Cách để Nhận biết dấu hiệu xuất huyết làm tổ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ở nhiều phụ nữ, hiện tượng ra vài đốm máu hoặc xuất huyết nhẹ có thể là một trong những dấu hiệu mang thai ban đầu, mặc dù không phải trường hợp nào cũng vậy. Hiện tượng xuất huyết này là do trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung (làm tổ) khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ. Thường thì sẽ khó phân biệt giữa xuất huyết làm tổ và bắt đầu kỳ kinh nguyệt, nhưng có những sự khác biệt mà bạn có thể dựa vào đó để nhận biết – ví dụ, xuất huyết làm tổ thường nhẹ hơn và sớm hết hơn kinh nguyệt. Bạn cũng có thể theo dõi các dấu hiệu mang thai ban đầu khác, nhưng cách duy nhất để xác định chắc chắn là dùng que thử thai và đến gặp bác sĩ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết các dấu hiệu xuất huyết làm tổ phổ biến

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý hiện tượng ra máu bắt đầu vài ngày trước ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt dự tính.
    Xuất huyết làm tổ thường xảy ra sau khi thụ thai khoảng 6-12 ngày. Thường thì đó là bất cứ sự xuất huyết nào xảy ra trong vòng 1 tuần trước kỳ kinh dự tính.[1]
    • Bất cứ hiện tượng xuất huyết nào xảy ra trước hoặc sau thời kỳ cửa sổ này đều ít khả năng là xuất huyết làm tổ, nhưng không phải là không thể. Thời gian xảy ra hiện tượng này có thể thay đổi.

    Lời khuyên: Nếu bạn có kinh nguyệt đều đặn thì việc theo dõi các chu kỳ kinh sẽ giúp bạn đoán biết được ngày bắt đầu của kỳ kinh tiếp theo. Nếu bạn không chắc chu kỳ của mình là bao lâu thì việc phân biệt giữa xuất huyết làm tổ và bắt đầu kỳ kinh sẽ khó hơn.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát xem máu có màu hồng nhạt hay màu nâu.
    Máu kinh có thể có màu nâu hoặc hồng nhạt vào đầu kỳ kinh, nhưng sau đó sẽ ra màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm trong khoảng một ngày. Máu xuất huyết làm tổ thường vẫn giữ màu nâu hoặc hồng.[2]
    • Nhớ rằng không phải tất cả phụ nữ đều có dấu hiệu xuất huyết làm tổ như nhau. Trong một số trường hợp, máu có thể đỏ tươi như những ngày đầu hành kinh.[3]
    • Nếu bạn ra máu đỏ tươi mà biết hoặc nghi ngờ mình có thai, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định hoặc loại trừ mọi nguyên nhân nghiêm trọng gây xuất huyết.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lưu ý đến lượng máu ít và không có các cục máu đông.
    Trong hầu hết các trường hợp, máu xuất huyết làm tổ sẽ rất ít – giống như nhỏ giọt chứ không thực sự chảy máu. Thông thường, bạn sẽ không thấy có cục máu đông nào trong máu xuất huyết làm tổ.[4]
    • Bạn có thể nhận ra dòng máu chảy đều nhưng nhẹ hoặc thỉnh thoảng mới thấy các vệt máu trong quần lót hoặc trên giấy vệ sinh sau khi lau.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Để ý hiện tượng xuất huyết không kéo dài quá 3 ngày.
    Một đặc điểm nữa của xuất huyết làm tổ là nó chỉ xảy ra trong thời gian tương đối ngắn – khoảng từ vài tiếng đến 3 ngày. Một kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn một chút, trung bình từ 3 đến 7 ngày (tuy rằng có thể rất khác nhau tuỳ từng người).[5]
    • Nếu hiện tượng xuất huyết kéo dài quá 3 ngày, ngay cả khi nhẹ hơn bình thường, có thể đó là kỳ kinh nguyệt.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử thai bằng que thử thai tại nhà sau khi bạn đã ngừng xuất huyết được vài ngày.
    Bạn có thể bị xuất huyết âm đạo vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách tốt nhất để xác định chắc chắn hiện tượng xuất huyết làm tổ là sử dụng que thử thai tại nhà. Hầu hết que thử thai cho kết quả chính xác nhất khi bạn thử sau ngày đầu tiên của kỳ kinh dự kiến, do dó bạn nên đợi sau khi ngừng xuất huyết 3 ngày trước khi thử thai.[6]
    • Que thử thai tại nhà có bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Nếu không muốn mua que thử thai, bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm chăm sóc sức khoẻ của địa phương để thử thai.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xem xét các dấu hiệu mang thai khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý đến các cơn co thắt tử cung nhẹ.
    Xuất huyết làm tổ thường đi kèm với hiện tượng co thắt nhẹ, thường là nhẹ hơn các cơn co thắt trong kỳ kinh. Cơn co thắt có thể biểu hiện như cơn đau âm ỉ, hoặc cảm giác nhoi nhói, căng kéo hoặc râm ran.[8]
    • Nếu bạn bị đau nhói hoặc đau dữ dội mà không phải là đang có kinh, hãy đi khám để loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra hiện tượng đau và sưng vú.
    Sự thay đổi ở vú là một dấu hiệu mang thai sớm rất phổ biến. Trong thời gian xuất huyết làm tổ, bạn có thể nhận thấy ngực đau, nặng, sưng hoặc nhức khi chạm vào. Hai bầu ngực cũng có thể trông to hơn bình thường.[9]
    • Ngoài cảm giác đau ở bầu vú, bạn có thể nhận thấy núm vú nhạy cảm hơn khi đụng vào.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Để ý xem bạn có cảm thấy mệt mỏi bất thường không.
    Mệt mỏi là một dấu hiệu phổ biến của giai đoạn đầu của thai kỳ. Bạn có thể cực kỳ buồn ngủ ngay cả sau một đêm ngủ ngon giấc, hoặc cảm thấy dễ mệt và nhanh mệt hơn bình thường.[11]
    • Tình trạng mệt mỏi trong thời kỳ đầu có thể rất nghiêm trọng, đôi khi khiến bạn không thể làm việc hoặc sinh hoạt như bình thường.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chú ý cảm giác buồn nôn, nôn hoặc thay đổi khẩu vị.
    Hiện tượng ốm nghén theo cách gọi dân gian như buồn nôn và cảm giác “sợ’ thức ăn không giới hạn trong một thời điểm nhất định vào ban ngày hoặc ban đêm. Mặc dù các triệu chứng này thường bắt đầu sau một tháng kể từ khi thụ thai, nhưng bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu xuất hiện sớm hơn.[12]
    • Không phải phụ nữ mang thai nào cũng có các triệu chứng này, do đó đừng loại trừ khả năng mang thai chỉ vì bạn không bị ốm nghén.
    • Bạn có thể nhận thấy giảm cảm giác thèm ăn, hoặc một số thức ăn và mùi nào đó gây cảm giác buồn nôn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhận biết sự thay đổi tâm trạng.
    Sự thay đổi hoóc môn đột ngột trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.[13] Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu mang thai về thể chất, hãy chú ý cả các dấu hiệu về tinh thần và cảm xúc nữa, chẳng hạn như:
    • Thay đổi tâm trạng đột ngột
    • Buồn bã hoặc khóc lóc không lý do
    • Bứt rứt và lo âu
    • Khó tập trung
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Để ý các cơn đau đầu hoặc chóng mặt.
    Sự thay đổi nhanh chóng của cơ thể trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây ra cảm giác khó chịu với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoặc uể oải. Thậm chí bạn có thể cảm thấy thân nhiệt tăng nhẹ và có cảm giác như bắt đầu bị cảm hoặc cúm.[14]

    Bạn có biết? Nghẹt mũi là một dấu hiệu ban đầu của thai nghén thường bị bỏ qua. Hiện tượng này là do lưu lượng máu tăng cường đến hốc mũi.[15]

    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chẩn đoán y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hẹn với bác sĩ để đến khám nếu bạn bị xuất huyết bất thường.
    Dù có kết quả thử thai dương tính hay không, bạn cũng cần phải đi khám nếu bạn bị xuất huyết ngoài kỳ kinh. Hãy xin một cuộc hẹn với bác sĩ sản phụ khoa để họ khám và tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết.[16]
    • Ngoài hiện tượng xuất huyết làm tổ, xuất huyết âm đạo có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh khác, chẳng hạn như mất cân bằng hoóc môn, viêm nhiễm, xây xát khi giao hợp hoặc một số dạng bệnh ung thư.[18]
    • Đi khám bệnh là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn bị chảy máu nhiều mà không mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá, vì có thể cũng không có vấn đề gì.

    Lời khuyên: Mặc dù một số nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt có thể nghiêm trọng, nhưng bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết các trường hợp xuất huyết nhẹ hoặc ra máu nhỏ giọt là không đáng ngại.[17]

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kể cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng khác.
    Khi bạn đến khám bệnh, bác sĩ thường sẽ hỏi về sức khoẻ tổng thể, các triệu chứng khác và hoạt động tình dục của bạn. Hãy cho bác sĩ biết càng nhiều thông tin càng tốt để họ có thể ra các chẩn đoán chính xác nhất.[19]
    • Cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Một số thuốc như viên uống tránh thai có thể gây xuất huyết hoặc ra máu nhỏ giọt ngoài kỳ kinh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xin được thử thai tại phòng khám.
    Dù đã thử thai tại nhà, bạn cũng nên thử thai tại phòng khám. Bác sĩ có thể loại trừ hoặc xác nhận rằng thai nghén là nguyên nhân gây xuất huyết hoặc gây ra các triệu chứng khác. Hãy nói với bác sĩ rằng bạn nghi ngờ mình có thai và muốn được thử thai.[20]
    • Bác sĩ có thể lấy mẫu máu và nước tiểu của bạn để thử thai.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm các xét nghiệm khác nếu bác sĩ đề nghị.
    Nếu bạn có kết quả thử thai âm tính hoặc bác sĩ nghi ngờ có vấn đề nào đó, họ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác. Bác sĩ cũng sẽ khám sức khoẻ và vùng chậu của bạn để đảm bảo bạn có cơ quan sinh sản khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị:[21]
    • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung để sàng lọc ung thư tử cung hoặc các bất thường khác ở cổ tử cung
    • Xét nghiệm phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề về hoóc môn và nội tiết, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Xuất huyết làm tổ không xảy ra ở mọi phụ nữ. Thực tế là hiện tượng này chỉ xảy ra trong 1/3 số trường hợp mang thai.[22] Cho dù không xuất huyết nhỏ giọt, nhưng nếu có các dấu hiệu khác như buồn nôn, mệt mỏi hoặc mất kinh thì bạn vẫn có thể đã mang thai.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Erik Kramer, DO, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012. Bài viết này đã được xem 5.393 lần.
Trang này đã được đọc 5.393 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo