Cách để Sạch sẽ và thơm tho trong ngày "đèn đỏ"

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhiều cô gái cảm thấy ngượng ngùng vào những ngày “đèn đỏ”, nhưng đây là hiện tượng tự nhiên và bạn không có gì phải ngại. Hãy đọc tiếp để biết cách giữ vệ sinh tốt trong kỳ kinh nguyệt và tránh bị lúng túng.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Sử dụng các sản phẩm phù hợp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu các sản phẩm phù hợp với bạn.
    Phụ nữ ngày nay có vô vàn sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt để lựa chọn, vì vậy bạn hãy chọn loại nào phù hợp nhất với lối sống của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc dùng...
    Cân nhắc dùng tampon (băng vệ sinh dạng ống). Tampon là sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt phổ biến nhất của phụ nữ Mỹ [1] nhờ tính tiện lợi và dễ sử dụng. Sản phẩm này làm bằng bông cotton thấm hút và được đặt trong âm đạo để thấm chất lỏng thoát ra từ cổ tử cung. Tampon có nhiều mức độ thấm hút khác nhau, từ thấm nhẹ, thấm trung bình, thấm nhiều và siêu thấm, đáp ứng các ngày khác nhau trong kỳ kinh nguyệt. Tampon là sản phẩm dùng một lần, tức là bạn sẽ vứt bỏ sau khi sử dụng và phải thay ít nhất là sau mỗi 8 tiếng.
    • Bạn đừng bao giờ để một chiếc tampon lâu hơn 8 tiếng trong cơ thể hoặc dùng loại tampon có độ thấm hút cao hơn mức cần thiết, vì điều này có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm gọi là hội chứng sốc nhiễm độc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thử sử dụng băng vệ sinh dùng một lần.
    Băng vệ sinh dùng một lần được dán dưới đáy quần lót, có nhiều độ dài và độ thấm hút khác nhau. Sản phẩm này được làm từ vật liệu thấm hút gọi là cellulose và vứt bỏ sau khi sử dụng. Một số phụ nữ dùng băng vệ sinh kèm với tampon để đảm bảo an toàn, số khác thích dùng băng vệ sinh hơn vì họ cảm thấy không thoải mái khi đặt tampon trong âm đạo. Vì có lớp ni lông chống tràn dưới đáy, băng vệ sinh dùng một lần có thể giữ mùi nhiều hơn phần lớn các sản phẩm “nguyệt san” khác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem xét việc sử dụng băng vệ sinh vải.
    Một số phụ nữ chọn mua hoặc tự làm băng vệ sinh bằng các vật liệu thấm hút như cotton hoặc microfiber (vải vi sợi). Băng vệ sinh vải không chứa các hóa chất như băng vệ sinh dùng một lần và không có mùi như nhiều phụ nữ nhận thấy khi sử dụng băng vệ sinh dùng một lần. Tuy nhiên, băng vệ sinh vải đòi hỏi phải giặt giũ và cũng dày hơn băng vệ sinh dùng một lần.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mua cốc “nguyệt...
    Mua cốc “nguyệt san”. Cốc kinh nguyệt rất thông dụng ở châu Âu và gần đây cũng bắt đầu được nhiều phụ nữ Mỹ ưa chuộng. Một số cốc nguyệt san như Softcup là loại dùng một lần và được đặt vào âm đạo như một màng chắn. Các loại cốc nguyệt san dùng nhiều lần như DivaCup hoặc Lunette được làm từ silicon y tế và đặt vào âm đạo gần sát cổ tử cung. Với cả hai loại này, các cơ của thành âm đạo sẽ giữ cố định cốc. Bạn có thể để cốc nguyệt san trong 12 tiếng, cả khi ngâm mình trong nước hoặc khi ngủ. Vì được đặt bên trong cơ thể, cốc nguyệt san giúp giảm mùi trong kỳ “đèn đỏ”.
    • Bạn sẽ lấy cốc ra sau mỗi 12 giờ sử dụng, đổ kinh nguyệt vào toa lét hoặc bồn rửa và rửa cốc trước khi đặt lại.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thay tampon hoặc băng vệ sinh thường xuyên.
    Tampon để trong cơ thể một thời gian dài có thể dẫn đến rò rỉ, còn băng vệ sinh để quá lâu có thể bốc mùi.
    • Trong những ngày kinh nguyệt ra nhiều, có thể cách 1 hoặc 2 tiếng bạn phải thay một lần. Vào những ngày nhẹ hơn, bạn cũng đừng để quá 3-4 tiếng mà không thay vào ban ngày.
    • Xin nhắc lại, bạn đừng bao giờ để một chiếc tampon trong cơ thể quá 8 tiếng, ngay cả trong khi ngủ ban đêm, và cũng không dùng tampon có độ thấm hút cao hơn mức cần thiết để giảm nguy cơ sốc nhiễm độc. [2]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Chuẩn bị cho kỳ “đèn đỏ”.
    Kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện đều đặt và đoán trước được, nhưng đôi khi hiện tượng "xuất huyết âm đạo" có thể xảy ra giữa các kỳ kinh hoặc kỳ “nguyệt san” đột nhiên đến sớm. Tốt nhất là bạn nên luôn luôn chuẩn bị sẵn các vật dụng.
    • Để một miếng băng vệ sinh hoặc tampon trong ví, ngăn tủ và/hoặc trong xe để phòng khi cần đến đột xuất.
    • Dự trữ tampon hoặc băng vệ sinh trong phòng tắm để khỏi phải chạy ra cửa hàng mua khi đến tháng
    • Đừng ngại hỏi xin các bạn nữ tampon hoặc băng vệ sinh khi cần. Ngay cả một người lạ mà bạn gặp trong phòng vệ sinh cũng có thể sẵn lòng giúp bạn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Giữ vệ sinh cơ thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tắm hàng ngày.
    Bạn cần giữ vệ sinh thân thể hàng ngày, và trong kỳ kinh nguyệt thì nên dành thêm thời gian rửa kỹ âm hộ (bộ phận sinh dục bên ngoài), vì máu và các chất dịch có thể tích tụ ở vùng này.
    • Dùng xà phòng nhẹ dịu hoặc sữa tắm để làm sạch toàn bộ cơ thể, kể cả âm hộ và rửa kỹ lại bằng nước.
    • Bạn không cần phải sử dụng các loại xà phòng chuyên vệ sinh vùng kín; các sản phẩm này là thứ không cần thiết được quảng cáo để khai thác nỗi lo lắng của bạn về “nguyệt san”. Đừng quên rằng cơ thể luôn có mùi tự nhiên của nó, và “cô bé” của bạn cũng vậy.
    • Bạn không nên dùng các phương pháp vệ sinh bên trong âm đạo, chẳng hạn như thụt rửa. Âm đạo là cơ quan có khả năng tự làm sạch bằng cách tạo ra môi trường dịch nhầy cân bằng để đẩy lùi các chất ô nhiễm, và việc thụt rửa có thể phá vỡ sự cân bằng pH trong âm đạo, dẫn đến nhiễm trùng.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử dùng khăn giấy ướt em bé.
    Nếu bạn cảm thấy cần lau rửa giữa những lần tắm thì khăn giấy ướt không mùi dành cho em bé sẽ giúp bạn thơm tho trở lại.
    • Dùng khăn giấy ướt thay cho giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh, và chỉ lau bên ngoài. Nhớ vứt khăn giấy ướt vào thùng rác khi sử dụng xong, vì sản phẩm này không được thiết kế để giội xuống bồn cầu và có thể làm nghẹt đường ống.
    • Khăn giấy ướt em bé được thiết kế để dùng cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh nên thường không gây kích ứng. Tuy nhiên, bạn hãy ngưng sử dụng nếu bị bỏng rát, ngứa, xót hoặc nhiễm trùng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ đồ lót sạch sẽ.
    Bạn có thể giữ sạch sẽ và tránh bốc mùi bằng cách thay đồ lót thường xuyên và chú ý đừng để rò rỉ.
    • Mặc quần lót cotton. Cotton là một loại sợi tự nhiên cho phép không khí lưu thông đúng mức, nhờ đó cũng giúp ngăn ngừa tích tụ mùi và mồ hôi.
    • Bạn cũng nên tránh mặc quần lọt khe trong những ngày “đèn đỏ”, vì nó có thể làm lây lan vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo và gây nhiễm trùng.[4]
    • Thay quần lót khi bị ẩm vì mồ hôi hoặc chất lỏng, hoặc ít nhất là mỗi ngày một lần.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giặt quần áo.
    Đôi khi cơ thể bạn nặng mùi hơn trong kỳ kinh nguyệt và có thể khiến quần áo có mùi mốc.
    • Dùng lượng xà phòng vừa đủ theo hướng dẫn và nhớ giặt mọi thứ hàng ngày, bao gồm quần lót.
    • Nếu máu dính vào quần áo hoặc ga trải giường, bạn hãy giặt bằng nước lạnh càng sớm càng tốt, sau đó dùng sản phẩm xử lý trước như Spray n Wash hoặc Shout chà lên vết bẩn. Để cho ngấm vài tiếng hoặc qua đêm, sau đó giặt lại bằng nước ấm với xà phòng thông thường.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Xử lý mùi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhớ rằng hầu hết các mùi mà bạn thấy trong kỳ kinh nguyệt là bình thường và không đáng lo.
    Thực tế thì người ngoài hầu như không cảm thấy bạn có mùi gì. Mỗi phụ nữ có mùi âm đạo khác nhau trong kỳ kinh nguyệt (và mỗi phụ nữ cũng có mùi khác biệt, đặc trưng trong cả những ngày thường), do đó điều quan trọng là xác định liệu mùi nào đó là bình thường hay bất thường.
    • Máu thường hơi có mùi kim loại. Điều này là bình thường, nhưng nếu thấy khó chịu, bạn nên cân nhắc dùng tampon hoặc cốc nguyệt san, hoặc thay băng vệ sinh thường xuyên hơn.
    • Mùi quá nồng, hôi, tanh, hoặc mùi lạ dù bạn vẫn làm vệ sinh hàng ngày là dấu hiệu cho thấy có nguyên nhân tiềm ẩn.
    • Khi dùng tampon mà thấy nặng mùi, bạn nên kiểm tra xem có tampon bị bỏ sót không. Tình trạng này xảy ra khi bạn quên không lấy tampon ra, và chiếc tampon cũ vẫn còn trong âm đạo. Tampon không thể “đi lạc” trong cơ thể, vì vậy nếu nó vẫn còn ở đó, bạn sẽ tìm được và lấy ra dễ dàng. Đút một ngón tay sạch vào âm đạo để tìm sợi dây và kéo ra. Nếu không tự lấy ra được, bạn cần đến bác sĩ ngay.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi khám để loại trừ tình trạng nhiễm trùng.
    Mùi hôi hoặc tanh dai dẳng ngay cả khi bạn đã rửa thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng gọi là nhiễm khuẩn âm đạo và cần được điều trị bằng thuốc kê toa.
    • Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo đôi khi có biểu hiện ngứa hoặc rát, nhưng nhiều khi không có triệu chứng nào ngoài mùi hôi. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc điều trị nhiễm khuẩn âm đạo.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra mùi cơ thể.
    Đôi khi hoóc môn trong cơ thể phụ nữ thay đổi trong kỳ kinh nguyệt khiến cho mùi bình thường của cơ thể trở nên nặng hơn.
    • Nhiều phụ nữ có thể dùng sản phẩm khử mùi thông thường trong kỳ “đèn đỏ”, nhưng một số người lại thấy cách này là chưa đủ hiệu quả.
    • Mùi cơ thể và mùi vùng kín có thể chịu tác động bởi chế độ ăn, và một số thức ăn như tỏi, cà phê và thức ăn chiên rán được cho là có tác động đến mùi cơ thể. Nếu chế độ ăn của bạn có các thực phẩm trên hoặc các thức ăn cay nồng khác, bạn hãy thử loại bỏ thức ăn đó xem có cải thiện không.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem xét yếu tố thời tiết.
    Vào những ngày nóng bức, mùi mồ hôi và kinh nguyệt có thể kết hợp với nhau khiến cơ thể nặng mùi hơn bình thường.
    • Tình trạng này có khả năng xảy ra nhiều hơn nếu bạn thường sử dụng băng vệ sinh dùng một lần, vì vi khuẩn, máu và mồ hôi bị kẹt lại giữa lớp ni lông. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc dùng tampon hoặc cốc nguyệt san, tức là các sản phẩm đặt bên trong cơ thể, hoặc thay băng vệ sinh thường xuyên hơn.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Hiểu về kinh nguyệt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu như thế nào.
    Đa số phụ nữ trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên vào khoảng 12 tuổi.[6]
    • Các bé gái thường có kinh nguyệt lần đầu vào khoảng 2 năm sau khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ dậy thì, thường là nhú ngực (núm vú hơi sưng và nhú lên chứ chưa thực sự có ngực), và vài tháng sau là dấu hiệu mọc lông nách và lông mu.[7]
    • Kỳ “đèn đỏ” đầu tiên của bạn có thể bắt đầu vào bất cứ lúc nào, nhưng có thể kèm theo hiện tượng đau vú, thay đổi tâm trạng hoặc đau các cơ bụng dưới, còn gọi là đau bụng kinh.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu rằng mọi phụ nữ có khả năng sinh nở đều phải đối phó với việc vệ sinh kinh nguyệt.
    Đây là hiện tượng bình thường và không đáng phải xấu hổ.
    • Bạn có thể cảm thấy lo lắng hoặc ngượng ngùng khi lần đầu tiên có kinh nguyệt. Nhưng hãy nhìn xung quanh xem. Tất cả những người mà bạn nhìn thấy đều được sinh ra từ một phụ nữ có kinh nguyệt, và hầu như phụ nữ nào cũng đều có “nguyệt san” hàng tháng. Bạn bè của bạn rồi cũng sẽ trải qua chuyện này nếu họ chưa có. Kinh nguyệt là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường nhất của con người.
    • Đa số phụ nữ bắt đầu có kinh vào khoảng 12 tuổi[8] và trải qua thời kỳ mãn kinh vào độ tuổi 51,[9] nghĩa là họ sẽ trải qua 39 năm với các kỳ kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng, nói cách khác là có tổng cộng đến 468 kỳ “đèn đỏ”!
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Học cách nhận biết các dấu hiệu của cơ thể.
    Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có khác nhau chút ít, nhưng dần dần thì hầu hết mọi người đều học được cách nhận biết chu kỳ của mình để có thể chuẩn bị trước khi đến tháng.
    • Thuật ngữ "chu kỳ kinh nguyệt" thực chất là chỉ toàn bộ chu kỳ sinh sản, thường kéo dài 28 ngày, kết quả là kinh nguyệt xuất hiện mỗi tháng một lần. Hàng tháng, cơ thể của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ chuẩn bị để mang thai. Trong thời gian một tháng, tử cung sẽ hình thành một lớp niêm mạc dày chứa các dưỡng chất để nuôi dưỡng phôi thai tiềm năng, sau đó một trứng sẽ rụng và di chuyển xuống vùng tử cung, và nếu không được thụ tinh qua quá trình giao hợp, nó sẽ rời cơ thể người phụ nữ cùng với lớp niêm mạc tử cung, biểu hiện bằng chất dịch chứa máu khi thoát khỏi âm đạo.
    • Khi cơ thể bạn chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt, bạn có thể trải qua các triệu chứng thường gặp, được biết với tên gọi hội chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể bao gồm: đầy hơi, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, thèm ăn, đau đầu và đau bụng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tránh dùng tampon và băng vệ sinh có hương thơm, vì chúng có thể gây kích ứng da và đôi khi dẫn đến nhiễm trùng.
  • Nếu bạn quá lo lắng hoặc có các triệu chứng tiền kinh nguyệt, hãy đem băng vệ sinh hoặc tampon và quần lót dự phòng đến trường. Mặc quần hoặc váy tối màu cũng là ý hay.

Cảnh báo

  • Nếu dùng tampon, bạn cần biết các dấu hiệu cảnh báo về hội chứng sốc nhiễm độc. Các triệu chứng này bao gồm: sốt cao đột ngột, phát ban (có biểu hiện như cháy nắng), hạ huyết áp/chóng mặt, và tiêu chảy. Hãy lấy tampon ra và gọi số cấp cứu 115 nếu bạn có các triệu chứng trên.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Carrie Noriega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Carrie Noriega, MD. Bác sĩ Noriega là bác sĩ sản phụ khoa được cấp phép hoạt động ở Colorado. Cô chuyên về sức khỏe phụ nữ, bệnh thấp khớp, phổi, bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa. Cô đã nhận bằng MD từ Trường Y khoa Creighton ở Omaha, Nebraska và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Missouri - Thành phố Kansas vào năm 2005. Bài viết này đã được xem 5.420 lần.
Chuyên mục: Giới tính
Trang này đã được đọc 5.420 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo