Cách để Tha thứ cho người đã làm trái tim bạn tổn thương

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Tha thứ cho một người đã làm bạn tan nát trái tim đòi hỏi nhiều thời gian. Nhất là khi người đó đã gây cho bạn nhiều tổn thương hoặc đối xử tệ với bạn thì điều này dường như là không thể. Tuy rằng bạn không nên ép buộc mình phải tha thứ khi chưa sẵn sàng, nhưng việc quên đi đau đớn, tức giận và oán hờn sẽ giúp bạn chữa lành vết thương và bước tới. Nếu bạn đang cố gắng tha thứ cho một người từng khiến bạn đau khổ, hãy đọc những lời khuyên dưới đây xem bạn nên làm gì. Đến một lúc nào đó, rất có thể bạn sẽ nhận thấy tha thứ là một món quà tuyệt vời giúp bạn tìm lại hạnh phúc sau những tổn thương đã xảy ra.

1

Tránh xa người đó.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cân nhắc cắt đứt liên lạc với người đó một thời gian.
    Tắt tiếng, ngừng theo dõi hoặc chặn họ trên mạng xã hội, đừng nhắn tin hoặc gọi điện, và cố gắng tránh gặp mặt họ bên ngoài. Việc này có thể sẽ rất khó, nhưng nếu muốn tha thứ vào buông bỏ, có lẽ điều đầu tiên bạn cần làm là tránh xa người đó. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội để xử lý cảm xúc của mình và xác định xem bạn đã thực sự sẵn sàng tha thứ chưa.[1]
    • Ngừng liên lạc không có nghĩa là không bao giờ kết nối lại. Nếu muốn, sau này bạn vẫn có thể làm bạn với họ sau một thời gian bạn dành không gian riêng cho mình. Thực ra thì hai người có thể trở lại làm bạn bè dễ dàng hơn nhiều nếu bạn đợi đến lúc đã cảm thấy sẵn sàng.[2]
    • Có thể bạn nhận ra rằng bạn muốn người đó bước ra khỏi cuộc đời mình mãi mãi. Hãy hiểu rằng bạn hoàn toàn có thể tha thứ cho ai đó mà không cần phải kết nối lại, thậm chí không cần nói với họ!
    Quảng cáo
2

Xử lý các cảm xúc của bạn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chấp nhận cảm giác đau khổ, tổn thương và oán giận mà người đó đã gây ra cho bạn.
    Nếu họ làm tan vỡ trái tim bạn hoặc ngược đãi bạn theo cách nào đó, có lẽ trong bạn vẫn còn những ký ức và cảm xúc cần phải xử lý. Hãy ghi lại những cảm xúc của bạn trong nhật ký, cứ khóc khi muốn khóc, và đừng cố dập tắt những suy nghĩ của bản thân về nỗi đau đó. Đành rằng việc này là không dễ dàng, nhưng bạn cần phải nhìn vào những cảm xúc mà người đó đã gây ra cho bạn để chữa lành bản thân và cuối cùng là tha thứ cho họ.[3]
    • Đè nén cảm xúc dường như là giải pháp dễ dàng hơn vào lúc ban đầu, nhưng rồi những cảm xúc đó cuối cùng cũng quay trở lại. Để thoát khỏi đau đớn và tức giận, bạn phải cảm nhận đầy đủ trải nghiệm đó.
3

Viết một bức thư không bao giờ gửi đi.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đây là cơ hội để bạn nói ra mọi điều chưa bao giờ nói.
    Hãy trút hết nỗi đau bằng cách viết một bức thư mà bạn sẽ không gửi đi. Viết ra mọi thứ mà người đó đã làm bạn buồn khổ, những lý do khiến bạn tổn thương hoặc tức giận, thậm chí cả những tình cảm tốt đẹp mà bạn vẫn dành cho họ. Sau khi viết xong thư, bạn hãy xé đi hoặc quẳng nó đi. Đây cũng là một cách trị liệu để giúp bạn giải tỏa cảm xúc và bắt đầu tha thứ. [4]
    • Bức thư này có ý nghĩa với bạn hơn là với người đã gây đau khổ cho bạn. Đừng bột phát cơn giận mà gửi lá thư đó đi; kẻo bạn sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn và điều này sẽ không giúp bạn tha thứ cho họ.
    Quảng cáo
4

Lao vào những thú tiêu khiến và đam mê mới.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Việc tập trung vào cuộc sống của chính mình sẽ giúp bạn buông bỏ ưu phiền.
    Học chơi một nhạc cụ, tham gia câu lạc bộ sách và lên kế hoạch cho những chuyến đi vui vẻ với bạn bè. Hãy tìm những thú tiêu khiển giúp cho cuộc sống của bạn thêm phong phú, và điều này sẽ giúp bạn dần nguôi ngoai. Khi bạn bắt đầu khỏe khoắn và vui vẻ trở lại thì những cảm xúc đau đớn, tức giận và oán hờn sẽ lắng xuống. Điều này sẽ giúp bạn nhìn những gì mà người kia gây ra cho bạn dưới một ánh sáng mới mẻ, bao dung hơn.[5]
    • Tự thách thức bản thân thử những điều mà bạn chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm được. Hãy thử chơi trượt ván, thực hiện những chuyến lãng du một mình, thậm chí chỉ là đến nhà hàng gọi một món mới.
    • Khi lấy lại sự tự tin, bạn có thể bạn bắt đầu nhận ra những điều tốt đẹp từ trải nghiệm đau khổ đã qua.[6]
5

Ưu tiên chăm sóc bản thân.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chăm sóc tốt cho bản thân là một cách để bạn nhìn mọi việc dưới cái nhìn lạc quan hơn.
    Hãy tạo nên những thay đổi tích cực trong cuộc sống, chẳng hạn như một chế độ ăn lành mạnh, bổ dưỡng và ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Đánh thức khía cạnh sáng tạo của bản thân cũng là một cách đối phó tuyệt vời. Thử vẽ tranh, hoặc học nghệ thuật cắt dán. Khi tập trung vào phát triển bản thân, bạn sẽ không có thời gian để chìm đắm trong quá khứ. Bạn sẽ dễ dàng buông bỏ và tha thứ hơn nếu luôn tiến về phía trước.[7]
    Quảng cáo
6

Thực hành lòng biết ơn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hãy biết ơn mọi thứ tích cực mà bạn tìm thấy từ những tổn thương đã qua.
    Dẫu có đau đớn, nhưng đó cũng là môt kinh nghiệm về sự chuyển biến. Hãy ghi một danh sách những thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn sau tất cả những gì bạn đã trải qua. Dù những thay đổi đó là gì, bạn hãy đọc lên thành tiếng hoặc viết ra trên giấy. Cái nhìn tích cực về tình huống sẽ giúp bạn thực sự tha thứ.[8]
    • Có thể bạn đã bắt đầu luyện ghi ta mỗi ngày và bây giờ đã trở thành một tay chơi đàn điêu luyện. Có lẽ là bạn cũng đã khám phá được nhiều điều về bản thân, chẳng hạn như bạn đang tìm kiếm điều gì trong mối quan hệ và tin vào năng lực của mình như thế nào.
    • Xem lại bản danh sách mỗi khi bạn cảm thấy buồn nản. Nó sẽ giúp bạn quay lại hiện thực, đặc biệt nếu bạn vẫn nhớ nhung người cũ hoặc mãi luẩn quẩn trong vòng xoắn của oán giận.
7

Thông cảm với cách nhìn của người kia.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Thông cảm không có nghĩa là bạn phải đồng tình hoặc ủng hộ những gì họ đã làm.
    Tuy nhiên, một khi đã sẵn sàng, bạn hãy đánh giá lại sự việc từ góc nhìn của người đã gây đau khổ cho bạn. Có thể họ rơi vào tình huống nan giải và không thể tiếp tục mối quan hệ với bạn. Khi đặt mình vào địa vị của người kia, biết đâu bạn nhận ra rằng những hành động của họ không xuất phát từ phía bạn. Như vậy, bạn có thể nhìn sự việc dưới góc độ khách quan hơn và sẽ dễ tha thứ hơn.[9]
    • Điều này cũng có thể giúp bạn tránh đổ lỗi cho bản thân vì hành động của người kia.
    Quảng cáo
8

Tìm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tìm một người bạn thân hoặc họ hàng để trút nỗi lòng.
    Họ có thể cho bạn lời khuyên, kể cho bạn nghe về trải nghiệm đau buồn của chính họ và giúp bạn có những cái nhìn hữu ích. Hãy gọi cho một người bạn thân hoặc dành một ngày tâm sự với mẹ. Tìm đến bất cứ ai có thể khiến bạn cảm thấy được yêu thương và ủng hộ. Những cuộc trò chuyện về sự việc đã qua sẽ giúp bạn nhẹ lòng và sẵn sàng tha thứ.[10]
    • Đừng tâm sự với những người bạn chung với người đã làm bạn đau khổ. Không có gì đảm bảo rằng những điều bạn nói không đến tai của người cũ, hơn nữa điều này còn khiến họ cảm thấy khó xử vì mắc kẹt giữa hai bên.[11]
9

Tìm đến chuyên gia trị liệu để xử lý cảm xúc.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một chuyên gia...
    Một chuyên gia trị liệu hoặc tư vấn tâm lý có thể hữu ích nếu bạn phải chật vật đấu tranh với bản thân để tha thứ. Họ có thể đưa ra các chiến lược đối phó để giúp bạn vượt qua nỗi đau và tạo không gian an toàn để bạn xử lý cảm xúc. Hãy vào các trang web uy tín để tìm một chuyên gia sức khỏe tâm thần trong vùng bạn ở. Thậm chí bạn có thể tìm được một nhà trị liệu chuyên tư vấn cho các trường hợp chia tay.[12]
    • Việc tìm đến chuyên gia tư vấn sau khi trải qua cuộc tình tan vỡ là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn phải vật lộn với những cảm giác đau buồn thì đây là một nguồn hữu ích để vượt qua nỗi đau và đứng dậy!
    Quảng cáo
10

Quyết định xem có nên nói với người đó rằng bạn tha thứ cho họ không.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tha thứ cho một người không có nghĩa là bạn phải kết nối lại với họ.
    Thật ra, bạn chỉ cần tha thứ trong lòng và bước tiếp. Nếu bạn cảm thấy muốn cho họ biết, hãy cân nhắc gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp để nói chuyện. Và hãy hiểu rằng dù có nói lời tha thứ thì cũng chưa chắc bạn sẽ nhận được lời xin lỗi.[13]
    • Tha thứ là để giúp bạn chữa lành vết thương thay vì để nhận được lời xin lỗi từ người kia, cũng không phải là để thay đổi họ hay để làm hòa.[14]
    • Cũng có thể bạn không tha thứ được cho người đó. Nếu họ từng ngược đãi bạn hoặc không thừa nhận những tổn thương họ đã gây ra thì việc bạn tha thứ cho họ chưa hẳn đã tốt. Hãy làm điều mà bạn cảm thấy là đúng cho mình và tập trung vào bản thân.[15]

Lời khuyên

  • Sau một cuộc tình tan vỡ, mỗi người sẽ hồi phục theo nhịp độ riêng của mình. Có thể bạn sẽ phải mất một thời gian dài mới tha thứ được cho người đã làm bạn tan nát trái tim.[16]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kelli Miller, LCSW, MSW
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tâm lý trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelli Miller, LCSW, MSW. Kelli Miller là chuyên gia tâm lý trị liệu, tác giả và người dẫn chương trình TV/radio tại Los Angeles, California. Kelli hiện tại hành nghề tư nhân và chuyên về các mối quan hệ gia đình, tình yêu hôn nhân, trầm cảm, lo âu, giới tính, chức năng làm cha mẹ và v.v... Kelli cũng đang điều hành các nhóm tại The Villa Treatment Center dành cho những người đang cai nghiện rượu và ma túy. Trong vai trò tác giả, cô nhận được giải thưởng Next Generation Indie Book Award cho cuốn sách “Sống chung với ADHD: Sách thực thành dành cho trẻ” và cô cũng là tác giả của cuốn “Hướng dẫn của Giáo sư Kelli để Tìm Chồng”. Kelli là người dẫn chương trình "The Dr. Debra and Therapist Kelli Show” trên LA Talk Radio. Bạn có thể xem tác phẩm của cô trên Instagram @kellimillertherapy và trang web www.kellimillertherapy.com. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Pennsylvania và bằng cử nhân về xã hội học/y tế của Đại học Florida.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 580 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo