Cách để Trò chuyện với mẹ về một vấn đề riêng tư

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi gặp rắc rối với những chuyện nhạy cảm trong cuộc sống, chúng ta thường tìm đến mẹ. Tuy nhiên, đôi khi giãi bày với mẹ không phải chuyện dễ dàng. Ngượng ngùng là điều dễ hiểu và cũng có rất nhiều cách để bạn có thể trò chuyện với mẹ thoải mái hơn. Hãy chuẩn bị trước bằng việc nghĩ kỹ xem bạn nên nói chuyện với mẹ khi nào và như thế nào; sẵn sàng tâm lý đối mặt với căng thẳng và cố gắng luôn thẳng thắn, lễ phép. Cuối cùng là hãy kết thúc cuộc trò chuyện một cách tích cực, xin mẹ lời khuyên và cảm ơn vì mẹ đã dành thời gian cho bạn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đưa ra quyết định về cuộc trò chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lựa chọn thời điểm hợp lý.
    Nếu vấn đề bạn muốn nói có thể khiến tình hình trở nên không thoải mái thì việc tìm được thời gian và địa điểm thích hợp để mở lời là rất quan trọng. Nói chuyện khi mẹ đang bận hoặc căng thẳng sẽ chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn mà thôi.[1]
    • Chọn thời điểm không bị hạn chế về thời gian. Nếu định tâm sự với mẹ về một chuyện riêng tư hay ngượng ngùng thì hãy đảm bảo là bạn và mẹ có đủ thời gian cần thiết để trao đổi về chuyện đó.
    • Bạn cũng nên chọn thời điểm mà cả bạn và mẹ đều không căng thẳng. Đừng nói với mẹ về những chuyện ngượng ngùng hay xấu hổ khi tâm trạng của bạn vốn dĩ đã không tốt. Nếu cả hai mẹ con cùng được nghỉ vào thứ bảy thì đó có thể là lúc thích hợp để trò chuyện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chuẩn bị cho sự lúng túng.
    Nếu bạn định nói với mẹ về chuyện gì đó riêng tư thì cảm giác ngượng ngùng là điều rất bình thường. Hãy chuẩn bị tâm lý cho điều này để có thể mở lời dễ dàng hơn.[2]
    • Đừng cố gắng che giấu sự bối rối hay ngượng nghịu của bản thân. Làm vậy chỉ khiến bạn càng tập trung vào những cảm xúc đó.
    • Thay vào đó, hãy thừa nhận là mình đang rất ngượng và nhắc nhở bản thân tại sao bạn lại muốn nói về việc này. Ví dụ, bạn muốn nói chuyện với mẹ về vấn đề tình dục hay hẹn hò chẳng hạn, việc mở lời sẽ khó khăn nhưng mẹ có thể sẽ cho bạn những lời khuyên quý giá từ sự trưởng thành và kinh nghiệm của mình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xác định mục đích của cuộc trò chuyện.
    Bạn không nên nói chuyện mà không biết mình thực sự muốn gì. Chắc chắn là bạn phải có lý do gì đó thì mới chọn tâm sự một chuyện riêng tư với mẹ. Hãy nghĩ đến lý do này để dẫn dắt cuộc trò chuyện tốt hơn.[3]
    • Có thể bạn chỉ cần mẹ lắng nghe. Nếu đang bối rối về một vấn đề riêng tư nào đó, rất có thể bạn chỉ cần ai đó để trút bầu tâm sự, nếu là vậy, hãy nói với mẹ là bạn không cần lời khuyên hay chỉ dẫn, chỉ cần mẹ lắng nghe mà thôi.
    • Tuy nhiên, nếu cần lời khuyên thì bạn hãy nghĩ xem bạn muốn mẹ giúp như thế nào. Bạn có thể hỏi trực tiếp, chẳng hạn như: "Mẹ, con cần một vài lời khuyên của mẹ về việc này".
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Giao tiếp hiệu quả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt đầu cuộc trò chuyện.
    Bạn có thể sẽ rất căng thẳng khi mở lời với mẹ. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện có thể dễ dàng bắt đầu chỉ bằng một câu đơn giản. Hãy hít thở sâu một vài nhịp, tiến đến chỗ mẹ và bắt đầu tâm sự.[4]
    • Hãy nói những câu đơn giản, chẳng hạn như: "Mẹ, mẹ có rảnh không? Con có chuyện này muốn nói với mẹ".
    • Nếu lo lắng là mẹ sẽ nổi giận, bạn có thể cố gắng rào đón trước, chẳng hạn như: "Mẹ à, có chuyện này chắc là mẹ sẽ buồn. Nhưng dù sao con cũng muốn nói cho mẹ biết, mẹ cứ giận con cũng được".
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy thẳng thắn.
    Nếu đó là chuyện quan trọng, bạn không nên vòng vo mà hãy đi thẳng vào vấn đề. Sự thẳng thắn sẽ giúp cuộc trò chuyện bắt đầu một cách cởi mở và chân thành.[5]
    • Hãy nói chi tiết để mẹ hiểu được vấn đề bạn đang trình bày, đừng cố giấu giiếm điều gì.
    • Ví dụ, hãy bắt đầu một cách rõ ràng, trực tiếp như: “Mẹ à, con đã hẹn hò với anh A một thời gian rồi và anh ấy muốn đi quá giới hạn. Con không chắc là mình đã sẵn sàng, nhưng anh ấy cứ liên tục đòi hỏi. Con không biết phải làm thế nào nữa”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lắng nghe quan điểm của mẹ.
    Có thể bạn không cần lời khuyên, tuy nhiên, nhiệm vụ của bố mẹ là dẫn dắt con cái, vậy nên dù có bất đồng thì bạn cũng nên lắng nghe ý kiến của mẹ.[6]
    • Cố gắng hiểu quan điểm của mẹ. Nếu thấy thất vọng, bạn hãy ngừng lại một chút và đặt mình vào vị trí của mẹ. Hãy nghĩ xem tại sao mẹ lại có quan điểm như vậy.
    • Ví dụ, bạn nói với mẹ về việc một người bạn của mình đang dính vào ma túy và mẹ phản ứng một cách rất tiêu cực. Bạn có thể nghĩ mẹ là người quá phán xét, thế nhưng biết đâu là vì mẹ đã từng có một người bạn nghiện rất nặng khi đang học cấp ba nên mới phản ứng gay gắt như vậy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Luôn lễ phép và tôn trọng khi trò chuyện.
    Khi chia sẻ về một vấn đề riêng tư, rất có thể phản ứng của mẹ sẽ không giống như những gì bạn mong đợi. Mẹ có thể sẽ buồn, lo lắng hoặc thậm chí nổi giận. Dù thế nào thì bạn cũng phải thật bình tĩnh, đừng biến cuộc trò chuyện thành một cuộc tranh luận, nếu không cả hai mẹ con sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.[7]
    • Hãy ghi nhớ quy tắc ứng xử cơ bản, đừng ngắt lời và đừng to tiếng với mẹ.
    • Luôn ghi nhận những gì mẹ nói, dù bạn thích hay không. Ví dụ, "Con hiểu là mẹ lo lắng Hạnh sẽ ảnh hưởng xấu con, nhưng con lo cho Hạnh vì cô ấy là bạn con".
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Kết thúc trò chuyện một cách tích cực

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh tranh cãi.
    Bạn không nên để cuộc trò chuyện biến thành một cuộc tranh luận. Dù phản ứng của mẹ tiêu cực thì bạn cũng nên kiềm chế, không cãi lại mẹ. Hãy luôn nói với mẹ một cách bình tĩnh và tôn trọng ngay cả khi bạn thấy mẹ không công bằng chút nào.[8]
    • Nếu cảm thấy sắp không thể kiềm chế được, bạn nên tạm dừng cuộc nói chuyện. Bạn có thể nói với mẹ rằng: "Con nghĩ là cuộc trò chuyện này sẽ không đi đến đâu cả. Con và mẹ có thể nói về vấn đề này sau được không?".
    • Sau đó bạn có thể làm gì đó để nguôi giận, chẳng hạn như đi dạo hoặc tâm sự với một người bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đối phó với phản ứng tiêu cực.
    Phản ứng của mẹ có thể không giống như bạn muốn. Mẹ có thể giận dữ, thậm chí là phạt hoặc ra lệnh cấm đoán bạn. Nếu mẹ phản ứng tiêu cực như vậy thì bạn hãy cố gắng tìm cách đối phó hiệu quả.[9]
    • Nếu mẹ bắt đầu lên lớp hay nói những điều không giúp ích gì cho bạn, hãy nói thẳng với mẹ. Bạn có thể nói những điều như: "Con thực sự không cần lời khuyên. Con chỉ muốn nói chuyện thôi".
    • Nếu mẹ cấm đoán bạn làm gì (Ví dụ, "Mẹ không muốn con tiếp tục chơi với Hạnh nữa"), hãy tạm thời chấp nhận. Bạn có thể nói chuyện lại với mẹ khi mẹ đã bình tĩnh. Tranh cãi ngay lúc đó có thể sẽ khiến mẹ quả quyết với việc cấm đoán đó hơn.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xin mẹ lời khuyên nếu muốn.
    Có thể bạn cần một lời khuyên nên mới tâm sự với mẹ. Nếu là vậy, hãy nói với mẹ sau khi đã trình bày vấn đề. Bạn có thể nói rằng: "Con rất cần lời khuyên của mẹ vì thực sự con không biết mình nên làm gì cả".[11]
    • Nhớ rằng, khi ai đó cho bạn lời khuyên không có nghĩa là bạn nhất thiết phải làm theo lời khuyên đó. Tuy nhiên, việc lắng nghe và cân nhắc quan điểm của mẹ có thể sẽ hữu ích cho bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trò chuyện với một người khác nếu mẹ không chịu lắng nghe.
    Nếu vấn đề đó quá khó để nói với mẹ, hoặc mẹ phản ứng quá tiêu cực và không muốn nói về điều đó thì bạn hãy tâm sự với một người khác.[12]
    • Bạn có thể nói chuyện với bố, cô, dì, chú bác, anh chị em họ lớn tuổi hơn hoặc một người bạn của bố mẹ.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Maggie Mitchell
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống
Bài viết này đã được cùng viết bởi Maggie Mitchell. Maggie Mitchell là huấn luyện viên cuộc sống kiêm chủ sở hữu InnerCoastal Coaching tại Raleigh, North Carolina. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, cô chuyên hỗ trợ khách hàng cá nhân về giao tiếp, tình trạng lo âu, căng thẳng, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, thiền và giới hạn lành mạnh. Maggie có bằng thạc sĩ chuyên ngành Tư vấn Tâm lý của Đại học Gannon và Chứng chỉ Huấn luyện Cấp cao của Cộng đồng Huấn luyện Quốc tế (ICC). Bài viết này đã được xem 5.209 lần.
Chuyên mục: Giới trẻ
Trang này đã được đọc 5.209 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo