Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trong khi một số người khá vất vả tìm biện pháp tránh thai, một số người khác mong muốn có một đứa con lại phải trải qua nhiều gian nan và phiền phức. Một cặp đôi khoẻ mạnh muốn thụ thai có thể phải mất một năm, nhưng một số cặp khác có thể phải mất nhiều thời gian hơn. Thật may mắn là bạn có nhiều biện pháp để tăng khả năng thụ thai và mang thai.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Thụ thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giao hợp trước, trong và sau những ngày rụng trứng.
    Khi biết mình đang rụng rứng, hãy “làm chuyện ấy” thường xuyên! Bạn sẽ dễ có thai hơn nếu giao hợp hàng ngày trước, trong và sau khoảng thời gian dễ thụ thai nhất. Nếu không thể đạt đến tần suất như vậy, bạn có thể giao hợp 2-3 ngày một lần trước, trong, và sau khoảng thời gian dễ thụ thai nhất.[1]
    • Nếu cần phải dùng sản phẩm bôi trơn, bạn nhớ chọn loại có gốc nước và có công thức giúp thụ thai.

    Lời khuyên: Tạo không khí thoải mái, đừng đòi hỏi quá nhiều ở bạn đời, và cố gắng tập trung vào thời điểm này như một dịp để tận hưởng cuộc yêu trước khi nghĩ đến việc có con.

  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng que thử rụng trứng.
    Mua que thử rụng trứng ở hiệu thuốc hoặc trên mạng. Đi tiểu vào đầu băng giấy thử hoặc nhúng băng giấy vào cốc nước tiểu, chờ vài phút và xem kết quả. Với các que thử cơ bản, kết quả là dương tính nếu xuất hiện 2 vạch cùng màu hoặc vạch thứ hai đậm màu hơn vạch kiểm tra. Nếu bạn dùng que thử điện tử, màn hình sẽ hiển thị thông báo bạn có đang rụng trứng hay không.[2]
    • Mua nhiều que thử thì tốn nhiều tiền, do đó hãy để dành cho những ngày mà bạn nghĩ rằng mình đang rụng trứng. Que thử rụng trứng bán với số lượng lớn thường sẽ rẻ hơn.
    • Bạn không nhất thiết phải sử dụng que thử rụng trứng để xác định những ngày dễ rụng trứng nhất, nhưng chúng có thể hữu ích, đặc biệt là khi bạn không chắc chắn mà muốn biết chính xác.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý các dấu hiệu trứng làm tổ.
    Một số phụ nữ có dấu hiệu xuất huyết làm tổ, thường là ra máu nhẹ khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi thụ thai 6-12 ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường và thông thường thì không có gì phải lo lắng, nhưng bạn đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ nếu cảm thấy lo ngại.[4]
    • Bạn cũng có thể bị co thắt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, tâm trạng thất thường, đau vú và đau lưng kèm với hiện tượng xuất huyết làm tổ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử thai tại...
    Thử thai tại nhà sau khi bạn bị trễ một kỳ kinh. Khi chu kỳ rụng trứng đã qua, thời gian chờ đợi sẽ bắt đầu. Bạn sẽ đợi đến kỳ kinh sau – nếu nó không xuất hiện, hãy mua que thử thai. Que thử thai tại nhà có tỷ lệ chính xác đến 97% nhưng vẫn có khả năng cho kết quả âm tính giả nếu bạn thử thai quá sớm. Hãy thử lại sau 1 tuần nếu kết quả là âm tính nhưng bạn vẫn có các dấu hiệu có thai.[5]
    • Lưu ý rằng hầu hết các cặp đôi đều không thụ thai ngay. Trong số 100 cặp cố gắng thụ thai mỗi tháng, chỉ có 15 đến 20 cặp là thành công. Tuy nhiên, 95% cặp đôi sẽ có thai trong vòng 2 năm!
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Chăm sóc cơ thể để chuẩn bị mang thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Khám sản phụ khoa trước khi mang thai.
    Ngay cả khi không gặp vấn đề gì về khả năng thụ thai, bạn vẫn nên đi khám trước khi thụ thai. Một số bệnh lý có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc trở nặng do thai nghén. Bác sĩ sẽ khám vùng chậu của bạn và có thể chỉ định một số xét nghiệm máu cơ bản. Một số rối loạn mà bạn cần phát hiện trước khi mang thai bao gồm:
    • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), có thể cản trở quá trình rụng trứng.
    • Lạc nội mạc tử cung, thường gây vô sinh.
    • Tiểu đường: Nếu có thể phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường trước khi thụ thai, bạn sẽ tránh được nguy cơ dị tật thai nhi thường liên quan đến bệnh tiểu đường.
    • Bệnh tuyến giáp: Cũng như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp tương đối ít nguy hiểm cho quá trình mang thai nếu được chẩn đoán và kiểm soát tốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Duy trì cân...
    Duy trì cân nặng khoẻ mạnh trước khi mang thai. Các nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ béo phì khó đậu thai hơn và cũng có thể gặp nhiều vấn đề hơn trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng nhẹ cân cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về mức cân nặng lành mạnh đối với bạn và cố gắng giảm cân hoặc tăng cân trước khi mang thai.[6]
    • Phụ nữ nhẹ cân (có chỉ số khối cơ thể BMI dướ 18.5) có thể mất kinh nguyệt hoàn toàn và càng khó thụ thai hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống viên bổ sung vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai.
    Bắt đầu uống vitamin trước khi mang thai để tích lũy các dưỡng chất cần thiết trong cơ thể nhằm nuôi dưỡng phôi thai đang phát triển. Ví dụ, thực phẩm bổ sung axit folic uống trước khi thụ thai có thể giảm nguy cơ dị tật nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh khác. Bạn nên chọn vitamin dành cho bà bầu hoặc nhờ bác sĩ kê toa.[7]
    • Thực phẩm bổ sung axit folic cũng đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đến khả năng đậu thai, vậy nên bạn hãy bắt đầu uống hàng ngày trước khi có kế hoạch mang thai.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Áp dụng chế độ ăn thực phẩm toàn phần để tăng khả năng thụ thai.
    Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp bạn dễ thụ thai hơn và tăng cơ hội thụ thai thành công. Hãy áp dụng chế độ ăn bao gồm protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau củ. Một số lựa chọn tốt bao gồm:[9]
    • Protein nạc: ức gà bỏ da, thịt bò nạc xay, đậu phụ và các loại đậu
    • Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, bánh mì và mì làm từ lúa mì nguyên hạt, yến mạch
    • Hoa quả: táo, cam, nho, việt quất, dâu tây và dưa hấu
    • Rau củ: bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, rau bó xôi, cà rốt, bắp cải và cải xoăn
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khuyến khích bạn đời ăn các thực phẩm tốt cho sức khoẻ tinh trùng.
    Nam giới nên uống vitamin tổng hợp có vitamin E và vitamin C, ăn nhiều hoa quả và rau củ, đồng thời tránh dùng nhiều rượu bia, caffeine, chất béo và đường.[10]
    • Nam giới cũng nên nạp nhiều selenium (55mcg mỗi ngày), vì selenium được cho là có khả năng cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới.[11]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cai thuốc lá...
    Cai thuốc lá. Thói quen hút thuốc không chỉ có hại khi bạn đang mang thai mà còn làm giảm khả năng thụ thai.[12] Cai nghiện khi mang thai sẽ rất căng thẳng, do đó bạn hãy tự giúp bản thân bớt cực nhọc bằng cách thực hiện việc này trước khi mang thai.
    • Lưu ý rằng việc hút thuốc thụ động cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai. Tránh ở gần những người hút thuốc để hạn chế phơi nhiễm khói thuốc.

    Lời khuyên: Bạn đời của bạn cũng nên ngừng hút thuốc! Nam giới hút thuốc thường xuyên có số lượng tinh trùng thấp hơn, và tỷ lệ tinh trùng bất thường cao hơn người không hút thuốc. Thói quen hút thuốc thậm chí còn gây liệt dương.

  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Ngừng uống rượu để tăng tối đa cơ hội đậu thai.
    Uống rượu dù chỉ 1 cốc mỗi ngày cũng làm giảm khả năng thụ thai. Để đảm bảo cơ hội đậu thai tốt nhất, bạn không nên uống rượu dù nhiều hay ít. Nếu có uống ở mức vừa phải trong thời gian chờ thụ thai, hãy nhớ không uống quá 1 cốc. Khả năng thụ thai của phụ nữ sẽ giảm đáng kể nếu uống nhiều hơn 2 cốc.[13]
    • Bạn đời của bạn cũng nên hạn chế uống rượu bia, vì chất cồn có thể làm giảm số lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Giới hạn caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày.
    Caffeine có trong thức ăn như sô cô la và thức uống như cà phê, trà và nước coca. Khả năng mang thai của phụ nữ uống hơn 3 cốc chứa caffeine mỗi ngày kém hơn nhiều so với người uống ít hơn 2 cốc.[14]
    • 1 cốc (240 mL) cà phê có khoảng 100mg caffeine, do đó bạn đừng uống nhiều hơn 2 cốc (480 ml) cà phê mỗi ngày.
    • Trà và nước coca chứa ít caffeine hơn, nhưng lượng caffeine có thể tích lũy nếu bạn uống quá nhiều. Bạn nên dừng lại ở mức 2 cốc thức uống chứa caffeine mỗi ngày để đảm bảo không vượt quá giới hạn.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Ngừng áp dụng các biện pháp tránh thai.
    Khi cơ thể đã sẵn sàng để thu thai, bạn hãy ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai. Nếu đang uống thuốc ngừa thai chứa hoóc môn, bạn có thể mất 2-3 tháng mới bắt đầu trở lại chu kỳ rụng trứng bình thường và có khả năng thụ thai.[15] Nếu chỉ dùng các phương pháp ngừa thai khác, bạn có thể thụ thai ngay sau khi ngừng sử dụng.
    • Nếu đang đặt vòng tránh thai (IUD), bạn cần đến bác sĩ sản phụ khoa để lấy vòng ra.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Đến gặp chuyên gia sức khoẻ sinh sản hoặc chuyên gia trị liệu tình dục, nếu cần thiết.
    bạn có thể khó đậu thai nếu bạn hoặc chồng của bạn có vấn đề về ham muốn tình dục. Một chuyên gia sức khoẻ sinh sản hoặc chuyên gia trị liệu tình dục có thể giúp cả hai vợ chồng khắc phục vấn đề này.
    • Cố gắng đừng để cho quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng vì chuyện hiếm muộn. Áp lực phải mang thai cũng như các phương pháp điều trị vô sinh xâm lấn và gây căng thẳng tâm lý có thể dẫn đến rối loạn tình dục và khiến bạn càng khó đậu thai hơn.[16]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Tăng tối đa khả năng thụ thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lập biểu đồ chu kỳ kinh nguyệt  bằng lịch hoặc ứng dụng.
    Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là cách tốt nhất để xác định những ngày dễ thụ thai nhất. Bạn có thể tải một ứng dụng như OvaGraph hoặc Fertility Friend, hoặc dùng lịch để lập biểu đồ thụ thai. Bạn sẽ cần ghi những thông tin sau đây trên lịch:[17]
    • Ngày đầu tiên có kinh. Đây là ngày đầu tiên của chu kỳ, do đó bạn sẽ ghi số “1” trên lịch. Đánh số cho những ngày còn lại đến ngày cuối cùng của chu kỳ, tức là trước ngày đầu tiên có kinh lại của chu kỳ tiếp theo.
    • Thân nhiệt cơ bản hàng ngày của bạn
    • Những thay đổi trong dịch nhầy cổ tử cung
    • Ngày thử rụng trứng có kết quả dương tính
    • Những ngày đã giao hợp
    • Ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đo thân nhiệt cơ bản.
    Thân nhiệt của bạn sẽ tăng nhẹ trong thời gian rụng trứng, do đó thân nhiệt tăng là một dấu hiệu cho thấy là bạn đang rụng trứng. Hãy để nhiệt kế cạnh giường và đo nhiệt độ vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Đo thân nhiệt mỗi ngày vào cùng một thời gian để có thể đánh giá chính xác nhất thời gian rụng trứng. Ghi lại thân nhiệt đo được mỗi ngày. Nếu nhiệt độ tăng khoảng 0,3 – 0,5 độ C trong hơn một ngày, có thể là bạn đang rụng trứng![18]
    • Khả năng thụ thai cao nhất xảy ra trong 2-3 ngày trước khi thân nhiệt cơ bản tăng cao, do đó nếu có thể theo dõi quy luật tăng thân nhiệt trong nhiều tháng, bạn có thể đoán được thời điểm dễ thụ thai nhất.

    Lời khuyên: Nhớ mua nhiệt kế đo thân nhiệt cơ bản, vì nhiệt kế thông thường không phát hiện được những thay đổi nhỏ về nhiệt độ.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Theo dõi dịch nhầy cổ tử cung.
    Khi dịch tiết âm đạo trong và dai như lòng trắng trứng thì nghĩa là bạn đang có khả năng thụ thai cao. Bạn nên giao hợp hàng ngày trong 3-5 ngày, kể từ ngày nhận thấy dịch tiết có các đặc điểm này. Bạn sẽ ít có khả năng thụ thai hơn khi dịch tiết bắt đầu đục và khô.[19]
    • Bạn có thể nhận thấy đặc tính của dịch nhầy tử cung chỉ bằng cách lau khi đi vệ sinh, hoặc có thể bạn phải dùng ngón tay sạch đưa vào âm đạo để kiểm tra.
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Tìm sự hỗ trợ để thụ thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt ra thời...
    Đặt ra thời hạn để tìm sự hỗ trợ dựa vào độ tuổi, thời gian cố gắng thụ thai và tình trạng sức khoẻ của bạn. Kiên nhẫn không phải là dễ khi bạn đang cố gắng thụ thai, nhưng bạn nên cố gắng cho mình thời gian. Việc đặt ra hạn chót để đến gặp bác sĩ có thể giúp bạn đỡ căng thẳng và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của quá trình thụ thai. Sau đây là các hướng dẫn về việc khi nào nên tìm sự hỗ trợ:
    • Các cặp đôi khoẻ mạnh dưới 30 tuổi giao hợp thường xuyên (2 lần mỗi tuần) có khả năng thụ thai trong vòng 12 tháng (cộng thêm thời gian điều chỉnh lại sau khi ngừng các biện pháp tránh thai).
    • Nếu bạn trên 30 tuổi, hãy đến gặp bác sĩ sau 6 tháng cố gắng thụ thai. Phụ nữ trên 30 tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh có thể khó thụ thai do suy giảm khả năng thụ thai tự nhiên ở phụ nữ ở độ tuổi này. Hầu hết các trường hợp vẫn có thể thụ thai, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn, cần phải giao hợp có mục tiêu hơn và cần một số thay đổi về lối sống.
    • Một vài trường hợp cần phải đến gặp bác sĩ khuyên khoa hiếm muộn ngay. Nếu bạn bị bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, đã từng điều trị ung thư, có tiền sử sẩy thai hoặc trên 35 tuổi, hãy hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn ngay khi bạn muốn có thai.[20]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi kiểm tra các vấn đề gây hiếm muộn.
    Tất các các yếu tố, từ bệnh lý và căng thẳng cho đến việc tập thể dục quá độ và sử dụng thuốc đều có thể làm giảm khả năng thụ thai. Một số loại thuốc có thể ngăn chặn hoặc gây cản trở cho quá trình thụ thai. Bạn cần cung cấp cho bác sĩ danh sách đầy đủ tên các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm bổ sung và các loại thức ăn nước uống đang dùng để họ có thể dựa trên bản liệt kê của bạn để tìm các yếu tố gây hiếm muộn.[21]
    • Đi kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số bệnh lây nhiễm có thể làm giảm khả năng thụ thai, một số bệnh khác có thể gây vô sinh vĩnh viễn nếu không được điều trị.
    • Một số phụ nữ có hàng rào mô ngăn chặn tinh trùng đến gặp trứng hoặc có bệnh lý ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc đi xét nghiệm chuyên sâu về khả năng sinh sản.
    Nếu cả hai vợ chồng bạn đều có kết quả khám tổng quát bình thường, bạn nên cân nhắc xét nghiệm tinh trùng và theo dõi khả năng thụ thai.[22]
    • Nam giới nên xét nghiệm tinh dịch để kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng phóng ra khi xuất tinh. Các phương pháp khác để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra mức hoóc môn và siêu âm để theo dõi quá trình xuất tinh hoặc tình trạng tắc nghẽn ống dẫn tinh.
    • Các xét nghiệm kiểm tra khả năng sinh sản của phụ nữ thường bao gồm xét nghiệm hoóc môn để kiểm tra tuyến giáp, tuyến yên và các hoóc môn khác trong thời gian rụng trứng và các thời điểm khác trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Chụp x-quang buồng tử cung và vòi trứng, phẫu thuật nội soi và siêu âm vùng chậu là các thủ thuật có liên quan hơn thường được sử dụng để đánh giá tử cung, nội mạc tử cung và ống dẫn trứng để phát hiện sẹo, tắc nghẽn hoặc bệnh lý nếu có. Xét nghiệm khả năng dự trữ buồng trứng và xét nghiệm di truyền để phát hiện tình trạng vô sinh di truyền cũng có thể được thực hiện.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết sinh sản hoặc đến bệnh viện chuyên khoa hiếm muộn.
    Bác sĩ sản phụ khoa có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết sinh sản hoặc đến bệnh viện chuyên khoa hiếm muộn để bạn được tiếp cận tất cả các xét nghiệm và các phương pháp điều trị cần thiết. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán và điều tri các bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Hãy tim một bác sĩ chuyên khoa nội tiết sinh sản ở gần nơi bạn ở và hẹn ngày đến khám.
    • Chuẩn bị các câu hỏi trước khi đến phòng khám. Bạn nên đến gặp bác sĩ cùng với bạn đời để đảm bảo không bỏ sót bất cứ điều gì. Hãy hỏi bác sĩ về mọi vấn đề bạn quan tâm về chi phí, các tác dụng phụ và khả năng thành công của các phương pháp điều trị.
    • Trong lần đầu tiên bạn đến phòng khám, có thể bác sĩ chưa khám hoặc bắt đầu điều trị ngay. Bạn chỉ cần có mặt để sẵn sàng trả lời các câu hỏi và tìm hiểu về các lựa chọn.
    • Bạn không cần phải theo đuổi một trung tâm điều trị nhất định sau một lần đến khám; hãy đến nhiều nơi và cân nhắc các lựa chọn cho đến khi bạn xác định được bệnh viện phù hợp nhất.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi về phương pháp thụ tinh nhân tao (IUI).
    Đây là thủ thuật lấy mẫu tinh dịch của chồng bạn hoặc tinh dịch hiến tặng, “lọc rửa” tinh trùng để loại bỏ tinh tương và bơm tinh trùng trực tiếp vào tử cung của bạn bằng một ống bơm nhỏ. Quá trình này thường được tiến hành trong vòng 1 ngày sau khi hoóc môn rụng trứng tăng cao ở người phụ nữ và có thể thực hiện ngay tại phòng khám mà không cần can thiệp phẫu thuật và không gây đau. Phương pháp IUI có thể được sử dụng đến 6 tháng trước khi thử các liệu pháp điều trị khác. IUI có thể giúp ích trong các trường hợp sau:[23]
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Hiếm muộn không rõ nguyên nhân
    • Dị ứng tinh dịch
    • Vô sinh ở nam giới
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Cân nhắc sử...
    Cân nhắc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). IVF được cho là phương pháp hiệu quả và thông dụng nhất để thụ thai thông qua kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.[24]
    • IVF là thủ thuật lấy trứng đã chín từ cơ thể bạn (hoặc người hiến) và cho thụ tinh với tinh trùng của chồng bạn (hoặc của người hiến) trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa trứng đã thụ tinh vào tử cung của bạn để trứng làm tổ.
    • Mỗi chu kỳ có thể kéo dài 2 tuần hoặc lâu hơn, và hầu hết các công ty bảo hiểm chỉ chi trả một phần nhỏ, nếu có.
    • IVF ít có khả năng thành công đối với các phụ nữ có bệnh lạc nội mạc tử cung, người chưa sinh con lần nào và người sử dụng phôi đông lạnh. Phụ nữ trên 40 tuổi có tỷ lệ thành công dưới 5%, do đó thường được tư vấn sử dụng trứng hiến tặng.[25]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Hỏi về thuốc và các phương pháp điều trị vô sinh khác.
    Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc điều trị hiếm muộn có thể là đủ để cải thiện mức hoóc môn sinh sản và tăng khả năng đậu thai tự nhiên. Một số trường hợp khác có thể được đề nghị chọn các phương án khác như chuyển giao tử qua ống dẫn trứng (GIFT) hoặc mang thai hộ.[26]
    • Clomid (clomiphene) là thuốc điều trị vô sinh phổ biến, thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như thụ tinh nhân tạo. Thuốc có tác dụng kích thích rụng trứng, từ đó tăng cơ hội mang thai.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tìm sự hỗ trợ trong thời gian điều trị hiếm muộn.
    Tình trạng hiếm muộn có thể gây hại không ít cho sức khoẻ tinh thần của bạn. Bạn có thể cảm thấy lo lắng, phiền muộn và cô đơn, nhưng hãy nhớ rằng bạn không cô độc! Hãy chăm sóc bản thân và tìm sự hỗ trợ trong thời gian điều trị. Mở lòng với bạn bè và người thân, tìm các nhóm hỗ trợ online và ngoài đời. Bạn cũng có thể cân nhắc tìm chuyên gia trị liệu tâm lý để giải toả cảm xúc khi trải qua quá trình điều trị.[27]
    • Tình trạng hiếm muộn cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Hãy dành thời gian vui vẻ bên bạn đời và duy trì sự kết nối.

    Bạn bắt đầu làm xét nghiệm đánh giá vô sinh và điều trị? Hãy trao đổi với bác sĩ về những việc bạn có thể làm để tăng khả năng thụ thai tự nhiên, cải thiện số lượng tinh trùng tốt và thư giãn để hỗ trợ điều trị.

Lời khuyên

  • Nam giới mặc quần lót tam giác không làm giảm số lượng tinh trùng. Tuy nhiên, việc tắm bồn nước nóng, bể sục, mặc trang phục thể thao bó sát, đạp xe nhiều và đặt laptop ở vùng chậu một thời gian dài có thể làm giảm số lượng tinh trùng.[28]
  • Tình trạng béo phì ở cả nam và nữ có thể làm giảm khả năng thụ thai. Bạn có thể đậu thai dễ dàng hơn và có thai kỳ khoẻ mạnh hơn bằng cách duy trì cân nặng khoẻ mạnh.[29]

Cảnh báo

  • Việc cố gắng quá mức để có thai, đặc biệt là tuân theo lịch trình nghiêm ngặt, có thể gây căng thẳng và giảm đi sự thân mật thể xác và tình cảm giữa hai vợ chồng.
  • Trở thành cha mẹ là một quyết định hệ trọng mà bạn không nên xem nhẹ. Hai vợ chồng bạn phải thực sự sẵn sàng có con.
  • Đảm bảo rằng bạn và bạn đời của bạn không mắc bệnh lây nhiễm trước khi ngừng các phương pháp tránh thai.
  1. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/fertility/art-20047584?pg=2
  2. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002414.htm
  3. http://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/smoking.pdf
  4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3493844/
  5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5733907/
  6. https://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=53641
  7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26907091
  8. http://americanpregnancy.org/infertility/fertility-charting-basics/
  9. http://americanpregnancy.org/infertility/fertility-charting-basics/
  10. http://americanpregnancy.org/infertility/fertility-charting-basics/
  11. https://www.nhs.uk/conditions/infertility/diagnosis/
  12. https://www.nhs.uk/conditions/infertility/diagnosis/
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/tests-diagnosis/con-20034770
  14. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/intrauterine-insemination/basics/how-you-prepare/prc-20018920
  15. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/in-vitro-fertilization/basics/definition/prc-20018905
  16. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/in-vitro-fertilization/details/results/rsc-20207024
  17. http://www.americanpregnancy.org/infertility/gift.html
  18. https://www.reproductivefacts.org/faqs/faqs-about-the-psychological-component-of-infertility/q1.-what-impact-does-infertility-have-on-psychological-well-being/
  19. [https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-sperm-count/symptoms-causes/syc-20374585
  20. http://www.sciencedaily.com/releases/2007/12/071211233947.htm

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Debra Minjarez, MS, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa nội tiết sinh sản & Chuyên gia điều trị vô sinh
Bài viết này đã được cùng viết bởi Debra Minjarez, MS, MD. Debra Minjarez là bác sĩ sản phụ khoa, chuyên gia điều trị vô sinh và giám đốc của Spring Fertility, một phòng khám điều trị vô sinh tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Trước đây cô có 15 năm làm giám đốc y khoa của Colorado Center for Reproductive Medicine (CCRM) và cũng là giám đốc của Reproductive Endocrinology and Infertility tại Kaiser Oakland. Trong suốt sự nghiệp của mình, cô đã giành được các giải thương như ACOG Ortho-McNeil Award, Cecil H. and Ida Green Center for Reproductive Biology Sciences NIH Research Service Award và Society for Gynecologic Investigation President’s Presenter Award. Minjarez nhận bằng cử nhân, thạc sĩ và bác sĩ của Đại học Stanford, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Đại học Colorado và chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Tây Nam Texas. Bài viết này đã được xem 16.642 lần.
Trang này đã được đọc 16.642 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?