Tải về bản PDFTải về bản PDF

Âm thanh trong giọng nói được quyết định bởi kích thước của các dây thanh đới và các yếu tố thể chất khác. Mặc dù không thể hoàn toàn thay đổi được giọng nói từ cao thành thấp hoặc ngược lại, bạn vẫn có thể áp dụng một vài phương pháp giúp thay đổi đôi chút về âm sắc và âm lượng để thể hiện chất giọng tự nhiên của bạn sao cho hay nhất.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Giả giọng nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bóp mũi khi nói.
    Chặn hốc mũi khi nói là một cách nhanh chóng để thay đổi giọng nói một cách đáng kể, và cách dễ nhất để làm việc này là bóp hai cánh mũi để khép hai lỗ mũi.
    • Bạn cũng có thể tạo được hiệu ứng tương tự chỉ bằng cách đơn giản là chặn hơi thở từ mũi đi qua miệng.
    • Khi nói, luồng không khí sẽ di chuyển tự nhiên qua miệng và mũi. Hành động bóp mũi sẽ ngăn chặn lượng không khí thoát ra qua hốc mũi và ở lại sâu trong cổ họng và miệng. Sự thay đổi lượng không khí và áp suất khiến dây thanh đới rung theo cách khác, từ đó thay đổi âm thanh trong giọng nói của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng các cách biểu đạt khác nhau khi nói.
    Bạn có thể thử vừa nói vừa mỉm cười hoặc vừa cau có, bất kể nội dung lời nói là gì.
    • Cách biểu đạt không những có thể tác động đến cảm xúc mà còn thay đổi cả phương thức cấu tạo từ, vì khẩu hình sẽ khác nhau khi bạn có cách biểu đạt khác nhau.
    • Ví dụ, hãy xem xét âm thanh “ô” khi bạn cười so với khi bình thường. Âm “ô” bình thường sẽ tròn hơn, trong khi âm “ô” đi kèm với nụ cười nghe có vẻ ngắn hơn và hơi giống âm “a”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bóp nghẹt giọng.
    Bịt bàn tay hoặc khăn tay lên mũi khi nói. Vật cản cần phải áp trực tiếp lên miệng để tạo hiệu ứng mạnh hơn.
    • Giọng nói của bạn, cũng như bất cứ âm thanh nào khác, phải đi qua các môi trường khác nhau dưới dạng các sóng âm. Các sóng âm này truyền qua không khí bằng phương thức khác so với khi truyền qua một môi trường khác, chẳng hạn như chất rắn. Khi đặt một vật cản trước miệng, bạn đã buộc sóng âm đi qua vật cản, từ đó thay đổi cách tiếp nhận và diễn giải âm thanh của người nghe.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nói lầm bầm.
    Bạn hãy tạo ra âm thanh nhỏ hơn và mở miệng nhỏ hơn khi phát âm.
    • Giọng nói lầm bầm làm thay đổi cả phương thức cấu tạo từ lẫn thái độ trong giọng nói.
    • Khi nói lầm bầm, miệng sẽ khép hơn so với khi nói bình thường. Một số âm thanh được phát ra khi miệng chỉ mở rất ít, và những âm đó không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, những âm thanh đòi hỏi phải mở miệng lớn khi phát âm sẽ thay đổi đáng kể.
    • Xem xét sự khác nhau của âm thanh khi nói một từ đơn giản như “ô”. Đầu tiên, bạn hãy nói “ô” khi mở to miệng. Sau đó, lặp lại âm “ô” khi hai môi chỉ tách ra vừa đủ. Nếu lắng nghe kỹ, bạn sẽ thấy được sự khác biệt.
    • Cách nói lầm bầm cũng khiến bạn nói nhỏ hơn. Các âm giữa và rõ có thể vẫn phát ra dễ dàng khi bạn nói nhỏ, nhưng những âm thanh nhẹ hơn và âm cuối thường bị cản.
    • Xem xét sự khác biệt của âm thanh khi bạn lặp lại một cụm từ tiếng Anh như “got it.” Lặp lại cụm từ này với cách nói bình thường. Bạn sẽ có thể phát âm âm cuối “t”, mặc dù chữ ”t” ở âm cuối thường nối vào từ đứng sau nó. Sau đó, thử lặp lại cụm từ này với giọng nhỏ và yếu hơn. Hai nguyên âm vẫn nghe thành tiếng, nhưng âm “t” nghe sẽ yếu đi đáng kể.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói bằng giọng đều đều.
    Hầu hết mọi người đều có giọng nói tự nhiên thể hiện cảm xúc ở mức độ nào đó. Bạn hãy tập trung vào việc giữ giọng ngang và đều đều khi nói. Càng ít thể hiện cảm xúc, giọng nói của bạn nghe càng khác.
    • Cách dễ nhất để nhận thấy sự khác nhau ở đây là đặt một câu hỏi với giọng đều đều. Khi đặt câu hỏi, phần lớn chúng ta đều có ngữ điệu cao hơn. Cùng một câu hỏi, nhưng bạn sẽ thấy nó sẽ khác nhiều khi bạn dùng ngữ điệu ngang, không lên giọng ở cuối câu.
    • Trái lại, nếu mọi người thường bảo rằng bạn có giọng nói quá đều đều, hãy tập nói sao cho có cảm xúc hơn. Nghĩ kỹ về những điều mình nói và thay đổi ngữ điệu theo nội dung câu nói. Một cách hay để thực hành điều này là nói một từ đơn giản như “Ôi”. Khi người ta nói “Ôi” với sự đau khổ, ngữ điệu sẽ trầm xuống. Ngược lại, từ “Ôi” khi được nói một cách hào hứng sẽ có ngữ điệu cao hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tập nói giọng địa phương.
    [1] Chọn một giọng nói ở địa phương khác mà bạn thích và nghiên cứu xem nó khác với giọng nói của bạn như thế nào. Mỗi vùng miền có giọng nói hơi khác nhau, vì vậy bạn cần phải làm quen với đặc điểm trong giọng nói của từng vùng trước khi có thể nói giọng địa phương một cách thuyết phục.
    • Giọng Anh và giọng ở vùng Boston của Mỹ thường lược bỏ âm “r” ở cuối từ. Ví dụ, từ "later" sẽ nghe như "lata" hoặc "butter" nghe như "butta."
    • Âm “A dài” là một đặc điểm chung khác ở nhiều vùng, bao gồm giọng Anh, giọng Boston và một số quốc gia nói tiếng Anh ở nam bán cầu, gồm New Zealand, Úc và Nam Phi. Ở những vùng này âm “a” được kéo dài.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Dùng công nghệ để thay đổi giọng nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một ứng dụng trên điện thoại thông minh.
    Tải về các ứng dụng đổi giọng cho phép bạn ghi âm vào điện thoại và phát lại bằng thiết bị lọc làm thay đổi âm thanh trong giọng nói. Có nhiều ứng dụng khác nhau, một số phải trả phí, một số miễn phí.
    • Tìm các ứng dụng Apple App Store iPhone, Windows Marketplace nếu bạn có điện thoại Windows, hoặc Google Play nếu bạn dùng Android.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng phần mềm máy tính.
    Tìm kiếm phần mềm miễn phí text-to-speech (phần mềm chuyển đổi văn bản thành giọng nói) có thể tải được. Khi đã hoàn tất cài đặt, bạn có thể đánh máy các từ vào hộp nhập văn bản của phần mềm và nhấn tùy chọn "Play" (phát) để nghe lại âm thanh đã viết ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sử dụng thiết bị đổi giọng.
    Thiết bị này có thể khó tìm được ở các cửa hàng, nhưng bạn có thể dễ dàng mua trên mạng.
    • Một thiết bị đổi giọng tầm trung thường có giá từ 500 nghìn đến một triệu đồng.
    • Mỗi thiết bị đổi giọng có thể hoạt động khác nhau, vì vậy bạn nên kiểm tra các thông số kỹ thuật để biết nên mua loại nào. Hầu hất các thiết bị này có khả năng thay đổi âm sắc trong giọng nói của bạn theo các cách khác nhau, và nhiều loại thuộc dạng xách tay.
    • Một số thiết bị đòi hỏi bạn phải ghi âm trước, nhưng một số khác có thể dùng để điều chỉnh giọng ngay khi bạn nói, âm thanh đã thay đổi sẽ được truyền qua điện thoại di động hoặc các loại loa khác.
    • Đọc kỹ các hướng dẫn đi kèm thiết bị đổi giọng để biết cách sử dụng đúng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Thay đổi cách nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghe xem giọng nói của bạn như thế nào.
    Nếu muốn thay đổi giọng nói để có âm cao hơn hay thấp hơn, bạn hãy bắt đầu bằng việc ghi âm giọng nói của mình để tìm phương pháp xử lý. Dùng thiết bị ghi âm để ghi lại giọng nói của bạn khi nói nhỏ, nói to và khi hát. Bạn có thể mô tả giọng của mình như thế nào? Bạn muốn thay đổi điều gì?
    • Bạn nói giọng mũi hay giọng ồ ồ?
    • Giọng nói của bạn khó nghe hay dễ nghe?
    • Giọng nói của bạn trong hay nghe lẫn cả tiếng thở?
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bỏ thói quen phát âm qua mũi.
    Nhiều người có giọng nói có thể mô tả là "giọng mũi." Giọng mũi thường có âm sắc cao một cách không tự nhiên vì không có đủ độ vang để tạo ra âm trầm. Âm thanh trong giọng mũi nghe the thé và không rõ. Bạn có thể thực hiện một số thay đổi sau đây để loại bỏ âm mũi:
    • Đảm bảo đường thở phải thông thoáng. Nếu bạn thường bị dị ứng hoặc tắc mũi vì lý do nào đó, giọng của bạn sẽ bị nghẹt và trở thành giọng mũi. Bạn hãy chữa bệnh dị ứng, uống nhiều nước và cố gắng giữ cho các xoang được thông thoáng.
    • Tập mở miệng lớn khi nói. Hạ thấp hàm và phát âm ở vị trí thấp trong miệng thay vì ở phần ngạc mềm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không phát âm từ cuống họng.
    Khi sửa giọng nói có âm sắc cao, nhiều người cố tình nói từ cuống họng để có giọng trầm giả tạo. Bạn sẽ khó điều chỉnh được âm lượng thích hợp khi gắng sức nói từ trong cuống họng, điều này sẽ khiến giọng nói như bị nghẹt và khó nghe. Hơn nữa, khi bạn cố làm cho giọng trầm hơn bằng cách phát âm từ cuống họng, các dây thanh âm sẽ bị căng, từ đó có thể gây đau họng và lâu dần sẽ mất tiếng.[2]
    • Thực hiện các bài tập thở và các bài tập giúp giọng nói mạnh mẽ hơn. Sau một thời gian luyện tập, bạn có thể tận dụng tốt hơn quãng giọng của mình.
  4. Step 4 Phát âm qua phần "mặt nạ".
    Để giọng nói trầm và đầy hơn, bạn cần phát âm qua phần "mặt nạ," tức là khu vực bao gồm cả hai môi và mũi. Việc sử dụng toàn bộ phần ”mặt nạ” để nói sẽ giúp giọng của bạn có âm thấp hơn và dày hơn.
    • Để biết mình có đang phát âm qua phần “mặt nạ” hay không, bạn có thể chạm vào hai môi và mũi trong khi nói. Bạn sẽ cảm thấy độ rung nếu sử dụng toàn bộ phần này.[3] Nếu ban đầu chưa cảm thấy độ rung, bạn hãy thử nghiệm với nhiều âm thanh khác nhau cho đến khi thấy hiệu quả, sau đó tiếp tục thực hành kiểu nói này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Phát âm từ cơ hoành.
    Hít thở sâu và phát âm từ cơ hoành là điều then chốt để có giọng nói đầy đặn, dày và khỏe. Khi thở sâu, phần bụng của bạn sẽ chuyển động lên xuống theo từng hơi thở thay vì ngực. Bạn có thể tập phát âm từ cơ hoành bằng cách thót bụng vào để thở ra trong khi nói. Bạn sẽ nhận thấy rằng giọng nói của mình vang lên to hơn và rõ hơn khi thở kiểu này. Các bài tập hít thở tập trung vào kỹ thuật thở sâu sẽ nhắc cho bạn nhớ phát âm từ cơ hoành.[4]
    • Thở ra, đẩy hết không khí trong phổi ra ngoài. Một khi không khí đã ra hết, hai lá phổi của bạn sẽ tự động hít sâu vào để đáp ứng nhu cầu về không khí. Lưu ý cảm giác trong phổi khi bạn hít một hơi sâu.
    • Hít vào thoải mái và nín thở khoảng 15 giây trước khi thở ra. Tăng dần thời gian đến khi bạn nín thở được 20 giây, 30 giây, 45 giây và cuối cùng là 1 phút. Bài tập này sẽ tăng sức mạnh cho cơ hoành.
    • Cười thoải mái, cố tình tạo ra âm thanh "ha ha ha". Đẩy hết không khí trong phổi ra ngoài theo tiếng cười, sau đó hít vào sâu và nhanh.
    • Nằm ngửa, đặt một quyển sách hoặc vật cứng lên cơ hoành. Thả lỏng cơ thể. Chú ý vào chuyển động của cơ hoành, theo dõi sự lên xuống của quyển sách khi thở. Thót bụng lại hết sức có thể khi thở ra và lặp lại cho đến khi vòng eo của bạn tự động co và giãn theo từng nhịp thở.
    • Hít vào sâu khi đang đứng. Thở ra, đếm to từ 1 đến 5 trong một nhịp thở. Lặp lại bài tập này cho đến khi bạn có thể đếm thoải mái từ 1 đến 10 trong một nhịp thở.
    • Khi đã quen với cách nói này, bạn sẽ có khả năng phát âm sao cho những người ở đầu bên kia phòng nghe được mà giọng không bị khàn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thay đổi cao độ trong giọng nói.
    Giọng nói con người có khả năng phát ra âm thanh trong một quãng âm vực. Bạn hãy nói với âm cao hơn hoặc thấp hơn để thay đổi giọng tạm thời.
    • Cao độ trong giọng nói thay đổi phần lớn là nhờ sụn thanh quản. Sụn thanh quản là một mẩu sụn có thể cử động lên và xuống trong họng khi bạn hát một thang âm: đồ, rê, mi, pha, sol, la, si, đô.[5]
    • Khi sụn thanh quản được nâng cao, giọng nói cũng có âm cao hơn và giống giọng nữ hơn. Khi sụn thanh quản hạ xuống, âm thanh sẽ thấp xuống và giống giọng nam hơn.
    • Để nói với giọng thấp hơn, thực hiện các bài tập giúp thả lỏng cổ họng, như tập ngáp hoặc mở miệng thật rộng theo phương dọc. Khi bạn mở miệng nói, bạn sẽ thấy giọng nói của mình tròn hơn, mạnh và sâu hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Thể hiện chất giọng đẹp nhất của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chăm sóc dây thanh đới.
    Dây thanh đới, tương tự như làn da, cần được bảo vệ để không bị lão hóa sớm. Nếu bạn tạo áp lực lên dây thanh đới, giọng của bạn sẽ bị khàn, thì thào hoặc rè. Để bảo vệ dây thanh đới, bạn hãy áp dụng các biện pháp sau:
    • Không hút thuốc. Thói quen hút thuốc lá có tác động rất lớn đến giọng nói, lâu dần sẽ làm mất đi âm lượng và âm vực của giọng. Nếu muốn duy trì giọng nói trong và khỏe, tốt nhất là bạn nên bỏ thuốc lá.[6]
    • Giảm uống rượu bia. Các thức uống có cồn khi uống nhiều cũng có thể khiến giọng nói của bạn lão hóa sớm.
    • Hít thở không khí trong lành. Nếu sống trong vùng không khí ô nhiễm, bạn hãy trồng cây trong nhà để thanh lọc không khí và cố gắng ra khỏi thành phố để hít thở không khí trong lành càng thường xuyên càng tốt.
    • Không la hét quá nhiều. Nếu bạn là fan hâm mộ của dòng nhạc hardcore cuồng nhiệt hoặc thỉnh thoảng thích hét lên, hãy nhớ rằng việc sử dụng giọng kiểu này sẽ khiến giọng bị căng. Nhiều ca sĩ bị viêm thanh quản hoặc mắc các bệnh khác về phát âm do sử dụng dây thanh đới quá nhiều.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra mức stress của bạn.
    Khi người ta căng thẳng hoặc kinh ngạc, các cơ xung quanh thanh quản sẽ co lại và tạo ra giọng nói có âm cao. Nếu bạn thường xuyên lo lắng, hồi hộp và căng thẳng, cách nói với âm cao như vậy sẽ trở thành giọng nói thường ngày của bạn. Có một số phương pháp giữ bình tĩnh mà bạn có thể áp dụng để giọng nói được đầy đặn và ổn định.
    • Hít vài hơi sâu trước khi nói. Ngoài việc giúp bạn bình tĩnh, động tác này cũng khuyến khích bạn phát âm từ cơ hoành, nhờ đó âm thanh trong giọng nói của bạn sẽ được cải thiện.
    • Dành ra 10 giây suy nghĩ trước khi phản ứng. Nếu dành thời gian để tập trung suy nghĩ trước khi phản ứng với sự hồi hộp hoặc kinh ngạc, bạn sẽ kiểm soát được giọng tốt hơn. Suy nghĩ, nuốt xuống và nói – bạn sẽ thấy giọng nói của mình phát ra ổn định và thoải mái hơn.[7]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập hát.
    Hát theo nhạc cụ hoặc nhạc đệm là một cách hay để giúp mở rộng âm vực và giữ gìn hình dạng của dây thanh đới. Tương tự như vậy, bạn có thể tập hát theo các ca khúc không nằm trong quãng âm vực bình thường của bạn. Mỗi lần hát theo, bạn nên cố gắng đạt tới các nốt nhạc và cao độ càng gần giống với ca sĩ càng tốt, nhưng chú ý không để giọng bị căng.[8]
    • Dùng nhạc đệm piano và bắt đầu hát một thang âm: đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đô. Bạn hãy bắt đầu với âm thoải mái và tự nhiên nhất.
    • Lặp lại thang âm đó, mỗi lần tăng cao độ lên một nốt cho đến khi giọng của bạn bắt đầu căng thẳng. Khi thấy giọng bắt đầu căng, bạn hãy ngừng lại.
    • Lặp lại thang âm lần nữa, mỗi lần giảm cao độ xuống một nốt và ngừng lại khi giọng bắt đầu căng.
    • Giữ cơ cổ họng thả lỏng để dễ phát ra các âm thấp hơn.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Thiết bị đổi giọng nói
  • Điện thoại thông minh
  • Máy tính

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 28 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 253.650 lần.
Trang này đã được đọc 253.650 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo