sẽ biến mất.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Điều trị bệnh lậu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không bỏ qua triệu chứng của bệnh lậu và cho rằng tình trạng này sẽ tự biến mất.
    Nếu không được chữa trị, bệnh lậu có thể gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cả hai giới có thể mắc phải tình trạng gọi là bệnh lậu lan tỏa. Vi khuẩn xâm nhập vào máu và lan sang vùng da và khớp xương. Bệnh nhân có thể bị sốt, phát ban sần (nốt tròn từ cổ trở xuống), và đau khớp dữ dội.
    • Biến chứng của bệnh lậu ở phụ nữ bao gồm viêm ống dẫn trứng có thể dẫn đến viêm vùng chậu (đau bụng dưới dữ dội). Hơn nữa, tình trạng này có thể gây ra biến chứng khi mang thai và vô sinh. Ngoài ra, bệnh viêm vùng chậu nếu không được chữa trị có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
    • Ở nam giới, triệu chứng viêm mào tinh hoàn có thể gây đau bộ phận sau tinh hoàn và vô sinh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận thức rằng bệnh lậu không được điều trị có thể làm gia tăng nguy cơ mắc HIV.
    Bệnh lậu có chứa protein cho phép HIV tự nhân lên nhanh hơn, do vậy virus dễ truyền nhiễm hơn. Bệnh nhân âm tính với HIV nhưng dương tính với bệnh lậu có nguy cơ cao nhiễm virus gấp năm lần.
    • Không quan hệ cho đến khi bệnh đã chữa khỏi hoàn toàn, vì bạn có thể lây truyền sang đối tác. Đề nghị bạn tình đi khám bác sĩ vì bệnh lậu có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong lúc ban đầu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi khám bác sĩ.
    Trình bày tiền sử bệnh lý và chứng bệnh. Bác sĩ hoặc y tá sẽ hỏi nhưng câu sau: Lần cuối anh/chị quan hệ là khi nào? Anh/chị quan hệ bằng đường miệng, hậu môn hay âm đạo? Anh/chị có bao nhiêu bạn tình? Anh/chị có dùng biện pháp bảo vệ không? Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể bị nhiễm thông qua hoạt động tình dục. Bệnh nhân càng quan hệ nhiều thì càng có nguy cơ mắc bệnh.
    • Uống nước trước khi đi khám. Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm xem có tế bào bạch cầu (tế bào miễn dịch), máu, hoặc dấu hiệu nhiễm bệnh trong nước tiểu hay không.
    • Phụ nữ sẽ được tiến hành xét nghiệm mang thai từ nước tiểu.
    • Bác sĩ luôn tiến hành xét nghiệm để xác nhận. Tại Hoa Kỳ, luật pháp quy định phải báo cáo bệnh này lên Sở Y tế và Trung tâm Phòng chống Bệnh tật (CDC).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tuân theo khuyến cáo điều trị của bác sĩ.
    Khi chẩn đoán mắc bệnh lậu, bác sĩ cũng sẽ kết luận bạn mắc chlamydia, vì chúng có nguy cơ cao xảy ra cùng lúc. Hai vi khuẩn này thường lây truyền qua đường tình dục và có triệu chứng tương tự. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho cả hai.
    • Bạn sẽ được vệ sinh bằng cồn sát trùng và tiêm vào bắp thịt 250mg ceftriaxone để trị bệnh lậu. Thuốc này thuộc nhóm thuốc kháng sinh cephalosporin và ngăn chặn sự phát triển thành tế bào bệnh lậu .
    • Ngoài ra bác sĩ sẽ kê toa 1 gram Azithromycin sử dụng một lần duy nhất. hoặc Doxycycline 100mg hai lần một ngày trong vòng 7 ngày để điều trị chlamydia [7]. Cả hai loạn thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự sản sinh enzym chính và thành phần cấu trúc của bệnh lậu thông qua phá vỡ quá trình tổng hợp protein.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bệnh lậu có thể được phòng ngừa bằng hoạt động quan hệ tình dục an toàn cơ bản. Một số biện pháp bao gồm: mang bao cao su trong lúc giao hợp hoặc quan hệ đường miệng, xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục, đề nghị tất cả bạn tình đi xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiêng quan hệ, và giảm quan hệ nguy cơ cao.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lacy Windham, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lacy Windham, MD. Tiến sĩ Windham là bác sĩ sản khoa & phụ khoa được chứng nhận của Hội đồng quản trị ở Tennessee. Cô theo học trường y tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tennessee ở Memphis và hoàn thành chương trình nội trú tại Trường Y Đông Virginia năm 2010 và cô được trao giải Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Y học sản khoa, Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Ung thư và Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất. Bài viết này đã được xem 4.418 lần.
Trang này đã được đọc 4.418 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo